TRUYỆN
NGƯỜI NÀY KHÔNG CÓ CHUYỆN mỗi ngày một tập, khiến Carol ngày nào cũng trông
chờ, ngóng đợi. Sở Thiên gửi lên mạng rất đúng giờ, cuối tuần vẫn bảo đảm, cho
nên Carol không bị hẫng hụt. Có lúc cô cảm thấy Sở Thiên như người tình rất
chiều mình, biết có người chờ, nên xuất hiện đúng giờ.
Nhân
vật trong truyện của Sở Thiên không nhiều, tình tiết cũng không phức tạp nhưng
tâm lý thì vô cùng tinh tế, thuộc loại tiểu thuyết tâm lý. Tác giả xây dựng
những sự việc và tình tiết bình thường nhưng lại liên quan nhiều đến triết lý
cuộc đời, khiến cô phải nghiền ngẫm, ghi nhớ sâu sắc. Có những triết lý cuộc
đời tác giả dùng cách thể hiện hài hước, nhưng sau cái hài hước khiến cô càng
hiểu sâu hơn cuộc đời.
Người
này không có chuyện viết về Liễu Thanh, một nữ học giả sang thăm nước Mỹ, hết
tập một Liễu Thanh vẫn còn trên máy bay bay sang Mỹ, nhớ lại cuộc sống của mình
mười năm trước. Mười năm trước Liễu Thanh còn trẻ, vừa tốt nghiệp đại học, lòng
hướng tới cuộc sống lãng mạn tốt đẹp, nhưng Trịnh Bình chồng của Liễu Thanh là
con người đại khái, không chú ý đến những cảm nhận của vợ, coi tình yêu và hôn
nhân chỉ là tính dục và cuộc sống thường ngày, rất ít khi ở cùng với vợ trẻ,
lúc nào cũng chỉ say sưa với mạt chược ở đâu đó. Liễu Thanh ở nhà một mình, rất
thất vọng với tình yêu và hôn nhân, cảm thấy cuộc sống sau hôn nhân càng cô đơn
hơn.
Những
trang viết về cuộc sống tình dục thời kỳ đầu hôn nhân của Liễu Thanh và Trịnh
Bình khiến người đọc không nhịn được cười. Trịnh Bình không hiểu phải gợi tình
lãng mạn, lúc nào cũng như một mũi dao đâm sâu chọc thẳng, kết quả Liễu Thanh
không được chuẩn bị trước, hai người thử một vài lần đều không hài hoà, Liễu
Thanh cảm thấy đau đớn. Cuối cùng hai người tìm được cuốn sách Toàn tập về cuộc
sống gia đình tuyên truyền khoa học thực tiễn, nhưng làm theo chỉ dẫn trong
sách cũng không hiệu quả.
Truyện
sau khi được đăng lên mạng, nhiều người tỏ ra không tin có người khờ khạo đến
thế, nhưng Khiết Tâm tin là có, cô nói với Carol:
– Đọc
đoạn này tớ nghi Sở Thiên là chồng tớ đang ở trong nước. Vì những tình tiết
này, trừ cuốn sách Toàn tập về cuộc sống gia đình tớ không có, còn nữa giống
hệt với những gì mình đã trải qua, nhưng chắc chắn không phải là chồng tớ viết,
anh ấy không có tài viết văn, mà anh ấy cũng không viết mình thành con người
không biết yêu hoa quý học như vậy.
– Sở
Thiên không viết về mình chứ? – Carol nói – Đằng ấy thấy tác giả viết về tâm lý
Liễu Thanh hết sức chân thực và tinh tế, một người không biết yêu hoa quý ngọc
chắc chắn không thể viết đúng tâm lý người con gái như thế. Có lúc tớ nghĩ, Sở
Thiên là nữ.
Khiết
Tâm nói:
– Tác
giả viết về nam giới cũng rất thật. Nhân vật Trịnh Bình là người của những năm
sáu mươi, con người thời nay cũng may mắn hơn. Bây giờ là thế kỷ hai mươi mốt,
sách về tính dục và tính dục học tràn ngập, đàn ông học được rất nhiều trong
đó, họ đều biết chiều chuộng phụ nữ, cho dù đấy là anh đàn ông chỉ biết mình,
nhưng cũng biết kích thích phụ nữ, làm cho phụ nữ thoả mãn, đừng vì không làm
thoả mãn chị em mà trở thành anh đàn ông vô dụng.
Carol
nghe nhưng không nói gì, cô cũng cảm thấy Sở Thiên viết rất thật, nhưng không
đồng ý với Khiết Tâm. Cho dù đã sang thế kỷ hai mươi mốt, thế giới vẫn là những
người đàn ông ấy, về mặt tình ái rất ngu xuẩn, chỉ biết mình, có thể không liên
quan gì đến thời đại. Người đàn ông đầu tiên trong đời cô ra đời vào những năm
bảy mươi, nhưng so với Trịnh Bình hình như không khác gì mấy.
Nếu nói
người đàn ông đã ăn nằm với mình là “người đàn ông trong đời” thì người đàn ông
đầu tiên trong đời Carol là thầy giáo dạy tiếng Anh tên là Đổng Hạo. Đổng Hạo
không xấu trai nhưng cũng không phải là người đẹp trai. Đặc điểm làm người khác
phải say mê ở Đổng Hạo là giọng nói. Nghe giọng nói của anh qua tai nghe giống
như có một ma lực không thể cưỡng lại, khiến quá nửa nữ sinh trong lớp phải mê
mẩn, thích quấn lấy thầy giáo để hỏi này hỏi nọ, tất cả chỉ vì giọng nói của
thầy qua tai nghe.
Khả
năng nghe hiểu của Carol rất tốt khiến thầy giáo chú ý. Có lần, vừa nghe xong
một đoạn văn ngắn, thầy bắt đầu nêu câu hỏi. Lúc hỏi Carol, cô trả lời không
nổi, vì vừa rồi cô không chú ý nghe, vậy là cô nói “xin lỗi”. Không ngờ, câu
trả lời ấy lại đúng là “xin lỗi” cho nên thầy giáo khen: “Tốt lắm!”. Trong lớp
có người cười, thầy không hiểu học sinh cười gì.
Lúc hết
giờ thầy bảo Carol ở lại, hỏi cô vừa rồi trong lớp mọi người cười gì. Carol nói
sự thật với thầy, thầy cười vui vẻ, nói:
– Là vì
thầy có ấn tượng tốt với em. – Bốn mắt thầy giáo và học sinh nhìn nhau, hình
như truyền cho nhau không ít tình cảm.
Thầy
Hạo bắt đầu mời Carol đến góc Anh ngữ trong công viên để tập nghe, Carol không
từ chối, thậm chí còn cảm thấy tự hào, vì cô biết trong lớp còn rất nhiều bạn
muốn được thầy mời đến góc Anh ngữ. Là một thầy giáo đứng trên bục giảng biết
những gì học sinh không biết, nắm quyền cho điểm, rất dễ dàng trở thành đối
tượng để học sinh nịnh thầy, yêu quý thầy.
Có lần
thứ nhất sẽ có lần thứ hai, hai người qua lại nhiều hơn, không biết bắt đầu từ
đâu thầy trò nắm tay, ôm nhau. Carol không biết mình có yêu thầy Hạo hay không,
cô cảm thấy yêu, những lúc cùng với thầy cảm thấy vui vẻ. Nhưng những lúc không
đến với thầy, Carol cũng không thấy đau khổ. Lúc bấy giờ cô vẫn chưa biết người
mình thật sự yêu sẽ rất đau khổ mỗi khi không gặp nhau, cho nên nghĩ rằng mình
đã yêu thầy.
Thầy
Hạo bắt đầu mời Carol đến nhà chơi. Cô không muốn có chuyện quan hệ sớm với
thầy, tuy không phong kiến nhất định phải giữ trinh tiết đến ngày cưới, nhưng
cô cũng không muốn tuỳ tiện đánh mất trinh tiết, chủ yếu vì vẫn chưa cảm thấy
xung động.
Kết
quả, thầy Hạo cũng bị cái bệnh tựa như Trịnh Bình trong truyện Người này không
có chuyện, tức là rung động vài lần vẫn không thể như ý, trò chơi của thầy trở
nên đau khổ, cho nên mỗi lần Carol chào thầy ra về, thầy đau đến nỗi không thể
đứng lên đưa tiễn cô học sinh của mình. Nhìn thầy đau khổ, nhưng thầy vẫn một
mực vì Carol, bất chợt cô cảm thấy kiêu hãnh và tự hào. Thấy đấy, mình vẫn ngồi
đây, hoặc chạm đến người thầy có làm cho cái ấy của thầy đứng lên kính chào,
đứng dựng lên, đứng dựng cho đến khi thầy cảm thấy đau đớn. Trông thấy thầy đau
khổ Carol cũng động lòng trắc ẩn, thêm một chút hiếu kỳ, cuối cùng một hôm,
Carol đồng ý với yêu cầu của thầy, buổi tối không về ký túc xá.
Thầy
Hạo tay chân luống cuống lôi Carol đến bên giường, tay chân luống cuống cởi bỏ
quần áo của Carol. Tay chân thầy luống cuống khiến đầu óc cô lạnh tanh, tưởng
như một chút bối rối của cô cũng bị thầy trưng dụng, một mình thầy bối rối
hoảng loạn cho cả hai người còn một mình cô trấn tĩnh cho cả hai người…
Từ lâu
Carol đã nghe nói, đàn ông lần đầu xông trận chí khí chưa lên thì người chết
trước, cho nên Carol cũng không trách thầy, điều này chứng tỏ thầy rất kích
động, còn hơn ngây như khúc gỗ. Hơn nữa, Carol vẫn chưa hứng thú, không thèm
muốn, chỉ vì thấy thầy đau khổ nên muốn giải cứu cho thầy. Cho nên, thầy có tốc
chiến tốc thắng hay đánh lâu dài cũng vậy, đối với Carol cũng không có gì khác
nhau.
Carol
ngán ngẩm ngồi dậy, vào buồng tắm. Cô cầm cái khăn mặt bông, thấm nước định
lau, không ngờ cái khăn mặt cũng nhầy nhụa, cô cảm thấy buồn nôn, treo khăn vào
chỗ cũ rồi xé một nắm giấy vệ sinh, vừa lau vừa rửa, rửa sạch hết cái cảm giác
buồn nôn.
Carol
mặc quần áo đòi về, nhưng thầy không cho, bảo đừng về, lát nữa thầy sẽ làm lại.
Carol bị thầy ôm chặt, phát hiện đã muộn, đành ở lại. Đến nửa đêm, tiếng ngáy
của thầy khiến cô không sao ngủ nổi. Carol lay thầy, bảo thầy quay về phía bên
kia, nghe nói ngủ nằm nghiêng thì tiếng ngáy sẽ nhỏ bớt.
Thầy
tỉnh giấc, lập tức vào trận, ôm chặt lấy Carol, đòi thêm một lần nữa. Lần này
thì thầy không bị kích hoạt ngay… Carol chảy nước mắt, đẩy thầy ra, cô chạy vào
buồng tắm xối nước lạnh. Hình như nước lạnh làm dịu cơn đau, cô xối rửa rất
lâu. Lúc quay về giường, thầy đã ngáy khò khò.
Carol
nằm bên cạnh, nghe tiếng ngáy lúc to lúc nhỏ, có cảm giác người đang nằm bên
cạnh đây hoàn toàn khác với người vẫn thấy trên lớp học. Xem ra, thầy đứng và
thầy nằm tuyệt nhiên không chỉ là sự khác nhau giữa số “1” đứng thẳng trong chữ
số Ả–rập và chữ “nhất” nằm ngang của chữ Hán, mà khác nhau cả một trời một vực.
Carol hối hận vì đã làm chuyện đó với thầy, nếu không làm thì làm sao biết được
thầy là người thế nào?
Hôm
sau, cô dậy rất sớm, thu dọn rồi lặng lẽ ra khỏi nhà thầy Hạo. Cô quyết định mặc
kệ thầy, không vì điều gì mà chỉ cảm thấy tình yêu không nên như thế, làm tình
không phải như thế. Như thế có ý nghĩa gì đâu? Chỉ có đau khổ và đau khổ, cộng
thêm một chút hài hước và buồn nôn.