Ngân Hồ

Chương 19-1: Ai là cái bóng (thượng)



Năm ngoái trời đông rất lạnh, bàn tay nhỏ bé của Thiết Tâm Nguyên cũng bắt đầu bị nứt da nên năm nay mẫu thân bắt đầu xây một gian phòng kiên cố hơn, ngói phải có màu xanh lá thì mới chịu.

Nàng không phải là Hàn hào điểu nhưng ngôi nhà nho nhỏ này đã khiến nàng tốn mất thời gian năm năm. Hiện giờ, bất kể người nào nhìn thấy tiểu viện của Thiết gia cũng phải khen một tiếng: ‘Đẹp!’

(Hàn hào điểu:

http://minhbao.net/co-tich-ve-chim-han-hao/

)

Tường hoàng cung vô cùng lớn, tiểu viện cũng chỉ như một nốt ruồi nhỏ tô điểm nơi chân mày mà thôi.

Sinh động và xinh xắn!

Một thiếu phụ yếu đuối, dùng thời gian năm năm, vì con trai mình mà xây nên một gian nhà vô cùng tốt, có thể che chắn gió mưa.

Tường thành hùng vĩ bảo vệ mẫu tử hai người, cũng khiến mọi người phải dừng bước ở ngoại vi. Nếu như nói tường thành mang đến cho họ sự an toàn, vậy cũng có thể nói sự vững chãi cùa nó cũng đã tách hẳn mẹ con họ ra khỏi thế giới bên ngoài.

Trong phương thế giới nhỏ bé này, tất cả đều phải tự lực cánh sinh nên mẫu thân phải học xây dựng với thợ hồ, học cách dùng cưa lớn với thợ mộc. Thậm chí, nàng có thể dùng đục dùi thành một hàng lỗ chỉnh tề trên một súc gỗ…

Bởi gian tiểu viện này xuất xứ từ tay mẫu thân nên nó cũng ẩn chứa sự dịu dàng của nàng. Bất kể là song hoa tinh xảo trên của sổ hay đến cả nóc nhà phủ kín nan tre cũng đều mang ít nhiều nữ tính.

Tiểu viện không cao vì hoàng gia không cho phép Thiết gia làm thế, do e ngại làm tổn hại đến tính phòng ngự của tường thành. Cho nên, sau khi Thiết Tâm Nguyên vào nhà, chỉ cần đứng lên giường là có thể chạm vào trần.

May là mẫu thân không cao, Thiết Tâm Nguyên lại chưa trưởng thành, một gian tiểu viện bé xinh như thế cũng đủ cho họ che mưa che nắng.

Khi cây lê bắt đầu kết trái lứa đầu tiên, hồ ly đã dời hẳn nhà ra dưới gốc cây. Hằng ngày, khi ngước đầu quan sát quả lê dần dần lớn lên, cũng chính là lúc nó yên lặng nhất.

Thiết Tâm Nguyên thích nhất là nằm đọc sách trên nóc nhà mình. Kể từ khi lên hai, được mẫu thân dạy cho chữ đầu tiên, tay hắn chưa từng rời khỏi quyển sách. Bắt đầu là Thiên Tự Văn, sau lại biến thành Khai Mông Yếu Huấn… Khi Thiết Tâm Nguyên lên bốn tuổi, hắn đọc thuộc làu Tạp Tự. Kể từ đó, mẫu thân đã hết hẳn vốn liếng để dạy thêm cho hắn bất kỳ thứ gì nữa.

Vì thế, mẫu thân vừa tự hào vừa khó xử bởi quy củ bắt buộc, muốn học với lòng thì bất kể là ai thì phải đủ bảy tuổi mới được đến trường. Con trai mình mới bốn tuổi, chắc hẳn không có vị tiên sinh nào nguyện ý nhận nó cả, bởi vì không có một ai hay bất kỳ một tiên sinh dạy vỡ lòng nào chịu tin rằng một đứa bé mới bốn tuổi đã đọc thuộc làu làu Tạp Tự, một quyển sách dày như một cuốn tự điển.

Trẻ con bốn tuổi được quyền nghịch ngợm, được quyền vô tư lự nhưng duy nhất là không được phép nói dối. Có một người mẹ luôn mồm dối trá thì xem ra, con cái cũng không nên hồn.

Thiết Tâm Nguyên cũng chẳng thèm quan tâm, đơn giản là hắn chỉ muốn đi học. Những quyển sách cổ miên man như vậy, phải có một vị tiên sinh hướng dẫn, vì căn bản là hắn có đọc cũng không hiểu. Mặc dù Thiết Tâm Nguyên có trí tuệ khác người nhưng cũng bó tay, không thể thu hoạch được tí kiến thức nào từ những quyển sách ấy.

May là trong cái mớ chữ ấy không có thi từ, thi từ phải có câu có đoạn. Hơn nữa, vẫn còn một số bài văn về tự sự du ký mà hắn có khả năng đọc hiểu.

Nếu hiện giờ những vị tiên sinh ấy không muốn thu nhận bản thân, vậy cứ thừa dịp này mà đọc cho kỹ lưỡng mấy chương du ký cũng tốt. Văn nhân Đại Tống vốn rất mê du ký mà.

Thậm chí, Thiết Tâm Nguyên còn có thể biết được một số điều cơ mật về quân sự của Đại Tống trong nhưng quyển du ký ấy , kể cả bí mật quân sự của nước Liêu cũng vậy.

Bất kể là văn nhân của Đại Tống hay nước Liêu, họ vẫn chưa có ý thức giữ bí mật. Liêu quốc du ký ghi lại rất chi tiết về việc xuân thu nại bát của Liêu hoàng, ngay cả sinh hoạt thường nhật của hoàng đế cũng được chép lại vô cùng toàn diện.

Thiết Tâm Nguyên chỉ mất chút thời gian là có thể tính ra được, phán đoán một cách chuẩn xác từng thời gian và địa điểm lẫn hành tung doanh trại của Liêu hoàng ở thịnh hội xuân thu nại bát.

Khi hắn lần theo các bản du ký của người Tống thì thấy được ngoại quách ngoài thành cùng với phuơng hướng của những gò cao, nơi nào có quân binh trấn thủ, nơi nào có nhược điểm sau này còn lợi dụng.

Thiết Tâm Nguyên trước tiên phải tìm hiểu Khai Phong Phủ Chí…

Bất kể là Liêu hoàng hay những thành trì xa xôi, hiện giờ với mình đều là những chuyện viễn vông. Trước mắt, nếu bản thân đang ở thành Đông Kinh, hiểu rõ kết cấu của nó với mình là chuyện tốt, tuyệt đối không có hại gì.

Đã biết đọc biết viết, Thiết Tâm Nguyên không còn dùng thức ăn ngon để dụ Đồng Tử trộm chữ in rời nữa, mà bắt đầu toan tính chuyển hướng đến tất cả sách vở trong nhà hắn, ngoại trừ kinh Phật.

Xin cảm tạ văn nhân Đại Tống nghiêm cẩn, họ luôn thành tâm kính cẩn để trau dồi học thuật của mình. Cho dù chỉ có một tí tỳ vết, họ cũng đảm bảo chứng thực trăm ngàn lần, nhất nhất tận tụy sửa chữa.

Thiết Tâm Nguyên đọc được rất nhiều kiến thức thiên cổ trên vô số trang sách. Kiến thức thiên cổ, câu cách ngôn này cũng tựa như luật pháp trọng yếu đối với họ.

‘Đông đô ngoại thành, chu vi hơn bốn mươi dặm, thành hào tên Hộ Long Hà rộng hơn mười trượng. Bên ngoài hào đều trồng dương liễu, trong phạm vi bức tường trắng, cấm người lai vãng.’

‘Cửa thành được bao bọc bởi ba tầng ủng thành che khuất Khúc Khai Môn. Duy chỉ Tân Trịnh Môn, Nam Huân Môn, Tân Tống Môn và Phong Khâu Môn thì chỉ có hai tầng. Hệ thống này gọi là bốn cửa chính. Trích: Giai Lưu Ngự Lộ – Cố Dã.’

Tân thành nam bích, kỳ môn hữu tam…

Thiết Tâm Nguyên đóng sách lại, không ngừng cảm khái vì sự tinh tế của người Tống. Từ Nam Huân Môn đến Tân Trịnh Môn có chiều dài sáu ngàn ba trăm sáu mươi tám bộ, khoảng cách này được ghi lại thế nào? Chẳng lẽ lúc người này viết sách, lại phải đi từng bước để đếm ư?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.