Nước cam lộ của Quan Thế Âm
khó giải quyết hơn máu Kỳ Lân rất nhiều. Khi đó bà đã là cao đồ của Như Lai Tây
Thiên. Bởi vì phổ độ từ bi cho chúng sinh khổ nạn nên được hưởng hương khói
thiên hạ rộng rãi.
Muốn đối phó với bà cũng
không phải chuyện dễ. Một khi thất bại chắc chắn là tuyên chiến với cả thần
giới. Hậu quả sau đó chắc chắn cổ thần nhân tạo không thể nào chịu được. Thật
ra đạo lý này không cần nhiều lời vì cương thi mắt xanh đã nắm chắc trong lòng
rồi. Nhưng cổ thần nhân tạo thường dũng cảm hơn cổ thần tự nhiên rất nhiều. Cho
nên trong lòng nó đã có tính toán — Nếu như chuyện này Quan Thế Âm không nói
ra thì làm sao thần giới có thể biết được?
Về phần làm sao để Quan Thế
Âm không nói ra thì….
Xảo Nhi vẫn ngày ngày nghiên
cứu phép thuật như cũ. Trong lúc rảnh rỗi lại dẫn bọn cương thi tiểu yêu đi đào
giếng, bắt cầu, sửa đường. Có thể nói thanh danh của Quan Thiên Uyển hôm nay là
do cô đã dẫn chúng cương thi tiểu yêu dùng từng cái cuốc cái xẻng đào ra được.
Thúy Vi Sơn cũng không có
làm sáng tỏ việc gì giúp Quan Thiên Uyển. Nhưng khách hành hương của Quan Thiên
Uyển càng lúc càng nhiều. Dân chúng luôn luôn tin tưởng vào hai mắt của mình.
Hơn nữa Xảo Nhi quả thật cũng dùng hết khả năng, không làm trái với số mạng và
đạo đức để thành toàn cho nhiều loại cầu xin của chúng khách hành hương.
Quan Thiên Uyển tuy từng bị
lên án rất nhiều, nhưng chưa từng ai nghi ngờ tính linh nghiệm của nó.
Cương thi mắt xanh đã nghỉ
ngơi dưỡng thương đủ. Hơn mười ngày sau đã khỏi hẳn. Khi đó Xảo Nhi vừa lập ra
một số quy tắc: Phàm là đường, cầu, giếng của Quan Thiên Uyển tu sửa, ngoại trừ
đệ tử của Thúy Vi Sơn ra thì ai cũng được sử dụng miễn phí. Đệ tử Thúy Vi Sơn
muốn sử dụng phải đóng phí cho thôn ở đó.
Phàn Thiếu Cảnh hoàn toàn im
lặng. Hắn ỷ vào mình là danh môn đại phái, thật sự không nghĩ đến Quan Thiên
Uyển lại giở trò trẻ con như thế với mình. Đường và giếng Quan Thiên Uyển xây
sửa cũng là đồ khiến đệ tử Thúy Vi Sơn căm tức. Nhưng đáng hận nhất là cầu…
Đường thì có thể bay qua, nước có thể không uống. Nhưng một con sông lớn đang
chảy trước mặt thì có lội qua được không?
Phàn Thiếu Cảnh cũng không
đấu với việc sửa đường, xây cầu, đào giếng với Quan Thiên Uyển. Hắn rất rõ thực
lực của Thúy Vi Sơn — Con người dù cho có cố gắng thế nào thì tinh lực và thể
lực cũng có giới hạn. Làm sao có thể hơn đám biến thái của Quan Thiên Uyển
được?
Cách làm của hắn cũng rất
thẳng thắn — Trong chi tiêu của bọn đệ tử hắn cho thêm tiền lộ phí, tiền nước
và phí qua cầu. Đại khái cứ gặp trường hợp thế này cứ chi trả theo luật.
Cuối cùng Quan Thiên Uyển
cũng là làm việc thiện thôi không phải sao? Hắn cảm thấy điều này cũng tốt hơn
với việc theo cả đám cương thi cả ngày lăn lộn.
Buổi chiều hắn mang bầu rượu
đến Quan Thiên Uyển thăm Phàn Thiếu Hoàng. Hôm nay hồn phách mờ nhạt lúc đầu
của Phàn Thiếu Hoàng đã hiện lên hình dáng mờ mờ. Rõ ràng tu vi cũng có tiến bộ
không ít, nhưng muốn phá trận này… Trước mắt vẫn là con đường rất xa vời.
Chính Phàn Thiếu Hoàng cũng không gấp gáp “Nó đã có được trái tim xác
sống, máu Kỳ Lân. Bước kế tiếp có lẽ mục tiêu là nước cam lộ rồi.”
Phàn Thiếu Cảnh hơi nghi ngờ
“Theo tình huống đệ tử Thúy Vi Sơn về báo gần đây, huynh liền cảm thấy đó
là phương thuốc bổ thi. Sư đệ, đây chính là chữ viết của đệ sao?”
Phàn Thiếu Hoàng không đáp
lại “Quan Thế Âm cũng không dễ dàng đối phó. Nhưng với tu vi trước mắt của
nó thì… cũng không thể không làm được. Huynh nhớ, vào thời khắc mấu chốt,
nhất định phải để Quan Thế Âm chạy trốn. Như thế thì người thu phục nó cũng
không cần phải đạo môn ra tay.”
Phàn Thiếu Cảnh ném một hòn
đá vào hắn “Trợ giúp Quan Thế Âm chạy trốn. Sư đệ à, chương môn sư huynh
đây thật sự không muốn để đệ tử Thúy Vi Sơn hi sinh vô ích đâu.”
Phàn Thiếu Hoàng cúi đầu
nhìn cục đá xuyên qua thân thể của mình. Hắn yên lặng đếm đã là viên thứ hai
mươi tám rồi “Vậy thì nói trước cho Quan Thế Âm biết, ngu xuẩn.”
Phàn Thiếu Cảnh chợt hiểu
rồi hài lòng bỏ đi.
Trong trận, Phàn Thiếu Hoàng
gom hai mươi tám viên đá nhỏ lại di chuyển thành từng chữ — Chiến thần viễn cổ
Ứng Long có thù tất báo.
Khi đó trời đất hỗn độn đã
khai, con người đã ổn, thần giới và con người hoàn toàn tách ly. Nhưng vẫn có
nhân sĩ tu đạo thông huyền đạo pháp cũng có thể xuất hồn đến thần giới.
Phàn Thiếu Cảnh trở về Thúy
Vi Sơn bày trận rồi xuất hồn đi báo tin cho Quan Thế Âm.
Trong trường hợp chạy thẳng
đến Tây Thiên lại gặp thời gian Nguyên Thủy Thiên Tôn giảng kinh. Phàn Thiếu
Cảnh đứng ở cửa chờ một canh giờ nhưng không thấy bóng ai. Ngay cả tiểu đồng
canh cửa cũng chẳng có. Hắn chép miệng quyết định đi vào điện giảng kinh. Nếu
như đức Như Lai trách… Hắn suy nghĩ ra mười mất lý do, nào là Phật độ người
hữu duyên, hôm nay bần đạo trùng hợp đến đây cũng là hữu duyên; Nào là ngưỡng
mộ đại danh Thích Ca Mâu Ni Tôn Giả đã lâu, cố biết rõ nhưng vẫn liều chết muốn
được gặp mặt một lần, có chết cũng không hối tiếc…
Hắn khổ tâm suy nghĩ suốt cả
quảng đường đi vào điện giảng kinh lại phát hiện ra mọi người đang nhắm mắt
trầm tư… Căn bản là không có ai điểm danh!
Kim quang trong điện giảng
kinh lượn lờ, hào quang của các vị bồ tát đều rực rỡ. Hắn đứng trong đó đến hoa
cả mắt nên tạm thời không tìm ra Quan Thế Âm. Thế là chỉ đành lặng lẽ bò đến vị
trí còn trống ngồi xuống.
Trên đài đấng Thích Ca Mâu
Ni Tôn Giả vẫn nhắm mắt nói chuyện như si như say “Kiếp trước của bổn tôn
Thích Ca Mâu Ni chưa đắc đạo từng chuyển thế làm một Đại Độc Long. Con rồng đó
có tên rất kiêu kỳ chính là Nhìn một lần sẽ chết. Người nhìn thấy nó chết không
đếm xuể, vì thế bổn tôn cũng tạo ra rất nhiều ác quả. Nhưng người trên thế gian
không sợ chết rất nhiều, nên người đến xem rồng trước ngã xuống thì người sau
lại tiến lên cứ nối liền không dứt. Sau đó bổn tôn được một vị cao nhân làm
phép mới khiến cho không có ai đến để chịu chết nữa. Các con có biết bổn tôn bị
làm phép gì không?”
Đạo trưởng Phàn Thiếu Cảnh
lần đầu nghe Phật Đà giảng kinh. Mặc dù Phật – Đạo khác nhau nhưng vẫn kích
thích trong lòng — Hắn đã từng nghe được điển tích kỳ quái này “Cao nhân
chỉ điểm con rồng mà Thích Ca Mâu Ni biến thành là người bị nó sát sinh sẽ tích
thành oán hận, hại người tất bị người hại. Nếu có thể cẩn thận không lâm vào
sát giới nhất định có thể thoát khỏi đạo súc sinh, thoát khỏi bể khổ khôn cùng.
Lần này con rồng nghe theo nên cũng không phạm sát giới nữa. Sau đó gặp tên thợ
săn muốn lột da rút gân nên nó lại được giải thoát.”
Nhắc tới cũng lạ, hắn đi vào
nãy giờ nhưng mọi người lại không phát hiện dị thường. Nhưng lời vừa nói ra thì
lập tức tất cả bồ tát tỏa sáng hào quang lại mở hai mắt ra. Trong ánh mắt giao
nhau, ý vô cùng rõ ràng “Có người ngoài trà trộn.”
Cũng là đức Phật Tổ đang
giảng kinh cuối cùng có người tiếp miệng thì sung sướng không dứt “Trả lời
sai, đi ra ngoài đứng phạt tại cửa một ngày.”
Có tiểu đồng chạy đến mời
đạo trưởng Phàn Thiếu Cảnh ra ngoài, hắn không phục “Trên điển tích Phật
gia có ghi lại rõ ràng việc này mà!”
Nhưng hắn còn chưa kịp biện
bạch đã nghe thấy tiếng nói Nguyên Thủy Thiên Tôn êm ái thốt ra “Cao nhân
làm phép của Thích Ca Mâu Ni kia viết: Chết thì đã sao? Người đáng sợ nhất
chính là nhìn một cái đã mang thai. Thích Ca Mâu Ni nghe theo làm y như thế.
Sau đó người đến muốn nhìn xem mới hết, sát nghiệp mới dừng lại.”
Phàn Thiếu Cảnh mếu máo khóc
lóc, chuyện đưa tin đã thất bại. Ngày tiếp theo, Nguyên Thủy Thiên Tôn vẫn
giảng kinh. Tất cả bồ tát đều đi ra ngoài vân du không biết tung tích.
Cương thi mắt xanh ở Hắc
Phong một tháng đã chặn được Quan Thế Âm. Nó cố ý giấu diếm Xảo Nhi nhưng Xảo
Nhi lại không chịu rời xa nó giờ phút nào, bao giờ cũng ở sát bên cạnh. Nên
trong lòng nó liền kiên định quyết tâm trừ đi Quan Thế Âm hơn… Nếu thần giới
trả thù, lành dữ của nó sẽ khó biết, nhưng lành dữ của Xảo Nhi rất rõ ràng.
Quan Thế Âm ngồi trên đài
sen, tay trái bấm niệm thần chú, tay phải cầm bình cam lộ, trong bình cắm một
cành dương liễu. Xung quang mây trắng lượn lờ bồng bềnh thiên thai, mang đến
điềm lành nơi nơi. Nhưng vật đang cản đường trước mắt bà đã khiến tâm tình vân
du phiêu diêu của bà hỏng bét — Vật này thật quá xấu đi.
“herenzubenzuoqianlu?”
liantaishangdeguanyinduanzhuangjingzuo, shenshenggaojie.”
Cương thi mắt xanh nhào lên,
quyền cước như mưa trút ập xuống.
“Khốn kiếp! Thật vất vả
mới trốn thoát điện giảng kinh khỏi phải nghe mấy chuyện nhạt nhẽo. Lại gặp một
tên xấu xí đến đây núp chặn đượng” Trên đài sen Quan Thế Âm quát lên ầm ĩ
rồi đọc lục tự chân ngôn Án Ma Ni Bát Mê Hồng của phật môn trong không trung.
Chân ngôn vừa đọc xong, tay
trái bà rút ra cành dương liễu trong bình cam lộ quất tới tấp vào cương thi mắt
xanh…
Xảo Nhi đi phía sau rất muốn
hộc máu…
Một phật một thi đánh từ
canh hai đến canh ba. Bốn con bạt cũng gia nhập chiến đấu, Xảo Nhi cũng tham gia.
Cô giỏi về đạo pháp. Phật hiệu thần thông của Quan Thế Âm giỏi về khắc yêu vật
nhưng lại không khắc được đạo pháp. Hai nhà Phật – Đạo vốn vừa khéo để kiềm chế
nhưng không thể diệt trừ lẫn nhau.
Cho nên cô gia nhập cuộc
chiến cũng gây ra chút tác dụng kiềm lại Quan Thế Âm.
Cuộc chiến lấy nhiều đánh ít
kéo dài đến hết canh ba. Rốt cuộc Quan Thế Âm không nhịn được nữa “Này,
mấy tên tiểu yêu chặn đường bổn tọa cuối cùng muốn cái gì?”
Xảo Nhi tương đối thành thật
nghe vậy liền đáp “Chúng tôi cần lấy một giọt cam lộ của Bồ Tát.”
Quan Thế Âm lui về sau một
bước, một hồi lâu mới hỏi “Mấy người quấn lấy bổn tọa lâu như vậy khiến
bổn tọa vận động ướt đẫm mồ hôi chỉ vì lấy một …. giọt nước cam lộ ư?”
Chúng bạt vẫn đề phòng chặn
đường Quan Thế Âm. Bà ngồi trên đài sen cao nhưng vẻ mặt vẫn căm hờn “Khốn
kiếp. Lần sau muốn cái gì có thể mở miệng nói trước hay không? Chỉ là một giọt
nước thôi có cần đến nỗi vậy không?”
Chúng bạt chết lặng người.
Quan Âm cũng hào phóng
nghiêng chiếc bình rỏ xuống một giọt nước vào lòng bàn tay rồi ném cho Xảo Nhi
đứng đối diện. Xảo Nhi cẩn thận tỉ mỉ nhận lấy, cất vào bình ngọc. Lại tựa như
không dám tin “Bà… cứ cho chúng tôi dễ dàng thế ư?”
Quan Âm trên đài sen vẫn
mang vẻ mặt không cam lòng “Ngã Phật từ bi phổ độ chúng sanh không tiếc
cắt thịt cho ưng, mang thân dụ hổ. Hôm nay bọn mi chỉ cầu xin có một giọt cam
lộ thì có gì không thể?”
Xảo Nhi hơi xấu hổ — Giác
ngộ của thần linh quả là không tầm thường. Cuối cùng vẫn là Quỷ Xa dùng tám đầu
khinh bỉ Quan Âm, một đầu nói với Xảo Nhi “Bà ấy thấy chúng ta người đông
thế mạnh, nên không chiếm được thế thượng phong nên mới làm ra vẻ thuận nước
đẩy thuyền. Ngốc!”
Xảo Nhi: …….
Cũng là Quan Thế Âm nhanh
chóng phát hiện ra Quỷ Xa đang đứng núp trong chỗ tối rình xem nên vui mừng lạ
thường “Ối chà, hóa ra món ăn ngon khiến Hao Thiên Khuyển nhớ mãi không
quên đang trốn ở đây.”
Quỷ Xa sợ hãi giậm chân mắng
chửi ầm ĩ.
Nước cam lộ đã đến tay dĩ
nhiên không còn việc gì nữa. Nhưng cương thi mắt xanh vẫn hơi không yên lòng.
Tính tình Quan Thế Âm này khó dò, nếu thả ra không biết sẽ xảy ra việc gì. Còn
nếu không tha thì ngoại trừ bà ta ra vẫn còn trắc trở rất lớn…
Trong lúc trầm ngâm thì Quan
Thế Âm ở trên đài sen đã cất lời hăng hái bừng bừng “Cuối cùng bọn mi lấy
nước cam lộ này để làm gì?”
Xảo Nhi dự đoán nói cho bà
ta biết cũng không sao nên đã nói ra phương pháp bổ thi. Quan Thế Âm nghe xong
cũng cảm thấy hứng thú “Thật có phương thuốc kỳ lạ thế ư? Có thể chữa khỏi
được vết thương của máu cương thi?”
Bà nổi lòng hiếu kỳ mãnh
liệt cầu xin được xem. Cái này cũng chính là ý muốn của cương thi mắt xanh —
Mang Quan Âm về Quan Thiên Uyển thì trong thời gian ngắn bà cũng không cách nào
cầu viện với Tây Thiên.
Đoàn người trở về Quan Thiên
Uyển thì sắc trời đã sáng. Cương thi mắt xanh sợ Xảo Nhi không khống chế được
Quan Thế Âm cưỡng ép cầu xin cô cũng xuống đáy biển. Quan Thế Âm rất tiếc nuối
“A di đà phật, bần tăng và Cống Hề thí chủ cùng giới.”
Xảo Nhi nghe vậy cũng cảm
thấy mình không tiếp đãi khách chu đáo. Duy chỉ có cương thi mắt xanh vẫn giữ
vững lập trường kiên định. Quan Thế Âm thấy thật sự không thể làm nghịch ý nó,
lại nhìn thấy một đám cương thi lớn nhỏ thì càng che mặt đau khổ vô cùng
“Hu hu, ai có thể hiểu rõ được nỗi đau khi một bó hoa tươi lại ở chung với
đám cứt trâu chứ.”
Xảo Nhi nghe thế liền mấp
máy môi “Đạo phật có tư tưởng người trong thiên hạ là một, vạn vật ngang
hàng. Sao Bồ Tát lại có thể để ý hoa tươi và cứt trâu?”
Vẻ mặt Quan Thế Âm vẫn đau
khổ như cũ “Cũng không phải. Cô chỉ nghe thấy vạn vật ngang hàng nhưng lại
không biết ban đầu Phật Tổ sở dĩ có thể mỉm cười cũng chỉ vì ngài ấy nhặt được
bó hoa tươi mà thôi. Cô có từng nghe Phật Tổ nhặt được cứt trâu mà mỉm cười
sao?”