Xác Ai Trong Ngày Cưới

Chương 9



Cuối cùng thì Hoàng cũng toại nguyện. Anh đã đột nhập được vào ngôi nhà cổ bên cạnh. Đây là ngày thứ ba anh về đây, và phải khó khăn lắm trước sự dặn dò và theo dõi của bà thím anh cũng như cô em quá tò mò. Họ lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại:

– Đừng bao giờ dại dột tìm cách vào ngôi nhà hoang đó nghe chưa!

Tuy tỏ vẻ nghe theo, nhưng đã hai ngày qua, lúc nào Hoàng cũng tìm cách để tiếp cận cho được ngôi nhà. Thật sự Hoàng không hề nghi ngờ gì về cô gái tên Ngọc Hà. Với anh, những chuyện có tính cách ma quái, hoang đường ấy chẳng qua kể để nghe cho vui. Chứ những gì anh đã thấy, đã gặp mới đáng tin. Nhất là cái va-li quần áo, nó là bằng chứng sống cho thấy người mặc những quần áo đó không thể nghi ngờ gì, cô ta là một cô gái bằng xương bằng thịt bình

thường như mọi người! Điều này chính linh tính nhạy bén của Hoàng đã cho anh biết như vậy.

Sáng nay, Hoàng phải tìm cách nói với bà thím là anh đi qua làng bên cạnh thăm mấy người bạn cũ, phải chiều mới về. Nhờ vậy anh mới rời khỏi nhà mà không có sự tò mò của Ngọc. Hoàng phải thật sự đi một quãng đường trên năm sáu cây số, rồi lén quay lại bằng đường tắt, để rồi lẻn vào ngôi nhà qua cổng phía sau, tức cách xa ranh đất của nhà chú thím Ba.

Nghĩ là nhà không có ai ở, nên Hoàng cứ đủng đỉnh đi từ phía bên này sang bên kia và sau cùng đi thẳng vào nhà lớn. Phải công nhận là ngôi nhà còn lớn rộng và bề thế hơn nhà của chú Ba. Tuy đã cũ và lâu không có người ở, nhưng toàn bộ ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn và bên trong không có vẻ gì là hoang phế.

Bước tới đâu Hoàng cũng tỏ ra tiếc rẻ, anh thầm nghĩ, một ngôi nhà như thế này mà không có người ở thật là uổng. Đặc biệt là khi đến trước một căn phòng để hé cửa, Hoàng đã phải dừng lại, bởi có hương thơm nhẹ nhàng từ trong toả ra, khiến Hoàng phải buột miệng:

– Hương thơm này!

Anh thấy nó giống y như mùi thơm từ quần áo trong rương của cô gái!

– Cô Ngọc Hà ơi!

Hoàng bật lên tiếng kêu mà không kịp suy nghĩ. Vì anh, chắc chắn người mang mùi hương đó là Ngọc Hà!

Cánh cửa bỗng mở rộng ra mà chẳng thấy ai mở. Vừa khi ấy, có một giọng nói vừa đủ nghe phát ra từ bên trong:

– Ai tới thì bước vào, chứ tôi không thể ra ngoài được…

Giọng nói có vẻ mệt nhọc và hụt hơi. Hoàng hơi sửng sốt nhưng chỉ thoáng qua, rồi anh lấy lại sự gan lì cố hữu, bước hẳn vào phòng.

Đến lúc này thì Hoàng sững sờ trước căn phòng bài trí hài hoà, ấm cúng. Một căn phòng của người sống đang ở, Hoàng nghĩ như vậy!

– Đóng cửa lại, bởi tôi đang bệnh không chịu được tiếng ồn bên ngoài. Tôi cũng sợ ánh sáng nữa.

Lúc này Hoàng mới đánh bạo hỏi:

– Bà là chủ ngôi nhà này? Tại sao bên ngoài hoang phế mà trong này lại…

Một tiếng thở dài tuy nhỏ nhưng Hoàng vẫn nghe. Tiếp theo là giọng nói lúc nãy lại cất lên:

– Cậu đi tìm một cô gái phải không? Hoàng đáp nhanh:

– Dạ đúng. Bà đây là…

– Tôi thì không quan trọng. Con gái tôi mới đáng nói…

– Vậy ra cô Ngọc Hà là con gái của bà? Một tiếng reo khẽ:

– Đúng là cậu rồi! Con Hà nó dặn phải là người biết được tên nó thì mới cho vào đây. Mà sao tới bữa nay cậu mới sang?

– Ngọc Hà đâu rồi bác?

– Nó chờ cậu hai ba ngày rồi, bữa nào cũng ngồi trong phòng này chờ cho tới chiều tối…

Hoàng sốt ruột:

– Cô ấy biết nhà cháu mà, sao không qua bên đó hỏi. Cháu cũng chờ…

– Nó có qua hai ba lần, nhưng người ta không cho gặp, khiến cho con nhỏ về ngồi than vắn thở dài, bởi bao nhiêu quần áo nó để quên trong va-li, làm hai hôm nay phải mặc quần áo giặt đi giặt lại.

Hoàng hốt hoảng:

– Vậy để cháu về lấy đem qua ngay!

– Khoan đã. Nó đi qua ngoại nó rồi, chiều mới về.

– Bên Trường An?

Hoàng vẫn muốn chạy về lấy chiếc va-li, nhưng người đàn bà trong phòng vẫn cố giữ anh ở lại:

– Cậu đã sang rồi thì hãy ngồi lại đây, tôi cần nói chuyện với cậu. Và không đợi Hoàng hỏi thêm, bà ta đã chủ động nói tiếp:

– Cậu muốn hỏi sao mẹ con tôi lại ở trong ngôi nhà hoang này chứ gì?

– Dạ…

– Nhưng cậu vào đây có thấy nó có đúng là nhà bỏ hoang không?

– Dạ không. Cháu đang thắc mắc điều đó…

Một tiếng thở dài nữa, lần này nghe rõ hơn, hình như bà ta đến gần hơn với tấm màn che ngang căn phòng mà người bên ngoài không nhìn thấy bên trong. Giọng hơi khó nghe hơn, nhưng vẫn đủ cho Hoàng hiểu được những gì bà đang nói:

– Mẹ con tôi là hai người cuối cùng còn lại của dòng họ danh giá và cũng lắm tai tiếng này. Chỉ bởi…

Bà ngừng lại một lúc khá lâu rồi mới tiếp:

– Chỉ bởi tôi mắc chứng bệnh nan y… Hoàng bật kêu lên:

– Thì ra…

– Nhưng cậu đừng lo. Bệnh tôi nan y, nhưng không lây, do vậy… Hoàng cải chính liền:

– Dạ ý cháu không phải vậy. Cháu chỉ muốn biết có phải vì chuyện này mà bác giấu tông tích mình với mọi người không?

– Gần như vậy. Nhờ thế mà lâu nay tôi được ở yên. Chỉ phiền là mỗi lần con tôi về thăm là nó phải trốn tránh mọi người, không dám ra ngoài.

móc:

Bà lại ngừng nói, mất thêm mấy chục giây nữa, rồi tiếp bằng giọng trách

– Tôi chẳng hiểu giữa cậu với con gái tôi quen thân thế nào mà nó lại chỉ cho cậu nơi ở này. Đây đâu phải là nơi người như cậu tới. Nhất là cậu lại là con của người bên cạnh nhà… Cậu là thế nào với cô Ngọc bên đó?

– Bác biết em họ cháu?

Bỗng người bên trong tấm màn thảng thốt kêu lên:

– Cậu là con của… Biện lý Vĩnh?

Nghe bà ta gọi đúng tên cha mình, Hoàng quá đỗi ngạc nhiên:

– Ba cháu chết lâu rồi, sao bác biết ba cháu?

– Trời ơi…

Một tiếng kêu thảng thốt từ bên trong khiến cho Hoàng hốt hoảng, suýt nữa anh đã vén màn chạy vào rồi.

Cũng may người kia ngăn kịp:

– Cậu không được vào đây! Tôi hỏi lại, có đúng cậu là con của Hai Vĩnh không?

– Dạ đúng. Cháu là đứa con duy nhất của ba cháu. Ông ấy chết lúc cháu mới lên hai tuổi, nên cháu được chú Ba cháu nuôi cho ăn học. Cháu đi học xa nên ít khi về quê, do đó ít quen biết ai ở đây. Cháu cũng chỉ quen Ngọc Hà mới đây thôi, trong lúc cô ấy quá giang xe cháu.

– Vừa rồi cậu nói gì? Ba cậu…

– Dạ, ba cháu mất cách đây đã bảy tám năm rồi, mất ở bên Pháp.

– Cái gì, Hai Vĩnh đi Pháp hồi nào?

– Dạ, ba cháu đi một lượt với cháu. Qua Pháp được hai năm thì ông ấy mất trong một tai nạn giao thông. Chôn ở bên Pháp.

– Trời ơi!

Lần này tiếng kêu trời nghe não lòng hơn, rồi sau đó là tiếng bật khóc và nấc lên từng hồi. Hoàng hoang mang quá, anh chờ một lúc rồi mới dám lên tiếng hỏi:

– Bác làm sao vậy? Có cần… Giọng bà ta tỏ ra khá mệt:

– Cậu về đi Nếu tiện thì lúc nào đó cậu mang giùm cái va-li của Hà qua

đây. Cậu cứ để ngoài cửa cũng được không cần vào. Tôi cám ơn cậu…

Sau câu nói đó hầu như Hoàng không còn nghe bất cứ động tĩnh nào bên trong, cánh cửa phòng ngoài nãy do tự anh đóng lại, bỗng nhiên mở ra từ từ như người mở. Hoàng giật mình nhìn lại thì chẳng thấy ai ở cửa, anh lên tiếng trước khi bước lùi ra:

– Cháu xin phép về. Rồi cháu se mang va-li qua ngay.

Vẫn không nghe trả lời. Khi Hoàng vừa bước ra khỏi cửa thì cánh cửa tự động khép lại. Ngôi nhà trở lại vẻ u tịch vốn có của nó. Hoàng ra về bằng cửa lúc vào, nhưng anh hơi bất ngờ khi cánh cổng đó đã bị ai khoá lại rồi! Loay

hoay mãi, cuối cùng Hoàng mới tìm được một lối ra khác, mà khi lọt được ra ngoài rồi anh vô cùng ngạc nhiên, bởi chắn ngang lối ra là một nghĩa địa gia tộc, mà từ đó Hoàng có thể nhìn thấy nhà chú thím mình chỉ cách một hàng rào tre! Đúng như Ngọc đã nói đêm trước, đây là nơi chôn cất nhà Huyện Thời. Trong số năm ngôi mộ có một ngôi mà vừa nhìn thấy Hoàng đã buột miệng kêu lên:

– Ngọc Hà!

tim!

Nếu không được nghe Ngọc nói trước thì chắc là Hoàng đã sửng sốt đứng

Anh cúi xuống nhìn kỹ và đọc được dòng ghi ngày tử: 14 tháng 4 năm Ất Sửu…

Nhẩm tính xong, Hoàng lẩm bẩm:

– Như vậy là đã hơn năm năm rồi… Không thể nào!

Hoàng còn đang ngẩn ngơ nhìn ngôi mộ thì từ bên kia hàng rào tre có tiếng gọi lớn:

– Anh Hoàng, sao anh ở bên đó?

Hoàng nhìn lên thì thấy Ngọc và thím mình đang tròn xoe mắt nhìn sang. Anh lúng túng:

– Con… con sang… Ngọc gọi giật:

– Anh về nhà liền đi, có khách ở Sài Gòn ngồi chờ bên nhà nè! Hoàng ngạc nhiên:

– Khách nào? Anh đâu có quen ai ở Sài Gòn đâu? Thím Ba cũng giục:

– Người ta chờ hơn nửa tiếng rối, con mau về đi! Hình như họ sợ hãi lắm khi thấy Hoàng đứng giữa mấy ngôi mộ. Ngọc bảo:

– Hay anh vạch rào đi tắt về cho nhanh!

Hoàng không muốn kinh động trong nhà, nên anh chấp nhận sự đi tắt không đàng hoàng đó. Khi anh về được bên nhà mình thì Ngọc nói:

– Lối đó là của mấy con chó chạy qua lại lâu ngày thành đường đi, nhưng

đâu ai dám qua bên đó!

Thím Ba trách:

– Sao con qua đó một mình làm gì? Hoàng đành phải nói:

– Con tính kiếm cô gái ấy để trả lại chiếc va-li. Cũng may là gặp… Cả thím Ba và Ngọc đều sửng sốt:

– Gặp ai?

Hoàng chợt nhớ là mình chưa tiện nói ra những gì vừa gặp, anh nói lảng sang chuyện khác:

– Ai đợi vậy?

Ngọc chỉ tay vào nhà:

– Một cô gái, nói là bạn cửa anh, cổ ngồi đợi lâu lắm rồi, em có nói là chưa biết lúc nào anh về thì cô ấy bảo đợi tới giờ nào cũng được!

Hoàng bước nhanh vào nhà, nhờ vậy tránh được câu trả lời cho thím Ba. Vừa bước vào tới phòng khách, anh đã phải kêu lên:

– Kìa, Ngọc Hà!

Người khách đang ngồi đó chính là cô gái quá giang xe, là Ngọc Hà! Cũng may là lúc đó không có thím Ba và Ngọc sau lưng, nên sự sửng sốt của Hoàng và câu nói của cô gái không ai nghe được:

– Anh đừng gọi em là Ngọc Hà, em chỉ nói là bạn ở Sài Gòn về, anh cứ gọi em là Thủy, Ngọc Thủy. Em muốn gặp anh có chút chuyện rồt đi ngay, không phải bận tâm.

Không kịp hỏi nguyên do thì Ngọc đã bước ra, cô mau miệng nói:

– May cho cô, chứ ông anh của em mà đi thì như chim trời cá nước, đâu biết giờ về! Thôi, hai người cứ ngồi nói chuyện, để em đi làm cơm đãi khách.

Cô gái vội xua tay:

– Dạ, xin cám ơn, em có việc phải đi ngay. Em ghé chỉ để lấy cái va-li bỏ quên hôm trước, không kịp ăn cơm đâu.

Ngọc tròn mắt ngạc nhiên:

– Sao bữa trước anh Hoàng nói va-li này là của… cô Ngọc Hà nào đó? Cô gái gỡ bí cho Hoàng:

– Có lẽ anh Hoàng nhớ lộn, va-li này là của em. Anh Hoàng anh cho em lấy va-li đi, xe đang đợi em ở ngoài lộ cái.

Hoàng nhìn cái nháy mắt kín đáo của cô nàng, anh không nói gì thêm, đi vào phòng lấy chiếc vai-li. Nhận xong, nàng ta cáo từ đi ngay. Lúc này Hoàng buộc phải chạy theo, nhưng nàng ta đi thật nhanh, mới đó mà đã biến mất sau lùm cây. Cố chạy theo một đoạn thì màu áo trắng của cô hình như lẩn khuất vào vòng rào nhà Huyện Thời…

Hoàng ngẩn người ra khá lâu, mãi đến khi nghe tiếng Ngọc sau lưng:

– Cô ấy đẹp quá trời luôn! Sao anh không ga lăng, chạy theo xách nặng giùm cho người ta!

Hoàng cười gượng:

– Nàng ta đi nhanh quá tôi chạy theo còn không kịp nữa là… Tuy cố tránh mà cũng không khỏi sự tò mò của Ngọc:

– Cô ấy là ai mà sao anh không giới thiệu gì hết. Người đẹp và dễ thương cỡ đó xứ mình may ra mới chỉ có con Ngọc Hà ngày xưa…

Hoàng nhìn sững Ngọc:

– Cô nói Hà nào?

– Thì Ngọc Hà con gái ông Huyện Thời, bạn của em ngày xưa. Hồng nhan bạc phận, chứ nếu không thì…

Khi sắp vào tới nhà, Ngọc chợt kéo Hoàng đứng lại:

– Chắc anh không biết chuyện giữa ba anh với cô Ngọc Hà đó? Hoàng như bị điện giật, anh lay vai Ngọc:

– Cô nói gì, nói lại tôi nghe coi nào?

– Chuyện này má không cho nói, nhưng thấy anh quan tâm đến bên nhà Huyện Thời nên em nói riêng cho anh nghe. Ngày xưa, lúc bác Hai, tức ba anh còn đây thì giữa hai người có mối quan hệ…

– Hai người nào?

– Thì… bác Hai với con Ngọc Hà!

Chợt nhớ lại mấy tiếng kêu trời lúc nãy của người đàn bà giấu mặt trong ngôi nhà cổ, Hoàng sững sờ:

– Có… có chuyện ấy sao? Ngọc vẫn tiếp tục kể:

– Bác Hai lớn hơn cô ấy đến gần ba chục tuổi, lại người đã có vợ con, cho nên rắc rối mới xảy ra. Cuối cùng bác Hai phải bỏ lên Sài Gòn, rồi ở đây Ngọc Hà thất tình, phát điên và…

Ngọc còn đang kể dở dang thì từ trong nhà thím Ba gọi vọng ra:

– Cơm khét hết rồi, con khỉ này đâu rồi? Ngọc vụt chạy vào nhà, nói với lại:

– Để chiều em kể tiếp cho nghe! Hoàng vẫn còn bàng hoàng:

– Sao lại có chuyện này? Sao lại…

Hoàng không thể nào quên tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà trong ngôi nhà hoang kia. Bất giác anh thốt lên:

– Không lẽ bà ấy là…

Rồi trước sự ngạc nhiên của Ngọc, Hoàng chạy một mạch về hướng ngôi nhà cổ…

Anh tìm ra lối vào không khó như lúc đầu, nhưng do quá nóng lòng nên Hoàng có cảm giác là bước chân mình còn quá chậm… Cuối cùng, Hoàng cũng lọt được vào trong.

Khác với lần đột nhập lúc nãy, lần trở qua này Hoàng tìm mãi không ra căn phòng mà anh đã vào và gặp người đàn bà giấu mặt kia. Có đến bốn năm gian phòng, cái nào cũng giống nhau và đều khóa kín cửa, Hoàng có muốn gõ cửa gọi thì cũng không dám. Anh tần ngần khá lâu rồi quyết định gõ đại vào cửa một căn phòng mà anh nhớ mang máng là phòng lúc nãy. Nhưng không có ai lên tiếng. Chợt anh giật mình quay lại nhìn, bởi đâu đó còn phảng phất mùi hương như mùi quần áo trong chiếc va-li…

Không lẽ gõ hết cả mấy căn phòng? Hoàng đi lần về cuối nhà, bỗng anh nghe bên trong căn phòng bên tay phải có một âm thanh gì đó lọt ra ngoài…

– Tiếng khóc!

Rõ ràng là bên trong có tiếng khóc rất khẽ vọng ra. Mà không phải là một, hình như có đến hai người cùng khóc! Hoàng không dám thở mạnh, anh áp sát tai vào để cố nghe cho rõ hơn. Đến khi xác định là bên trong có người đang khóc thì Hoàng cố nghe cho được những gì họ nói. Nhưng tuyệt nhiên không có tiếng nói nào khác ngoài tiếng nức nở…

Chờ một lúc lâu bỗng có một tiếng thét từ bên trong:

– Má!

Rồi thôi, không có gì tiếp theo, lúc này Hoàng không còn kiên nhẫn nữa, anh tông mạnh cửa vào, cánh cửa bật ra. Và… đúng là căn phòng hồi nãy, nhưng bây giờ tấm màn ngăn ngang đã được kéo qua, để lộ ra hai cái mộ xây nằm song song nhau, và bên thành một ngôi mộ đang mở nắp có một cô gái đang phủ phục, vừa cất tiếng khóc, cả thân người run run…

– Ngọc Hà!

Tiếng tông cửa chưa làm cho cô gái bật dậy, nhưng khi Hoàng gọi tên Ngọc Hà thì cô gái đã hốt hoảng xoay người lại và mất thăng bằng suýt ngã vào trong mộ huyệt! Cô đúng là cô gái vừa nói chuyện với Hoàng xong. Bên cạnh cô còn chiếc va-li đang nằm dưới chân.

– Ngọc Hà!

Hoàng lặp lại vừa bước tới gần, có lẽ anh sợ cô bị ngã. Nhưng cô nàng đã đưa tay ngăn lại:

– Anh không nên tới đây làm gì, má em đang…

Bỗng nhiên nàng lảo đảo, lần này không còn gượng được và ngã vào trong hố huyệt đang mở nắp. Hoàng nhanh hơn, đã lao tới và chụp được cánh tay đang chới với của Hà, anh kéo lại và giữ được cô trong vòng tay.

Nhưng chưa kịp đưa cô lại chỗ dựa thì bỗng mắt Hoàng chạm vào bên trong hố huyệt. Trong đó có một thi thể còn nguyên vẹn đang nằm im!

Hoảng chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi đờ người ra…

Lần đầu tiên Hoàng biết thế nào là cảm giác sợ. Anh không sợ ma, mà chỉ bất ngờ về một xác chết nằm trong cũng vừa khi ấy cô gái tỉnh lại, cô đưa tay đóng nắp quan tài vừa giải thích:

– Người trong đó là mẹ em. Bà ấy chết đã lâu rồi… Hoàng ngạc nhiên:

– Chết đã lâu rồi mà sao thi thể còn nguyên và không…

– Đó là một bí mật mà chỉ em và mẹ em biết… Bất chợt Hoàng hỏi:

– Phải bà là Ngọc Hà?

Kinh ngạc bởi câu hỏi của Hoàng, cô gái hỏi lại:

– Sao anh biết?

Không trả lời, Hoàng lại hỏi ngược:

– Cô có biết một người tên là Vĩnh, Hai Vĩnh không? Lần này thì cô gái trợn tròn đôi mắt, kinh ngạc tột độ:

– Sao anh biết ông ấy?

– Bởi người đó là cha ruột của tôi!

Câu nói của Hoàng như một tiếng sét đánh vào tai cô gái, cô chỉ tay vào ngôi mộ bên cạnh, vừa run run hỏi:

– Anh nói… người này.

sốt:

Lúc này Hoàng mới kịp nhìn xuống đầu ngôi mộ và đến lượt anh sửng

– Sao… sao lại là… là mộ của ba tôi?

Trên mộ bia ghi rõ mấy chữ: Nơi đây Nguyễn Hữu Vĩnh, biện lý Vĩnh

đền tội!

Hoàng không tin vào mắt mình:

– Ba tôi chôn bên Pháp, sao lại có mộ ở đây? Sao ba tôi lại đền tội? Bất chợt cô gái quay qua cái mộ vừa đóng nắp, cô gào thét lên:

– Sao lại như vậy mẹ? Tại sao mẹ bảo con làm chuyện này khi biết anh ấy là anh của con?

Hoàng ngơ ngác:

– Cô nói gì? Cô là…

Rồi anh chợt nhớ lời Ngọc nói… Hoàng kêu lên:

– Ba tôi và bà Ngọc Hà, mẹ cô là… Cả hai nhìn nhau và im lặng kéo dài…


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.