Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà

Chương 20



THU CŨNG NHÌN RÕ NGƯỜI KIA, chính là Ba. Anh mặc cái
áo khoác quân phục không phải là màu cỏ úa mà là màu vàng, màu quân phục mà Thu
thích nhất, trước đây chỉ thấy người của đoàn ca múa mặc. Mái tóc đen nhánh của
Ba phủ lên cái cổ lông màu nâu của áo ngoài, cổ áo trong trắng sạch. Không biết
đói vì đánh bóng hay là vẻ đẹp trai của Ba làm đầu óc Thu choáng váng, mắt hoa
lên, suýt nữa thì ngã từ trên tường xuống.

Tay anh cầm trái bóng ướt
sương, đôi giày da anh đi cũng dính đầy bùn đất, anh đi tới, đưa trái bóng cho
Thu, nói:

– Nhảy xuống phải cẩn thận.

Thu nhận trái bóng, ném vào trong, còn mình vẫn ngồi
trên bờ tường, hỏi:

– Anh…tại sao lại đến đây?

Anh ngước nhìn Thu, cười khiêm tốn:

– Anh đi qua>

Những người trên sân bóng sốt ruột gọi:

– Thu, ngồi hóng mát đấy à? Đang chờ đằng ấy phát bóng
đây.

Thu vội vã nói với anh:

– Em vào nhé!

Rồi Thu nhảy xuống, chạy về vị trí của mình. Nhưng Thu
càng đánh càng thiếu tập trung, cứ nghĩ sáng sớm thế này anh đi qua đây làm gì?
Chợt Thu nhớ lại, ngày này năm ngoái Thu về Tây Thôn Bình, cũng tức là lần đầu
tiên Thu gặp anh. Lẽ nào anh nhớ đến cái ngày ấy để hôm nay đến gặp Thu? Thu cứ
muốn chứng thực ý nghĩ đang quấn quanh trong đầu.

Thu chỉ muốn có ai đó đánh bóng ra ngoài tường để Thu
vượt tường xem anh đã đi chưa, hoặc hỏi anh đi đâu. Nhưng lúc này mọi người như
hẹn nhau, không ai đánh bóng ra ngoài. Thu đành phải chờ, xem ra buổi tập cũng
sắp kết thúc. Không thể chờ hơn, nhân cơ hội được phát bóng, Thu phát ra ngoài
tường, khiến toàn đội ngạc nhiên.

Bất kể mọi người nghĩ thế nào, Thu chạy nhanh đến bên
chân tường, vọt lên bờ tường, không nói năng gì, cứ thể nhảy ra ngoài. Thu nhặt
bóng, nhưng không vượt tường vào, mà đi dọc bờ tường về cổng trường, muốn xem
Ba có ẩn nấp bên đố tường hay không.

Nhưng đố tường rất nhỏ, Ba không thể nấp vào đấy được.
Thu tìm suốt dọc đường, tìm đến cổng trường, nhưng không thấy Ba, Thu tin Ba
chỉ đi qua đây.

Hôm ấy, tâm trí Thu cứ để đâu đâu. Trong giờ tập bóng
buổi chiều Thu lại đánh bóng ra ngoài mấy lần, lại vượt tường ra nhặt bóng,
nhưng vẫn không thấy Ba đâu.

Hết giờ học, Thu về ăn cơm, đến khu vệ sinh xem mấy
đống lá khô đã cháy hết chưa. Hôm nay đến lượt tổ của Thu quét dọn khu vệ sinh,
mặt đất lá rụng quá nhiều, nói cung, gặp trường hợp đó, mọi người phải quét lá
thành đống để đốt, đốt xong xúc tro đổ vào thùng rác, không cần phải khiêng
từng sọt lá cây đi đổ. Những người trong tổ ngại chở đống lá cháy hết, bảo Thu
ăn cơm xong ra đấy quét lại một lần nữa. Thu thấy lửa đã tắt liền dồn tro vào
cái gàu xúc rác, chuẩn bị đem đi đổ. Thu vừa đứng thẳng dậy thì thấy Ba đang
chơi bóng rổ trên sân. Anh đã cởi áo quân phục, chỉ mặc cái áo trắng và áo len
cộc tay, chơi bóng rất nhiệt tình với mấy học sinh. Thu ngạc nhiên, gầu rác
trên tay suýt đổ ra đất. Anh vẫn chưa đi? Hay là xong việc rồi quay về? Thu
đứng ngẩn ngơ nhìn anh chơi bóng, tư thế anh thật đẹp. Những lúc anh nhảy lên
ném bóng, mái tóc đen tung lên, bóng rơi vào rổ, mái tóc anh lại rơi về vị trí
cũ.

Thu sợ anh trông thấy, vội cầm gàu rác đi về phía
thùng rác. Thu đổ rác, cầm cái gàu về lớp, khóa cửa lớp, cũng không về nhà, mà
ngồi trên xà lệch của sân tập, nhìn anh đánh bóng ở kia. Có bốn người đang chơi
bóng trên nửa sân.

Ba cởi cả áo len cộc tay chỉ mặc một cái áo trắng tay
áo xắn cao, trông rất hoạt bát, hăng hái, thoải mái. Thu tính điểm cho anh, xem
ai ném vào rổ nhiều, cuối cùng Thu phát hiện Ba ném vào nhiều nhất. Chân anh đi
giày, lòng ngưỡng mộ của Thu đối với anh giống như nước sông từng đợt từng đợt
cuộn lên, Thu rất muốn anh suốt ngày trên sân bóng rổ chơi bóng cho Thu xem.

Trời tối dần, người chơi bóng đã về, chỉ còn người thu
bóng, vừa đi về phía văn phòng tổ thể dục thể thao, vừa nhồi bóng, chừng như để
chuyển bóng cho đồng đội. Thu hồi hộp nhìn theo Ba, không biết anh đi về đâu,
Thu rất muốn gọi anh, nói với anh vài câu, nhưng lại không dám. Thu nghĩ, có
thể anh đi công tác ở gần đâu đây, hết giờ không có việc gì làm, giống như công
nhân các nhà máy ở gần trường học, đến trường tìm người cùng chơi bóng.

Thu thấy anh đi về phía nhà mình, Thu biết anh đến vòi
nước để rửa tay. Thu theo sau, đi cách xa anh. Quả nhiên mấy người chơi bóng
đều ra vòi nước rửa tay, chờ cho mọi người rửa xong, anh mới để áo và các thứ
lên cành cây đào, đến bên vòi nước rửa tay. Suýt nữa thì Thu kêu lên cành đào
đã ra nhựa, cẩn thận nhựa dính vào áo.

Thấy anh rửa tay rồi moi từ túi áo ra một cái khăn,
rửa mặt, thậm chí vén áo lên lau người, Thu cứ run lên, lạnh thay cho anh.

Rửa xong, anh mặc áo len, đến gần nhà ăn, Thu biết,
đứng chỗ ấy có thể trông thấy nhà Thu. Anh đứng một lúc rồi khoác cái áo ngoài
lên người, tay xách túi, đi về phía sau nhà Thu.

Phía sau nhà Thu không xa là nhà vệ sinh. Nói thật,
chưa bao giờ Thu nghĩ đến việc anh đi vệ sinh, lúc mới đầu Thu cũng không dám
nghĩ đến chuyện ăn của anh, cho rằng anh giống như người trong tranh không ăn
uống giữa nhân gian. Về sau khá hơn, Thu thấy anh ăn uống là chuyện bình
thường, nhưng cũng chỉ tiến bộ đến mức ấy, cảm thấy anh chỉ nên vào mà không
ra. Bây giờ thấy anh đi nhà vệ sinh, nghĩ anh cũng phải đi vệ sinh, Thu rất
không tự nhiên, không dám đi theo anh, vội chạy nhanh về nhà.

Về đến nhà, lại không chịu đựng nổi, Thu đến bên cửa
sổ, muốn xem anh từ nhà vệ sinh ra chưa. Nhà của Thu cao hơn con đường phía sau
cửa sổ chừng một đầu người. Thu đứng bên cửa sổ lặng lẽ nhìn ra ngoài, không
trông thấy anh từ nhà vệ sinh ra. Nhưng nhìn xuống dưới, chợt thấy Ba đứng đằng
xa, ngoảnh mặt về phía cửa sổ nhà Thu, Thu giật mình, ngồi thụp xuống, đầu đập
vào cái kê trước cửa sổ.

Mẹ hỏi:

– Sao thế con?

Thu vội xua tay bảo mẹ đứng nói, rồi bước lom khom về
phòng mình mới đứng dậy. Thu biết, cái nhìn của anh có mạnh đến đâu thì cũng
không thể nhìn xuyên tường, Thu cũng không biết mình sợ cái gì.

Một lúc lâu sau Thu mới lặng lẽ đến bên cửa sổ, nhìn
ra ngoài, anh không còn ở đấy nữa. Thu không biết vừa rồi anh có trông thấy
mình hay không, nếu trông thấy, anh biết Thu đang lén nhìn anh. Thu nhìn con
đường ngoài cửa sổ, nhìn hồi lâu cũng không thấy anh đâu, Thu nghĩ có thể anh
đã đi. Trời đã tối, anh đi đâu?

Thu quay về phòng mình, vừa đan áo vừa nghĩ vẩn vơ.
Một lúc sau, có người gõ cửa, Thu nghĩ là Ba, lòng những hồi hộp không biết
phải nói dối mẹ thế nào đây. Thu ra mở cửa, nhưng là thằng Thành, con trai ông
Chung, bí thư của trường, tay nó xách bình nước nóng, hình như nó đi lấy nước.
Thằng Thành nói:

– Chị em gọi chị.

Chị thằng Thành tên là Chung Bình, Thu vẫn thường qua
lại chơi với Bình, nhưng không phải là bạn thân. Thu không biết Bình gọi có chuyện
gì, liền hỏi:

– Chị em tìm chị có chuyện gì?

– Em không biết, chị bảo gọi chị, chị đi nhanh lên.

Thu theo thằng Thành, vừa ra đến mấy nước định rẽ về
phía bên phải, đến nhà thằng Thành, nhưng nó chỉ sang bên trái:

– Ở kia có người tìm chị.

Thu lập tức nhận ra Ba, nhất định anh thấy thằng Thành
đi lấy nước, liền nhờ nó gọi Thu ra. Thu nói với thằng Thành:

– Cám ơn em, em đi lấy nước đi, đừng nói với ai nhé.

– Vâng.

Thu đến trước mặt Ba, hỏi:

-Anh…anh…tìm em?

Anh nói khẽ:

-Muốn nói với em vài chuyện, có tiện không? Không tiện
thì thôi.

Thu đang định nói thì thấy có người từ phía nhà vệ
sinh tới, Thu sợ người khác trông thấy mình đứng nói chuyện với con trai sẽ gây
nên sóng gió ồn ào, liền đi về phía sau trường học. Thu đi được một quãng, bỗng
cúi xuống, giả vờ buộc dây giày, nhìn lại phía sau, thấy Ba đang đi theo. Thu
đứng dậy, lại đi về phía trước, anh vẫn theo sau.

Thu ra khỏi cổng trương, anh cũng theo ra. Hai người
đi dọc bức tường vây quanh nhà trường đến nơi sáng nay Thu nhặt bóng, anh theo
kịp, định nói gì đó, Thu cắt ngang:

– Chỗ này nhiều người biết em lắm, chúng ta đi xa một
chút rồi sẽ nói chuyện. – Nói xong, Thu lại đi tiếp.

Anh vẫn theo sau một quãng khá xa. Thu vẫn đi dọc theo
bức tường của nhà trường, từ phía sau trường vòng về phía cổng chính, đến bờ
sông. Anh định đi lên để nói chuyện, lại bị Thu cắt ngang. Thu đi thẳng. Đi
thẳng, đến bến đò mới sực nhớ mình không đem theo tiền. Thu đứng chờ, anh ngoan
ngoãn đi lên, mua hai vé đò ngang, đưa cho Thu một vé. Hai người một trước một
sau xuống đò.

Đò sang đến bờ bên kia, Thu lên bờ, đứng lại chờ anh.
Anh bước nhanh đuổi theo, cười nói:

– Giống như trong phim Đuổi
bắt.

– Bên kia sông có nhiều người quen, sang bên này không
ai nhận ra em. – Thu giải thích.

Anh cười hiểu ý, tiếp tục đi theo Thu về phía trước,
hỏi:

– Chúng ta đi đâu? Đừng đi xa quá, cẩn thận mẹ tìm em.

– Em biết ở kia có một cái đình, trong đình có ghế
ngồi. Anh bảo có chuyện muốn nói cơ mà? Chúng ta đến đấy nói chuyện. – Thu nói.

Hai người đến chỗ ngôi đình, trong đình không có ai,
có thể vì trời rét, không ai đến đây hóng gió. Đình chỉ là mấy cây cột chống đỡ
mái ngói, chung quanh trống trải. Thu tìm một chỗ ngồi bên cây cột, mong cây
cột chắn được ít nhiều gió. Ba ngồi trên chiếc ghế phái bên kia cột, anh hỏi:

– Em ăn cơm chưa? Anh chưa ăn gì.

Thu vội khuyên anh:

– Anh đi ăn chút gì đã, em ngồi chờ ở đây.

Anh không đi. Thu sợ anh đói, lại khuyên anh. Anh nói:

– Chúng ta cùng đi ăn. Em bảo ở đây không ai biết, vậy
đi ăn với anh. Em không đi, anh cũng không đi.

Thu đành đi với anh. Họ tìm một hàng ăn vắng vẻ, một quán
mì, không mua cơm, chỉ ăn mì. Ba hỏi Thu muốn ăn gì, Thu từ chối bảo không muốn
ăn gì, nếu anh còn hỏi em sẽ bỏ đi. Ba không dám hỏi, bảo Thu ngồi chờ, để anh
đi xếp hàng.

Thu không nhớ đã bao lâu mình không đi ăn hàng ăn. Hồi
còn nhỏ, Thu theo bố mẹ đi nhà hàng, phần lớn ăn sáng, ăn bánh bao, quẩy, sữa
đậu nành, bánh rán, nhưng ăn những thứ đó vậy mà trong Cách mạng văn hóa cũng
bị đem ra đấu tố, bảo gia đình Thu sống xa hoa theo lối tư sản!

Ngay những ngày đầu Cách mạng văn hóa bố đã bị lôi ra
đấu, bị cắt giảm nửa lương, về sau bị đưa về nông thôn, cho nên phải đến bảy,
tám năm nay Thu không được đi nhà hàng ăn. Bình thường, buổi sáng ở nhà ăn cơm
rang hoặc mua bánh bao chay ở nhà ăn tập thể của trương, về sau vì thiếu lương
thực nên chỉ mua bánh bao bột phế liệu về ăn. Bánh bao này làm bằng thứ bột phế
liệu của xưởng làm bột mì, bột đen như cháy, rất thô, rất khó ăn, nhưng vì
không còn tem lương thực, phần lớn bữa sáng của nhà Thu phải ăn thứ bánh bao
ch>

Ba mua nhiều thứ, phải mấy lần bưng đến bàn. Anh đưa
cho Thu đôi đũa, nói:

– Dù sao thì em cũng phải ăn chút gì đó, nếu em không
ăn anh cũng không ăn.

Anh mời mấy lần, Thu vẫn không đụng đũa, anh cũng
không đụng đũa, Thu đành ăn chút ít. Ba mua những thứ ngày nhỏ Thu vẫn thích
ăn, tưởng như anh đã chui vào bụng Thu để trông thấy những thứ này. Anh mua
bánh rán gạo nếp, bên ngoài rán vàng, trong có nhân, có thêm hành, rất thơm
ngon. Anh mua mấy cái bánh bao nhân thịt, bột trắng, nóng hổi, trông thấy đã
muốn ăn. Anh còn mua hai tô mì nước có hành, có dầu thơm, ngửi đã thấy thèm.
Mỗi thứ Thu ăn một tị, ngượng không dám ăn nhiều.

Không hiểu tại sao, mỗi lần Thu ăn những thứ Ba mua,
trong lòng cảm thấy không yên, tưởng như mình là con người ích kỷ tư lợi, đi ăn
uống lén người nhà. Thu nghĩ, nếu mình có nhiều tiền sẽ đưa gia đình đi ăn
tiệm, tiêu xài thoải mái, muốn ăn gì thì ăn, thật tuyệt vời.

Nhưng Thu không có tiền, hiện tại gia đình không chỉ
thiếu tiền mà còn thiếu cả gạo. Để được đầy bụng, mẹ phải nhờ người xin cho một
ít tem mua tấm, thứ tấm nhỏ như hạt cát của các nhà máy xay loại ra, trước đây
vẫn bán cho nông dân làm thức ăn cho lợn, bây giờ không biết tại sao lại đem
bán cho người ăn, một cân tem mua được bốn cân tấm, những gia đình thiếu ăn phải
mua tấm về ăn thêm.

Cơm tấm rất khó ăn, hễ nhai cơm cứ trệu trạo, tệ nhất
là tấm không sạch, rất nhiều sạn và trấu, mỗi lần vo gạo phải nửa tiếng hoặc
một tiếng đồng hồ, phải ngâm gạo trong chậu rửa mặt, dùng cái bắt mỗi lần xúc
một ít gạo, hòa vào nước, gạn hết vỏ trấu nổi lên trên, lại cho gạo vào một cái
chậu khác, đãi rất nhiều lần, mỗi lần đãi một ít, đãi cho đến khi trong bát chỉ
còn sạn. color=”black”>

Thu phải đãi gạo, vì mẹ bận, em còn nhỏ, đãi không
sạch, ăn vào sạn và vỏ trấu sẽ lọt vào ruột thừa, gây nên viên ruột thừa; hơn
nữa mùa đông giá rét, ngâm tay vào nước lạnh nửa tiếng đồng hồ, tay em gái
không chịu nổi. Thu rất nhớ những ngày ở Tây Thôn Bình, ăn không phải nộp tem
gạo, cho dù có ăn thức ăn hay không có thức ăn, cơm vẫn rất ngon.

Ăn được một lúc, Ba bỗng ngập ngừng, rất thận trọng
nói:

– Chuyện anh định nói với em đừng giận, được không? –
Thấy Thu gật đầu, anh lấy từ trong túi áo ra một ít tem lương thực. – Anh có ít
tem lương thực dùng không hết, nếu em không ngại thì… đem về.

– Em không cần, anh gửi về cho gia đình. – Thu từ
chối.

– Đây là tem lương thực của tỉnh L, nhà anh ở tỉnh A,
gửi về cũng không dùng được. Em cầm lấy, nếu không dùng thì cho ai cũng được.

– Tại sao anh thừa nhiều tem lương thực như thế?

– Bọn anh mua gạo của bà con trong thôn Tây Thôn Bình,
không cần tem phiếu.

Nghe nói vậy, Thu nhận, nói:

– Em… cảm ơn anh.

Thu thấy anh cảm kích, tưởng như Thu cho anh tem lương
thực vậy.

Ăn xong, Thu và Ba vào đình ngồi chơi. Thu nghĩ, được
cầm bàn tay ấm áp của anh, được hưởng làn môi mềm mại của anh, hôm nay được anh
cho tem lương thực, được anh mời ăn, như vậy mình đã được quá nhiều rồi sao?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.