Cuối cùng thì Phước hiểu ra tại sao anh vái vong hồn của Dã Lan thì bị phản ứng mạnh như vậy. Bởi khi anh khấn lầm tên của Hồng Hạnh thì mọi việc đều yên.
Phước nói với bà Ánh Hồng:
– Một là giữa người chết và cô Hồng Hạnh có gì khúc mắc, hai là có thể… chính Hồng Hạnh là… hồn ma!
Bà chủ nhà kêu lên:
– Cậu nói vậy sao được! Cô Hạnh đã ở đây với tôi từ bao lâu nay, mọi việc đều bình thường, thì làm sao có chuyện đó!
Phước không muốn tranh luận thêm, nên suốt từ đó cho đến chiều tối, anh
đóng cửa phòng ở một mình và còn dặn bà chủ nhà:
– Hôm nay cháu ăn sáng trễ, vậy tới bữa cơm bà đừng gọi. Chừng nào đói cháu sẽ tự ra ăn.
Không nằm nghỉ, Phước làm một việc mà mấy hôm tới đây anh muốn làm mà chưa có thì giờ, đó là dời chiếc tủ áo sang vách tường bên kia. Tuy một mình kéo chiếc tủ khá nặng là rất khó, tuy nhiên hì hục một lúc Phước cũng làm được. Lúc lấy chổi quét bụi chỗ vị trí cũ của chiếc tủ thì Phước phát hiện có một mảnh giấy nhỏ đã cũ, nằm kẹt sau lưng tủ. Định quét bỏ luôn, nhưng có mấy chữ ở mặt sau tờ giấy khiến Phước phải cúi xuống cầm lên xem ngay.
– Dã Lan!
Phước kêu lên và suýt đã đánh rơi tờ giấy xuống sàn! Tờ giấy đó là một danh thiếp của người tên Dã Lan, có ghi cả nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng. Đọc qua mấy dòng địa chỉ, Phước lẩm bẩm:
– Khu Trại Hầm…
Phước nhớ hôm qua lúc lái xe đuổi theo chiếc xe lạ, anh đã tới gần với
địa chỉ này. Phải chăng…
Anh ra xe đi trước sự ngạc nhiên của bà chủ nhà:
– Dạ, cháu có chút việc…
Anh lái xe về hướng Trại Hầmm vừa nhẩm đọc số nhà theo địa chỉ trong danh thiếp. Lát sau anh đã tới nơi. Đúng ngôi nhà mà bữa trước cô tài xế lái chiếc xe mà Phước đã đuổi theo không kịp!
Đã biết trước là người tên Dã Lan đã chết, nhưng Phước vẫn hỏi khi thấy có một bà cụ từ trong nhà bước ra:
– Thưa bác, cháu muốn hỏi, đây có phải là nhà của cô Dã Lan? Bà cụ nhìn sững vào Phước rồi nhẹ lắc đầu:
– Không có ở đây.
– Thưa bác, cháu muốn hỏi…
– Chết rồi!
Bà đáp gọn như vậy rồi quay bước đi vào. Phước gọi:
– Thưa bác, cháu không hỏi cô Dã Lan!
Lúc này bà cụ mới quay lại, hỏi với giọng bình thường:
– Cậu hỏi điều gì?
– Dạ… cháu là bạn của cô Hồng Hạnh, cô này là bạn của Dã Lan… Cháu muốn…
Vừa nghe tới tên Hồng Hạnh thì bà cụ đã trợn tròn mắt nhìn Phước, vừa lùi lại:
– Cậu là… là gì với Hồng Hạnh? Phước đã bịa, nên phải bịa tiếp:
– Dạ, cháu là bạn…
Bỗng bà cụ mắt long lên giận dữ, bà rít qua kẽ răng:
– Đồ thối tha, đồ tàn ác! Mày… mày…
Bà dang thẳng cánh tay và bất thần tát mạnh vào mặt Phước. Anh chàng không phòng bị nên nhận đủ cái tát như trời giáng ấy!
– Kìa, sao bác đánh cháu. Cháu đâu có… Bà ta nói như hét:
Đồ…
– Mày cút đi ngay. Mày đã giết nó rồi nay lại dám vác mặt tới nữa sao!
lên:
Có lẽ bà tính tát thêm nữa, nhưng Phước đã lùi kịp và một lần nữa kêu
– Sao bác làm vậy!
Bà cụ giờ mới ôm lấy mặt, gào lên trong nước mắt:
– Lan ơi, con chết rồi mà nào đã yên thân! Người ta lại tới nữa, họ còn muốn gì nữa đây, trời ơi!
Phước thấy cần phải nói rõ:
– Thưa bác, cháu chưa hề biết gì về cô Dã Lan này. Vừa rồi nhân vào trong nghĩa địa cháu tình cờ gặp ngôi mộ của cô ấy.
Bà cụ chưa tin hẳn lời giải thích của anh, nên ngẩng lên nhìn và hỏi:
– Cậu là gì của con Hồng Hạnh?
– Dạ… cháu chỉ là bạn bình thường…
Lúc này gương mặt của bà bớt căng thẳng, rồi sau khi nhìn Phước một lượt nữa, bà dịu hẳn giọng:
– Cậu hỏi con Dã Lan làm gì?
– Dạ… chẳng qua… cháu cũng muốn qua bác để tìm hiểu thêm về cô Hồng Hạnh?
Một lần nữa sau khi nghe nhắc tới Hồng Hạnh, bà cụ lồng lên:
– Con ác quỷ đó, cậu đừng nhắc nó trước mặt tôi!
Phước ngạc nhiên, nhưng cũng bắt đầu hiểu đôi chút sự việc. Anh lại phải bịa thêm:
– Dạ, cháu cũng là nạn nhân của Hồng Hạnh. Cho nên… Quả như Phước nghĩ, bà cụ đổi giọng ngay:
– Cậu… bị nó làm gì? Đồ quỷ cái đó nó không chừa ai cả! Bà kéo tay Phước vào nhà:
– Cậu vào đây rồi nói cho tôi nghe chuyện con quỷ đó làm gì cậu đi! Đúng là con đó nó chẳng chừa ai cả!
Phước phải miễn cưỡng bước theo. Khi vào phòng khách rồi anh mới giật mình khi nhìn thấy bức ảnh trên chiếc bàn thờ duy nhất trong phòng. Chân dung một cô gái thật đẹp.
– Đây là cô Dã Lan? Bà cụ nhẹ gật đầu:
– Nó đó.
Rồi bà tiếp bằng giọng buồn buồn:
– Con nhỏ chỉ mới mười tám tuổi, mới vừa đậu đại học, chưa kịp học thì đã chết tức tưởi rồi. Mà phải chết do bệnh thì tôi không tức, đằng này lại chết do chuyện tình yêu, trời ạ!
Phước cố khai thác thêm chi tiết:
– Nhưng tại sao cô Hồng Hạnh lại dính líu tới chuyện này chứ? Mỗi lần Phước nhắc tới Hồng Hạnh là bà cụ lại như điên tiết lên:
– Nó là đầu dây mối nhợ làm hại cháu tôi! Chính nó là đứa giành tình yêu của con nhỏ, khiến cho con Dã Lan phải chết, phải bị bức tử!
– Nhưng… cô Hồng Hạnh là thế nào với Dã Lan? Là bạn hay là…
– Nó…
Bà cụ vừa mở miệng định nói tiếp thì bất thần trợn ngược hai mắt và hầu như á khẩu luôn! Phước hốt hoảng:
– Kìa, bác!
Anh phải đưa tay đỡ bà cụ và dìu bà dựa vào chiếc ghế xô-pha. Bà cụ vẫn gần như mê man, khiến Phước phải gọi lớn vào trong nhà:
– Có ai ở sau không, giúp tôi với!
Chẳng nghe trả lời, có lẽ bà cụ sống một mình, hoặc là người nhà đi vắng. Cho nên Phước đánh bạo bước vào nhà trong với ý định tìm lọ dầu để cạo gió cho bà. Anh tìm một vòng ở ngoài không thấy nên sau khi nhìn trước sau, anh thấy một cánh cửa phòng mở hé thì quyết định bước vào. Bên trong tối thui, Phước mò bật được đèn sáng lên, chưa kịp tìm lọ dầu thì chợt giật mình khi nhìn thấy hai bức ảnh chân dung đặt cạnh nhau trên bàn. Một tấm giống y như ảnh chân dung ở bàn thờ bên ngoài, còn bức kia thì… chính là ảnh của anh!
Phước gần muốn đứng tim! Anh run rẩy nhưng hai chân gần như bất
động, nên có muốn bước tới cũng không được, mà tháo lui cũng không xong.
Vừa khi ấy thì có tiếng rên ư ử của bà cụ ở nhà ngoài. Phước cố gượng chuyển dịch, nhưng vừa nghiêng người qua thì anh đã bị ngã nhoài về một bên…
nhiên:
Đến khi vừa tỉnh lại, Phước đã nghe có người hỏi anh bằng giọng ngạc
– Sao cậu vào đây?
Người hỏi chính là bà cụ, Phước gắng ngồi bật dậy, nhưng anh lại bị ngã lần nữa. Lúc này giọng bà cụ mới có vẻ bớt căng thẳng hơn:
– Cậu có sao không?
Phước biết là cần giải thích, anh cố nói trong lúc đầu óc còn đờ đẫn:
– Cháu… cháu thấy bác bị ngất… nên cháu… đi tìm dầu… Bà cụ hiểu ra, nên dịu giọng:
– Tôi tỉnh lại không thấy cậu đâu, vào đây lại thấy cậu đang nằm ngay cửa phòng của cháu tôi, nên tôi cứ tưởng…
Vừa lúc đó Phước nhớ tới hai bức ảnh hồi nãy, anh quay lại nhìn thì… trước mặt anh lúc ấy chỉ còn một ảnh của Dã Lan thôi!
– Kìa, sao lúc nãy cháu thấy…
– Cậu thấy gì? Phòng này vốn khoá cửa từ khi con Dã Lan chết, sao lúc nãy cậu mở ra được?
– Dạ cửa mở, chứ cháu làm sao mở được! Cửa mở ra và cháu nhìn thấy có hai bức ảnh trong đó, cháu ngạc nhiên quá…
Bà cụ đưa mắt nhìn vào và nói:
– Hai ảnh nào đâu? Chỉ có hình con Lan. Phòng này là phòng riêng của nó, từ ngày nó chết, tôi để nguyên không thay đổi gì hết, chỉ vài bữa vào quét bụi một lần.
Phước không tin vào mắt mình, anh nói:
– Vừa rồi cháu thấy rõ ràng có hai tấm ảnh chân dung… Bà cụ vẫn cương quyết nói:
– Không có ảnh nào khác.
Bà tiện tay đóng cửa lại và nhắc khéo Phước:
– Cậu ra ngoài ngồi uống nước. Lúc nãy cám ơn cậu…
Bà rõ ràng không hài lòng việc Phước tự tiện vào nhà trong, nhất là nhìn vào căn phòng riêng của đứa cháu.
Phước phải một lần nữa giải thích:
– Lúc nãy cháu chỉ sốt ruột muốn tìm dầu, bởi thấy bà bị ngất…
Có lẽ sợ Phước hỏi thêm, nên bà cụ vội đứng dậy dợm bước đi. Phước
đành phải cáo từ.