Xa Gần Cao Thấp

Chương 68: C68: Con gái phiền quá



Con gái phiền quá (Du Hoài)

……

Rút kinh nghiệm xương máu từ trải nghiệm đã qua, Hoài Phong Niên đeo kính vào, soi gương trong tiệm cắt tóc của thị trấn, những lọn tóc xoăn lớn chất đống dưới chân, cô bảo thợ cắt tóc “cắt ngắn một chút, không bị trông quá dày và xoăn”. Thế là thợ cắt quá trớn, cạo đầu cô gái thành Nelson Mandela.

Hoài Phong Niên giật giật khóe miệng, trả 5 tệ, đội mũ lên mới dám ra ngoài. Bước đi trên thị trấn Tượng Nga, tất cả những người biết Hoài Phong Niên đều chào cô: “Ồ, Phong Niên về nhà à? Sắp thi đại học đúng không.” Hoài Phong Niên nói năm sau cháu sẽ thi đại học.

“Giỏi lắm, làm sao con gái ông Hoài kém hơn được đúng không?” Người dân thị trấn Tượng Nga rất trọng việc học, nhà nào có con cái thi đỗ vào trường trong huyện thành hoặc trong thành phố Bách Châu, cha mẹ đều kiên quyết đi theo. Khi về quê giao lưu thông tin hay nhận xét về trình độ giáo dục của Bách Châu, đều không quên nói thêm: “Trường Tung học Phổ thông Số 8, là Tung học Phổ thông Số 8 đấy”, nghĩa là được vào trường Số 8 mà thi vào những trường 211 đều bị coi là lỡ tay, phải vào những trường 985 mới là tiêu chuẩn. Đối với người dòng dõi thư hương và là con gái của hiệu trưởng trường trung học trong thị trấn như Hoài Phong Niên, “Năm sau thi vào Bắc Đại có thành vấn đề gì không?”

Hoài Phong Niên cười: “Bắc Đại không được, cháu đang nghĩ tới Cambridge và Oxford cơ.” Trong đầu thì lẩm bẩm: “Gì, Bắc Đại? Mình thi đợt hai* thì là nàng kiều lỡ bước à?”

*Ở Trung Quốc có 3 đợt thi đại học: Đợt thi đầu tiên là đợt tuyển sinh của các trường đại học trọng điểm quốc gia, phần nhiều là các trường nằm trong dự án 211. Đợt thi thứ hai là đợt tuyển sinh của các trường đại học tổng hợp bình thường. Đợt thứ ba là của các trường cao đẳng, học viện tư thục loại B.

Nhà Hoài Phong Niên nằm trong tòa ký túc xá dành cho nhân viên và giáo viên đứng lẻ loi trên ngọn đồi sau trường trung học trong thị trấn Tượng Nga. Mẹ cô – Tống Hội Hương – là người thị trấn này, còn bố cô – Hoài Tương Long – là người Hồ Nam, được phân vào trường trung học Tượng Nga sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Bách Châu.

Khi còn trẻ, Hoài Tương Long rất cố gắng để thoát khỏi thị trấn Tượng Nga, công chức cũng đã đỗ, biệt phái cũng đã chạy cửa sau, tuy ông thi tốt nhưng cách làm người lại hơi thiếu độ chín muồi, bị Bộ Giáo dục cấp huyện biệt phái nửa năm là một vết nhơ lớn trong cuộc đời ông. Nguyên nhân vì ông cậy tài khinh người, lãnh đạo Sở giáo dục yêu cầu ông hiệu đính hình thức văn bản, Hoài Tương Long hạ bút quá trớn, viết lại một bản hộ người ta, lại còn sửa lại tinh thần cuộc họp, đổi “Giáo dục phổ cập 9 năm đang từng bước được thực hiện và tăng cường ở huyện chúng ta” thành “Lấy giáo dục phổ cập 9 năm làm cơ sở, khai thông con đường khiến huyện chúng ta trở thành huyện có nền giáo dục mạnh mẽ”. Người ta đang nói giáo dục phổ cập 9 năm, ông lại nói về sự nghiệp làm cho ngành giáo dục của huyện lớn mạnh hơn. Đến cả mông ngựa cũng không đuổi kịp lửa nóng, đương nhiên bị đày lại thị trấn Tượng Nga.

Năm đó ông ba mươi mốt tuổi, sa sút tinh thần suốt hai năm kể từ khi bị đánh về, cuối cùng cũng chấp nhận thực tế ăn cơm thể chế ở thị trấn Tượng Nga. Được người ta giới thiệu, ông kết hôn với Tống Hội Hương làm nghề trồng cây hạt dẻ cuối phía nam của huyện. Sau khi có con gái Hoài Phong Niên, ông mới phấn đấu hơn, đến 45 tuổi trở thành hiệu trưởng trường trung học thị trấn Tượng Nga.

Vốn dĩ họ “Hoài” đã hiếm gặp, lại thêm người nhà Hoài Tương Long bảo thủ về chuyện nối dõi tông đường. Trước lúc Hoài Phong Niên chào đời, bà già người Hồ Nam ôm bọc trứng gà đi đường xóc xảy đến huyện Lũng Tây trông con dâu sinh con, hai người trò chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia rất lâu, đến cuối Tống Huệ Hương chỉ hiểu mỗi một câu: “Khẳng định không phải muội đà tử (con gái).” Điều này mang lại áp lực rất lớn đến cho thai phụ Tống Huệ Hương.

Đứa trẻ vừa chào đời, bà già giết một con gà, giúp đỡ chăm sóc con dâu một ngày rồi đi mất, lấy lý do là lũ gà ở quê không ai cho ăn. Chính vì thế Tống Hội Hương càng ghét mẹ chồng hơn, khi Hoài Phong Niên còn nhỏ, Tống Hội Hương luôn lấy câu “Trong mắt bà nội, con còn chẳng quan trọng bằng lũ gà ấy” để hạ thấp con cái và chửi xéo chồng mình.

Mặc dù giới tính của cô con gái khiến Hoài Tương Long có hơi thất vọng, nhưng là người học chính trị, ông vẫn rất giỏi chắt lọc những mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu trong cuộc sống: một bên dỗ dành mẹ già dưới quê, bản thân thắt lưng buộc bụng cũng phải thể hiện cho anh em họ hàng biết mình “rất thành đạt”, một bên cố gắng giáo dục vỡ lòng cho Hoài Phong Niên: hai tuổi học thơ, ba tuổi đọc thuộc lòng hàng chục bài thơ, bốn tuổi luyện chữ đại, mười hai tuổi có thể viết được thể chữ Nhan đậm nét và cứng cáp.

Cha là học sinh khoa học xã hội sinh ra Hoài Phong Niên cũng yêu thích khoa học xã hội, Hoài Tương Long có dạo vô cùng tự hào khi con gái thi đỗ trường Số 8 Bách Châu. Suy cho cùng, năm đó Hoài Phong Niên là học sinh trung học duy nhất trong cả thị trấn Tượng Nga có thể vào trường Trung học Phổ thông số 8 Bách Châu.

Tuy nhiên, cao thủ trong trường Số 8 rất đông, khi bảng điểm của Hoài Phong Niên được gửi đến trước mặt Hoài Tương Long, ông hết sức kinh ngạc: “Môn Toán 52? Tiếng Anh 63?” Thế là ông nhét con gái vào lớp học thêm trong kỳ nghỉ hè nhờ mối quan hệ của em rể.

Từ đó trở đi, Hoài Tương Long im lặng không nói gì về thành tích của Hoài Phong Niên, ông áp dụng nguyên tắc “không gõ mà vang” để giáo dục con gái, thực ra chuyện này ông trách mắng vô ích, chỉ là lo suông, không giúp gì được, dần dần, Hoài Tương Long cũng không hỏi nữa. Năm nay khi đã qua 45 tuổi, ông mới ngộ ra: “Cho dù có thi đợt hai, con bé cũng không lo hết đường kiếm sống”.

Nhưng còn những chuyện khác trong nhà, Hoài Tương Long không quản, không hỏi, không nhúng tay. Muốn tiền? Lương chỉ có thế thôi, nếu đưa hết cho vợ thì đưa gì cho mẹ? Làm việc nhà? Tuy xuất thân từ nông thôn nhưng từ nhỏ ông chưa bao giờ làm việc đồng áng, việc tay chân đều do mẹ và các chị em lo. Hơn nữa, ông còn có công việc.

Dù có đọc Hegel, Kant, Hobbes và Marx nhiều đến mấy, Hoài Tương Long chưa bao giờ nghiêm túc nghĩ về câu hỏi: Hôn nhân có ý nghĩa gì đối với đàn ông? Chưa kể, là một câu hỏi khác: Hôn nhân có ý nghĩa gì đối với đàn bà?

Trong khi đó Hoài Phong Niên đã nghĩ tới một vấn đề: Tống Hội Hương càng ngày càng đau khổ vì gả cho Hoài Tương Long, người cha từng tâm cao hơn trời của cô cũng đau khổ vì lấy người phụ nữ nông dân Tống Hội Hương. Sinh viên cử nhân lấy học sinh tốt nghiệp cấp 2, kiểu gì thì kiểu, vẫn thấy Tống Hội Hương có lợi.

Khi Hoài Phong Niên đang sắp lên lớp 12, có tin vui truyền đến: cô đã lọt vào top 3 của lớp. Hoài Tương Long vừa biết tin con gái mình đảm bảo chí ít cũng sẽ theo học Đại học Sư phạm Bắc Kinh hoặc Đại học Nhân dân, tinh – khí – thần này lập tức quay trở lại.

Ông đứng trước cổng trường đợi con gái, xoa đầu con gái khi nhìn thấy mái tóc ngắn dưới mũ của con gái, cười: “Cạo tóc quyết chí, được lắm.” Rồi tự xoa quả đầu Kobe Bryant của mình: “Bây giờ bố con ta không khác gì nhau.”

Hiếm có lần quan tâm đ ến gia đình, Hoài Tương Long mua kem dưa hấu đợi con gái. Trong bữa tối, ông gọi con gái: “Bây giờ căn tin của trường đã nghỉ, chúng ta ra quán ăn bên đường nhé”.

Hoài Phong Niên biết đây chỉ là một màn tuyên truyền ra ngoài của bố mình – Hoài Phong Niên chịu khó phấn đấu, trong gia đình ba đời bần nông sắp có phượng hoàng vàng sải cánh bay lên, các người hãy mở to mắt lên mà xem.

Như được thoả lòng mong muốn, cô có thể “yên tĩnh” ở nhà vài ngày, không cần thức dậy đã ngửi thấy mùi bột mì lương bì, bên tai không còn nghe tiếng càm ràm của Tống Hội Hương, trước mắt không cần vướng víu vẻ mặt căm hờn của người chị em giai cấp.

Ngủ đến khi tự nhiên tỉnh dậy, luộc mì cho hai cha con ăn tạm cho ngày mới rồi quay về đọc sách trong căn phòng bốc mùi ẩm mốc. Lần này cô mượn 10 cuốn sách từ thư viện thành phố, đều là những tác phẩm vĩ đại về khoa học xã hội và nhân văn.

Đọc mệt, cô mở cửa sổ cho thoáng khí, dưới cái nắng hơn 30 độ, cả toà ký túc xá chỉ thấy mỗi gia đình này phơi chăn. Người quen nhìn thấy còn tưởng là Tống Hội Hương đã về, Hoài Tương Long phấn khởi: “Là con gái tôi về.”

Mặt trời sắp lặn xuống núi, Hoài Phong Niên xịt dầu thơm khắp chân và tay, chạy bộ dọc theo sân thể thao của trường trung học trong thị trấn, về nhà uống nốt nửa bát mì còn lại và ăn nhẹ bằng món đồ nguội được Hoài Tương Long mua về.

Cô sắp xếp thời gian rất dày đặc, não nghỉ nhưng tay chân không nghỉ, tay chân nghỉ thì đầu chỉ nghĩ đến việc học và sách vở. Cô không nghĩ đến chuyện lên mạng chơi game chút nào, không nghĩ đến món mì gói ở căng tin trường Số 8 chút nào, cũng không nghĩ đến kết quả xuất sắc mà mình đạt được trong kỳ thi này chút nào. Chỉ cần có một chút thời gian rảnh, trong đầu cô luôn tràn ngập hai chữ: Du Nhậm.

Hoài Phong Niên đã học “Thiếu Nữ Hoài Xuân”* từ hồi tiểu học, cô hiểu ý nghĩa, nhưng lại cười nhạo rằng cách nói đó thật nhàm chán, “xuân” đến mấy cũng phải có lý trí chứ. Là một người có tư duy nghiêm túc, cô rất coi thường những tình tiết như vậy.

*Thiếu Nữ Hoài Xuân” thể hiện sự khao khát tình yêu đẹp của cô gái trẻ, “hoài” ở đây là khao khát, “xuân” là tình yêu, là thanh xuân. Khi nghĩ đến ai đó, tim sẽ đập, mặt sẽ đỏ, đấy là cảm nắng, đấy là hoài xuân.

Nhưng Hoài Phong Niên đã hoài Du Nhậm, không biết mọi chuyện đã thay đổi từ lúc nào? Trong khi cả ký túc xá không ai biết Du Nhậm khóc, Hoài Phong Niên lại có thể nghe thấy. Hoài Phong Niên đứng cạnh giường Du Nhậm, cau mày nhìn khuôn mặt thanh tú của cô gái dưới ánh trăng.

Du Nhậm đương nhiên rất quan tâm Hoài Phong Niên, mặc dù lần bị đùn đẩy lên chức cán bộ ưu tú với thứ hạng 27 đó khiến Hoài Phong Niên có hơi lo sợ trước mưu trí cũng như thủ đoạn tinh vi của Du Nhậm, nhưng trong thâm tâm cô vẫn rất cảm kích. Du Nhậm giống như một người chị, một người bạn thân, một đồng chí chiến hữu, càng giống như một câu đố vô hình.

Nói Du Nhậm ấu trĩ, có thể trốn tránh và khóc lóc vì thất tình với Bạch Mão Sinh. Nói Du Nhậm trưởng thành, có thể ung dung bình tĩnh ngồi ở nơi đông người, không ai trong ký túc xá nhận thấy điều gì bất thường. Nói Du Nhậm thông minh và chăm chỉ, Hoài Phong Niên đã biết từ lâu khi luôn phải thở hồng hộc đuổi theo gót chân Du Nhậm. Nói Du Nhậm có cá tính, có thể đọc truyện tranh trong nhiều tiết học khác nhau, coi điểm số chỉ như bùn đất, nhưng vì ngứa mắt Hà Điền Điền tự mãn nên đành báo danh với giáo viên vào phút cuối: “Không vì gì cả, chỉ để chọc tức nhỏ đó thôi.”

Tự hỏi bản thân liệu có thể nhìn thấu Du Nhậm không, nhưng đường đến trái tim Du Nhậm luôn bị ngăn cách bởi một khu rừng sâu thẳm, Du Nhậm có thể an toàn tự mình sống trong nơi mơn mởn nguồn sống và sức lửa rợp trời, nhưng cô không muốn bộc lộ với Hoài Phong Niên.

Những người thích giải đố đều có hối thúc vạch lá tìm sâu nhất định, khi đã đi vòng quanh Du Nhậm, Hoài Phong Niên không còn muốn đoán nữa. Cuối buổi thi cuối kỳ hôm đó, hai người đang cùng nhau dọn dẹp ký túc xá, Hoài Phong Niên bất ngờ hỏi: “Cậu vẫn còn nhớ bạn ấy à?”

Du Nhậm đứng thẳng lưng, đôi mắt nghiêm túc xuyên qua tròng kính: “Phong Niên, đây là chuyện của riêng mình.” Đây là mặt sắc bén của Du Nhậm, chỉ cần Du Nhậm không vừa ý, dù người đó có tai to mặt lớn đến đâu cũng bị đáp trả như thường.

Hoài Phong Niên nghĩ, tình bạn đã thân đến thế, tại sao bạn ấy không chịu tiết lộ với mình cho dù chỉ là một ít? Không phải Hoài Phong Niên hóng hớt, cô chỉ hy vọng Du Nhậm có thể hoàn toàn bước ra ngoài. Nếu Du Nhậm vui, cô cũng sẽ vui. Nhưng Du Nhậm cứ giấu nhẹm đi, trong lòng Hoài Phong Niên thỉnh thoảng lại bị cảm xúc ghen tị và h@m muốn độc chiếm quấy nhiễu – trong trái tim Du Nhậm, cô kém quan trọng hơn Bạch Mão Sinh rất nhiều.

Trả lời câu phân địch ranh giới đơn giản và trực tiếp của Du Nhậm, Hoài Phong Niên thản nhiên nhún vai: “Được thôi.”

Sau câu nói “Được thôi”, ký túc xá trở nên yên tĩnh rất lâu, dọn dẹp xong, Hoài Phong Niên nói trước: “Mình về nhà trước đây.”

Trưởng thành sớm không có nghĩa là dễ dàng tiêu hóa muôn loại nút thắt trong lòng, dù ngoài mặt thể hiện chẳng hề hấn gì, thẳm sâu trong lòng Hoài Phong Niên vẫn tắc nghẹn bởi câu nói đó của Du Nhậm suốt mấy ngày.

Đồ nhỏ nhen, cô tự chửi mình. Chửi xong lại tiếp tục chửi đồ nhỏ nhen.

Nhỏ nhen đợi Du Nhậm hai ngày mà vẫn không đợi được đến lúc Du Nhậm mời mình đến thư viện thành phố hay đi tự học, sau đó nghĩ lại, có lẽ bạn ấy vội vàng về quê thăm đứa nhỏ đó. Chà, ngoài Bạch Mão Sinh, thậm chí mình còn không bằng nhóc Viên Liễu bảy tuổi.

Vậy là Hoài Phong Niên muốn rời khỏi Tống Hội Hương để được “yên tĩnh” nơi thị trấn Tượng Nga. Đã là ngày thứ ba, cô vẫn chưa thể bình tĩnh lại, thậm chí còn muốn khóc khi nghĩ đến giọng điệu vừa xa lạ vừa kháng cự đó của Du Nhậm. Nửa đêm 2 giờ tỉnh dậy, Hoài Phong Niên lật mình trên giường mấy lần, cuối cùng vặn sáng đèn, cầm cuốn sách bên tay lên, vừa đọc vừa lơ đãng.

Tại sao cảm xúc của con gái lại nhạy cảm và phức tạp đến thế? Hoài Phong Niên tự trách mình trong lúc lơ đãng, quyết định vài ngày tới sẽ không để ý đến Du Nhậm.

Bốn giờ sáng bắt đầu ngủ, mê man đến tám giờ sáng khi mặt trời chiếu vào mông, Hoài Phong Niên bị bố gõ cửa: “Bạn cùng lớp đang tìm con đấy Phong Niên, tên là Du Nhậm.”

Hoài Phong Niên xoay người nói: “Mặc kệ!”

Hoài Tương Long sửng sốt, nhanh chóng đáp lại vài câu rồi cúp điện thoại.

Ngủ đến chín rưỡi, Hoài Phong Niên tỉnh giấc, đột nhiên nhớ tới điều gì đó, lật chăn lên: “Bố, điện thoại của con đâu?”

“Điện thoại gì? Con mặc kệ cơ mà?” Hoài Tương Long hoang mang.

“Kể cả thế, sao bố có thể cúp được chứ?” Hoài Phong Niên vẫn tưởng như chuyện này vừa mới xảy ra.

“Tên là Du Nhậm. Nếu không cúp máy, chẳng nhẽ đợi con đốt tiền điện thoại? Đó đã là chuyện từ một tiếng trước kìa.” Nói xong, Hoài Tương Long thấy con gái sững sờ, một chốc sau lại thấy con bé đi vòng quanh phòng khách: “Chết rồi, chết rồi, mình chết rồi.” Thôi thì mặc kệ, Hoài Phong Niên vò mái tóc Mandela đi tới đi lui, sau đó dứt khoát gọi lại: “Du Nhậm đâu?”

Trả lời điện thoại là một giọng nói trẻ con hôi sữa: “Alo? Chị Hoài Phong Niên, em đang chơi ở nhà chị Du Nhậm. Túc Hải hỏi chị có đến không?” Sau đó điện thoại bị Túc Hải giật mất: “Hoại Phong Niên! Chị mau tới đi!”

Khi con tim bị chặn đứng, bỗng bên tai Hoài Phong Niên đáp tới tiếng cười của Du Nhậm: “Khi nào cậu về Bách Châu? Một mình mình dẫn theo hai đứa có hơi mệt.” Vì thế nên mới nghĩ đến mình ư? Hoài Phong Niên thở dài: “Chắc ngày mai về.”

“Được, hai đứa đòi ngày mai mới muốn về.” Du Nhậm nói, sau đó dừng lại một chút: “Phong Niên, cảm ơn cậu.”

“Cám ơn cái rắm.” Hốc mắt Hoài Phong Niên lập tức ươn ướt. Con gái phiền phức chết đi được, chỉ một câu có thể dày vò cô nhiều ngày, và cũng bằng một câu có thể ép nước mắt cô lăn.

Du Nhậm cười thành tiếng: “Cảm giác bị chú cảnh sát bắt đi như thế nào?”

Giọng nói nhỏ nhẹ của Túc Hải từ bên cạnh truyền đến: “Hoại Phong Niên bị chú bắt đi thế là khóc đó, hai mắt đỏ au.”

Hoài Phong Niên vò đầu: “Trời ơi, mấy người thật phiền phức.”

……


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.