Thuyết Đường

Chương 14: Hàng Ngõa Cương, Bùi Nguyên Khánh bỏ Tùy



Đây hãy nói chuyện Ngõa Cương. Một buổi tối, đang cùng nhau thương nghị
về quân sự ở giữa sân, thốt nhiên Từ Mậu Công ngẩng nhìn lên các vì tinh tú, kêu to :

– Nguy đến nơi rồi, Ngõa Cương sắp tan thành tro bụi!

Giảo Kim và các tướng giật mình kinh hãi hỏi tại sao. Mậu Công trỏ mọi người nhìn lên trời rồi nói :

– Tôi xem thấy vì sao Tuân Thiên Thiên Bảo Bát Ty Na Tra xuống trần là
bậc anh hùng thứ ba đời này. Người sắp đánh Ngõa Cương, trong bọn ta
không ai đương nổi.

Dứt lời Giảo Kim và các tướng lên trên mặt thành, thấy phía đông khói
đen ngun ngút, lờ mờ không ra sương, ra mây, chiếu thẳng xuống Ngõa
Cương.

Mậu Công thở dài :

– Đó là cái điềm sát hại Ngõa Cương ta đó.

Mọi người đều có ý lo. Bỗng lại thấy trong đám khí đen có một đám bạch
khí tỏa ra làm cho đám khí đen tan mất, hóa ra một đám khí đỏ.

Mậu Công tươi cười nói :

– May cho chúa công rồi: Vừa ứng hiện một tặc tinh cùng vị tuần thiên
thái bảo đôi bên chẳng chịu nhau. Vị Thái bảo ấy sẽ đến tụ nghĩa với
chúng ta, nhân thể chúa công sẽ có cả chánh cung Hoàng hậu.

Sau đó thấy hai tướng Dã Nhuận Phủ, Liễu Chư Thần giáp trụ tả tơi vào
trình đã mất ải Kim Đê vì một tên tướng bé con có đôi chùy to lắm. Giảo
Kim cả giận :

– Để thằng nhãi ấy đến dây, cô gia thân ra trận cho nó một búa chết tươi.

Khâu Thụy tâu rằng :

– Chúa công không biết Bùi Nguyên Khánh là con thứ ba Bùi Nhân Cơ, mới
có mười tuổi, sử đồng chùy nặng nghìn cân, sức mạnh lay thành đạp núi.
Người ấy mà đến thì ta phải đề phòng lắm đó.

Giảo Kim chỉ mỉm cười, không tin là thằng bé con lại giỏi đến thế.

Sáng hôm sau, quân Bùi Nhân Cơ đã hạ trại cách Ngõa Cương năm dặm.
Trương Đại Tân lại hẹn Bùi Nguyên Khánh phải hạ Ngõa Cương trong một
ngày đêm. Sai hẹn thì xử tử.

Nguyên Khánh lẳng lặng lên yên ra trận, sai quân gọi hảo hán Ngõa Cương ra giao chiến. Giảo Kim hỏi :

– Ai ra trước bắt thằng bé ấy về đây đánh cho nó mấy roi?

Sử Đại Nại xin đi. Nại ra trận nhìn ngắm một tướng tiểu nhi bé choắt ôm đôi chùy to tướng, phì cười hỏi :

– Chú bé là con cái nhà ai, không ở nhà bú tí mẹ, ra đây nghịch ngợm lỡ ngựa ta giẫm phải thì chết uổng.

Nguyên Khánh cười khanh khách :

– Vậy ta cho xem sức khỏe của ông cụ ngoại mi đây này!

Dứt lời cả đôi chùy văng ra. Sử Đại Nại giơ đao đỡ, xoảng một tiếng, đao gãy hai ba mảnh, cả thịt xương Nại điếng tê đi, ngồi ngay trên mình
ngựa không cựa được Nguyên Khánh không thèm bắt sống chỉ quát một tiếng
như đất lở trời long, khiến Đại Nại ngã lăn xuống đất.

Khánh cười sằng sặc :

– Hèn nhát thế mà dám làm tướng ra trận. Thôi cho về mà bảo nhau mở cửa ra hàng ông cụ ngoại mi đi, đồ chuột nhắt!

Đại Nại lóp ngóp bò dậy, bám vào yên ngựa lập cập trèo lên, chạy vào
thành, mặt không còn hột máu. Nại run sợ kể lại đôi chùy của Nguyên
Khánh cho mọi người nghe.

Đơn Hùng Tín nổi giận nói :

– Tiểu đệ xin ra xem thằng nhỏ ấy thế nào.

Giảo Kim cho đi. Tín phóng ngựa tới trước mặt Nguyên Khánh mà không biết, vì Khánh bé nhỏ quá lẫn vào quân sĩ.

Hùng Tín cúi nhìn đứa bé mặt nửa xanh nửa đỏ, mắt sáng như sao, cưỡi con vật không ra ngựa, không ra sư tử, bốn chân thấp ba bốn gang tay, tay
cầm đôi chùy to gần bằng eả người và ngựa thì không nín được cười. Hùng
Tín chưa kịp nói chi, Nguyên Khánh đã thét :

– Không biết cụ ngoại đây à. Có giỏi thì đấu chiến!

Tín múa giáo đâm, Khánh né minh tránh rồi tay hữu cầm hai chùy chập một, tay tả nắm chặt giáo Tín. Hoảng sợ, Tín cố sức kéo lại, nhưng không
nhúc nhích. Khánh cười sằng sặc :

– Ta cho ngươi xuống ngựa mà kéo ta nếu ta ngồi trên ngựa mà hơi rung động cánh tay thì không là Bùi Nguyên Khánh.

Tín hầm hè nhảy xuống ngựa, dạng hai chân lấy tấn vận hết nội công mà
kéo ngọn giáo, nhưng mồ hôi Tín đã vã ra, hai tay đã tê mỏi mà vẫn chẳng khác gì châu chấu lay cột đá. Khánh cả cười, quát như sét đánh đêm đông :

– Đồ chó chết, cút đi!

Đồng thời buông tay ra: cả người Tín và ngọn giáo nhào đi ba vòng.

Tín vội lóp ngóp bò nhảy lên ngựa chạy vào cửa ải.

Giảo Kim sai Thúc Bảo ra. Một lát, Thúc Bảo tới nơi, ngắm Nguyên Khánh nghĩ thầm :

– Quái lạ, thằng bé con kia ở trên trời xuống hay ở địa phủ chui lên mà lại ghê gớm thế. Ta thử sức xem nào!

Bèn phóng thương đâm. Khánh giơ chùy đỡ. Cây thương cong gập lại, tay
Thúc Bảo rớm máu ra, phải quay ngựa chạy. Giảo Kim cáu tiết trợn mắt mà
rằng :

– Con cái nhà nào mà lạ đến thế nầy. Để ta ra bắt nó!

Liền điểm tướng, kéo quân, rầm rộ ra mặt trận. Một tướng chỉ Nguyên
Khánh cho Giảo Kim biết. Kim cầm búa bổ liền. Khánh giơ chùy đỡ, lưỡi
búa vèo bay vào đám quân đánh một tên vỡ sọ ra mà chết.

Kim thấy chết điếng từ đầu đến chân tay, xương thịt đau như bị băm chém, chỉ còn đủ sức kêu :

– Các vương huynh, vương đệ mau cứu giá. Phong khổn!Phong khổn! Các anh em ơi!

Các hảo hán xúm lại vây bọc Bùi Nguyên Khánh. Khánh ngửa cổ cười, múa
đôi chùy vèo vèo như cánh lá quay trong cơn gió lốc, các hảo hán Ngõa
Cương dạt cả đi.

Bùi Nhân Cơ thấy con đánh cả ngày, vội đánh trống thu quân.

Trương Đại Tân, nhân cơ hội trả thù, quát mắng :

– Con ngươi sắp lấy được thành sao lại tiếc mấy giọt mồ hôi của đứa con
mà coi thường tướng lệnh của ta. Làm tướng như thế có đáng tôi chết chém không? Tả hữu lôi tên này ra xử tử.

Quân sĩ tâm phúc của Đại Tân xúm vào, Nguyên Thiệu, Nguyên Phúc kêu to lên :

– Tội ấy mà đáng chém ư? Đại nhân xét lại cho.

Trương Đại Tân quát to lên :

– Hai thằng ranh con này cũng dám coi thường ta nữa, Chém nốt!

Tức thì chúng trói ba cha con Nhân Cơ, giải ngay ra cửa dinh.Vừa lúc đó, Bùi Nguyên Khánh đem quân về, thấy cha và hai anh bị trói thì quát vang lên :

– Chúng bay dám nghe thằng Trương gian tặc mà xúc phạm đến lão Nguyên
soái và hai tiên phong. Muốn sống cởi ra kẻo ta đánh chết hết.

Quân sĩ sợ hãi cởi trói rồi bỏ chạy Nguyên Khánh nói :

– Vua vô đạo, thần xiểm nịnh, cha con ta sẽ chết uổng mất thôi.

Chỉ bằng sang Ngõa Cương mà lưu thân lại, chờ cơ hội sẽ hay Bất đắc dĩ
Bùi Nhân Cơ phải nghe con. Đoạn cùng chạy cả sang bên cửa ải Ngõa Cương
gọi xin hàng. Giảo Kim và Từ Mậu Công lên thành nhìn xem, nói rằng :

– Lão nguyên soái và tam công tử thực biết thời thế lắm. Chúng tôi xin
mở rộng cửa thành nghênh đón. Nhưng xin lão Nguyên soái và tam công tử
bắt Trương Đại Tân, chiêu dụ cả binh mã lại đây, được vậy thì chúng tôi
yên tâm lắm.

Bùi Nguyên Khánh quay ngựa về dinh Tùy, tóm ngay được cổ Trương Đại Tân rồi quát quân sĩ :

– Tùy đế vô đạo, thằng Trương Đại Tân này vô lễ, ta sang ở Ngõa Cương
đây, kẻ nào theo ta thì theo, bằng không cho trở về quê quán.

Mười vạn binh xin theo hàng hết. Nguyên Khánh hài lòng, tay xách Trương
Đại Tân tay cầm chùy nhảy phắt lên ngựa, dẫn mười vạn binh sang Ngõa
Cương.

Giảo Kim trông thấy rõ ràng, truyền mở cửa thành đem các tướng ra nghênh đón, một mặt sai giết trâu mổ dê khoản đãi. Giảo Kim hạ lệnh cho Trương Đại Tân thắt cổ chết, đoan thăng Nhân Cơ làm Tiên Đạo vương, Nguyên
Khánh làm Nhất Tự vương.

Nhân Cơ lại viết thư sai người đón gia quyến đến Ngõa Cương. Mấy hôm
sau, gia quyến Nhân Cơ đã đến. Mậu Công biết Bùi Thúy Vân con gái Nhân
Cơ có tiền duyên với Giảo Kim bèn đứng lên làm mối. Nhân Cơ ưng thuận.
Giảo Kim mừng lắm, cùng Thúy Vân làm lễ thành hôn.

Từ đó, Ngõa Cương thêm phồn thịnh, binh hùng tướng mạnh tập luyện đêm ngày.

Đây nói về thành Lạc Dương có một thôn tên gọi An Lạc, trong đó có một
hào kiệt họ Vương tên Thế Sung, võ nghệ cao cường, thường chỉ lấy thú
săn bắn làm vui. Cha mẹ mất sớm, bên mình có một em gái mười lăm tuổi
tên gọi Thanh Anh. Thế Sung còn một người anh họ là Minh Đức, đối với
Thế Sung rất thân yêu.

Mẹ Minh Đức nuôi một con chim yểng trắng nói cười hệt như người.

Một hôm nó đứt đây ở chân bay đi mất.

Người mẹ già tiếc thương chim mà ốm. Đức hiếu với mẹ gọi Thế Sung đến nhờ đi tìm được chim sẽ tặng trăm lạng bạc.

Thế Sung nghe lời đi tìm chim, ba hôm liền mới thấy con yểng trắng đậu
trên cành cây cao, trẻ quây dưới gốc mà nhại tiếng với yềng.

Yểng thấy Thế Sung quen người quen tiếng sẵn nheo nhéo nói :

– Yểng tôi khôn lẽ cất mình bay cao, bởi vì sợi chỉ vàng vướng vào cành. Thế Sung là hảo hán, gỡ dây cho yểng, yểng không bay xa nữa, yểng về
với Thế Sung để ăn gạo trắng nước trong.

Thế Sung trèo lên gỡ dây ôm yểng xuống, bỏ vào lồng thủng thẳng ra về.
Qua một trang viện lớn, có một viên ngoại đang hóng mát. Đó là Thủy Yên. Thấy Sung có con yểng trắng Yên đòi xem và nhất định mua.

Tất nhiên, Sung từ chối. Yên vốn tay hùng cường ở xứ này ví giàu ngang
với Vương Khải, Thạch Sùng, bèn nạt lớn rồi cầm hai chân yểng trắng xé
làm đôi.

Thế Sung máu hào hùng sôi nổi, chỉ một quyền thì viên ngoại chết tươi,
nhưng lại điềm đạm mỉm cười, cúi xuống nhặt xác chim bỏ vào lồng, cười
nhạt mà đi.

Về đem sự Thủy Yên xé yểng kể rõ. Mẹ Minh Đức đứng sau rèm nghe thấy,
nhìn xác yểng máu me, gục xuống chân rèm mà thoi thóp một lúc rồi chết
hẳn, hồn già theo chim quý về cõi âm.

Đức ôm mẹ khóc. Sung không cầm được giận, nhảy ba bước ra đường. Một lát đến trang viện Thủy Yên. Thủy Yên đang ngồi uống rượu với hai ba thê
thiếp. Sung rút đao chém ba nhát, đầu Yên cùng đầu vợ rơi xuống, máu đỏ
thềm hoa.

Sung xé vạt áo Thủy Yên dùng máu viết vào tường ghi rõ họ tên mình là thủ phạm.

Đề xong lại tìm gia nhân, cha mẹ Thủy Yên giết sạch đoạn lau sạch lưỡi
đao, chạy thẳng về nhà, khi đó gà mới gáy trong sáng lạnh. Thanh Anh ra
mở cửa, nhìn áo quần anh đẫm máu mà ghê khiếp. Thế Sung thay áo thu xếp
gói hành lý lớn dắt em gái ra đường không nói năng gì hết.

Cửa thành vừa mở, Thể Sung dắt em vào, nói rõ sự tinh mình đã giết cả
nhà Thủy Yên cho Minh Đức nghe, Đức thương Sung, đưa năm trăm lạng bạc :

– Em nên bỏ trốn đi ngay. Để hiền muội ở lại dây có anh săn sóc.

Sung nhận tiền, vái tạ Đức, biệt em gái ra đi.

Có kẻ báo quan Phủ Doãn đến làm biên bản, đọc chữ máu trên tường, một
mặt cho mai táng, một mặt truyền truy nã sát nhân. Sau lại có kẻ tố cáo, Phủ Doãn sai lính đến nhà Minh Đức tìm hung thủ, không thấy Phủ Doãn
sai trói Minh Đức tống giam Vương Thế Sung đi ròng rã ba đêm ngày tới
Dương Châu, vào khách điếm họ Đoàn nằm trọ. Họ Đoàn nhìn ngắm Thế Sung
rồi đành liều vái hỏi :

– Phải chăng túc hạ họ Vương, tên Thế Sung?

Sung nhận phải. Họ Đoàn sụp ngay xuống làm quân thần :

– Muôn tâu Thánh thượng hạ thần họ Đoàn vào triều kiến.

Sung phì cười nói :

– Ông này điên chắc? Nào ai là vua chúa mà làm trò khỉ thế?

Đoàn Đạt cứ phủ phục tâu :

– Hôm qua có một vị thần vào đây xưng là Chung Quan đạo nhân nói rằng
hôm nay đúng giờ Tỵ sẽ có chân minh Thiên tử họ Vương tên Thế Sung lánh
nạn tới đây, ngươi khá lưu giữ trong nhà. Sang năm ta sẽ giúp cho ngươi
đi Lạc Dương mộ quân, khởi nghĩa. Nói rồi đạo nhân cỡi mây mà đi về
phương Bắc.

Thế Sung nửa tin nửa ngờ im lặng mà suy nghĩ. Đạt bày tiệc, từ đó lưu
Thế Sung ở lại, ngày ngày giữ lễ mà khoản đãi, lại có biết binh thư, đem ra cùng Thế Sung bàn luận rất là tương đắc.

Một hôm trong lòng buồn bực, Thế Sung dạo gót đến ngôi chùa con trên
núi. Trăng trong gió mát, Sung ghé nằm trên gác tam quan ngủ quên cả
đường về. Thổ địa, Sơn thần rủ nhau đến lạy mà rằng :

– Mão nhật tinh quân ơi, thời vận đã đến nơi rồi đó. Thượng đế có cho
mọc trong ngôi chùa này một đóa hoa rất lạ cho Tùy Dạng Đế hôn quân vô
đạo đến xem, thiên hạ vì thế mà loạn lớn. Tinh quân khá trông hoa mà vẻ
thành bức họa đến Tràng An dâng cho hôn quân xem, sẽ được làm quan đấy.

Thế Sung hỏi hoa đó tên chi. Đáp rằng, hoa đó tên gọi Quỳnh hoa.

Hai thần biến đi.

Sung ra mở cửa tam quan, thấy trời có tiếng nổ, lửa năm màu loang loáng
hoa cả mắt cháy giữa trời đêm. Cả sư tăng, thủ tự chạy ra xem chỗ lửa
rơi rớt xuống. Chúng reo lên vì thấy một cái giếng sâu bên giếng vừa mọc một thân cây, và trên ngọn cây nở một bông hoa lạ, năm sắc long lanh
tươi mơn mởn, có mười lá và cành hoa lớn dưới có sáu mươi tư cánh hoa
nhỏ, hương bay xa mười dặm. Thế Sung ngậm kỹ phóng bút thần vẽ một bức
họa to trên lụa trắng, giống hệt hoa quỳnh.

Quan địa phương là Dạng Thời coi đó là điềm thịnh vượng, viết ngay sớ
dâng kính. Đồng thời Thế Sung cũng giắt bức họa trong tay áo, vào kinh.

Dạng Đế đêm trước ngủ trong cung, nằm mơ thấy hoa lạ cao hơn một trượng, hương thơm ngào ngạt cả trong cung đíện. Trên hoa có một người mặt to
trán rộng, má như xoa phấn môi tự tô son, đội mũ bình thiên, mặc áo
hoàng bào, lại thấy mười tám cánh hoa lớn hóa ra mười tám phản vương,
sáu mươi tư cánh hoa nhỏ hóa ra sáu mươi tư sứ giặc giã kéo nhau đến
đánh, không phân ai được thua.

Dạng Đế tỉnh dậy đoán có sự gì lạ xảy ra trong cung, kể cho thợ họa tấm
tranh và cho treo các nơi, hễ ai biết hoa ấy ở xứ nào thì phong quan
tước.

Tranh treo trước nhất ở Ngọ môn. Thế Sung vừa tới, nhìn giống hệt hoa
của mình, bèn giật bảng vào, nhờ thái giám đưa vào triều kiến. Tới thềm
rồng, Sung dâng bức họa của mình và nói rõ nơi chùa hoa nở, thuật lại cả khi chứng kiến hoa tự trời sa xuống như thế nào.

Dạng Đế xem tranh của Thế Sung, giống hệt hoa xem trong mộng, mừng lắm,
phong ngay cho Sung làm Quỳnh hoa thái tú, lĩnh tạm nghìn quân đến Dương Châu, đổi chùa Dương Lê quán thành Quỳnh Hoa tự, sắp sẵn nghênh thánh
giá.

Sung tâu :

– Thần có tội, không dám đi làm việc ấy.

Rồi kể rõ cái án giết người vì con yểng trắng. Dạng Đế cả cười sai đưa xá thư đến Lạc Dung tha ngay cho Minh Đức.

Khi quân của Thế Sung đến Dương Châu, chủ quán Đoàn Đạt và Chung đại nhân ra ngang đường đón. Sung vội vàng xuống ngựa.

Đoàn Đạt nói :

– Khí thế nhà Tùy mất đến nơi rồi, hạ thần cùng quân sư đây xin đến đất Lạc Dương chờ khởi sự.

Sung cả mừng lên ngựa đem quân thẳng tới Dương Châu.

Dạng Đế hí hửng việc đi Lạc Dương xem hoa quỳnh bàn cùng Hóa Cập. Hóa Cập nói :

– Hoa trời nở là điềm vượng cho Thiên tử. Nay đường bộ xa xôi, Thiên tử
đi xem hoa sao cho tiện, chi bằng sai Ngụy quốc công Lý Mật đốc thúc các Tổng quản bắt trăm vạn dân khai con sông từ Tràng An đến Dương Châu.
Sông đã có sẵn nhưng còn nhỏ lắm, xin khai cho sâu thêm, xẻ núi san đồi, phá rừng, có rộng sông mới lớn, thuyền rồng đi mới đẹp. Lại bắt Lý Uyên làm một cái cung ở Thái Nguyên, hạn ba tháng làm xong, kèo cột và gạch
phải bọc vàng, nếu không làm xong thì khép tội khì quân, chém, mà làm
xong thì buộc tội mưu tranh bá đồ vương, cũng giết. Nhân dịp này không
trừ cái họa lớn ấy thi chẳng còn bao giờ trừ được nữa.

Dạng Đế khen là cao kiến, giáng chỉ ngay.

Muôn dân phải kéo nhau đi khai sông, đào núi, lầm than đói rách, kẻ già
chết bệnh, kẻ mạnh đau đòn, tiếng kêu oán thấu trời xanh.

Khi tới Hà Nam, Lý Mật nghe nói Chu Sán là người giỏi võ lắm cơ mưu, bèn cho mời tới làm Tổng quản. Chu Sán vâng lời, đem cậu con Ngữ Vân Thiệu
là Ngữ Đăng khi đó mới sáu tuổi, giao cho anh là Chu Nhiên nuôi, đoạn ra đi coi khai sông xẻ núi.

Tổng quản Mã Thúc Mưu bắt dân phu làm suốt đêm ngày, thấy có nhà cửa mồ
mả cũng đào đi tất. Mưu lại thích ăn thịt trẻ con, nhiều nhà mất trẻ kêu gào rất thảm. Mưu bắt mỗi người phu phải đem nộp một đứa hài nhi cho
hắn luộc xé ra chấm muối ăn. Công văn ấy bay đến Thương Châu. Thứ sử xứ
này là Cao Đàm Thánh xem công văn xé nát đi quát lớn :

– Nó là ngươi hay hổ báo?

Đoạn truyền đánh chết sai quan. Mưu giận lắm, đem quân đến hỏi tội, bắt
Cao Đàm Thánh mang đi. Dân chúng ai cũng thương vị quan trung trực thanh liêm ấy.

Khi ấy ở Thái Hàng Sơn, Hùng Khoát Hải nghe biết việc ấy đùng đùng nổi
giận, bảo dân chúng theo đi bắt Mã Thúc Mưu. Chúng theo Khoát Hải ra
ngoài thành, gặp Mưu vừa đi ngựa tới, Khoát Hải múa búa đánh luôn, Mưu
giơ đại đao dỡ, hai cánh tay rơi rụng, quay ngựa chạy.

Hải một bước đuổi theo nắm đuôi ngựa lôi lại, sức mạnh quá khiến ngựa
Thúc Mưu ngã gục xuống, Khoát Hải thuận tay đưa một nhát xẻ Thúc Mưu ra
làm hai mảnh. Dân chúng vui mừng đi phá tù xa, lập Cao Đàm Thánh làm
vua.

Nhân cơ hội đó, Khoát Hải sai về núi gọi lâu la đến Thương Châu đánh phá các nơi, đến đâu dân chúng xin theo đến đấy.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.