Bảy Đêm Quải Đản

Chương 6: Đêm thứ sáu: Cô Gái Trên Tuyết



Vào đầu đông, nhiệt độ mỗi lúc một thấp. Lá cây rụng
tơi tả trên đất, đâu đâu cũng là một bầu không khí ảm đạm bao trùm.
Những cơn gió lạnh buốt cứ thổi tới tấp vào căn nhà nhỏ.

Căn
phòng lúc này trống rỗng, chỉ còn lại hai người là Trương Khiết và Thạch Nham. Vương Thổ đã chết, Thẩm Thiên và Thượng Gia Bằng đi công tác, còn hai cô gái là Hà Tiểu Đình và Triệu Dục Tịnh không biết lại biến đâu
mất tăm. Mọi người đều dần bỏ đi sau những lần kể chuyện và cũng không
biết những lần rời đi của họ có liên quan gì đến những câu chuyện họ kể
hay không. Trương Khiết và Thạch Nham trong lòng cảm thấy có gì đó không bình thường.

Thời gian trôi thật nhanh và ngày cuối tuần lại đến.

Vậy là cũng được nghỉ ngơi, Trương Khiết không ra ngoài, tự nhốt mình trong phòng và dánh CẢNH SÁT, trò chơi điện tử đã nhanh chóng làm anh quên đi những gì đã gặp phải, trở thành một người chiến sĩ kiên cường.

Trương Khiết chơi rất say mê, đột nhiên cảm giác một cơn gió lạnh thổi qua
người, dường như có một người vừa lướt quanh và đứng lại ngay đằng sau
lưng. Anh đột nhiên rùng mình, nín thở, quay ngoắt đầu lại, nhưng phía
sau chẳng có gì ngoài cái rèm cửa không ngừng đung đưa.

Quay đầu lại, anh phát hiện màn hình máy vi tính là một màu đen sì, liền khởi
động lại nhưng vẫn chẳng có tác dụng. Bật đèn thì đèn không sáng, cầm
điện thoại lên gọi, điện thoại không có vạch sóng nào cả.

Rồi
lại một cơn gió lạnh thổi như có một người nào đó lại vừa lướt qua, lại
vẫn đứng ở phía sau lưng anh. Anh sợ hãi quay đầu lại, nhưng đằng sau
anh chẳng hề có một bóng người nào.

Anh sợ hại không dám ngồi lại, vội vàng đi tìm Thạch Nham để hỏi xem có phải là cả khu nhà mất điện không?

Thấy Thạch Nham đang ở trong phòng cũng không ngừng ấn cái công tắc đèn tanh tách, Trương Khiết mới thở phào nhẹ nhõm, hóa ra là mất điện thật.

Hai người không hề kể cho nhau nghe chuyện mình vừa gặp phải và nói chuyện
rất vui vẻ. Hôm nay lại là một ngày đặc biệt – ngày tụ tập của Hội kể
chuyện ma và lại tiếp tục kể lại những việc họ đã từng chứng kiến.

Hôm nay, Trương Khiết kể chuyện về cô gái tóc ngắn mà anh đã từng gặp.

Sau khi tốt nghiệp không lâu, tôi đến Thượng Hải làm việc ở một công ty
thiết kế và sáng tác truyện tranh, vì chúng tôi phải thức đêm làm việc
nên giám đốc cũng không khắt khe lắm về thời gian, chỉ cần hoàn thành
công việc với chất lượng tốt là được.

Tôi lúc đó ở Tân Anh
Trang, là một khu hẻo lánh bởi vậy cũng rất yên tĩnh. Phòng ở rất rộng,
khép kín 2 tầng, gồm 2 phòng ngủ và 1 phòng khách, không hề có tiện nghi gì cả, vì vậy những thứ như tivi, điện thoại, v.v… lại càng không có.
Những đồ dùng đó có hay không đối với tôi không thành vấn đề, do tính
chất công việc nên tôi thích có được sự yên tĩnh và không muốn bị bất cứ ai quấy rầy.

Chủ nhà là một bà lão rất thân thiện, hiền lành
khoảng hơn sáu mươi tuổi. Bà không làm khó gì khi tôi nuôi chó, chình
điều này cũng là lý do để tôi tiếp tục thuê nhà của bà. Để thể hiện
thiện chí của mình, tôi gửi cho bà hẳn nửa năm tiền thuê nhà và tiếp tục ở lại.

Dừng công việc đang làm dở, tôi đứng dậy vươn vai rồi
kéo ghế ra ban công phơi nắng. Chuyển vào đây cũng sắp được một tháng
rồi, tôi cũng thích nghi với môi trường này. Chú chó đáng yêu không biết từ đâu chui ra, nhảy lên chân tôi và ngẩng cổ lên như muốn nói “cậu chủ hãy để ý đến tôi một chút”, thấy tôi nhắm mắt và tận hưởng bầu không
khí trong lành nó liền tìm một chỗ trên đùi tôi để nằm. Tôi bèn nhẹ
nhàng vuốt ve bộ lông mềm mượt của chú chó nhỏ, cảm nhận hơi ấm từ nó.

Ánh nắng ấm áp soi rọi qua kẽ lá, tôi đi dạo trong công viên của khu nhà,
những cụ già ngồi trong công viên vui vẻ thích thú đón lấy cái ấm áp
hiếm hoi của mùa đông lạnh giá, người thì tụm năm tụm bảy đánh cờ, người thì hỏi han ân cần, rồi thỉnh thoảng còn nghe thấy một vài tiếng chim
thánh thót.

“Yên tĩnh quá!” Tôi lim dim đôi mắt, say sưa mơ màng…

Sống một thời gian, tôi mới phát hiện hầu hết ở đây đều là người già, thỉnh
thoảng mới bắt gặp một vài người trung niên. Nhìn thấy cảnh các cụ sống
chan hòa vui vẻ với nhau tôi cũng không muốn làm phiền và rất ít khi bắt chuyện với họ. Nhưng không biết sao, mỗi lần gặp các cụ tôi đều có một
cảm giác “không hòa hợp” cho lắm, có thể là do người già ở đây quá
nhiều. Có điều nghĩ cho cùng môi trường này cũng phù hợp với những người cao tuổi để họ dưỡng lão, cái cảm giác ấy của tôi cũng dần dần tan
biến.

“Cho tôi mua nửa cái bánh loại này và hai cái bánh nhân”.
Đấy tất cả những lời mà tôi nói trong một ngày. Nhưng tôi lại thích như
thế, chỉ cần không bị quấy rầy là tôi có thể yên tâm hoàn thành công
việc. Duy có một thứ làm tôi không thích lắm đó là giao thông gần khu
nhà không thuận tiện một chút nào, mỗi ngày đều phải đi hơn một cây để
đến siêu thị gần đó mua đồ.

“Thật phiền, cũng chẳng hiểu sao
những người già ở đây họ lại sống được?”. Chân đi dép vải, tôi bê cốc cà phê đứng gần cửa sổ và nhìn những người già đang tản bộ trong công
viên. Nếu để ý một chút sẽ phát hiện ra những người già ở đây chẳng bao
giờ đi mua đồ.

Đặt cốc cà phê xuống, tôi quay người nhìn cái đồng hồ cũ kỹ treo trên tường, đã 7 giờ 8 phút rồi, đến lúc chuẩn bị bữa tối rồi…

Ngoài cửa sổ tuyết rơi nhè nhẹ, đâu đâu cũng là một màu trắng xóa.

Tôi vươn người, cuối cùng thì cũng hoàn thành xong một bức vẽ, ngắm kỹ lại
cảm thấy rất ưng ý. Đứng dậy pha cốc cà phê và không quên ngó vào chiếc
đồng hồ điện tử đặt ở đầu giường, lúc này đã là 2 giờ 15 sáng.

Cầm trên tay cốc cà phê nóng hổi, đi nhè nhẹ đến mở cánh cửa sổ. Không khí
khô lạnh ập vào trong nhà, tôi hít thật sâu như cố tận hưởng cái lạnh
buốt giá đó.

Tuyết vẫn rơi phủ trắng xóa lên cả khu nhà ở, đèn
các căn hộ cũng đã tắt ngấm, không gian là một bầu u tối, chỉ có ánh
sáng đỏ quạch từ những ngọn đèn đường.

Miền Nam Trung Quốc là
một nơi ít khi có tuyết, tôi dắt chú chó nhỏ đi dạo quanh khu nhà để tận hưởng cái đêm tuyết rơi hiếm hoi này.

Tôi thường thức trắng đêm và có thói quen dắt chó đi chơi vào sáng sớm, thói quen này là để được
hít thở sự trong lành của buổi sáng sớm, con chó của tôi cũng dần thích
nghi với việc đó. Trên cong đường đầy tuyết luôn thấy vết chân dài và
ngắn của hai chúng tôi.

“Soạt soạt”, bỗng tôi nghe thấy tiếng chân giẫm trên tuyết vọng lại mỗi lúc một gần.

“Muộn như thế này mà vẫn còn có người ư?” Tôi quay người hướng về phía âm thanh đó và nghĩ “không thể là kẻ trộm được!”

Qua màn tuyết trắng xóa, tôi thấy một bóng dáng nhỏ bé lung linh.

“Hình như là một cô gái…”, tôi không chắc chắn cho lắm.

Cái bóng đo bước gần đến tôi, quả nhiên là một cô gái với mái tóc ngắn. Cô
ấy mặc một chiếc áo cao cổ màu trắng, chiếc quần bò bó sát người, theo
sau là một con chó loài Kinh Ba trông ngồ ngộ.

“Ồ, hóa ra lại là một người dắt chó đi dạo vào sáng sớm tinh mơ, sao lại giống tôi đến
thế, lại một con mèo lười ngủ ngày đây”, tôi nghĩ vậy.

Cô gái
bước gần đến chỗ tôi, khi đi qua cô gái như có một chút gì đó hoảng sợ,
nhưng tôi thì ngược lại, khoảng cách gần như thế này giúp tôi nhìn càng
rõ hơn dung mạo ấy. Một khuôn mặt trái xoan, đôi mắt long lang, hàng
lông mày cong cong, mũi cao, đôi môi nho nhỏ rất đáng yêu. Cảnh cô gái
trong đêm tuyết rơi là một bức tranh đep, xao xuyến lòng người giữa cái
giá lạnh mùa đông.

Quả là một cô gái xinh đẹp, tôi nhìn đờ đẫn.

“Đi, đi nào”, cô gái cúi đầu gọi nhỏ và kéo chú chó, con chó dường như đã
nhìn thấy đồng loại của mình và đang lưu luyến con chó của tôi cho nên
nó không đi.

Mặt tôi hơi đỏ, cố ý tránh không dám nhìn vào cô gái và chuyển ánh mắt nhìn ra chỗ khác, tôi có vẻ lóng ngóng.

“Thời tiết thật đẹp”, không được, bây giờ tuyết mới bắt đầu rơi mà. Hay “Mày
áo khoác của em tươi quá!”, nhưng cô ta mặc màu trắng “Cô đẹp quá!” Ồ,t
ôi đều không nói được. Nói vậy xem ra thô kệch quá…, phải nghĩ ra xem
nói gì đây! Tôi đang vắt óc vò đầu để suy nghĩ.

Cô gái nhìn tôi với con mắt ngạc nhiên, hai chú chó cũng dừng lại và nhìn nhau với vẻ thăm dò.

“Anh mới chuyển đến đây hả, trước kia chưa từng gặp anh bao giờ”. Cô gái nhẹ nhàng hỏi.

“Ơ, vâng đúng…”. Tôi đột nhiên ấp a ấp úng. Giọng nói của cô gái sao quá đỗi dịu dàng.

“Anh không sao chứ?”,nhìn dáng vẻ mất tự nhiên của tôi, cô gái tủm tỉm cười lộ ra má lúm đồng tiền.

“Dạ, ừ…, đúng… vậy, cô… Tôi vừa mới chuyển đến. Sao trùng hợp thế nhỉ, cô
cũng dắt chó đi dạo vào sáng sớm như thế này hả?” Tôi lúng ta lúng túng, hồi hộp và thực sự muốn nói to rằng “Hai mươi năm qua, đây là lần đầu
tiên có một người con gái chủ động bắt chuyện với tôi”.

Một lúc
sau, cô gái tiếp lời “Chú chó của anh trông đáng yêu quá!” Tôi hơi kéo
ông quần lên, con chó của cô ấy không biết bị làm sao, mới gặp mà đã nởi xng lên cắn vào ống quần của tôi.

Cô gái ngạc nhiên nhìn chú chó, rồi lại ngước lên nhìn tôi mỉm cười, đôi môi hồng để lộ hàm răng trắng đẹp.

Tuyết rơi càng to, trên tuyết một nam một nữ sóng đôi tản bộ, đằng sau là hai chú chó tung tăng đùa nghịch.

Tôi và cô gái nói chuyện phiếm với nhau suốt, cô hỏi về công việc của tôi và tôi cũng kể hết chuyện của mình cho cô nghe.

“Anh là họa sĩ vẽ truyện tranh ạ?” Cô gái ngạc nhiên hỏi.

“Nói chung vẫn chưa được phong là họa sĩ, chỉ là người làm công việc vẽ
truyện tranh bình thường thôi mà”. Tôi bắt đầu quen quen và nói chuyện
cũng tự nhiên hơn nhiều.

“Ồ? Thế đã có cuốn truyện tranh nào xuất bản chưa? Em thích xem truyện tranh lắm”, điều này thực sự làm tôi ngạc nhiên.

“Truyện kinh dị”, cô gái nghịch ngợm thè cái lưỡi đáng yêu của mình ra.

Hai chúng tôi nói chuyện rất hợp, cô ấy tên là Tiêu Tĩnh, một cái tên thật
đẹp, đúng là tên nào người đó. Tôi chỉ biết vậy về cô ấy thôi, còn những thứ khác thì thực sự chẳng biết gì cả. Tôi hầu như nói hết chuyện của
mình cho cô ấy nghe vì đều là cô ấy hỏi tôi. Trong lần nói chuyện này
tôi cũng dần hiểu được chút ít về cô ấy, ít ra sự nhiệt tình của cô ấy
cũng làm tôi cảm nhận được đây là một cô gái dễ gần.

Đã ba giờ
sáng, không ngờ chúng tôi có thể nói chuyện được hơn một tiếng, chiếc
điện thoại để trong túi quần của tôi đến giờ là báo rung nhắc tôi đã đến lúc phải về nhà để tiếp tục bắt tay vào công việc.

“Em cũng phải về rồi!” Tiêu Tĩnh nói và cười với tôi.

Tôi nói “Để anh đưa em về!”

“Dạ không, anh mau về nhà đi, nó chắc cũng mệt rồi!” Tiêu Tĩnh chỉ vào con chó của tôi, làm tôi không nín được cười.

Nhìn con chó béo ú của tôi trông có vẻ mệt mỏi đi không vững, thở cũng chẳng ra hơi. “Thật là mất mặt, vậy anh về trước nhé, ngày mai em vẫn đến đây đi dạo chứ?” Tôi không nói được gì, thật xấu hổ trước mặt Tiêu Tĩnh.

Tiêu Tĩnh gật đầu không nói gì, dường như trong mắt cô ẩn chứa một nét buồn rầu.

“Vậy tối mai gặp lại nhé!”, thấy Tiêu Tĩnh gật đầu đồng ý tôi mới quay người đi rồi kéo con chó béo ú và đá cho nó mấy cái vào mông, tôi lẩm bẩm với vẻ không thoải mái lắm “Xem ra phải giảm béo cho mày thôi, nếu cứ cho
mày ăn theo khẩu phần như thế này chẳng mấy chốc còn mắc cả bệnh tiểu
đường nữa mất”.

Tiêu Tĩnh cứ nhìn dáng tôi xa dần, rồi thở dài và cúi đầu nói với con chó của cô ấy “Chúng ta cũng về nhà thôi!”

Tiêu Tĩnh từ tốn dắt con chó đi về phía trước, tiếng bước chân “soạt soạt”
trên tuyết nhỏ dần. Dấu chân trên tuyết của Tiêu Tĩnh cũng nhạt dần và
hình dáng của cô cũng tan biến trong đêm tuyết. Không khí vốn ngập tràn
mùi hương thì giờ đây có cơn gió đến thổi làm tan đi những mùi hương đó. Sự việc như chưa từng xảy ra.

Về đến nhà, tôi không tài nào
chợp mắt được, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến cảnh tôi và cô gái. Trằn
trọc mãi, cũng có thể do là mệt tôi thiếp đi lúc nào không biết, sáng
hôm sau thức dậy tôi mới phát hiện mình bị sốt, chóng mặt, xem ra tôi bị cảm rất nặng.

Cuối cùng trời cũng tối…

Tôi đến nơi hôm qua tôi gặp Tiêu Tĩnh từ rất sớm để đợi cô ấy.

Bỗng chốc trong cái màu trắng xóa của tuyết xuất hiện một cô gái và một con chó Kinh Ba màu trắng.

“Em đến thật rồi!”, tôi hơi xúc động vì tôi không tin là hôm nay cô ấy lại có thể đến.

“Vâng ạ, anh hình như không được khỏe hay sao ý, anh bị ốm à?” Tiêu Tĩnh cúi mặt xấu hổ hỏi tôi.

“Không sao, chỉ là ăn lung tung đau bụng thôi”, tôi nói mà cố nén không cho nước mũi chảy ra.

Tuyết cũng đã ngừng rơi, các con đường chính của khu vực này bây giờ đã được
quét dọn rất sạch sẽ. Trong đêm khuya hai người lại sánh vai và cùng kể
cho nhau nghe những sở thích của chính mình…

Ngày thứ ba, khi
tôi gắng ngồi dậy thì thấy rằng bệnh cúm của tôi có vẻ như nặng hơn, dù
là tôi đã chú ý giữ ấm, uống thuốc đúng giờ và rất lạ là bệnh không
những không thuyên giảm mà ngày một nặng thêm.

Khi gặp lại Tiêu Tĩnh, cô nhìn tôi với ánh mắt trách móc và hỏi “Anh làm sao mà chảy nước mũi vậy?”

“Không sao, ăn cay quá thôi mà!”, tôi cười gượng và nói.

Mấy ngày tiếp theo đó, bệnh cúm của tôi càng nặng hơn, nhưng tôi vẫn cố
gắng đúng hai giờ đêm dắt chó đi dạo. Dù trực giác mách bảo tôi việc xảy ra không bình thường một chút nào, nhưng tôi vẫn muốn được gặp cô ấy…

Sau một tuần, khoảng 5 giờ chiều.

“Không ổn rồi, nhiệt độ cao đến 40 độ, nếu cứ như thế này thì chắc chết mất
thôi!”, tôi rút nhiệt độ từ nách ra và quẳng vào một chỗ.

Cố gắng gượng dậy, phải đi viện thôi.

“Bệnh của tôi sao có thể lại nặng như thế này được?”, cố lết từng bước một,
khó khăn lắm tôi mới bước được ra đường trong lo sợ.

Tôi đi từng bước chậm rãi, đột nhiên nhận ra, trước mặt là Tiêu Tĩnh với bộ đồng
phục học sinh, tay xách cặp đang từ xa tiến tới.

“Chính là cô ấy, cô ấy là học sinh!”, tôi nghĩ.

Tiêu Tĩnh đang cười nói vui vẻ với đám bạn, từ xa cô ấy nhìn thấy tôi và cúi đầu không nói gì, như là muốn tránh mặt khi đi qua chỗ tôi.

“Tĩnh!”, tôi gọi nhỏ.

Bước chân của Tiêu Tĩnh chậm dần, khi cách tôi một vài bước cô dừng và quay người lại phía tôi.

Tôi bỗng thấy ngạc nhiên, Tiêu Tĩnh với đôi mắt nhanh nhẹn đó nhìn tôi với
một dáng vẻ sợ hãi, cô không muốn gặp tôi cho lắm. Trấn tĩnh một lúc,
tôi lại có cảm giác đằng sau sự sợ hãi của cô ấy là một vẻ đau thương.

“Cô ấy…, cô ấy làm sao vậy?” Tim tôi hơi quặn đau, tôi thực sự cảm thấy bất ngờ không hiểu tại sao lại hoang mang quá vậy. Bỗng nhiên đôi chân như
muốn mềm ra rồi ngồi phịch xuống đất, một bầu u tối sập xuống trước mắt
và tôi xin đi lúc nào không biết.

Tỉnh tỉnh mơ mơ mấy lần, tỉnh
dậy rồi lại lịm đi, tôi nằm trên giường và đắp một cái chăn bông rất
nặng. “Tôi đang ở đâu thế này?” Tôi muốn tỉnh dậy nhưng cơ thể không còn một chút sức lực nào, nhìn xung quanh mới biết đang nằm trong phòng
mình.

Thì ra bà chủ nhà nhìn thấy tôi xỉu liền đưa tôi về, tôi
cũng không hiểu bà làm thế nào để đưa một cái xác gần chết nặng hơn năm
mươi cân vào trong nhà. Mấy ngày hôm nay bà chủ nhà bận rộn chăm sóc
tôi, tôi thực sự cảm kích trước sự quan tâm của bà.

Trước khi
người thầy thuốc Đông y già khụ đi khỏi, ông đứng trước mặt tôi, dặn dò
kỹ lưỡng là tôi phải nghỉ ngơi cộng với một số điều cần chú ý, nhưng tôi không nhớ kỹ. Chỉ có một điều lạ là thế kỷ 21 rồi, sao vẫn có người mặc áo dài hồi xưa?

Tôi khó khắn lắm mới ngồi dậy được, toàn thân
đau buốt, đặt chiếc gối kê lưng cao lên một chút và dựa lên đó một cách
thoải mái. Con chó nhỏ chạy lại phía tôi, đã mấy ngày nay tôi không gặp
nó, nó tăng cân nhiều, thật là làm phiền bà chủ nhà rồi.

Tôi
vuốt nhẹ vào mõm nó. Trong đầu tôi nghĩ “Cô ấy là một học sinh, ngày nào cũng khoảng 6 giờ phải đi học, sáng sớm 2 giờ đến 3 giờ dắt chó đi bộ,
vậy thì cô ấy chỉ ngủ có ba tiếng một ngày sao? Mặc dù có lúc tôi cũng
chỉ ngủ hai đến ba tiếng nhưng nếu cứ bảy tám ngày kéo dài như thế này
thì làm sao chịu nổi”. Thật khó hiểu “Còn nữa, sau khi gặp cô ấy tôi bắt đầu đổ bệnh, lẽ nào lại là một sự trùng hợp?” Suy nghĩ miên man làm tôi ngủ lúc nào không biết.

Đột nhiên tôi thấy rất khỏ thở, tôi như người bừng tỉnh sau một cơn ác mộng, mon hít hơi thật dài nhưng lại bị
đánh thức đột ngột. Lúc này tôi kinh hoàng phát hiện ra hai con mắt
không tài nào mở được như là bị kết dính vào nhau, sợ hơn nữa đó là tôi ý thức được, mình nhưng không thể tỉnh lại.

Thời gian cứ dần
trôi, tôi vẫn thấy khó thở như vậy, muốn cử động người nhưng cơ thể như
chết, đến cử động của một ngón tay cũng khó và không hề có cảm giác tồn
tại của cơ thể.

Nỗi lo sợ cứ choán hết suy nghĩ. Cái lạnh lẽo
lại bao trùm lên sự sợ hãi của tôi và nó rúc sâu trong tủy xương, sự sợ
hãi lan tỏa. Vô số những ý nghĩ ẩn hiện, trong đầu tôi xuất hiện những
ký ức xa xưa nhưng rất mơ hồ làm đầu tôi bỗng đau dữ dội.

Bừng tỉnh dậy, quần áo ướt đẫm vì mồ hôi. Nhìn quanh bốn bề vẫn là căn phòng của mình.

“May quá! May quá!”, tôi vừa thở sâu vừa lau mồ hôi trên mặt.

Bỗng có tiếng “ù ù” to dần từ phía đầu giường, người vừa mới trải qua những
trạng thái tâm lý lo sợ như tôi thực sự rất khó chấp nhận tiếng động
này, tôi nghe rồi thở phào nhẹ nhõm khi phát hiện đó là cái đồng hồ rung lên báo 2 giờ.

Tôi có hơi mệt chút ít, tôi vừa trải qua sự lo lắng nên có cảm giác trống rỗng vô cùng.

“Cộc! Cộc! Cộc!” Tiếng gõ cửa thôi thúc nặng nề.

“Đã muộn thế này rồi, bà chủ nhà còn tìm tôi có chuyện gì không biết?” Chỗ này chẳng ai biết tôi ngoài bà ấy.

Tung chăn ra xuống giường mở cửa, sức khỏe của tôi vẫn chưa hồi phục cho nên vừa đứng dậy thì đầu óc quay cuồng, định trả lời một câu nhưng tôi bỗng thấy cảm giác buồn nôn.

“Bộp, bộp, bộp”, đột nhiên tiếng gõ cửa biến thành tiếng đập cửa rất mạnh.

Tim tôi đập thình thịch, tiếng động đó vẫn không dứt, những âm thanh đó như đang đánh vào chính con tim yếu đuối của tôi.

Tôi tức giận nhìn cánh cửa, nghe kiểu gõ này chắc chắn không thể nào là bà
chủ nhà được. Nếu là bà thì sẽ nhẹ nhàng gõ cửa hai tiếng và âm thanh
tuy nhẹ nhưng có tiết tấu rõ ràng chứ không bao giờ đập mạnh như vậy.

Vậy rốt cuộc là ai? Nếu không phải là bà chủ nhà thì có thể là ai được nhỉ? Tiếng “Bộp, bộp, bộp” vẫn cứ vang đều, âm thanh này nghe đến đau cả
tai.

“Chắc cũng không phải là bà chủ nhà bị bọn trộm hại đâu,
nếu không sao đến tận bây giờ vẫn không có động tĩnh gì, mình phải làm
sao đây?”, càng nghĩ tôi càng thấy sợ, tim đập thình thịch từng hồi.

“Tôi biết là anh ở trong phòng, tôi có chuyện nói với anh”, tiếng đập cửa bỗng dưng im bặt, một giọng phụ nữ vang lên.

“Thì ra là Tiêu Tĩnh!”, tôi thở phào nhẹ nhõm rồi nằm vật ra giường như kẻ
bị bại liệt. Sức khỏe vốn yếu, thêm vào đó sự sợ hãi vừa rồi làm tôi bị
sốc. Hít một hơi thật sâu, trấn tĩnh lại ra mở cửa. Sợ Tiêu Tĩnh ở ngoài đợi lâu, tôi nói vọng ra “đến đây…”, “đến vừa dứt thì họng tắt nghẹn
lại, linh cảm chẳng lành.

“Sao có thể là cô ấy nhỉ, cô ấy không
biết chỗ ở của tôi, tôi đâu có nói? Tiếng đập cửa to như thế tại sao bà
chủ nhà lại không phản ứng gì? Hay cô ta đã làm gì bà ấy rồi?”. Càng
nghĩ càng thấy khiếp sợ không thể chịu đựng thêm được nữa.

“Mau mở cửa ra”, giọng Tiêu Tĩnh giục giã hơn.

“Đúng là cô ấy rồi, cô ấy muốn gì, lẽ nào đến để hại mình sao?” Trời ơi, tôi không dám nghĩ thêm gì nữa.

Ở bên ngoài, Tiêu Tĩnh đầy giận dữ, một tay giữ chặt lấy nắm đấm cánh
cửa, còn tay kia đấm vừa nhanh mạnh vào cửa, đột nhiên im lặng, tay cô
lỏng dần. Hai con mắt vốn nhanh nhẹn nay biến đờ đẫn. Ánh mắt vô cảm cứ
nhìn chăm chăm vào cánh cửa và những giọt nước mắt như tuôn ra không có
cách nào có thể kìm nén.

Điều gì làm Tiêu Tĩnh muốn khóc, rụt
tay lại, nhìn chăm chú vào cánh cửa rồi thở dài quay người bỏ đi. Xuống
cầu thang cô qauy đầu nhìn lại cánh cửa phòng, và những giọt nước mắt
bắt đầu rơi…

Sang đến ngày thứ hai, bà chủ nhà rất vui khi thấy tôi có thể xuống giường đi đi lại lại.

Nhưng tôi thì không vui lên được, nhiều suy nghĩ cứ ẩn hiện trong đầu,c ô gái đó rốt cuộc là ai? Sao lại biết được chỗ ở của tôi? Sao cô ấy nửa đêm
lại dắt chó đi chơi? Tôi không tìm được lời giải thích hợp lý. Có một
phương án đó là cô ấy không phải là người! Từ trước đến nay tôi luôn
tiếp thu cái tư tưởng “vô thần”, điều này khiến tôi càng không muốn tin
vào sự suy đoán này. Nhưng tất cả những gì xảy ra hoàn toàn không có câu giải thích hợp lý? Lẽ nào đó chỉ là trùng hợp.

Tôi không hiểu
sự thật là gì. Nhưng giây phút này đây tôi sợ hãi và nghĩ mình phải tự
vệ. Sự kiên cường chỉ xuất hiện khi đến giờ phút quan trọng. Tôi tin vào chính mình.

Từ hôm đó tối nào cô ta cũng đến gõ cửa muốn gặp
tôi nhưng tôi không mở. Sau này mỗi lần nghe thấy tiếng la hét như điên
cuồng của cô ấy khi gọi cửa, tôi cũng không sợ làm ảnh hưởng đến người
dân xung quanh vì biết rằng chỉ có mình tôi có thể nghe được giọng cô
ấy. Chuyện này không còn nghi ngờ gì nữa, mấy ngày trước tôi hỏi bà chủ
nhà câu trả lời “Bà chưa bao giờ nghe nói đến cô gái nào như vậy trong
khu vực này”, cũng chưa nghe thấy có ai đến tìm tôi, “nhưng”…

Tôi chưa nói hết… bà đã kể: ở đây không có ai như vậy, có điều khoảng bốn
mươi năm trước, có một cô gái đã mất tích về sau có người đã phát hiện
ra xác của cô ấy trong khu này.

Câu chuyện rất đơn giản, đơn giản vậy mà tôi chẳng hiểu gì cả.

Dù cho bà nói thật hay nói dối, tôi cũng đã quyết định sẽ kết thúc mọi
chuyện tại đây. Tối hôm nay tôi sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tiêu Tĩnh.

Tôi ngồi sau cửa ra vào và không nói một lời nào, lặng lẽ ngồi đợi cô ấy
đến, đầu căng như dây cung đã được giương lên chỉ còn đợi ngắm bắn, tay
phải cầm theo một con dao, tay trái cầm điếu thuốc không ngừng đưa lên
miệng rít, đồng hồ chỉ 12 giờ 20 phút…

Trong căn phòng im ắng chỉ có tiếng “tíc tíc tíc” của kim đồng hồ, đã một giờ đêm rồi.

Con chó béo núc níc của tôi dường như đánh hơi được điều gì đó. Thân mình
tròn quay của nó run lẩy bẩy và túc ngay dưới gầm giường. Lúc này là 1
giờ 40 phút…

“Cô ấy đến rồi, sắp đến rồi”, điếu thuốc rung lên,
các ngón tay như rã rời ra, tàn thuốc rơi thành đống trên đất. Tôi lại
châm một điếu thuốc khác, mắt liên tục liếc nhìn đồng hồ đặt ở đầu
giường, 1 giờ 50 phút…

Điếu thuốc mới hút một nửa trên tay bị
vứt ngay xuống đất. Tôi đứng dậy, vô cùng khó chịu khi nhìn vào cánh
cửa, nhịp thở gấp gáp, tay cầm con dao càng nắm chặt hơn, mắt lúc nào
cũng trừng trừng nhìn vào đống hồ, đợi lâu đến thế mà mới có 1 giờ 52
phút…

Tôi thở rất mạnh, căn phòng đầy khói thuốc càng làm tôi
khó chịu, tay cầm dao đã bắt đầu run rẩy dường như bất cứ lúc nào cũng
có thể chém tung tóe hết cả. Sự căng thẳng này làm tôi như phát điên.
Không chịu nổi cái cảm giác này nữa rồi. Tôi mệt lử giống như quả bóng
xẹp hơi. Đồng hồ mới chỉ 1 giờ 59 phút…

Kim đồng hồ cứ tích tắc
nhích từng giây một, trước kia tôi chẳng bao giờ để ý sự dịch chuyển của kim giây. Giờ đây thấy nó lại nặng nề nhích từng giây từng giây. Từng
phút chậm chạp trôi qua, thần kinh của tôi như một sợi dây bị kéo căng
ra, chỉ cần một nỗi sợ hãi nhỏ cũng có thể làm cái dây đó đứt. Như mũi
tên bắn ra rồi sẽ không thu về được. Chờ đợi cả tối làm mông tôi tê cứng trên ghế. Khi đồng hồ điểm quá 2 giờ…

Khói thuốc khắp nơi, căn phòng ngập chìm trong sự trầm mặc, đã là 2 giờ 40 phút rồi.

Đến thời điểm này vẫn chưa có gì xảy ra, con mèo cũng mất hút trong đêm,
đêm nay yên tĩnh quá, một linh cảm cô ấy nhất định sẽ đến.

Tôi
thấy càng căng thẳng rít thuốc càng dài hơi hơn, dưới đất đâu cũng thấy
đầu lọc thuốc là ngập ngụa. Tôi đứng dậy đã 2 tiếng đồng hồ ngồi lì ở
đó, chân tê cứng cả rồi. Tôi thở dài và tự mắng mình “đúng là đồ vô
dụng”, tàn thuốc tiếp tục vương vãi trên đất, tay phải tôi đã đặt thoải
mái hơn.

“Cốc, cốc, cốc”, tiếng gõ cửa bắt đầu rõ hơn.

Tôi có hơi hoảng, cuối cùng cô ấy cũng đã đến.

Hai mắt đờ đẫn vội mở to ra, tay phải cầm chắc con dao vội vàng giấu ngay sau lưng, tay trái ra mở cửa.

Tiêu Tĩnh đứng ở ngoài cửa, khi cửa mở, cô ngẩng đầu lên buồn rầu nhìn tôi.

Một lúc lâu Tiêu Tĩnh lạnh nhạt nói “Cuối cùng anh cũng mở cửa”.

… Tôi nhìn cô ấy và im lặng.

“Có phải anh đã thấy được cái gì đó không bình thường đúng không?” Tiêu Tĩnh gượng cười với tôi, cái đẹp sao lạnh giá như vậy.

“Ừ”, tôi cũng lạnh nhạt trả lời, không hiểu tại sao lúc này sao tôi lại cảm giác tim mình nhói đau, tay cầm con dao run rẩy.

“Ngày mai em đi!”, Tiêu Tĩnh nhìn với một vẻ buồn rầu, hình như có còn muốn
nói gì nữa, nhưng lại không nói được thành lời. Cô mím chặt môi, nhìn
tôi rồi quay người đi mất.

Sự tức giận vô cớ bỗng bao trùm toàn
bộ đầu tôi, “Gì vậy, chẳng nói chẳng rằng vội vã đi, cũng không giải
thích gì cả?”. Nghĩ đến mấy ngày nay mình nằm trên giường bệnh tôi càng
như muốn trút bỏ hết sự tức giận để có thể bù lại những gì là đau khổ là uất ức từ trước đến nay. Hơi thở gấp, hai tay giơ con dao giấu ở sau
lưng, dùng tất cả sức lực bổ vào cô ta…

“Phập,” con dao bổ ngay vào cánh cửa.

Cô gái lặng lẽ đi một lúc, cúi đầu đi thẳng về phía trước, không quay đầu lại rồi tan biến dần phía cuối cầu thang…

Tôi ý thức được hành động vừa rồi, vội lùi lại đằng sau vài bước. Nhìn vào
tay mình, nếu không phải con dao bổ vào cánh cửa thì hai cánh tay này đã vấy máu. Không biết vừa rồi làm sao nữa? Con dao vẫn bám rất chắc trên
cửa. Tôi ngồi sụp xuống, tay chân như rã rời, những giọt mồ hôi mệt mỏi
lăn từ từ trên má dài xuống tận cằm…

Tối hôm đó tôi nghĩ rất
nhiều và quyết định phải chuyển nhà. Ngay ngày hôm sau, khi tôi nói
chuyện với bà chủ nhà, bà không hề ngạc nhiên, điều này làm tôi càng
ngạc nhiên. Lẽ nào bà biết hôm nay tôi sẽ chuyển đi, hay bà đã biết
trước? Tất nhiên vấn đề chẳng quan trọng nữa, quan trọng là tôi đã
chuyển ra ngoài. Tiền thuê nhà tôi không lấy lại để thay cho lời cảm ơn
vì sự chăm sóc của bà trong thời gian qua.

Miền Nam vốn dĩ rất ít khi có tuyết, rất lạ là mùa đông năm nay tuyết lại rơi mấy lần.

Tâm trạng và sức khỏe của tôi có phần tiến triển tốt, tôi đã khỏe lên dần
và không muốn nghĩ lại những chuyện đã qua, cô ấy đã biến mất trong tâm
trí của tôi.

Đông đi xuân lại đến, màu xanh ngập tràn không
gian, mọi thứ tor73 nên mới mẻ và sinh động hơn, tuyết cũng tan dần tạo
ra vô số những dòng nước nhỏ chãy dài trên mặt đất…

Phía tây con đường một chiều nhiều người qua lại, tôi bước đi trong tâm trạng phấn chấn.

Tôi bây giờ chuyển đến ở khu Nguyệt Kỳ Viên. Công việc vẫn nhẹ nhàng như
vậy, một mình ngồi quán cà phê gần đó nhâm nhi thưởng thức ly cà phê.
Vừa chuyển đến đây không lâu tôi đã phát hiện cà phê của quán này có
hượng vị rất đậm đà. Tôi thích nên cứ khi rỗi tôi lại đến đây uống cà
phê. Và mỗi lần đến tôi đều chọn vị trí sát cửa sổ.

Cuộc sống
quá đơn điệu, ngày nào cũng vậy cũng lặp đi lập lại những buồn vui đó,
thỉnh thoảng lại gợi lên trong tôi chuyện xảy ra ở khu Tần An Trang cách đây nửa năm. Nhớ lại khi đó vào cái ngày chuyển đi, vì ốm lâu ngày mà
không đến bệnh viện nên bác sĩ nhìn thấy bộ dạng của tôi ông đã nói
“Người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ, trông như là một kẻ lưu lạc ở
sa mạc cả tháng mới trở về”.

Chuyện này chẳng ảnh hưởng lắm đến
tâm lý của tôi. Tôi đã rất nhanh chuyển thể sự việc này thành một chuyện tranh giữa người và quỷ, có một vài điểm là hơi khác với thực tế một
chút. Chắc Tiêu Tĩnh rồi sẽ đọc được cuốn truyện này vì cô ấy vốn mê
truyện tranh. Nơi sâu thẳm tôi mong cô ấy đọc được cuốn truyện này. Cũng là thay cho lời kết mà tôi luôn hy vọng.

Thôi được rồi, không
nghĩ lung tung nữa! Việc đã xảy ra rồi thì đừng nên nghĩ nhiều. Biết vậy nhưng tôi vẫn bị hồi ức đó ám ảnh.

Dựa lưng vào ghế, nhìn những người đi dưới ánh nắng tôi tận hưởng cuộc sống cảm thấy thư thái hơn.
Đây chính là giá trị địch thực của sự hưởng thụ trong cuộc đời của tôi.
Ha ha, lạ thật, hình như có một chút gì khang khác lạ thường! Cả một
buổi chiều hôm nay tôi không tập trung tinh thần, thỉnh thoảng cầm bút,
giấy lên làm việc, nhưng cũng chẳng ra được một kết quả gì.

Tôi cứ thế nhìn vào những người qua đường, lúc này đã 5 giờ.

Tôi đang cao hứng, đột nhiên, một bóng người quen thuộc hiện ra trước mắt.
Tôi nhận ngay ra đó là Tiêu Tĩnh! Mái tóc dài,đôi mắt đen sáng rất đẹp
của cô không hề thay đổi, vẫn là bộ quần áo đồng phục học sinh, tay xách cặp và đang tươi cười rảo bước trên đường với đám bạn.

Để tiền cà phê trên bàn, tôi chạy thục mạng ra ngoài đường…

Thực sự tôi cũng không biết tại sao mình lại làm như vậy, khi gặp lại cô ấy
tôi như bị mất hồn, không tự chủ được chính bản thân mình. Tôi theo lên
xe, ngồi cách xa với cô ấy, đến trạm xe buýt gần khu Tẩn An Ttrang thì
xuống. Con đường về cứ sâu hun hút không một bóng người. Tôi chỉ sợ bị
cô ấy phát hiện vì trên cả con đường không có lấy một bóng người…

Khu vực này không thay đổi la2may61, chỉ có điểm khác đó là cây cối tươi
tốt nhưng không quá rậm rạp. Tôi vẫn có cảm giác thiếu hụt một cái gì
đó? Gặp vài người quen trong khu, tôi chào hỏi qua loa dăm ba câu rồi
lại tiếp tục bám theo cô ấy.

Tiêu Tĩnh bỗng quay người rồi biến mất khỏi tầm mắt, tôi núp ở góc lối rẽ, thở dài và gãi đầu không hiểu.

Không có người?

“Chớp mắt cái đã chẳng thấy người đâu?” Tôi ngạc nhiên từ chỗ này đến số nhà
đầu tiên của khu chỉ khoảng 50 mét, sao có thể biến mất nhanh như vậy?
Nhìn khắp xung quanh không thấy bóng dáng cô ấy đâu, tôi biết mình đã để mất dấu hoặc cô ấy đã phát hiện ra có người đang bám theo.

Đã
vậy thì thôi! Chuyện giữa mình và cô ấy đã kết thúc từ nửa năm trước,
sao lại phải khổ sở tìm hiểu làm gì nữa. Đúng rồi, ngôi nhà thuê trước
kia chẳng phải ở đằng trước hay sao, bà chủ nhà chăm sóc cho mình rất
chu đáo. Đến đây rồi thì vào thăm bà một chút. Bà ấy cũng đáng thương
lủi thủi một mình, mà tôi cũng chưa nghe nhắc đến con cháu bao giờ.

Tôi bấm chuông hy vọng bà ở nhà.

“Ai đấy, tôi ra mở cửa đây!”, giọng của bà vẫn nhẹ nhàng và từ tốn như vậy.

“Bà ã, cháu là Trương Khiết”, tôi trả lời.

“Ồ, mau vào đây, mau vào đây! Cửa mở đấy”, bà thoáng cái đã nhận ra tôi ngay, xem ra bà còn nhớ rất rõ về tôi là đằng khác.

Bà không già đi mấy, thậm chí trông còn trẻ ra. Tiếng cười nói vô tư của
bà không che hết sự cô đơn hiện ra trong đôi mắt. Tôi nói là hôm nay
tình cờ đi ngang qua đây rồi rẽ vào hỏi thăm bà. Cũng có thể là cuộc
sống của bà quá cô đơn cho nên sự viếng thăm của tôi khiến bà rất vui.

Trời tối dần, tôi xin phép ra về, lấy trong ví 500 tệ biếu bà gọi là một
chút quà, bà một mực không lấy, nhưng tôi vẫn đưa, bà đành phải lấy.

Từ chối lời mời của bà ra về. Dưới ánh điện mờ ảo của đèn đường, tôi lại
miên man nghĩ. Đời người vô thường quá, chuyện sau này chẳng ai có thể
nói trước được, cũng không biết sau này gặp lại bà thì cả hai sẽ thay
đổi như thế nào?

Đi ra khỏi cổng khu nhà, tôi thấy trước mặt có một chiếc taxi đang đỗ, may quá, vì ở đây rất ít khi có bóng dáng của taxi.

“Bác ơi,có chạy vào thành phố không?” Tôi gọi hỏi bác tài xế từ đằng xa.

“Có, 100 tệ”, bác tài xế liếc mắt nhìn tôi với vẻ kiêu kỳ.

“Đắt thế ạ, từ đây vào thành phố có 6 không muốn thôi”, tuy nói vậy nhưng
tôi vẫn rút ví tiền ra xem, nếu không nhầm thì sau khi biếu 500 tệ trong ví tôi chỉ còn toàn tiền lẻ, chắc không đủ 100 tệ.

“Á, thẻ tín
dụng đâu rồi?”, đột nhiên, phát hiện cái thẻ không cánh mà bay, tôi lật
xem đi xem lại cái ví mà vẫn không tìm thấy thẻ, cả trong túi áo quần
cũng chẳng thấy đâu.

“Lẽ nào rơi ở nhà bà chủ nhà?” Tôi nghĩ,
vừa rồi đi trên đường hai tay tôi luôn đút vào túi quần, xem ra chỉ có
thể rơi ở nhà bà mà thôi.

Tôi không để ý gì đến ánh mắt ngạc nhiên của bác tài rồi quay người đi về hướng khu nhà.

Ánh trăng ảm đạm, màn đêm buông xuống làm khu vực này càng lạnh lẽo, tôi rùng mình…

“Đang là mùa hè, sao lại lạnh như thế này?” Tôi thấy bồn chồn quá, ngẩng đầu
lên nhìn thấy đèn của các hộ dân xung quanh đã tắt, chỉ còn vài ngọn đèn đường le lói. Có một chút gì đó âm u và lạnh lẻo, hít sâu vào sẽ thấy
không phải là sự lạnh lẽo mà là một cái gì đó rất khó tả.

Vô cớ lại tự dọa mình toát hết mồ hôi hột, tôi sỉ vả mình là đồ vô dụng, kéo lại áo bước nhanh đến phía trước.

Vừa qua lối rẽ, tôi tí nữa đụng vào bà chủ nhà. “Bà phải ra ngoài ạ?” Tôi gọi hỏi.

Bà dường như không nghe thấy, tay trái cầm làn bước đi rất nhanh.

“Bà à, là cháu dây!”, tôi đuổi theo và gọi rất to nhưng bà như cố tình không nghe thấy.

“Kỳ lạ!”, tôi dừng lại, nhìn cái bóng cứ xa dần mà thấy khó hiểu, mình đã
bao giờ làm ba bực mình đâu, không hiểu bà làm sao vậy? Nhìn bóng bà
khuất dần, tôi bỗng phát hiện bước chân của bà sao nhẹ thế, như bay
trong không khí. Dụi mắt nhìn lại bà cụ quả thực đi nhanh quá.

Đoạn đường không dài, chỉ khoảng 300 mét này không bằng phẳng như chính tâm
trạng của tôi lúc này, bà đã hoàn toàn thay đổi, không như người mà tôi
đã từng quen.

Tôi bám theo đến tận nơi, trước mắt là bãi đất
trống rất lớn, ở giữa có ngôi nhà mái bằng cũ kỹ. Bà Chong đứng trước
cửa nhà, rút chìa khóa mở cửa, nhưng mấy lần đều không nhét nổi vào ổ
khóa.

Đêm tối làm tôi nhìn không rõ các động tác của bà. Tôi
ngạc nhiên vì trước kia sao chưa bao giờ nhìn thấy ngôi nhà này? Có lẽ
nó mới được xây trong nửa năm vừa qua? Không đúng, ngôi nhà này rất cũ,
ít ra cũng phải xây được vài năm rồi, một cảm giác khó tả, căn nhà này ở đây từ bao giờ?

“Có lẽ tôi nhớ nhầm chăng, nếu không thì ngôi nhà này từ đâu mà có?” Tôi nghĩ đi nghĩ lại như vậy.

Tiếng “két két” cứ ngân dài, bà vào nhà rồi đóng cửa lại. Một lúc sau, căn
phòng sáng lên ánh lửa mờ mờ ảo ảo như ánh hoàng hôn và le lói qua khung cửa sổ.

“Rốt cuộc thì là chuyện gì?” tôi ngạc nhiên vì thấy bà
lão thật kỳ lạ, có hơi lưỡng lự nhưng tính hiếu kỳ của tôi lại trỗi dậy, ngó xung quanh không thấy ai tôi tiến về phía trước.

Cửa sổ bám đầy bụi, nhìn lờ mờ thấy bà lấy thức ăn ở trong hộp ra rồi đặt lên cái
bàn kê sát tường. Chuẩn bị xong, bà lấy từ trong người ra một vật giống
như bài vị đặt phía sau bàn thức ăn. “Hình như là thắp hương cho ai đó”, tôi đoán như vậy, lớn lên ở thành phố nên tôi hiếm khi được gặp những
phong tục này.

“Có thể là thắp hương cho ông chồng bà chăng?” Tôi rất thông cảm vì sống trong cảnh cô đơn không hề đơn giản một chút nào.

“Hay là về nhà đợi vậy! Người ta thắp hương cho chồng thì không nên làm
phiền họ”. Tôi nhìn bà cảm thông rồi quay người đi, trong lòng tôi vẫn
nặng trĩu, cuộc đời con người sao nhiều việc diễn ra không như ý muốn
đến vậy, có cái được cái mất cho nên chúng ta phải quý trọng những gì
đang có ở hiện tại.

Nghĩ viển vông một lúc tôi đã về đến trước
cổng nhà bà, tìm một chỗ ở thảm cỏ để nghỉ ngơi, bụng bắt đầu cồn cào,
lúc này tôi mới nhớ ra từ sáng đến giờ vẫn chưa có thứ gì nhét vào bụng.

Ngồi chán chê mê mỏ tôi lại rút điện thoại lật đi lật lại để xem giờ và ngồi ôm đầu gối như chuẩn bị ngủ gật.

“Tiểu Trương, sao cháu lại ở đây?” Tôi láng máng nghe thấy tiếng gọi của bà.

“Bà về rồi ạ?”, tôi vội vàng đứng dậy và cười gượng gạo.

“Cháu quay lại tìm thẻ tín dụng phải không? Này”.

“Mau vào trong nhà!”. Bà phủi vết bẩn và cỏ khô dính trên người tôi, cười
nói rất nhiệt tình. Tôi luôn mong bà lúc nào cũng vui vẻ như vậy.

“Vâng, vâng ạ!”, tôi mừng quýnh lên. “Vào đi, đứng đấy làm gì nữa? À, cháu
chưa ăn cơm phải không? May quá nhà cô còn đồ ăn”, bà vội lôi tôi vào
nhà.

“Nào, ngồi xuống đi! Thẻ tín dụng để trên bàn, cất đi nhé, đừng có làm mất đấy”, bà mở lồng bàn đậy thức ăn đặt trên bàn.

“Ăn đi cháu, chắc đói rồi hả?” Bà nhìn tôi với vẻ hiền từ.

Tôi cảm động nhìn bà, phát hiện mắt bà hơi sưng và đỏ, chẳng cần đoán tôi
cũng hiểu. Trước kia tôi ít để ý đến những điều này. Giờ đây tôi hy vọng cuộc sống của bà vui vẻ hơn.

“Bà, bà sao vậy, mắt bà sao thế?” Tôi gặng hỏi.

“Không sao, bà già rồi hay nghĩ lung tung”, bà trả lời miễn cưỡng như muốn giấu giếm điều gì đó.

“Thế ạ!”, một lý do hợp lý, tôi không nói gì thêm.

“Ăn từ từ thôi kẻo nghẹn” bà rót nước cho tôi.

“Cháu cảm ơn!”, mồm tôi vừa nhai nhồm nhoàm vừa nói vì bụng quá đói.

Bà nhìn tôi trìu mến, trong ánh mắt đó tràn đầy yêu thương.

“Cháu và cô gái đó thế nào rồi?” Bà có vẻ thích nhìn cái bộ dạng ăn uống như hùm của tôi.

“Ai ạ?” Tôi ngẩng đầu ngạc nhiên hỏi.

“Cái cô gái trước kia trọ đây và có lần to tiếng với cháu ấy, cháu từng kể mà quên rồi hả?”

“Chúng cháu chia tay rồi!” Bà vẫn còn nhớ chuyện của tôi.

“Tiếc quá, không biết con cái nhà ai? Bà không giúp gì được cháu cả!”. “Không phải thế đâu ạ, cháu có thể tự giải quyết được, bà yên tâm, cháu mà có
bạn gái thì nhất định đưa đến ra mắt bà”.

“Ừ, Tĩnh Nhi nếu…! Nếu bà có con thì nó cũng lớn rồi!” Bà nhìn chẳng nói thêm câu nào. Có thể
là bà đang nghĩ đến quá khứ, đến số phận.

Tôi tự trách mình,
muốn bà vui lên một chút vậy mà… có điều tôi lại nghĩ, bà hỏi hộ tôi
cũng tốt, cô ấy sống ở vùng này, nếu bà giúp tôi có phải tốt hơn không
“Hay là bà giúp cháu hỏi vậy!”

“Nghĩ kỹ chưa, bà là người thích
xen vào việc của người khác đấy, nhưng yên tâm đi bà không làm hỏng
chuyện đâu!” bà tủm tìm cười.

“Dạ vâng, cháu thì muốn tự mình giải quyết, nhưng sau đó lại nghĩ nếu có bà giúp cháu thì việc này sẽ tốt hơn”.

“Bà làm cơm ngon quá, cháu ăn no rồi ạ”, tôi đặt đũa xuống, lau mồm và nói
“Cháu chỉ biết cô ấy tên là Tiêu Tĩnh”. Tôi tả lại hình dáng cô ấy cho
bà nghe, nói thật trong thâm tâm tôi vẫn có đôi chút hy vọng, nếu không
vậy sao sau khi nhìn thấy Tiêu Tĩnh tôi lại vội vàng bám theo đến tận
đây.

Bà vừa thu dọn bát đũa vừa nghe tôi kể, khi nghe thấy hai
chữ “Tiêu Tĩnh” đột nhiên mặt bà biến sắc. Tôi tả về hình dáng đặc điểm
của Tiêu Tĩnh, tay bà run lên rồi “xoảng”, tiếng bát rơi vỡ vụn trên
dat9621 “Cháu nói ai? Cháu nói lại đi!”

“Tiêu Tĩnh ạ! Bà cũng biết cô ấy hả?” Tôi cũng thật dốt, phản ứng của bà như vậy mà lại phải hỏi.

“Đúng rồi, đúng là Tĩnh Nhi”, bà Chương thất thần ngồi bệt xuống ghế, hai vai bà run lên. Xem ra thì đúng là bà quen Tiêu Tĩnh rồi, tôi thấy rất lạ
vì nếu quen thì sao họ chưa gặp nhau bao giờ?

“Bà ơi, bà làm sao thế?” Thấy bà có gì đó bất thường nhưng tôi vẫn hy vọng đừng có xảy ra chuyện gì.

“Tĩnh, Tĩnh Nhi! Mẹ sai rồi, mẹ thực sự sai rồi, con ra gặp mẹ đi, mẹ nhớ con
quá!”. Bà dang đôi tay vuốt nhẹ vào không khí, ánh mắt đờ đẫn, hai môi
mím lại, nước mắt đã chảy dài trên khuôn mặt bà.

“Bà sao vậy? Chỉ tại cái mồm cháu hay nói lung tung”.

“Đúng rồi, cháu có thể gặp được Tĩnh Nhi, cháu bảo Tĩnh Nhi ra gặp bà đi, bà là mẹ nó, bà rất nhớ nó”, bà khóc và cầu xin.

“Bà làm thế này thì tổn thọ lắm”, tôi vội đỡ bà đứng dậy.

Bà không nói gì, trong phòng chỉ có tiếng khóc, tôi cũng không biết nói gì để an ủi bà, một lúc sau giọng nói của bà cất lên.

“Tiêu Tĩnh là con gái bà!”, câu nói này làm tôi hiểu ra tất cả những biểu
hiện bất thường vừa rồi của bà, điều này thật bất ngờ khiến tôi rất ngạc nhiên.

“Đều là tại bà cả!”, bà khóc và kể với giọng tuyệt vọng. “Năm đó bọn quỷ như bọn lang sói, chúng đến tàn sát đốt nhà cửa của
dân, những người dân không có khả năng chống trả đều bỏ chạy đến nơi
khác”.

Tôi nghe thấy hơi run, cái từ “bọn quỷ” sao lạ thế, chỉ
có gặp quỷ khi xem phim thôi. Không biết bà đã gặp phải bất hạnh gì, tôi lặng yên nghe kể.

“Bà lúc đó bỏ chạy đến một vùng tương đối hẻo lénh, cứ nghĩ cuộc sống thế là được yên ổn nhưng bọn địa chủ độc ác kia lại đến thu thuế. Nhà nghèo làm gì có tiền, địa chủ không cho khất một
ngày nào, thấy bà không nộp nổi thuế liền ép Tĩnh Nhi làm vợ bé của hắn. Bà… bà lúc đó thật hồ đồ, cứ cho rằng làm vợ bé của địa chủ còn đỡ hơn
phải chịu khổ chịu nghèo, cũng không để ý đến Tĩnh Nhi có đồng ý hay
không, bà liền đồng ý”.

Nói đến đây bà giàn giụa nước mắt, rút
khăn mùi xoa lau rồi kể tiếp “Tĩnh Nhi chắc nó rất hận và sợ hãi, không
nói với bà một câu mà bỏ đi ngay trong đêm, từ đó đến giờ vẫn chưa về”.

“Có người nói Tĩnh Nhi chết rồi, nhưng bà không tin. Bao nhiêu năm nay, rất nhiểu người bảo họ đã gặp nó, nhưng nó thì lại không muốn ra gặp một
người mẹ như bà! Bà sai rồi, không nên ép nó lấy địa chủ, bà đã sai rồi! Nhưng cũng chỉ vì muốn tốt cho nó mà thôi, bà không muốn nó như bà bán
lưng cho trời bán mặt cho đất, chỉ hy vọng nó lấy được một chỗ tốt”. Bà
Chuong lúc này nói không thành tiếng nữa.

Tôi nghe và thấy lạ,
thời kỳ chiến tranh chống Nhật lúc đó bà mới hơn ba mươi tuổi, nếu sống
đến bây giờ thì cũng đã trăm tuổi rồi. Nhưng xem ra bà mới chỉ hơn sáu
mươi tuổi, nửa năm không gặp cũng chẳng thấy bà thay đổi là mấy, rốt
cuộc thì chuyện gì xảy ra? Tôi bắt đầu thấy sợ, cảm giác căn nhà này có
gì đó bất thường, nhìn bà lão tôi thấy vã mồ hôi hột.

Tôi thực sự ngồi không vững, tìm một lý do xin phép cáo về.

Tôi từ trong nhà bà ra và chạy thật nhanh, chỉ mong sao có đôi cánh để bay nhanh ra khỏi cái khu nhà ở quỷ quái này.

Tôi cũng đã hiểu tại sao sống ở đây luôn có cảm giác bất thường, tại sao xe ô tô không có người lái mà chỉ đỗ ở tít đằng xa, tại sao người già ở
đây có nhiều biểu hiện không bình thường như thế…

Tôi không cho
mình được phép dừng lại, cứ cắm đầu cắm cổ chạy, ngoài đường không có
gió, vậy mà cây cối xung quanh lại rì rào lắc lư như bị gió lay. Vừa
chạy vừa nhìn cây cối bên đường. Bỗng nhiên cây cối đang tươi tốt biến
thành khô héo xơ xác, tiếng gió thổi mạnh hơn, cả bầu trời lá khô rơi
xào xạc, tôi chạy thục mạng không còn biết gì nữa.

Lúc này,
những dãy nhà xây bằng gạch đỏ tường trắng san sát bên đường bỗng chốc
biến thành hàng mã, con đường rộng lớn thẳng tắp biến thành những lối
nhỏ gồ ghề khúc khuỷu. Tôi lao về phía trước, đã là lối ra rồi, một
luồng khi lạnh xuất hiện, cảm giác bà chủ nhà đang bay gần lại chỗ tôi,
tôi thấy nổi da gà.

Bà giục liên hồi “Dẩn bà đi gặp Tĩnh Nhi, dẫn bà đi gặp Tĩnh Nhi”.

Tôi không dám quay đầu nhìn, càng không muốn nghe bất cứ âm thanh gì, mắt
nhắm tịt lại chạy như điên, chỉ lo cánh cổng lớn phía trước đột ngột
khép lại.

Bỗng những căn nhà giấy ở hai bên lối nhỏ bén lửa,
những ánh lửa xanh le lói mờ ảo như những ánh lửa oán giận điên đảo dưới chín tầng địa ngục.

Có vật gì ngáng vào chân, tôi ngã xuống,
mặt trợn tròn, vùng dậy nhưng không tài nào nhấc nổi mình lên được. Mặt
cắm xuống đất và lết từng bước khập khiễng, đến lúc áng chừng đã chạy ra khỏi khu vực này tôi mới dám ngẩng mặt lên nhìn xung quanh.

Cảnh tượng hiện lên trước mắt còn kinh hồn hơn nhiều, người tôi như tê dại
đi không còn chút sức sống nào, muốn hét lên thật to, đôi mắt trừng
trừng nhìn cảnh tượng trước mắt, đầu óc tôi thực sự trống rỗng.

Một loạt bia mộ đen sì hiện ra trước mắt. Tôi có cảm giác nặng nề không còn lối thoát. Mặt đất ẩn hiện những màn khói mờ nhạt lan tỏa quyện với sự
ẩm ướt bao trùm toàn không gian.

Sau lưng hình như có vật gì đó. Tôi giật mình bật như lò xo, sợ hãi la hét.

Tôi kinh hoàng nhìn khắp chẳng phát hiện ra cái gì, nhình xuống phía dưới
thấy một cái bia mộ, tôi như đạt đến tận cùng của sự sợ hãi. Trong đêm
mịt mù hiện lên một tấm bia mộ cũ, phái trên bia khắc mấy chữ lờ mờ:

“Chương Ngãi, 1919 – 1974”.

Hai chân tôi không còn gánh nổi cái cơ thể này, bỗng như người bị liệt toàn thân không cử động được. Chương Ngãi! Tên bà chủ nhà.

Sự sợ hãi làm đầu óc như mu muội đi, sương mù mỗi lúc một dày.

“Mẹ, mẹ để anh ấy đi đi!”, đột nhiên giọng nói Tiêu Tĩnh vang lên.

“Tĩnh Nhi, con đã đồng ý ra đây gặp mẹ tồi hả, mẹ thực sự nhớ con”, giọng khẩn cầu của bà mẹ đáp trả lời.

“Mẹ thả anh ấy đi đi”. Tiêu Tĩnh nói.

“Mẹ biết con thích nó, mẹ giữ nó lại cho con được không?” Giọng bà Chương như lo lắng điều gì đó.

“Để anh ấy đi đi mẹ, con sẽ ra gặp mẹ”. Tiêu Tĩnh khóc.

Tôi thở phào, cảm giác thân xác mình như trút được gánh nặng. Tôi như kẻ điên cuồng bật dậy chạy khỏi nghĩa địa.

Khó khăn lắm mới chạy thoát ra khỏi đống mộ, tôi ngã vật xuống đất nôn mửa rồi hôn mê bất tỉnh.

Trời mưa tầm tã, nước mưa xối xả trên mặt đất, tôi tỉnh lại, đầu óc quay cuồng mãi mới đứng lên được trên đất vừa trơn vừa ướt.

Nhìn cảnh tượng trước mắt, tôi cũng nhớ ra “Đây chính là nơi trước kia tôi
ở”, cái cổng to của khu nhà trở thành một cái cổng nhỏ rách nát, phía
trên treo biển: Khu nghĩa trang Tần An Trang.

Bên trong khu mộ le lói một đám lửa quỷ, nhấp nháy ẩn hiện chỗ đó trước kia chính là nhà của bà Chương Ngãi.

Tôi như kẻ bị thần kinh, chạy thục mạng.

Trên đường có mấy cái xe taxi đuổi theo hỏi tôi muốn đi đâu, tôi vừa chạy
vừa liếc qua mấy cái xe đó. Trời ơi, sao toàn xe hàng mã.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.