Cam Linh nhận việc ở siêu thị Gia Hưng nhanh như chớp, buổi tối trắng trợn mang về phúc lợi của nhân viên.
Ở nơi tôi không thể nhìn thấy thì Cam Linh vẫn luôn làm việc nhanh nhẹn, bận rộn cả ngày lẫn đêm.
Quầng thâm dưới đôi mắt cô ấy ngày càng đậm, làm cho khuôn mặt càng có vẻ u ám như Thạch Cơ Nương Nương (1).
Cam Linh lấy mũi chân móc cái ghế lại đây, ngồi khoanh tay đối diện tôi: “Cô bớt chõ mũi vào chuyện người khác đi.”
“Nhưng mà cô ấy đã kể hết cho tôi rồi…!Cô ấy còn hỏi tôi…”
“Vậy cô ủng hộ cô ta à? Vụ bắt cá hai tay ấy.”
Tôi cứ ngần ngừ mãi, cuối cùng lắc đầu rất khẽ.
“Cô thấy đó.” Cam Linh phán, hất cằm ra hiệu tôi tự suy nghĩ đi.
Chỉ chốc lát là tôi sáng mắt ra: “Ý cô là thật ra cô ấy chỉ muốn nghe câu đồng tình khi tâm sự với tôi phải không?”
“Đúng đó.”
Tôi hiểu ra rồi.
Nhưng Chu Nhị Đình là bạn của tôi, tôi đắn đo hết mọi ngóc ngách, nhớ lại đủ chuyện trong hiện tại và quá khứ nhằm tìm được vài chứng cứ để thuyết phục bản thân, may sao những lời kể vừa nãy cũng có sức nặng nhất định trong việc bảo vệ quan điểm của cô ấy.
Cam Linh không cho tôi thời gian nghĩ tường tận, đá vào khung giường: “Tôi đến gặp cô trực tiếp là để hỏi chừng nào thì cô mới nói cho tôi vậy?”
“Cái gì thế?”
“Chuyện kẻ gây án đó.”
“Tôi sẽ nói cho cô…!chờ tôi…” Tôi kéo căng thanh thước cuộn thời gian, chưa chọn được khoảng nào cụ thể thì Cam Linh đã nghiến răng nghiến lợi ngắt lời: “Cô nuốt vào bụng chờ đến lúc trời sụp, chờ đến hết đời luôn đi cho rồi!”
“Không có…!Tôi…” Tôi cũng không biết nên nói với Cam Linh thế nào nữa.
“Tháng này hả?” Cam Linh như đang cò kè với tôi, thấy tôi lắc đầu thì thư thả hơn một tí: “Vậy thì tháng sau à?”
“Năm sau đi…” Tôi ngập ngừng ngóng nhìn đối phương, Cam Linh bật phắt dậy, tôi che đầu cuộn tròn trên giường, đối phương chỉ bất ngờ ụp chăn lên người tôi.
“Cô cứ trốn xem, tháng giêng năm sau mà cô không nói là tôi giết cô.” Ngón tay Cam Linh chọc thật nhẹ vào mặt tôi qua lớp chăn, còn tôi bị trùm kín mít không thể thốt ra lời nào.
Cam Linh lại xốc chăn lên: “Ký tên ấn dấu tay đi, cô phải giữ lời đó.”
“Giữ, giữ, nhất định là tôi sẽ giữ lời mà.” Trước khi qua năm sau, tôi cần hoàn toàn tin được rằng Cam Linh sẽ không đi giết người, nên tôi phải biết được thật nhiều thông tin về cô ấy, về Trịnh Ninh Ninh, và về rất nhiều việc liên quan đến gia đình họ.
Cam Linh buông tay ra: “Được, vậy cô lặp lại lần nữa đi, để tôi ghi âm lại.”
Tôi bị buộc phải nói vào điện thoại: “Tôi, Khương Tiểu Hồi, chắc chắn sẽ nói cho Cam Linh về kẻ sát nhân vào tháng một năm hai ngàn không trăm hai mươi ba.”
Đối phương vừa lòng hả dạ lưu lại dữ liệu: “Thế tôi đây không quấy rầy cô nữa…!Đợi đến tháng giêng năm sau…”
Ơ kìa? Tôi cuống quýt nhảy vào: “Vậy năm nay cô không tới tìm tôi nữa sao?”
Lúc trước không phải cô ấy còn làm căng làm dữ muốn chết à, sao tôi chỉ buông câu hứa hẹn đầu môi thôi mà cô ấy đã thả tôi tự do thế này? Lỡ đâu tôi chạy trốn đi nơi khác thì làm sao!
Cam Linh hơi sững ra, cuốn cái chăn lại rồi chồng lên lòng bàn chân tôi: “Rời giường đi cô, ngủ đến độ bị ngố rồi hả.”
“Câu đảo ngược sao…!cô là người Sơn Đông à (2)?” Tôi hối hả bắt lấy cơ hội chót để đào thêm chút thông tin, còn Cam Linh thì đặt một tay dưới cánh tay tôi, gạt tôi xuống như gạt ra con chó chết.
“Không phải! Mắc mớ gì đến cô, bớt tọc mạch đi.”
“Cô thật sự yên tâm vậy sao? Lỡ đâu tôi trốn mất…”
“Tôi chưa có nói là sẽ không tới.”
Dường như Cam Linh hơi mệt mỏi, đẩy tôi từ trên giường ra ghế xong thì ngồi bên mép giường.
Cô ấy luồn ngón tay vào giữa tóc vuốt vài cái, ngẩng đầu liếc tôi, vẻ mặt chần chừ muốn nói điều gì đó, rồi lại dùng ngón tay chải tóc, lại nhìn tôi thêm một lát, cứ lặp đi lặp lại như thế, tôi cũng bắt đầu hoảng hốt: “Vậy cô nói cô không làm phiền tôi…”
“Cô khùng hả.”
Tôi không nói nữa.
Lúc đầu thì tôi né Cam Linh như né tà, bây giờ thì y hệt đứa bị chứng Stockholm cứ nài nỉ người ta đến tìm mình (3) — nhưng tôi không được trông chờ à, nếu lỡ cô ấy lén đeo bám người khác, quyết định lật lọng giết người thì tôi phải làm sao đây? Nhưng mà nửa năm này tôi sẽ không cung cấp thông tin kẻ sát nhân cho người ta, người ta có lý do gì tới tìm tôi đâu?
Ôi.
Vì thế, tôi cất tiếng hỏi: “Vậy, vậy nếu không thì…!tôi đi tìm cô đi?”
Núi không đến với tôi, thì tôi đi theo núi vậy (4).
Cam Linh vò tóc càng mạnh hơn nữa, mái tóc hoa râm kia giống như tấm vải sọc bị chà đi xát lại thật nhiều lần, màu sắc và hoa văn thay đổi ba bốn lượt, và dừng lại khi bị Cam Linh kéo căng ra.
Cuối cùng, Cam Linh lên tiếng: “Cô thật sự là…!tùy ý cô đi, cô muốn thế nào cũng được.”
“Ừm, vậy cô vẫn còn ở huyện Năng phải không?”
“Ừ.”
“Được rồi.”
Cam Linh ném cho tôi ánh mắt vừa xem thường vừa bó tay.
Rõ ràng cô ấy lấy được bản ghi âm lời hứa của tôi, nhưng mà cứ như là bị thua trận, kéo lê cái đuôi nặng nề đang cụp xuống lúc rời đi, tiếng đóng cửa cũng nhỏ hơn bình thường rất nhiều.
Từ cửa sổ nhìn xuống, có bóng dáng một người phụ nữ với cõi lòng nặng trĩu bước ra cửa khu dân cư, tôi niết kính cửa sổ ra tiếng kin kít cọt kẹt làm lồng tiếng cho Cam Linh, như thể cô ấy đang đi giày con nít vậy.
– ———————————————————-
Chương mới mình sẽ đăng chiều tối chủ nhật mai các bạn.
Để mọi người dễ theo dõi hơn qua notif, từ chủ nhật ngày mai mình sẽ đăng theo dạng: có notif báo chương n, thì tức là chương n-1 đã có nội dung thật, chương n mới vẫn mang nội dung “giả”.
Vậy hen, các bạn ngủ ngon nha, mai mình gặp nhau hehe:D
– ———————————————————-
Có dạo đám nhỏ chết mê chết mệt với loại giày có đèn dưới đế, lại còn có thể phát ra nhiều loại âm thanh, trông rất là vui tai thích mắt.
Lúc tôi còn dạy ở trường Cây Mận, trong lớp có một cô bé và hai cậu nhỏ mang loại giày này, ánh sáng lấp loáng dưới chân, khi chạy còn phát ra tiếng động.
Trong giờ học, tụi nhỏ không cưỡng lại sự hào hứng mà liên tục đạp vào ghế, cúi đầu xuống phía dưới gầm bàn, dẫm chân mấy cái là đèn lại lóe sáng, mặt mấy đứa nhỏ ai nấy đều bừng cả lên.
Sang tuần thứ hai thì có nhiều đứa trẻ mang loại giày này hơn, trào lưu nhanh chóng lan rộng thêm.
Có điều loại giày này rất dễ hư, cho nên chẳng mấy chốc là ánh sáng từ tất cả các đôi giày đều tắt ngóm như là có hẹn trước với nhau, và rồi trào lưu lụi tàn.
Mùa xuân năm nay phong trào này lại sống dậy ở trường Ánh Sáng, cô bé Nghệ Hàm dẫn đầu xu hướng thời trang với đôi giày phát sáng, đồng thời còn cao cấp hơn trước đây ở chỗ chỉ cần chạm vào nút ở đế giày là ca khúc “Let it go” sẽ vang lên.
Trào lưu này đã phổ biến từ khi tôi còn là đứa nhỏ, rồi vẫn lưu hành đến tận bây giờ.
Cậu bạn tiểu học ngồi cùng bàn với tôi mang đôi giày thể thao màu đen có thể phát sáng và lôi kéo tầm mắt của tôi; trong khi tôi chỉ có đôi giày vải đen bà ngoại làm cuộn tròn quanh ngón chân, tôi có cảm giác dường như đôi chân mình mờ xỉn đi trong ánh sáng hút mắt kia.
Tôi vác sự ghen tỵ đối với đứa trẻ khác về nhà, dọn trống cặp sách đi, và đồng thời cũng dốc bầu cảm xúc mình rỗng không.
Biết ơn tất cả những gì mình có, đồng thời không bị ảnh hưởng bởi những thứ bên ngoài, đây là nguyên tắc của gia đình tôi.
“Biết đủ là hạnh phúc”, tôi hiểu đó là điều tốt.
Gia đình tôi được trời phú cho khả năng có thể gánh vác được đủ loại chi phí trong cuộc sống.
Chúng tôi nhận thầu một vườn cây ăn trái sum suê, quả mơ to sai trái đầy sân, mỗi năm tiền lời từ thu hoạch lên tới năm mươi ngàn tệ, đó là con số cực kỳ ghê gớm (5).
Nhưng ba mẹ tôi lấy khoản đó làm tiền tiết kiệm, rồi lại cho rất nhiều người mượn mà không hề thu một đồng lợi tức nào một cách khó hiểu.
Ba mẹ tôi là người tốt bụng, tất cả các cô dì chú bác tới vay tiền cũng là người tử tế, tuy rằng có khi không trả được nợ, nhưng họ luôn thay chúng tôi lo lắng chăm nom việc của vườn ăn quả, và còn chia sẻ chỉ đồ tốt trong chính nhà mình cho chúng tôi.
Chúng tôi được Đức Chúa ban phước, những quả mơ trong vườn rất to và căng tròn, nước mơ rơi vãi khắp nơi.
Những quả mơ lớn cỡ nắm tay đặt trong thùng thế nào cũng không bị dập, và nếu chọn bất kỳ trái nào bổ ra cũng sẽ không có sâu bên trong.
Tôi được lớn lên trong sự dư dật đủ đầy, từ lúc chào đời trong mùi thì là nồng đượm đến nay thì tôi chưa từng thăm lại bệnh viện, không dạo qua cửa tiệm quần áo, vì có người đến cho tôi quần áo con gái họ, mà bà ngoại tôi cũng biết may đồ vá áo.
Thức ăn thức uống nhà tôi không thiếu thốn gì, tôi cũng không phải xoắn xuýt bất an chờ ngoài cửa phòng học để nghĩ cách nói với thầy cô rằng mình không đóng được học phí hay các khoản phụ phí khác.
Với tôi thì đôi giày phát sáng kêu kin kít kia vẫn luôn là đồ vật thuộc về một thế giới khác, thế giới đó không có hào quang của Đức Chúa, mà chỉ có thể dựa vào ánh sáng xa lạ ấy để khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn — mãi cho đến khi tôi nhận ra rằng, thế giới của tôi cũng tràn ngập những tiếng vang kẽo kẹt như thế.
Đức Chúa vắng mặt, hai đấng sinh thành tốt đẹp của tôi qua đời chỉ vì không chịu cho một người đàn ông vay tiền, rõ ràng tên kia cũng là tín đồ của Chúa, nhưng lại bị ác quỷ xúi giục leo lên xe ba mẹ tôi và chờ đợi trả thù.
Mọi người xung quanh đều nói chắc chắn là tên đó bị quỷ ám.
Nhưng tôi không tin, tôi bỏ ngang lớp thần học, và nói chuyện với Chúa.
Hà cớ gì mà tín đồ Đức Chúa lại làm chuyện như thế chỉ vì ba ngàn đồng bạc chứ (6)? Tại sao con dân đã trung trinh thờ phụng Người không một lời oán thán hơn hai mươi năm qua mà lại nhận được kết quả thế kia?
Cuộc trò chuyện kéo dài tận ba tháng, tôi lấy rìu chặt đứt cây thập tự trên ngôi mộ, từ ngày đó trở đi không tin vào Đức Chúa nữa.
Bất công, oán hận, tôi có thể cảm nhận được tâm tình của Cam Linh — và cảm nhận đến cực độ sâu sắc.
Nếu cô ấy là con dao giết người sắc lạnh, thì chính tôi đây là vỏ dao bao bọc bên ngoài (7); khi hàn ý bốc ra ngùn ngụt từ cô ấy thì tôi là kẻ biết được trước nhất.
Nhưng tác dụng của tôi là dùng để khuyên can cô ấy chớ có ra khỏi vỏ, chớ có vấy máu, tôi biết trong chớp mắt khi dao đã ra khỏi vỏ rồi, thì kết quả đã không thể cứu chữa được nữa.
Thật ra trước giờ tôi vẫn luôn muốn nói cho cô ấy biết hung thủ là ai, tôi muốn cho cô ấy được thỏa lòng toại nguyện, vì thế tôi không ngừng tự nhủ với chính mình rằng tôi không thể.
Tôi nhắc nhở bản thân rằng, không được biến thành người mà tôi không biết — thật sự rất khó để là chính mình (8)..