Xa Gần Cao Thấp

Chương 3: Chương 3



Lúc đầu, Du Khai Minh cho rằng con gái hét “không nghe thấy gì” là đang nhõng nhẽo, chỉ cho phép Du Quyên ở nhà nghỉ ngơi một ngày không đến trường.

Du Nhậm bồn chồn cả ngày, buổi trưa tan học không muốn về nhà ăn cơm mà chạy thẳng đến cửa nhà Du Quyên, sau cánh cửa vẳng lại giọng nói mềm mại non nớt của Du Cẩm: “Chị Thái Thái, bố mẹ em không cho em ra ngoài.”

“Thế chị của em đâu? Tai chị ấy đỡ hơn chưa?” Du Nhậm hỏi.

Chờ một lúc lâu sau, lời nói của Du Cẩm mới vọng đến: “Chị em vẫn không nghe thấy gì.” Trong nhà lại vang lên tiếng khóc của đứa út, Du Cẩm chỉ đành quay lại trông.

Chờ mãi không thấy ai ra, Du Nhậm chỉ còn cách quay về nhà, hỏi bà ngoại Hồ Trạch Phân: “Liệu Du Quyên có bị điếc không ạ?”

Hồ Trạch Phân gắp đồ ăn cho cô: “Sao có thể?”

“Ông bà thuyết phục bố mẹ Du Quyên đưa chị ấy đến bệnh viện của mẹ cháu khám được không?” Bữa ăn của Du Nhậm không ngon như thường ngày.

Hồ Trạch Phân nói cô lo chuyện bao đồng, nhưng sau khi chặn miệng đứa cháu gái, trái tim bà không ngừng đánh trống.

Đến khi cháu gái về phòng làm bài tập, bà hỏi ông chồng Du Văn Chiêu đang hút thuốc trong sân: “Hay là ông đi khuyên xem? Tôi sợ nếu để lâu mới khám, tai của đứa trẻ đó sẽ xảy ra vấn đề thật.”

Nghe nói sau khi vợ của Du Thiên Khải gây chuyện tại nhà Du Khai Minh, Du Văn Chiêu cũng chửi: “Chuyện giữa trẻ con thì để trẻ con giải quyết, người lớn can dự làm gì?” Ông hỏi bà vợ: “Lúc đó Du Quyên không nghe thấy gì thật à?”

“Khóc ghê lắm, hét rã giọng mà cô bé vẫn không nghe thấy.

E là bị bố kéo về nhà lại chịu đòn thêm trận nữa.” Hồ Trạch Phân thở dài: “Kêu tôi khuyên Khai Minh cũng quá không thỏa đáng.

Một người câm điếc mà lấy được vợ như Mộc Chi đã là phước lớn, lại còn sinh được ba cô con gái, vẫn chưa vừa lòng mà đối xử với vợ con tệ bạc đến vậy”.

“Bà chẳng hiểu gì cả.” Du Văn Chiêu ghét nhất là nghe Hồ Trạch Phân lảm nhảm: “Chuyện nhà người ta, tôi thân là bí thư chi bộ thôn không nhúng tay vào được, bà quan tâm cái gì?”

Hồ Mộc Chi là người vợ được bố mẹ của Du Khai Minh vay mướn một khoản tiền lớn rước về từ thôn khác.

Du Khai Minh từ nhỏ đã bị những bạn cùng lứa và thậm chí cả đám trẻ trong làng bắt nạt, ông luôn ủ cơn tức giận trong lòng.

Sợ Du Khai Minh thực sự sẽ không bỏ cuộc cho đến khi nặn ra được đứa con trai mới thôi, sau khi đứa thứ ba ra đời, thôn họ kết hợp với những người trong tổ kế hoạch hóa gia đình nhanh chóng đưa Hồ Mộc Chi đi triệt sản.

Và vì thế, họ lại bị cấp trên sỉ vả: “Nếu sớm triệt sản không phải đã xong chuyện sao?”

“Chẳng hiểu gì cả.” Du Văn Chiêu thầm chửi, Hồ Mộc Chi trốn ngoài kia mấy năm, nói là đi làm việc, chẳng lẽ bọn họ đi mò kim đáy biển sao? Những người ăn cơm bát sắt kia chỉ biết nói và nghĩ, kẻ cấp dưới phải hầu hạ gãy chân là chuyện bình thường.

Hút thuốc ra ngoài đi dạo, trước mắt Du Văn Chiêu là một con đường lát đá xanh kéo dài từ vườn trà trên đỉnh núi đến con đường chợ xuống núi.

Có sáu con đường đá như thế này ở Du Trang, dọc theo đó là hàng trăm gia đình nằm rải rác ẩn mình giữa núi xanh và non nước trong lành.

Tổ tiên Du Trang năm xưa chạy đến từ phía bắc, sau năm lần bảy lượt chọn lựa, cuối cùng đã dừng chân tại nơi đây vì cái gọi là “Phong Thủy”.

Có lẽ vì phong sinh thuỷ khởi, Du Trang đã là một làng văn nhân nổi tiếng từ thời nhà Thanh, suốt hàng trăm năm qua hun đúc nên hơn chục tiến sĩ.

Trên con đường từ đồi trà đến cổng làng có ba cổng thờ công ơn, bao gồm cổng Khoa Giáp do chính tay Càn Long hạ bút, miếu thờ tiết nghĩa hiếu tử do Gia Khánh ban tặng và cổng Trinh tiết từ thời Đạo Quang.

Mỗi cổng thờ, bao gồm những điện thờ đã được truyền lại hàng trăm năm ở lối vào làng đều được khắc những dòng chữ như “Qua Điệt Miên Miên”* hay “Phúc Tử Âm Tôn”*.

*Qua Điệt Miên Miên (瓜瓞绵绵): “Qua” là dưa lớn, “Điệt” là dưa nhỏ.

Nghĩa cả câu là lâu dài và bền vững như những trái dưa nhỏ và to treo trên dây leo.

Chúc tụng các đời con cháu hưng thịnh, truyền thế lâu dài.

*Phúc Tử Âm Tôn (福子荫孙): “Phúc” trong hạnh phúc, “Âm” trong phù hộ.

Nghĩa cả câu là cầu cho con gái hạnh phúc, phù hộ cho cháu chắt ấm no.

Những tòa nhà gạch ngói hai, ba tầng kia là thành quả giữ gìn và bồi đắp bền bỉ của người dân Du Trang hàng trăm năm qua.

Trên một góc độ nào đó, đây cũng là thành quả của sinh nhiều con trai: Sinh con trai, không cần rời khỏi nhà, chỉ cần lấy vợ từ xứ khác về tiếp tục sinh cành nở lá, quanh quẩn sinh con đẻ cái rồi lại nằm về cỏ đất ngay tại vùng thổ nhưỡng này.

Có con trai dưỡng già, tiễn đưa và chôn cất trong phần mộ tổ tiên của Du Trang chính là đích đến cuối cùng của một người đàn ông nơi đây.

Mặc dù hỏa táng đã được thực hiện rộng rãi từ nhiều năm nay, nhưng người dân Du Trang vẫn coi trọng quan niệm cũ: phải được con trai, cháu trai tiễn đưa mới được về với đất mẹ.

Do đó, sinh con trai là chuyện lớn ở Du Trang, mà không sinh được con trai cũng là chuyện lớn động trời ở Du Trang, bất chấp khi chính sách “nam nữ bình đẳng” đã được Đảng và Nhà nước tuyên truyền suốt mấy chục năm, bất chấp trên tường thôn làng sơn đầy những khẩu hiệu “Sinh con gái là nhà có phúc” ngay ngắn.

Du Văn Chiêu hiểu nỗi khổ tâm của Du Khai Minh và cũng biết sự khác biệt giữa họ.

Du Văn Chiêu là bí thư thôn, năm xưa vợ ông từng mang thai đứa con thứ hai nhưng bị sảy, không thể sinh đẻ được nữa.

Ông phải có trách nhiệm của một đảng viên, không thể ly hôn với vợ chỉ vì vợ không đẻ được con trai, chỉ khi ấy, ông mới bình tâm lại và nuôi đứa con gái tên Du Hiểu Mẫn.

Là một cử nhân tốt nghiệp đại học và hiện là bác sĩ, con gái ông luôn có thể bắt kịp hầu hết mọi cánh đàn ông khác.

Du Khai Minh thì không thể nghe không thể nói, không được coi là một người hoàn chỉnh.

Ông cần một cái miệng để nói thay mình và một đôi tai giúp ông nắm bắt thông tin.

Vợ ông không giúp được, con gái cũng không.

Trong thâm tâm của đa số những người dân Du Trang, chỉ có con trai mới nghe và nói được thay cha.

Du Văn Chiêu để mặc dòng chảy suy nghĩ dẫn bước chân đi, trong vô thức, ông đã đến dưới cổng thờ ngay lối vào làng.

Vừa nhìn lên đã thấy “Cổng thờ trinh tiết của Mã Thị – vợ Du Hiếu Liêm” do chính Đạo Quang viết.

Ông bí thư già đứng phía dưới hút hơn nửa điếu thuốc, không biết từ lúc nào, có người ngang qua chào hỏi ông: “Bí thư, bận gì đấy.”

“Đi dạo loanh quanh thôi.” Du Văn Chiêu nói.

“Hình như Khai Minh tát điếc con gái à?” Có người hỏi.

“Không biết, làm gì có chuyện bị điếc chỉ với vài cái tát?” Du Văn Chiêu nói.

“Cũng không thể nói trước.

Khai Minh là một người câm điếc, có thể con gái hắn được di truyền thứ gì đó.

Những đứa trẻ bình thường bị tát vài cái thì không sao, nhưng nhà Khai Minh lại khác.” Người nọ nói rất có lý, trò chuyện với ông bí thư vài câu rồi khiêng cuốc thong thả đi về phía đồi trà.

Du Văn Chiêu nghĩ một lúc, sau đó cũng đi lên đồi trà.

Vài ngày sau, cuối cùng đã đợi được hai tin tức, tin vui là Hồ Mộc Chi khập khễnh chiếc chân mang di chứng bại liệt ngày xưa đưa Du Quyên lên xe đến bệnh viện trung ương khám bệnh.

Tin buồn là sau khi khám bệnh, Du Quyên không muốn đến trường nữa.

Du Nhậm đã nhiều lần đến nhà tìm cô bé, muốn tặng cho Du Quyên mì giòn, kem que và cho cô bé xem những trang truyện tranh tô màu của mình.

Nhưng Du Quyên luôn ủ rũ ngồi trong góc không chịu nói chuyện với cô.

Cô hỏi Du Cẩm đang vã mồ hôi dỗ dành đứa út: “Du Quyên ở nhà có nói chuyện không?”

“Thi thoảng cũng nói.” Du Cẩm c ắn môi dưới nhìn chị gái, rồi nhìn em gái nằm trong tã lót, đôi mắt cô bé lấp lánh, sau cùng không nói gì nữa.

Du Nhậm đã mất đi một người bạn thân ở trường tiểu học trong thôn, cô không còn muốn nán lại đùa trong sân chơi sau giờ học vì không vui khi nhìn thấy Du Sĩ Phi vẫn tự phụ và mù mà mù mờ không biết gì, cô càng sợ nhớ lại ngày đó mình đã cổ vũ Du Quyên đánh lại Du Sĩ Phi.

Mơ hồ, Du Nhậm nghĩ nếu hôm đó Du Quyên không đánh đau ở trường tiểu học, hoặc, nếu cô đấm Du Sĩ Phi thay cho Du Quyên thì chuỗi sự việc sau đó đã không xảy ra.

Nửa năm sau, vào một ngày cuối tuần khi Du Nhậm xem một chương trình pháp luật trên TV và nghe thấy hai chữ “xúi giục” và “đồng phạm”, cô chợt hiểu ra, lập tức chạy đến nhà đối diện tìm Du Quyên, đập cửa nhà và thở hổn hển nói: “Du Quyên, Du Quyên, là tại em xúi giục chị đánh nhau, đều tại em…”

Du Quyên chưa bước ra khỏi cửa bước nào, Du Nhậm đã bị Hồ Trạch Phân túm về nhà, đang khóc không ngừng thì bị ông ngoại giận dữ đá vào mông: “Sao mà nhiều chuyện thế, không dừng lại được à?”

Đó là lần đầu tiên Du Văn Chiêu đánh cháu gái, Du Nhậm bị đá đần cả người, sau khi ngừng khóc, cô sững sờ trở lại phòng, đóng sầm cửa lại.

Tiếng sập cửa ấy như thể báo trước thời dậy thì của Du Nhậm.

Một tháng sau, Du Nhậm có kinh, là chuyện đau lòng nhức óc đối với Hồ Trạch Phân: “Sao chuyện này có thể xảy ra?”

Khi bà nói chuyện điện thoại với con gái Du Hiểu Mẫn, con gái ở đầu dây bên kia không hề ngạc nhiên: “Mẹ ơi, bình thường thôi, con gái của đồng nghiệp con có kinh nguyệt khi mới 10 tuổi.

Chuyện này càng phổ biến hơn ở nước ngoài.

Mà mẹ cũng nên hạn chế mua đồ ăn vặt cho con bé, chúng chứa nhiều k1ch thích tố.”

“Nhưng con bé mới 11 tuổi.” Hồ Trạch Phân có kinh năm 17 tuổi, con gái Du Hiểu Mẫn có năm 15 tuổi, đến Du Nhậm, bà không khỏi cảm thấy buồn phiền.

Du Hiểu Mẫn chỉ bằng một câu đã dập tắt nỗi đau khó nói trong lòng mẹ: “Đây không còn là ngày xưa, không phải thời khi con gái đến kỳ kinh nguyệt sẽ phải gả đi.

Con bé phải được đi học hành và đi làm.”

“Đợi cuối tuần con về sẽ mua cho con bé một ít đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồng thời dạy cho con bé một vài kiến thức s1nh lý cơ bản.”

Hồ Trạch Phân dạy cho cháu gái bài học trưởng thành đầu tiên: “Thái Thái nhà ta bây giờ đã thành người lớn, sau này không được thân mật quá mức với các bạn nam đâu đấy.”

“Thân mật là gì?” Du Nhậm bới gốc dò hỏi.

“…” Hồ Trạch Phân phát hiện cháu gái không hề xấu hổ sau khi có kinh.

Ngày xưa có kinh lần đầu tiên, bà xấu hổ đến mức trốn trong nhà mấy ngày không dám ra khỏi cửa, vì các cô chị em xung quanh hay nói, nếu có kinh thì phải ngủ với đàn ông để có con.

Cuối cùng, Hồ Trạch Phân trả lời qua loa câu hỏi của cháu gái: “Chính là…!đừng để ý bọn họ.”

Cuối tuần, Du Hiểu Mẫn vội vàng từ thành phố về nhà bắt đầu khai sáng s1nh lý cho con gái, cánh cổng sân nhà Du Khai Minh đối diện con đường đá cũng tình cờ mở ra – thật hiếm có lần Du Quyên bước ra khỏi nhà.

Nhìn thấy Du Hiểu Mẫn, cô bé lí nhí gọi: “Chào cô hai.”

Du Khai Minh và Du Hiểu Mẫn là anh em họ xa, theo tục làng của Du Trang, cô bé nên gọi Du Hiểu Mẫn là “cô hai”.

Nhìn sang Du Nhậm, Du Quyên bỗng nhoẻn miệng cười tươi, cô bé đã trở thành một cô gái xinh đẹp, lúm đồng tiền ngây thơ khi cười nở rộ nơi khóe miệng xua tan đi vẻ u ám bấy lâu nay.

Du Nhậm cũng cười, bước tới nắm tay Du Quyên, không kìm được lớn tiếng hỏi: “Du Quyên, chị đến nhà em chơi à?”

Du Quyên không nghe thấy, nhưng vẫn cười, lắc đầu, chỉ tay lên đồi trà: “Chị đi giúp mẹ làm việc.”

“Vậy chị làm xong, nhớ về chơi với em nhé.” Du Nhậm gọi với từ sau lưng, khi ấy Du Quyên quay lại mỉm cười với cô.

Lúc này Du Nhậm mới để ý, Du Quyên đang mặc chiếc váy màu xanh nước biển yêu thích của mình.

Du Quyên nói chiếc váy này là lần trước được cô họ ở thành phố đến mang cho cô, thường ngày Du Quyên rất lo lắng về chiếc váy này, chỉ mặc đúng một lần vào ngày Lễ Thiếu nhi 1/6.

“Chị ấy có thể nghe thấy, có thể nghe thấy!” Du Nhậm vui vẻ nói, Du Hiểu Mẫn nhìn cô bé bước đi đã xa với ánh mắt thương hại.

Khi về nhà nói chuyện với mẹ, cô nói: “Mộc Chi đưa con bé đến bệnh viện chỗ con.

Con tìm bác sĩ Tả ở khoa tai mũi họng khám cho, ban đầu tưởng bị thủng tạm thời, nhưng qua kiểm tra…!dây thần kinh cũng bị tổn thương, chúng con khuyên cô ấy nên đưa cháu bé đến bệnh viện tỉnh khám lại, không biết đã đi chưa.”

“Chắc là chưa đi.

Đứa trẻ này sau khi trở về cũng không ra khỏi cửa.

Đây là lần đầu tiên mẹ nhìn thấy con bé sau nhiều ngày như vậy.” Tay Hồ Trạch Phân vẫn đang nhặt đỗ: “Thế thì điếc là cái chắc, đúng là nghiệt ngã.”

“Đầu thai nhầm chính là nghiệt ngã.” Du Hiểu Mẫn nhìn cô con gái đang câu cá vàng bên cạnh bồn hoa nhỏ trong sân: “Nếu không ly hôn, con sẽ càng nghiệt ngã.

Nhậm Tụng Hồng quả thật có ra ngoài ăn vụng.”

Tay Hồ Trạch Phân run lên, hạt đậu rơi ra từ trong làn: “Đã bao lâu rồi?”

“Ít cũng phải ba, bốn năm.

Tên khốn ấy vẫn muốn làm bí thư, thế là con viết thư cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật.” Du Hiểu Mẫn hận thù nói, mặc dù điều kiện sống sau ly hôn đã trở lại bình thường phần nào, nhưng những nếp nhăn và âu lo trên khuôn mặt cô vẫn không ít đi.

“Con — nói láo,” Hồ Trạch Phân nén giọng khiển trách con gái: “Cậu ta làm huyện trưởng không dễ dàng gì, nếu con hủy hoại cậu ta…” Bà lại liếc nhìn ông chồng đang tưới hoa trong sân: “Cậu ta cũng là bố của Thái Thái.”

“Tại sao lúc hắn ta ngoại tình không nghĩ đến Thái Thái?” Du Hiểu Mẫn đặt tách trà xuống định rời đi, cứ hễ nghe mẹ nói thay cho Nhậm Tụng Hồng, cô lại tức giận: “Ngay từ khi hắn đưa người phụ nữ đó lên giường con, lẽ ra nên nghĩ đến sẽ có ngày hôm nay!”

Hai mẹ con lúc nào cũng chưa nói được vài câu đã chiến tranh lạnh, Hồ Trạch Phân vốn dĩ đang vui vẻ thì vào bếp hờn dỗi, Du Hiểu Mẫn thì gọi con gái vào phòng hỏi chuyện học hành, sau đó giảng giải chi tiết những chuyện cần chú ý trong thời dậy thì.

Tiếng ve sầu ngoài cửa sổ râm ran, hôm nay Du Trang không có gió, mặt trời lặng yên.

Sau bữa trưa của gia đình bốn người và ba thế hệ, Du Hiểu Mẫn có một giấc ngủ ngắn hiếm hoi với con gái trong vòng tay.

Qua cửa phòng, Hồ Trạch Phân nhìn hai khuôn mặt một lớn một nhỏ đều thanh tú giống nhau, vẫn đi vào đắp chăn cho họ.

Du Hiểu Mẫn sực tỉnh lại, ngơ ngác hỏi: “Mẹ, mấy giờ rồi?”

“Còn sớm, ngủ thêm đi, lâu lắm mới có dịp.” Hồ Trạch Phân nhìn đồng hồ treo trên tường, đã là ba giờ chiều.

Du Hiểu Mẫn cúi đầu lau mồ hôi trên trán cho Du Nhậm: “Đứa trẻ này hoả khí lớn.” Cô cười.

“Con cũng không kém.” Hồ Trạch Phân quở mắng liếc nhìn con gái mình.

Bà ngồi bên đầu giường, muốn nói về chuyện hai mẹ con.

Bỗng có tiếng khóc xé ngang vẻ tĩnh lặng tại Du Trang, nghe có vẻ như phát ra từ phía đối diện.

Hai người nghi hoặc nhìn nhau, Du Hiểu Mẫn nhẹ nhàng xuống giường ra ngoài cùng mẹ, chỉ thấy Hồ Mộc Chi què khóc lóc chạy ra cửa, theo sau là Du Khai Minh sắc mặt tái nhợt, Du Cẩm đứng ở cửa bế đứa út ngơ ngác nhìn theo bố mẹ.

Dần dần, có vài người hàng xóm xuất hiện tại nhà Du Khai Minh, Hồ Trạch Phân đang định hỏi Du Cẩm có chuyện gì thì chị dâu Khai Tường nhà bên kéo bà lại thì thầm vào tai điều gì đó, sắc mặt Hồ Trạch Phân tái mét chỉ trong tức khắc, lẩm bẩm nói: “Nghiệt ngã!”

“Mẹ?” Du Hiểu Mẫn đi đến bên cạnh bà.

“Con gái lớn nhà Khai Minh vừa…!biến mất, trong khu rừng cạnh rìa vườn trà.”.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.