Karen ngủ vùi đến khi ánh sáng đầu tiên buổi ban mai len lỏi vào phòng khách. Nàng trở mình, ho rồi nhích người sát hơn vào sức nóng đang tập trung sau lưng nàng. Một thoáng sau, nàng hé một mắt lờ đờ nhìn ngọn lửa đang cháy rực phía trước nàng. Sau đó Karen mở choàng cả hai mắt để tìm hiểu sức nóng phía sau.
– Đừng.
Giọng nói trầm trầm của Brice vang lên. Âm thanh nghe lè nhè của kẻ đang ngủ kết hợp với cử động yếu ớt của chiếc cằm trên đỉnh đầu nàng. Karen nín thở, giọng khe khẽ:
– Đừng cái gì?
– Đừng để lạnh. Tôi vừa mới về. Tôi mệt.
– Mới về?
– Từ bệnh viện.
Thoạt tiên Karen tưởng nàng còn mê sảng. Nhưng nàng không cảm thấy nóng vì cơn sốt, và mặc dù chứng xung huyết vẫn còn ứ động nhưng nó không tồi tệ như trước đây.
Sau đó nàng nghĩ Brice đang mở, vì lời anh nói không mang ý nghĩa gì:
– Anh đâu có ở bệnh viện.
– Có chứ.
Điều đó có nghĩa nàng đã ở một mình và ý nghĩa đó làm nàng chưng hửng:
– Tôi đâu nghe anh bỏ đi.
– Tôi đã nhận một cú điện thoại khẩn. Lúc đó cô đang ngủ.
Karen không thể tranh cãi với anh. Làm thế nào nàng biết chắc được điều gì đã xảy ra trong khi nàng ngủ? Rồi một ý nghĩa khác nổi lên. Nếu Brice đã đến bệnh viện và trở về…
– Cơn bão chấm dứt rồi hả?
– Mm.
Brice ngáp và nàng cảm nhận đươc điều đó, lồng ngực anh giãn ra, cơ thể anh hơi vươn dài, dọc theo sống lưng nàng. Karen không cử động. Một lúc sau, nàng thỏ thẻ:
– Đường xá được dọn sạch chứ?
Brice lầm thầm:
– Chỉ những con đường chánh. Đường của tôi thì chưa. Tôi đi nhờ bằng xe tuần tiễu của cảnh sát.
Những con đường chánh là điều nàng cần.
– Vậy tôi có thể về nhà được rồi.
– Chưa được.
– Tại sao chưa?
– Lần sau hay hỏi. Bây giờ tôi mệt mỏi lắm rồi.
Đó là một đêm dài đối với Brice. Đầu tiên anh nằm thức nhìn hình dáng như bó gối của Karen và tự hỏi tại sao con quỷ trong anh không nỡ hành hạ nàng. Sau đó ngay khi anh bắt đầu chợp mắt, thì bệnh viện gọi anh báo có một bệnh nhân phải nhập viện vì bị phỏng do rủi ro khi gần lò đốt.
Phỏng sẽ tạo ra những vết lõm, gây đau đớn và khó liền sẹo. Brice chưa bao giờ làm ngơ những ca như thế, nhất là khi nạn nhân là một đứa trẻ.
Brice dằn lòng không nghĩ đến nàng, khi anh phải thực hiện chức năng của một thầy thuốc. Nhưng khi trở về nhà và nhìn thấy nàng đang dùi mình dưới tấm mền, anh đột nhiên cảm thấy lạnh. Anh vừa nằm xuống sát lưng nàng ít phút thì cái lạnh cũng tan biến và chìm vào giấc ngủ.
Bản năng tự nhiên đánh thức Brice khi Karen cử động. Có một điều, đồng hồ sinh học bên trong anh đã được lên dây cót trong suốt chuỗi ngày thực tập nội trú, và nó báo động nhạy bén cho dù tiếng động rất nhỏ, tiếng chuông điện thoại, tiếng gõ cửa, tiếng ho của Karen. Tuy nhiên hiện giờ Brice dễ dàng trở lại với giấc ngủ. Điều này không khó hiểu, vì anh đã thức hầu như cả đêm thứ Sáu rồi cả thứ Bảy canh chừng Karen và tiếp theo, mất vài giờ đầu tiên của ngày Chủ nhật để điều trị chứng phỏng cấp ba.
Karen cảm nhận được điều đó. Nhưng gì nàng nghe lúc ban đầu qua giọng nói anh được củng cố thêm bởi cơ thể rã rời của anh. Nhưng hơi ấm anh vẫn còn đó. Nó chạy từ đỉnh đầu nàng, nơi cằm anh tì vào, xuống đến chân, và, dĩ nhiên, cũng phải kể đến cánh tay đang gác ngang hông nàng.
Tuy nhiên Karen không bị anh bó buộc bằng sức mạnh, và chính điều đó tạo ra sự khác biệt giữa ý muốn bỏ đi và ở yên để xem xét khía cạnh tích cực vị trí hiện đại của nàng.
Không kể đến gương mặt để lộ ra khỏi mền, Karen giống nhưđang bị nướng. những tấm mền và hơi ấm từ cơ thể Brice làm điều đó.
Đầu kê trên chiếc gối, người nằm nghiêng và lưng được ngực anh áp vào, Karen cảm thấy cơn đau biến mất.
Hơn thế nữa, nàng cảm thấy một sự an toàn ngoài dự kiến. Được bảo vệ. Được trú ẩn. Brice lo liệu tất cả điều đó cho nàng. Karen biết, đây là một ảo tưởng, nhưng nàng không mong muốn gì hơn là cứ nằm yên.
Karen không biết Brice đã nghĩ gì về những lời sau cùng nàng thủ thỉ với anh đêm qua; cũng không biết anh có nghe chúng không. Anh không một lời đáp trả. Nhưng nàng đã thốt ra, và anh vẫn tiếp tục truyền hơi ấm. Điều đó ắt phải có ý nghĩa gì đó.
Karen trở lại giấc ngủ mang theo niềm hy vọng vừa ghi nhận.
* * *
Không hoàn toàn hiểu vì sao điều đó xảy ra, Karen đã ngủ vùi hầu như suốt ngày. Dường như một phần của chứng viêm phổi đã bị đẩy lùi bởi penicilin. Sự kiệt sức đeo đuổi nàng dai dẳng ba tuần qua đã đến thời kỳ cáo chung. Khi Karen tỉnh giấc, nó vẫn còn đó, nhưng nhanh chóng biến mất. Brice mang đến cho nàng những bữa ăn nhẹ, trứng, canh, bánh pudding, ca cao, nhưng nàng gặp nhiều rắc rối trong việc ăn uống. Bao tử nàng dường như teo lại. Nàng còn rất yếu. Ngay khi Brice dọn đi chiếc khay nhỏ anh đặt trong lòng, nàng vùi đầu xuống gối, tiếp tục ngủ.
Vào lúc chiều, điện có trở lại, nhưng Karen vẫn còn nằm trên bộ trường kỷ, quấn trong tấm mền, trước ngọn lửa. Mỗi lần trở dậy, nàng lại cất giọng yếu ớt đòi trở về nhà, nhưng lần nào cũng thế, Brice bắt nàng hoãn lại. Mãi đến chiều, nàng mới tập trung được nghị lực để đối đầu với anh.
Đó là khi nàng nằm một mình thì ý chí ập đến. Hoặc vả, đó là cơn hoảng loạn ập đến. Nàng đang miên man nghĩ đến những gì mình chưa hoàn thành và sự bồn chồn tâm lý càng lúc càng tích lũy trong lòng nàng đến khi nó đạt đến đỉnh điểm. Lập tức, nàng tự cuộn người vào tấm mền và đi tìm Brice.
Việc tìm anh mất chút công sức. Brice không có mặt trong các phòng, cũng như bên kia hành lang. Nhà bếp và phòng chứa thức ăn cũng vắng tanh. Trong khi Karen tự hỏi liệu sức khỏe mình có đủ sức đưa nàng lục soát trên lầu không thì phát hiện một lối vào mà nàng cho rằng đưa tới phòng dự trữ. Khi quan sát kỹ hơn, Karen nhận ra nó dẫn tới gian nhà cánh.
Brice đang ở trong căn phòng nhỏ tách biệt khỏi dãy hành lang và trong có vẻ như phòng làm việc của anh. Các bức tường đều được viền bởi những kệ sách bằng gỗ phong sẫm từ trần đến sàn nhà, sách được chứa đầy trên các kệ. Có một khoảng trống nhỏ trên tường trưng bày cái gì đó giống như một tác phẩm nghệ thuật hơn là bằng cấp. Một tấm thảm Phương Đông phủ khắp sàn nhà, tạo thành một cái đệm cho bộ trường kỷ cổ bọc da và một bàn viết cứng cáp bằng gỗ sồi.
Hai chân Brice đặt trên bàn, gác chéo. Anh đang tựa lưng vào ghế, các ngón tay đang vào nhau đặt trong lòng, và mặc dù ánh mắt anh tiếp xúc ánh mắt nàng ngay khi nàng xuất hiện tai cửa, anh không buồn nói một lời.
Nếu Karen lo ngại về việc đối mặt anh trong phòng ngủ trên tầng hai, sự sợ hãi của nàng tăng gấp đôi ở đây. Nàng có một cảm giác rõ ràng là nàng đã rơi vào vùng đất thiêng. Căn phòng và Brice. Nó cũng nghiêm trang và phức tạp, tối sẫm và yên lặng. Karen nhận thức rằng đây là nơi anh trải qua hầu hết thời gian rảnh và nếu nàng có dịp xem xét hết các quyển sách, nàng chắc sẽ thấy chúng cũ, mòn và đa dạng như chúng đang biểu lộ. Với nhận thức đó, căn phòng quả là thân tình đối với anh một cách khó tin.
Trong một thoáng, nàng nhớ lại cách mà cơ thể Brice sưởi ấm nàng. Rồi thoáng đó qua đi, lưu lại trong lòng nàng một cảm xúc lâng lâng khó tả.
Karen tằng hắng để trấn tĩnh, rồi đảo mắt nhìn khắp phòng, giọng nàng khàn khàn nhưng hoàn toàn chân thật:
– Tôi rất có ấn tượng.
Brice cũng nhớ lại chuyện tối qua. Anh đã nghiền ngẫm nhiều về điều đó và cố khoác cho nó một lý do chính đáng. Nhưng anh chỉ hoài công. Bây giờ anh lẳng lặng nhìn nàng, tự vấn lòng về hành vi anh ôm ấp nàng trong vòng tay anh.
Để đáp ứng lời bình phẩm cũng như ý nghĩ mình, anh nhún vai lộ vẻ bất cần.
– Anh đã đọc tất cả chưa?
– Hầu hết
– Anh đọc lúc nào?
– Lúc chiều tối. Những ngày cuối tuần.
– Anh có thời giờ à?
– Dĩ nhiên.
Karen bỗng ghen tị. Nàng cũng tủi thân:
– Tôi tưởng, điều đó không… nhưng anh là bác sĩ mà và tất cả là vậy đó.
– Bác sĩ không làm việc hai mươi bốn trên hai mươi bốn. Họ cũng có cuộc sống như bao nhiêu người khác.
– Nhưng có quá nhiều sách trên kia.
Karen quét mắt lên các kệ sách:
– Phải tốn quá nhiều giờ để nghiền ngẫm chúng.
Nàng nhìn thẳng anh:
– Có phải anh là con một sách không?
Brice bất ngờ. Anh không quen bị đặt câu hỏi về chính mình. Cả thành phố đều biết anh là bác sĩ giỏi, kẻ có cuộc sống nội tâm mãnh liệt. Anh biết tận dụng cái sẵn có để làm cuộc sống thoải mái. Một số dân thành thị cố tìm hiểu đời tư của anh đằng sau ống nghe, nhưng tất cả đều nhanh chóng bị tống khứ một cách thậm chí còn thô lỗ. Và không ai dám thử lại lần nữa.
Anh không biết chắc phải liệt Karen vào hạng người nào. Nàng không phải là dân thành phố. Cũng không phải là một bệnh nhân. Brice chắc sẽ gọi nàng là một người bạn của bà nội mình nếu những tình huống của sự thân thiện đó đừng quá kỳ cục, và trên khía cạnh này anh có những câu hỏi riêng dành cho nàng. Dù sao Karen không phải là kẻ duy nhất tò mò về anh.
Nhưng nàng đã hỏi trước. Và anh không có gì để mất khi chọn câu trả lời:
– Trước đây tôi mê đọc như một đứa trẻ. Khi tôi vào trường dược, tôi hầu như không có thời giờ để thở, nói chi đến việc đọc.
Karen cố phác họa trong đầu hình ảnh một chàng trai Brice Carlin đang quét tất bật các hành lang của bệnh viện trong bộ đồng phục trắng bùng nhùng của sinh viên nội trú. Thật khó hình dung việc anh sắp xếp thời giờ dễ xử lý hàng tá công việc. Anh dường như quá u buồn, quá lặng lẽ, quá xa vắng. Phải, đã có một cú điện thoại gọi vào sáng sớm hôm đó và anh đã lên đường đến bệnh viện, nhưng Karen không thể hình dung vai trò anh trong đội ngủ tập thể, một kẻ giao tiếp với các đồng nghiệp ít hơn nhiều so với các bệnh nhân và gia đình họ. Tuy nhiên nàng có thể thấy hình ảnh anh đang nghiên cứu, tựa người vào chiếc bàn đầy sách vở, mái tóc đen sẫm lòa xòa che phủ trán và đôi mắt bất động dán vào trang giấy. Rồi Karen hình dung chính mình đang học, tựa người vào bàn đầy sách vở, đôi mắt dán chặt vào trang giấy, thế rồi điều đau buồn xảy ra đưa nàng đến việc tìm kiếm công ăn việc làm.
Cố giữ tư thế thẳng người, Karen chằm chằm nhìn anh, giọng kiên quyết:
– Tôi phải đi đây, Brice. Tôi trân trọng những gì anh làm cho tôi, nhưng tôi không thể ở lại lâu hơn nữa.
Các từ cuồn cuộn tuôn ra mỗi lúc một nhanh:
– Đường xá có thể đi đựơc. Đường xe ra vào nhà anh đã được ủi. Chắc sẽ có ai đó tôi có thể gọi để xem lại xe tôi.
Cảm thấy hụt hơi, Karen dừng lại, nạp thêm không khí vào phổi rồi đột nhiên mất hết can đảm khi thấy Brice không thèm nhìn nàng, chỉ chầm chậm lắc đầu nhưng với vẻ cương quyết. Đâu đó trong dự kiến, nàng đã lường trước điều này, nhưng khi “lâm trận”, thật khó giữ vững tinh thần. Karen cảm thấy chùng bước. Trong thâm tâm nàng đâu muốn chống lại anh. Với vẻ thận trọng, Karen hỏi:
– Tại sao không?
Brice không đan chéo các ngón tay và đặt bàn tay lên ngực. Anh đang mặc một chiếc áo len khác, và cách bàn tay anh lướt lên trên cho thấy nó được làm bằng loại len casơmia. Karen ước gì anh có một chút gì đó mịn dịu như loại vải anh đang mặc.
Nhưng Brice không có.
– Có một điều.
Anh bắt đầu một cách thẳng thừng:
– Tối nay sẽ không ai xem xe của cô. Những người biết sửa nó cũng là những người đang đào bới thành phố này ra khỏi tuyết trong hai mươi bốn giờ qua. Nếu tôi sẽ phải gọi, họ ắt sẽ cười nhạo tôi; nhưng tôi không nghĩ nên gọi cú điện thoại nào cả.
– Tôi sẽ gọi.
– Cũng vậy thôi. Họ đã mệt đừ. Công việc của họ còn lâu mới được làm.
– Một bình điện chết không phải là công việc của họ à?
– Không phải cuối tuần này. Ngoài kia, tuyết đóng dày gần bốn tấc. Để xúc sạch chúng là công việc khó khăn.
– Nhưng tôi chỉ xin một cú khởi động. Tôi nghĩ điều đó đâu quá khó trong lúc họ nghỉ giải lao.
– Hãy nghĩ lại. Giờ cô có nên ở trong nhà, uống cà phê nóng và kết hợp với cái gì đó đủ sôi động để giữ thân nhiệt. Xe cô đang nằm dưới bốn tấc tuyết như con đường. Nó phải được xúc ra, trước khi mui xe có thể được nâng lên. Và ngoài ra, làm sao cô biết một cú khởi động là điều duy nhất xe cô cần? Với tình hình hiện tại của chiếc xe, bình điện có thể vô phương phục hồi, nếu vấn đề là chính nó. Cô có chắc là chính nó không?
Karen lên tiếng, có vẻ hơi nao núng:
– Không.
– Nếu không phải là bình điện, chiếc xe sẽ phải được kéo đi, và tin tôi đi, cô sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra một chiếc xe kéo đang không làm nhiệm vụ ủi tuyết. Và cho dù cô tìm được ai đó kéo xe lẫn cô tới trạm.
Brice tiếp tục với một giọng nói trầm sâu, thản nhiên, đáng ghét:
– Cũng phải mất ít nhất một hoặc hai ngày trước khi ai đó kiểm tra chiếc xe.Một cậu bé bơm xăng, nếu cậu ta luôn có mặt trong thời tiết này, sẽ không phải biết làm gì với chiếc xe chết máy.
Karen muốn bật khóc. Nàng vừa thất chí trước tình cảnh, vừa bực mình với điều tóm lược như nước tạt vào mặt của Brice. Nếu lời nói anh mang ý nghĩa hoàn toàn chọc tức, nàng có thể ném quyển sách vào anh. Nhưng anh nói nghe không có vẻ châm chọc, rất nghiêm túc, và việc ném sách là điều không tưởng. Karen muốn ngồi xuống, nàng loạng choạng tiến đến trường kỷ.
– Còn taxi hoặc xe buýt thì sao?
Nàng hỏi khi thầm cảm ơn được lọt thỏm trong lớp da mềm dẻo. Nàng co hai đầu gối lên và quấn lại tấm mền để toàn thân được che kín.
Brice nheo một mắt:
– Tôi e cô không tìm được loại nào cả.
Các ngón tay đan nhau trở lại, Brice chăm chú nhìn nàng:
– Tại sao phải cuống cuồng? Trong khi người ta nhìn ra ngoài trời, xem tuyết rơi và vui thú hưởng một ngày lễ đột xuất. Nếu cô ở cuồi đường hầm, tức là cô không đi đến đâu cả. Đập đầu vào tường chỉ là chuyện ngu ngốc.
– Nhưng có phải là cuối đường hầm không? Đó là điều tôi cần tìm hiểu. Nếu có cách nào đó miễn là giúp tôi về nhà, tôi sẽ chấp nhận liền.
– Có cái gì đặc biệt ở nhà vậy? Cô có con mèo để cho ăn hả?
– Tôi có công việc để làm.
– Và cô đủ khỏe để làm không?
Nàng ôm chặt đầu gối:
– Anh không hiểu. Tôi bắt buộc phải làm việc. Các tiết học có thể được hủy bỏ một hoặc hai ngày…
Đôi mắt nàng mở rộng vì một cảnh báo chợt đến:
– Tậm chí tôi không biết có điều đó không. Theo những gì tôi biết, cơn bão không ảnh hưởng đến Syracuse.
– Nó còn tệ hơn.
Karen thở phào:
– Tạ ơn chúa.
Khi Brice khụt khịt mũi định cười nàng, Karen vội vã tiếp lời:
– Ý tôi không phải nói gở. Nhưng nếu nhà hàng vẫn mở cửa bình thường, tức là tôi đã bị luộc.
Ánh mắt mắt nàng thất thần:
– Nếu đúng như thế tôi sẽ mất việc.
– Cô sẽ không bị mất việc. Tôi đã nói chuyện với chủ nhân nhà hàng Pepper Mill và giải thích rằng cô bị bệnh. Ông ta đề nghị cô cứ nghỉ đến khi học kỳ hai khai giảng.
Karen không tin nơi tai mình:
– Xin lỗi?
– Tôi đã nói chuyện với Jason Grant. Đáng lẽ cô phải làm việc tối qua, đúng không?
Karen không trả lời câu hỏi của anh:
– Tôi không tin anh đã gọi Jason. Tôi không tin anh nói tôi sẽ không có mặt trong nhà hàng đến khi học kỳ hai khai giảng.
Nàng tự mắng thầm đã rời xa công việc suốt hai mươi bốn giờ qua, rồi trút cơn giận qua Brice về tội điều khiển lối sống của nàng:
– Chết tiệt, đáng lẽ anh không phải làm điều đó. Anh không có quyền. Tôi phải làm việc! Tôi cần tiền!
Brice đã tiên liệu cơn thịnh nộ của nàng. Anh cho rằng, lúc anh nghĩ về điều đó, anh chắc sẽ thất vọng nếu nàng vẫn ngồi im và để anh dẫn dắt không một tiếng phản đối. Nếu nàng làm thế, anh đoán nàng ắt sẽ chấp nhận bất cứ lòng từ thiện nào anh ban phát.
Anh là người rộng lượng. Trong suốt quá trình một năm anh đã cống hiến lòng nhân đạo bằng nhiều khối người trong cả đời. Nhưng trước khi đóng góp anh thường chọn và lựa ra những nguyên cớ, và một phụ nữ chưa bao giờ là một trong những nguyên cớ đó.
Anh biết chắc Karen thích tự lập, và trong khi chứng cứng đầu thất thường của nàng làm anh cáu tiết anh lại cảm thấy yên tâm một cách kỳ cục trước bộ tịch kiêu hãnh của nàng. Điều đó nói lên rằng nàng không lợi dụng anh. Nàng một mực thực hiện lối sống tự túc, và điều đó còn hơn là phần thưởng dành cho anh để anh lo cho nàng. Đúng, anh hài lòng khi nói chuyện với Jason Grant. Anh hài lòng khi mua một ít thời gian nghĩ ngơi cho Karen và nàng nhất thiết cần điều đó.
Vấn đề còn lại anh phải làm là thuyết phục nàng dưỡng bệnh.
Rút chân khỏi bàn,Brice bắt chéo chữ ngũ:
– Cô sẽ không thể làm việc theo đúng nghĩa, nếu cô không biết tự chăm sóc mình. Cô còn rất yếu và còn một chặng đường dài điều trị. Bây giờ cô cảm thấy ra sao?
– Tốt.
Karen đánh liều, nói đại.
– Ra sao?
Chứng liều giảm cường độ:
– Ổn.
– Đó có phải là lý do tại sao cô lê người từ cửa và quỵ trên trường kỷ không?
– Tôi không lê, và tôi cũng quỵ
Brice chắc sẽ bật cười cái cách diễn tả cáu kỉnh của nàng nếu anh là người hay cười, nhưng anh không phải vậy:
– Tôi rõ ràng thấy điều đó.
– Anh đã thấy những gì anh muốn thấy.
Karen bắt đầu cãi, nàng muốn có cái gì đó để bắt bẻ anh, nhưng giọng nàng yếu xìu:
– Anh là bác sĩ. Nếu người ta lúc nào cũng khỏe mạnh, anh sẽ thất nghiệp.
– Đó là một câu nói ngu ngốc.
Nàng làm anh ngạc nhiên bởi cái nhìn hối lỗi:
– Tôi nghĩ, tôi nói lộn. Ý tôi muốn nói anh là một thầy thuốc chuyên xem bệnh, do đó, rất có thể anh thấy bệnh ở những nơi thật sự không có.
– Có phải cô đang nói, bây giờ cô hoàn toàn bình phục không? Rằng cô khỏe? Một trăm phần trăm?
Karen lưỡng lự, sau đó lúng búng một từ miễn cưỡng:
– Phải.
– Nếu điều đó đúng, cô có nên phục vụ tại bàn ăn không?
Rồi quắc mắc nhìn nàng:
– Đừng nghĩ đến bản thân mình, Karen. Hãy nghĩ đến những người cô sẽ đứng phục vụ. Nếu cô làm việc trong văn phòng kế toán, hoặc ngồi cả ngày trước máy vi tính, điều đó không quan trọng khi cô bị cảm; nhưng là điều hoàn toàn khác hẳn khi cô phải phục vụ khách ăn uống.
– Tôi biết.
Karen hạ giọng. Nàng ghét anh ta sao quá mẫn cảm.
– Cô biết, mà cô vẫn nghĩ cô nên đi làm à?
– Không, nhưng…
Karen thừa nhận, rồi hít một hơi thở định chống chế, để rồi bị đánh gục bởi Brice:
– Nhưng cô cần tiền.
Nàng thở hắt ra:
– Đúng.
Karen tựa đầu vào ghế, mắt nhìn lên trần nhà. Giọng Brice hướng về nàng, êm ái hơn:
– Bây giờ cô cảm thấy thế nào?
– Mất can đảm.
– Về mặt thể lực, cô cảm thấy thế nào? Tôi muốn biết, để có thể bắt đầu chữa trị từ lâu.
Karen nhắm mắt lại và cố tách nỗi bực dọc tâm lý ra khỏi các triệu chứng thể chất.
– Tôi cảm thấy mệt. Tôi không đau nhiều. Tôi không thay đổi trạng thái đột ngột từ nóng sang lạnh. Nhưng chân tôi dường như không muốn mang tôi đi xa. Tôi cảm thấy…
Karen lục lọi tìm từ khác nhưng từ đầu tiên nàng đã dùng dường như để kết luận tất cả:
-… Mệt.
– Cô cần nghỉ ngơi.
– Tôi đã nghỉ ngơi rồi. Tôi hoạt động ít hơn, ngủ suốt bốn mươi tám tiếng qua.
– Giấc ngủ đó là do mũi thuốc tiêm. Giấc ngủ cô cần hiện giờ là cho cô. Đó là sự khác nhau.
Nàng nghe những gì anh nói, hiểu những gì ý anh muốn nói, nhưng các sự kiện không thay đổi:
– Tôi không có thì giờ.
– Hãy tạo ra nó.
– Nói dễ hơn làm.
Karen thì thào:
– Tôi đồng ý với anh, tôi nên nghỉ làm việc một thời gian ở Pepper Mill, nhưng tôi còn có bài vở và các tiết giữa học kỳ, giáo sư McGuire chắc chắn sẽ đợi tôi trong văn phòng ông trưa mai. Tôi phải trở về Syracuse.
Có một sự im lặng đầy hàm ý giữa hai người. Karen thấy điều gì đó trong ánh mắt Brice mà nàng không thích.
– Tôi đã nói chuyện với giáo sư McGuire.
– Ồ, không.
Nàng nhắm rịt hai mắt:
– Tôi thích công việc đó, Brice. Giáo sư McGuire cũng thú vị như công việc của ông ấy.
– Tại sao khi nãy cô bồn chồn?
– Bởi vì ông ấy phải hoàn thành kịp công trình theo hạn định và có hàng tá sinh viên mong muốn làm việc cho ông. Tôi chắc vào lúc này ông ấy đã mướn người khác rồi.
– Ông ấy chưa mướn ai khác.
– Làm sao anh biết?
Nàng nói, có vẻ sừng sộ.
– Tôi biết. Cô vẫn có việc làm.
Cơn nổi nóng biến mất:
– Tôi có?
Khi anh gật đầu, nàng dồn dập:
– Nhưng ông ấy cần công việc phải được làm.
– Có sự trùng hợp. Ông ấy sẽ đi xa cho hết hè. Trượt tuyết ở dãy Alps.
Karen trố mắt, rồi lẩm bẩm:
– Ô!
– Ông ấy bảo, ông sẽ tiếp xúc với cô khi các lớp học được triệu lập lại.
Quay mặt đi, Karen khép mắt lại.
– Cô không hài lòng à?
Brice hỏi. Anh hơi tự hào vì đã sắp xếp mọi việc hoàn hảo.
– Cô có công việc của cô và một thời gian nghỉ hè.
Karen vẫn im lặng.
– Karen?
Nàng thở dài, quay lại nhìn anh, rồi sụt sùi:
– Cám ơn anh.
Bỏ hai chân xuống sàn, anh đặt tay lên bàn:
– Không có chi. Hành động của tôi không phải để tìm kiếm sự cám ơn của cô. Lần sau cùng cô nghĩ hè là khi nào?
– Tôi không biết.
– Khi nào?
– Tôi không nhớ nổi.
– Cô làm gì với chính cô.
– Tôi làm việc.
– Luôn luôn à? Cô không phải là kẻ nô lệ cho đồng tiền, đúng không?
Karen không trả lời, tựa đầu vào lớp da mềm mại dưỡng sức, nàng cảm thấy lần nữa sự mệt mỏi xâm chiếm cơ thể mình. Có lẽ do sự phòng vệ bản thân đã lắng xuống. Bằng giọng nói ít nghẹt mũi hơn trước đó, nhưng vẫn còn khàn và rất yếu, Karen lên tiếng:
– Những ký ức đầu tiên tôi có thuộc về sự căng thẳng trong gia đình tôi. Lúc đó tôi chỉ mới lên ba hay bốn tuổi gì đó, nhưng tôi nhớ nó. Cha tôi không thể duy trì việc làm. Mẹ tôi không bao giờ chỉ trích ông về điều đó, nhưng có sự lo lắng triền miên về việc bà sẽ trả tiền hóa đơn bằng cách nào.
Brice không muốn nghe câu chuyện của nàng, không muốn cám cảnh cùng nàng. Anh bảo nàng ngưng, rồi im lặng. Anh muốn nghe chính các từ mà anh cần phải biết hơn. Anh tự nhủ, là một bác sĩ anh cần biết lịch sử bệnh án gia đình hơn là tình cảm gia đình.
Vì vậy anh không nói một lời. Tuy nhiên Karen vẫn quyết định nói tiếp, như thể nàng chưa từng có ai để tâm sự:
– Công việc cha tôi thuộc lãnh vực xây dựng và ông đã lên kế hoạch để thành lập công ty riêng của ông. Sau đó thì tai nạn xảy ra. Đôi chân ông bị nghiền nát dưới bức tường bê tông. Các bác sĩ tìm cách phục hồi chúng, rồi trong khoảng thời gian đó việc gì đến sẽ đến. Bao nhiêu tiền ông dành dụm đều đổ vào chi phí thuốc men. Có một số tiền nhỏ được chuyển đến từ bảo hiểm, nhưng ông tiêu sạch hầu như tức thì, vì trong thời gian điều trị ông đã nghiện moóc phin và chúng phải cần cả khối.
– Mẹ cô đi làm chứ?
– Bà ấy nhận trẻ con và chăm sóc chúng tại nhà. Tuy nhiên bà thật sự cai quản cả một trung tâm chăm sóc ban ngày. Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt. Tôi không có anh chị em nào cả, rồi bỗng nhiên có cả một lũ trẻ chung quanh. Rồi chuyện trở nên rối tung vì vấn đề giấy phép. Mẹ không có giấy phép vì chúng tôi không có tiền để thực hiện những sửa chữa và tân trang ngôi nhà theo yêu cầu của chánh quyền. Vì thế bà chỉ được quyền chăm sóc không hơn hai đứa trẻ cùng một lúc, và thu nhập không đủ trang trải cho cả ba chúng tôi. Sau đó tôi bắt đầu đi học và mẹ đi làm thư ký trong một văn phòng luật nhỏ.
Tiền lương tạm được, nhưng không bao giờ khá hơn. Bà biết đánh máy, nhưng không biết tốc ký, và bà không có thời giờ hoặc tiền bạc để đi học nó.
Karen nhớ lại sự thất vọng của mẹ mình.
– Cha cô có ở nhà chăm sóc cô sau giờ học không?
– Thỉnh thoảng.
– Ông ấy có… tử tế với cô không?
Câu nói nhóm lên tia lửa bất bình. Karen hơi nhỏm đầu lên, đôi mắt long lanh hơn tập trung vào Brice:
– Ông ấy chưa bao giờ tàn nhẫn. Ông ấy thất chí và buồn khổ, thay đổi việc làm luôn với hy vọng công việc mới nhất sẽ tốt nhất, tuy nhiên cơn đau thể xác luôn hành hạ ông và ông cần moóc phin. Ông không bao giờ chạm tới rượu. Ông không bao giờ vũ phu. Nhưng ông hoàn toàn mất lòng tin. Hụt hẫng. Sầu đời. Đã hai lần ông lâm vào tình trạng hôn mê và được chở thẳng đến bệnh viện, tại đây các bác sĩ khuyên nên điều trị chứng nghiện của ông, nhưng ông tự ý ký tên xuất viện trước khi việc điều trị tiến hành. Mẹ tôi cố thuyết phục ông đăng ký vào chương trình cai nghiện, nhưng ông cãi rằng ông không thể nhập viện vì ông muốn phụ giúp nuôi dưỡng gia đình. Vì thế ông đi làm thuê hết công việc này đến công việc khác.
Karen tựa đầu vào ghế trở lại và rơi vào im lặng, hồi tưởng lại những đêm nằm trên giường lắng nghe tiếng mẹ nàng thổn thức. Bà phải chịu nhiều gian truân, khổ sở. Nàng đã tự nguyện với lòng, bằng mọi giá nàng sẽ vực gia đình nàng gượng dậy.
– Ngay khi tốt nghiệp trung học, tôi đi làm đủ giờ. Tôi nghĩ, tôi đang trả ơn cha mẹ tôi, nhưng thỉnh thoảng, tôi tự hỏi liệu việc làm của tôi có mang đến niềm an ủi hơn là nỗi khổ sở cho mẹ tôi không. Bà muốn tôi tiếp tục bậc đại học. Bà thấy những phụ nữ có sự nghiệp triển vọng, và đó là những gì bà muốn tôi đạt được. Bà là một phụ nữ đảm đang, nhưng thiên nhiều về nội trợ, dĩ nhiên không có lương cho điều đó.
Karen dừng lại, nhíu mày hồi tưởng:
– Công việc tôi làm là việc ăn khoán. Mẹ muốn tôi ngưng làm và học đại học vì trình độ học vấn đó chắc sẽ bảo đảm tôi có thu nhập khá hơn, nhưng tôi không có tham vọng đó là vì chúng tôi cần tiền ngay lúc ấy. Cha tôi nhập viện thường xuyên; ông có vần đề về thận và gan. Hóa đơn được gởi về tới tấp.
Karen khép mắt và rúc người sâu hơn vào tấm mền, trong khi Brice quan sát những vết nhăn đau khổ hằn nhẹ trên mặt nàng. Tim anh như gởi gấm qua nàng, trong khi bản chất hoài nghi trong anh nhất thời vỗ cánh bay mất. Nếu Karen cố tình bịa ra câu chuyện xé lòng, nàng đã thành công hoàn toàn.
Rồi anh nhớ lại cách nàng bắt đầu la hét vào ngày đầu tiên khi anh đưa nàng về nhà mình, cách nàng đã thu người vào chính mình, như thể bị làm nhục. Mặc dù hiện giờ không có sự nhục nhã nào, nàng vẫn cứ thu người lại vì đau khổ, hướng vào nội tâm. Bây giờ, cũng như lúc đó, nàng không chịu nhìn anh.
Đứng lên khỏi ghế, Brice thọc hai tay sau vào túi quần, chậm rãi đi những bước vẩn vơ quanh bàn. Anh dừng lại cách trường kỷ chừng một mét khi nàng bắt đầu nói tiếp. Karen vừa nhướng mày nhìn ngón tay, vừa cào cào móng.
– Năm mười chín tuổi, tôi gặp một người đàn ông. Một chàng trai hai mươi ba tuổi. Anh ấy là họa sĩ, hoặc anh ấy nghĩ như vậy, tuy nhiên, tới bây giờ anh ấy chưa có tiếng vang nào. Tôi đang làm những công việc lặt vặt, đánh máy, phân loại hồ sơ, trực điện thoại, cho một quản trị viên của một viện bảo tàng nhỏở New Haven, không xa nơi chúng tôi sống. Tôi yêu nghệ thuật.
Nàng nói dịu dàng, nhưng vẫn không ngước lên.
– Tôi gặp Tim tại viện bảo tàng và tôi cũng yêu anh ấy. Anh ấy là mọi thứ. Tôi chưa bao giờ biết, sự vô tư lự, sự thảnh thơi, sự vui đùa. Tôi cảm thấy như một người khác hẳn bên anh ấy.
Karen nhíu mày nhìn bàn tay:
– Nhưng tôi đang sống một cuộc sống kép, vừa nỗ lực làm việc, đếm những đồng xu kiếm được, gởi từng đồng xu dư về cha mẹ tôi, vừa cùng Tim dự một buổi cắm trại ngoài trời với bạn bè anh ấy hoặc một ngày cuối tuần trên một bãi biển quyến rũ mà anh ấy sẽ cho là sẽ gây được cảm hứng.
– Vậy hả?
Nàng khẽ cười thành tiếng:
– Không thường xuyên. Chúng tôi chỉ… chỉ… vui đùa thôi.
Brice cảm thấy như có ai đó đang bóp quả tim mình. Không phải anh ghen tức, vì anh đâu có quyền đòi hỏi gì nơi Karen, nhưng có cái gì đó vẻ thư giãn trên mặt nàng, có cái gì đó trong tiếng cười phảng phất buồn của nàng và đó cũng chính là nụ cười đầu tiên anh từng nghe thoáng qua trên đôi môi nàng, điều đó khiến anh rung động sâu sắc. Làn da nàng mượt mà, gương mặt nàng không nói lên điều gì ngoài sự suy nhược và thỉnh thoảng cau mày. Anh chưa bao giờ thấy nàng mỉm cười.
– Chuyện gì đã xảy ra với anh ấy.
Karen đang hồi tưởng lại những tháng ngày vui vẻ đó, thật là tuyệt vời khi nó xóa đi nỗi lo âu của nàng, giá mà nó được kéo dài. Câu hỏi của Brice khiến nàng giật mình trở về thực tại:
– Tim? A, chúng tôi đường ai nấy đi.
Brice chưa bao giờ là kẻ thích nói chuyện tầm phào, anh không thể ngờ nàng đã treo anh lên và phơi nắng bằng cách đó. Vì thế, anh hỏi:
– Tại sao?
Karen nhún vai:
– Tôi không phải là những gì anh ấy tưởng.
– Ý cô nói gì?
– Anh ấy tưởng tôi có tiền.
Một phút im lặng trôi qua, rồi Brice hối:
– Tiếp tục đi.
Đâu tựa vào chiếc ghế da, Karen khép mắt lại. Giọng nàng mệt mỏi:
– Anh ấy đang tìm ai đó cung cấp vốn cho sự nghiệp mình. Ai đó sẽ yểm trợ anh trong khi anh đang lên bản phác thảo. Bằng cách nào đó, anh ấy có cảm tưởng rằng tôi sống sung túc. Có thể đó là do cách tôi ăn diện. Tôi có con mắt thời trang, tôi có thể có một trang phục không ra gì, rồi gấp nếp hoặc thắt gút nó, hoặc làm dây lưng cho nó, thành một cái gì đó hấp dẫn. Hoặc vả do cái cách tôi đi đứng và ăn nói. Anh ấy bảo, tôi nói nghe có vẻ quý phái, có văn hóa. Anh ấy nghĩ rằng chính do đồng tiền kết nối. Tôi không bao giờ đưa anh ấy về nhà cùng tôi. Tôi không muốn làm đứt mối dây giữa hai thế giới của tôi. Ngoài ra cha mẹ tôi chắc sẽ không thích anh ấy từ cái nhìn đầu tiên.
– Vậy làm thế nào anh ta biết được?
Karen nói chậm rãi hơn:
– Tôi nghĩ rằng, anh ấy tự vấn lòng liệu tôi có đáng để anh ấy đầu tư công sức hay không, và cách duy nhất anh ấy có thể biết chính là xem tôi sinh sống thế nào.
Karen hít một hơi thở sâu:
– Cuối cùng anh ấy khám phá, tốt thôi. Căn hộ chúng tôi sinh sống khá xinh xắn, nhưng nó cũng chỉ là căn hộ, không hơn không hơn không kém, nhỏ, tiện nghi vừa phải, giống như mọi căn khác.
Karen vẫn còn nhớ căn hộ đó với niềm lưu luyến, bởi vì đó là nơi nàng từng gọi là nhà suốt hai mươi ba năm. Tim hoàn toàn không cảm thấy lưu luyến nó.
– Chúng tôi tan vỡ ngay sau đó.
Brice cảm thấy ngọn lửa giận dữ bùng cháy, giận cả Karen lẫn “ bồ” của nàng, và khi giận dữ, anh trở nên lú lẫn:
– Làm thế nào mà cô lại ngã vào anh ta?
Tự ái, Karen ngước lên:
– Tôi không biết lòng dạ anh ấy.
– Điều này lẽ ra phải thấy trước, rõ như ban ngày. Anh ta chắc phải là một kịch sĩ vĩ đại mới có thể giả vờ có những cảm tính mà anh ta không có, đúng không?
Bây giờ đến lượt Karen nổi cáu. Cơn giận làm nàng tăng thêm sức mạnh và ngồi thẳng lên:
– Tôi không bị mù, cũng không ngốc, Brice. Tim không giả vờ, anh ấy thật sự mến tôi. Anh ấy chỉ muốn có thêm những điều khác.
Dịch chuyển tấm mền, nàng đứng lên:
– Anh ấy đã giải quyết sòng phẳng mọi thứ khi chúng tôi chia tay. Điều đó không chắc làm tôi dễ chịu hơn, nhưng khi một anh chàng trở nên u mê như thế về một điều quá thô thiển, anh có thể nói gì?
Karen quay đi và bước tới một trong những bức tường chứa đầy sách:
– Tim tôi không tan nát, tôi suy nghĩ nhiều về hai chữ tình yêu, và tôi không liều lĩnh đùa giỡn với nó nữa. Nhưng tôi là người vỡ mộng. Tôi nghĩ, tôi thà bị đập vỡ nát vì bất cứ lý do nào khác hơn là điều đó.
Thở dài, Karen lơ đãng mân mê chiếc máy ảnh nằm trên giá sách:
– Một điều duy nhất là kinh nghiệm để lại cho tôi một vết sẹo, và tôi tiếp tục làm việc. Tôi yêu công việc của tôi. Tôi thích, và vẫn còn thích, ngồi trong một căn phòng được bao quanh bởi những tác phẩm nghệ thuật.
Brice có thể tin những gì nàng kể. Nàng trong có vẻ là mẫu người đặc biệt. Bà Rowena chắc là mẫu người đặc biệt. Bàn về khía cạnh đó, anh cũng là mẫu người đặc biệt. Anh chuộng sự cô đơn và tĩnh mịch, anh chuộng kỹ năng nghệ thuật:
– Cô có họa hay sơn không?
– Không. Tôi không biết cả hai. Đó là lý do tôi đam mê lịch sử nghệ thuật, thay vì mỹ thuật.
Nhưng đó là phần đầu câu chuyện của nàng, và Brice muốn nghe toàn bộ câu chuyện. Vì vậy, đứng thọc tay trong túi, anh hỏi:
– Cuối cùng, điều gì xảy ra cho cha mẹ cô?
Kéo tấm mền choàng quanh vai, Karen đưa mắt nhìn những quyển sách trên giá một cách vô hồn. Nàng mệt, nhưng một cái gì đó trong lòng bắt nàng nói:
– Cha tôi mất khi tôi hai mươi mốt tuổi. Ông để lại nhiều món nợ. Mẹ và tôi đang trả dần chúng thì bà lâm bệnh. Tôi hai mươi ba tuổi khi bà mất. Phải mất hơn hai năm nữa, tôi mới trả hết tấm hóa đơn cuối cùng.
– Đó là khi cô quyết định đi học trở lại?
Karen khẽ lắc đầu:
– Tôi quyết định điều đó vài năm trước đây. Đó cũng chính là câu hỏi từng ám ảnh tôi khi nào có thể thực hiện được nó. Sau khi các hóa đơn được thanh toán xong, tôi bắt đầu tích lũy tiền, như thế tôi có thể học đủ tiết.
Karen cúi gầm đầu xuống:
– Rồi tôi đụng phải bà Rowena. Anh biết phần còn lại.
Brice không biết phần còn lại, nhưng anh có thể chấp vá từng mảng nhỏ lại với nhau. Nàng dùng tiền tích lũy đó để trả cho luật sư và vào thời gian vụ án xử xong, nàng trở lại điểm xuất phát. Giọng anh cay đắng:
– Vì thế cô dựng lên một chương trình không kham nổi cho bản thân cô.
Brice không biết ai là người làm anh bực mình nhất vào thời điểm đó, vì Karen phóng xe nhanh trên con đường làng tăm tối, hay vì bà nội đi xe đạp không có thiết bị phản quang, hay vì định mệnh đặt hai người phụ nữ tại cùng một điểm vào cùng một lúc, hay vì chính anh gây tổn thương cho cả hai người.
– Cô đang thúc ép bản thân cô tăng thêm nhịp đi để cố theo kịp những người dày dạn nhất.
Nàng nhìn anh với ánh mắt bào chữa:
– Tôi không có sự chọn lựa nào khác. Anh không thấy sao? Tôi đã ngụp lặn trong bể phiền nhiễu quá lâu đến nỗi chỉ còn một lối thoát duy nhất là phải làm việc cật lực suốt bốn năm qua. Chỉ khi điều đó được thực hiện, tôi mới ngủ yên.
– Bởi vì cô sẽ kiếm được nhiều tiền?
Anh ta không hiểu, và điều đó làm chạm tự ái của Karen. Nàng gào lên:
– Không phải chỉ vì đồng tiền. Mà nếu là vậy, tôi thà đeo đuổi một chức vị trong lĩnh vực kinh doanh, hơn là theo lịch sử nghệ thuật.
Đảo mắt, Karen nhìn về hướng cửa, nhưng trước khi nàng tìm cách thoát, Brice đột ngột chận đứng lối thoát:
– Vậy, tất cả những chuyện này là gì?
– Là thoát ra khỏi cái đống phiền nhiễu. Vươn cao trên nó. Khống chế nó, không để nó khống chế tôi. Tôi không cần sống dựa vào bạc triệu. Tôi không tiêu xài phung phí. Tất cả điều tôi muốn là, mỗi đêm lên giường biết rằng mình đã thanh toán các hóa đơn. Như vậy có gì đáng thắc mắc không?
Ánh mắt nàng chăm chăm nhìn vào miệng anh, chờ nghe trả lời. Môi Brice mím chặt, phớt lờ sự đáp ứng; Karen thấy điều đó. Nàng nhướng đôi mắt lộ vẻ nôn nóng, và chúng đón ánh mắt anh. Ánh mắt buồn buồn, duy cảm. Ánh mắt làm nàng kinh ngạc.
– Bà Rowena lo lắng về cô.
Anh nói như người quẫn trí, khi cố phân biệt đôi mắt Karen màu hổ phách hay màu nâu.
– Về tôi?
– Bà điện thoại bảo tôi rằng xe cô vẫn còn nằm trong bãi đậu. Bà muốn tôi gọi cảnh sát.
Nồng ấm như than hồng, Karen tự nhủ, và cảm thấy tâm hồn thanh thản hơn. Ánh mắt nàng đang say đắm:
– Anh có nói bà ấy tôi ở đây không?
– Có. Bà ấy cảm thấy nhẹ nhõm. Bà biết cô đang bệnh.
– Bà không nên lo thái quá.
Brice nhìn vào môi nàng:
– Bà ấy mến cô.
– Tôi cũng mến bà ấy.
– Đó là lý do tại sao cô đến thăm bà hai lần mỗi tuần?
– Đó là… một trong những lý do.
Giọng Karen hơi run. Có một sự thúc giục kỳ lạ nổi lên trong lòng nàng. Nó muốn nàng phải chạm vào mặt Brice để xem cái vẻủ dột trên quai hàm kia cảm thấy gì. Tuy nhiên sự thôi thúc đó phải chịu nhượng bộ trước sức khỏe cạn kiệt vì cơn bệnh và nàng chỉ có thể bắt đầu bằng giọng nói thì thào:
– Tôi nghĩ… tốt hơn tôi nên ngồi.
– Hãy nói tôi nghe những lý do còn lại.
Giọng Brice cứng cỏi. Anh đang bị thu hút bởi đôi má ửng đỏ của nàng. Nó hoàn toàn khác hẳn với ảnh hưởng của cơn sốt anh chứng kiến trước đây.
Có thể Karen có quyền làm theo ý mình, nhưng không. Ánh mắt nàng bị ánh mắt anh khóa chặt, giọng nàng tựa như gió thoảng:
– Làm ơn… Tôi muốn ngồi.
Brice đưa hai tay nắm lấy hai cánh tay đang cộm lên dưới tấm chăn, nhưng hành động yểm trợ nho nhỏ đó đã gợi dậy một tình cảm yếu đuối trong lòng Karen. Mặc dù không tỉnh táo lắm, nhưng Karen vẫn nhận ra sự yếu đuối vì thèm muốn. Nàng đã bị Brice cuốn hút. Điều đó khiến nàng sợ hãi.
– Những lý do khác để cô thăm bà tôi là gì?
Brice lặp lại câu hỏi. Điều anh đang cảm nhận không phải là tình cảm yếu đuối… mà là mạnh mẽ. Ngay sau đó, anh muốn giữ nàng sát hơn, nhưng không thể được. Anh phải tự đặt mình vào vị trí… không thích nàng.
– Chúng tôi có những giờ phút vui vẻ bên nhau.
Karen thì thầm.
– Cô đọc cho bà nghe?
– Cả hai chúng tôi thích điều đó.
– Nhưng hai lần một tuần… mất ba giờ lái xe.
– Tôi không bận tâm.
– Tôi nghĩ, cô sẽ không có thời giờ chớ.
Brice còn nghĩ, anh muốn hôn nàng.
– Tôi sắp xếp thời giờ.
Anh không thể hôn nàng được:
– Tốn tiền xăng.
– Tôi sẵn sàng trả.
Anh không thể thích nàng. Sự quyến rũ phải chấm dứt:
– Đó là vì tội lỗi?
Karen điếng người, rồi tình cảm yếu đuối chẳng dính dáng gì đến thèm muốn, gợn lên trong lòng nàng.
– Không.
Hơi ấm được dẫn truyền trên gương mặt nàng đã biến mất. Brice cảm thấy nhẹ nhõm. Anh không muôn nàng trông có vẻ đáng hôn:
– Cảm nhận tội lỗi chỉ là điều bình thường thôi.
Karen biết giây phút đặc biệt đã trôi qua và không hiểu điều gì đã xảy ra. Ngoài cảm giác yếu ớt, nàng còn cảm thấy thô thiển. Karen đáp lời theo cách phòng vệ:
– Nó khởi đầu là vậy, nhưng không phải bây giờ.
– Cô không cảm thấy bất cứ tội lỗi nào à?
– Tôi không phải nói thế.
– Cô cảm nhận nó?
– Phải. Tôi luôn sống với nó. Tôi quy lỗi cho chính tôi vì bằng cách nào đó đã không trông thấy bà Rowena đêm đó. Tôi đổ lỗi cho mình vì đã không tập trung kỹ hơn vào con đường tối hôm đó, chớ không phải vì đèn pha xe tôi vẫn sáng, không phải vì đã lái trọn đường bên tay mặt. Tôi cảm thấy có tội. Nhưng đó không phải là lý do tôi viếng thăm bà Rowena.
– Tóm lại, cô đang thừa nhận đổ lỗi cho cái đêm tối đó, đúng không?
Nước mắt ngân ngấn:
– Không!
– Nhưng chính cô vừa nói…
– Rằng, tôi đổ lỗi cho chính bản thân tôi. Điều đó khác với việc thừa nhận tôi có trách nhiệm với tai nạn.
Run rẩy, Karen cố vùng ra khỏi tay nắm của Brice, nhưng anh không dể dàng cho.
– Tôi không nói láo trong suốt vụ xử, Brice. Tôi ngồi đó, và anh đã nghe những gì tôi nói. Tôi không chạy quá tốc độ. Tôi không say rượu cũng không say thuốc.
Giọng nàng mỗi lúc một khàn thêm:
– Tôi không vi phạm bất cứ luật nào vào đêm đó, vì vậy tôi phải chống lại đơn kiện anh đưa ra buộc tội tôi…
– Tôi không…
– Luật sư làm điều đó, nhưng anh đứng đằng sau, và anh đã sai. Tôi không hiểu nỗi những gì anh làm. Bà ấy là nội anh và anh yêu bà ấy. Nhưng anh đã sai. Thật sự không công bằng…
Giọng Karen đứt đoạn, nhưng nàng quyết định phải nói hết, vì thế nàng bắt đầu tiếp tục, lần này sụt sùi, nước mắt lã chã trên đôi má nàng:
– Có một điều không phải là, sau những sự việc đó tôi đã vượt qua, tôi lại phải chịu đựng sự trừng phạt tiếp theo, vì bà Rowena và tôi cùng ở trên một con đường vào đúng đêm đó.
Gương mặt Brice lung linh qua làn nước mắt, nhưng Karen vẫn tiếp tục:
– Mỗi lần tôi gặp bà ấy là một lần tôi tự nhủ rằng chính xe tôi đã đặt bà nơi bà đang ở.
Karen gục đầu xuống mền choàng trên vai, thút thít khóc, cầu mong Brice buông tha nàng, cầu mong nàng có thể rời khỏi đây, cầu mong nàng ở bất cứ nơi nào khác vào lúc này. Ngơ ngơ ngẩn ngẩn, nàng lẩm bẩm:
– B… bà ấy là bà nội tôi chưa hề có. Tôi cũng y… yêu bà ấy.
Nhắm mắt, Brice dịu dàng ôm nàng vào lòng. Anh không quan tâm đến việc đặt mình vào vị trí nào. Nàng không khỏe. Và giờ đây nàng đang tổn thươngthêm. Ôm đầu nàng, anh giữ nó tựa ngực mình trong khi một cánh tay vòng qua eo đỡ lấy thân hình nàng. Anh có thể cảm nhận cơ thể nàng đang run, có thể nghe tiếng nấc nho nhỏ của nàng. Từng phút trôi qua, Brice cảm thấy nàng càng yếu, có thể ngã quỵ bất cứ lúc nào; anh vội nâng nàng lên và đưa đến trường kỷ. Ngồi xuống và đặt nàng trong lòng, Brice sửa lại tấm mền để anh có thể giữ nàng sát hơn. Anh vuốt lại mái tóc nàng, giữ nó lại trong kẹp tóc, vuốt lưng nàng, xoa xoa cổ và tay nàng. Brice lặp đi lặp lại thao tác như thế đến khi nàng thôi thổn thức. Sau đó anh bế nàng, đang ngủ say, lên phòng ngủ ở tầng hai mà anh quyết định như là phòng của nàng, đặt nàng nằm gọn gàng trên giường rồi ra khỏi phòng.