Xa Gần Cao Thấp

Chương 159: C159: Em biết nhiều lắm



Em biết nhiều lắm

……

Vụ ly hôn của Mao Tín Hà kéo dài đã lâu, giày vò bong tróc từng lớp da trong tim, Thiệu Thắng Uy dù có tiếc nhà cửa, mặt bằng và tiền bạc đến mấy vẫn không thể chịu được bị bạn gái sống chung dây dưa mãi không tha, cuối cùng ông đồng ý cho Mao Tín Hà một căn nhà, một mặt bằng cộng thêm 100.000 tệ, với một điều kiện: số tiền này phải được chi cho việc học hành của cậu con trai út, mặt bằng nhà cửa chỉ được cho con trai út Thiệu Quân Hàm.

Bụng của bạn gái sống chung càng ngày càng to nên Thiệu Thắng Uy không còn quá coi trọng cậu con trai ruột, nhất là khi họ bí mật nhờ cậy mối quan hệ đến Hong Kong xét nghiệm máu, xác định giới tính thai nhi là con trai.

Thế là cuộc hôn nhân thứ hai của Mao Tín Hà kết thúc, cô sống với con gái và con trai, nói với Túc Hải rằng: “Thiệu Thắng Uy nói nếu mẹ không đồng ý thì sẽ không ký. Căn nhà cho con không còn được tính, nhưng mẹ sẽ kiếm tiền, nhất định sẽ kiếm ra cho Tiểu Hải.”

Đúng là tài sản rất quan trọng trong mắt Túc Hải, nhưng nó phải nhường chỗ cho hạnh phúc của Mao Tín Hà, cô bé suy nghĩ một lúc: “Vậy con sẽ tự mở tiệm của riêng mình.”

Nhưng trước khi tự kinh doanh cần phải trau dồi tay nghề, Mao Tín Hà nhờ cậy một đàn em, đưa Túc Hải đến Bắc Kinh bồi dưỡng. Túc Hải – người ôm kỳ vọng vào chuyến đi Bắc Kinh – hỏi Mao Tín Hà: “Là đến Tứ Liên* hay đến Đông Điền*? Có phải họ thường giúp tạo kiểu trong các tuần lễ thời trang?”

*Tứ Liên và Đông Điền là hai tiệm cắt tóc nổi tiếng tại Bắc Kinh.

Mao Tín Hà nói không nên đánh giá thấp bất kỳ tiệm cắt tóc nào có thể tồn tại ở Bắc Kinh, sớm muộn gì cũng phải quay lại Bách Châu, người ta không biết tuần lễ thời trang là gì, họ chỉ cần biết giá cả phải chăng và ngoại hình phải đẹp. Vì vậy Túc Hải được đưa đến Bắc Kinh, xuống ga, cô bé không đến Tứ Liên, Đông Điền, Vĩnh Kỳ hay Jimmy, mà đi đến Tả Gia Trang.

Đàn em của mẹ họ Chu, Túc Hải gọi là cô Chu. Trông cô Chu trẻ, không hiền lắm, hình như những ai cắt tóc đẹp đều không hiền lành. Tiệm cắt tóc đó cũng không như những tiệm lớn được trang trí cao cấp với giá trên trời trong Tây Đan, chỉ treo một tấm biển ghi “Phương Phương cắt tóc đẹp” nền đỏ chữ trắng trước cửa hàng ở lối vào tiểu khu. Cô Chu phải mất 20 năm mới cắt ra được ngôi nhà rộng 60 mét vuông nằm trong đường vành đai thứ ba.

Cô Chu nói cháu cứ theo cô học một tháng, cô sẽ dạy cháu những gì cô biết, tiếp thu được bao nhiêu còn tùy khả năng. Sau đó hỏi Túc Hải có muốn ở nhà cô không? Con trai cô đang học tiểu học, chồng cô làm việc tại một công ty bất động sản trung gian. Một gia đình ba người chen chúc trong ngôi nhà 60 mét vuông đã quá ngột ngạt, Túc Hải nói cháu có thể ở lại tiệm.

Mao Tín Hà dặn đi dặn lại con gái trước khi đến Bắc Kinh: “Làm việc phải tích cực chủ động, phải hỏi rõ ràng những việc không biết làm.” Cô lo lắng hai ngày, sợ nếu dụ Túc Hải đến Bắc Kinh, một khi đứa trẻ phát hiện đối tượng phục vụ không phải người mẫu mà là những ông già bà già quận Triều Dương sẽ giận dỗi làm mình làm mẩy. Túc Hải nói cũng được, từ nơi đó đến sông Lương Mã, Tam Lý Đồn, Mạch Tử Điếm đều tiện. Hơn nữa Túc Hải có bạn bè, phía tây có Hoại Phong Niên ở Đại học Bắc Kinh và Turgenevva ở đâu đó không xác định.

Khi đã dạo quanh làm quen với Tả Gia Trang, Túc Hải tìm Hoài Phong Niên: “Chị tặng em son môi, em đãi chị một bữa.” Hoài Phong Niên nói tốt quá, hiếm khi được gặp đồng hương Bách Châu ở Bắc Kinh, nhưng phải đợi một thời gian nữa chị mới về Bắc Kinh.

Túc Hải lại hỏi cô Chu, Học viện nghề Kỹ thuật Yến Viên Bắc Kinh ở đâu? Hay là ở quận Trường Bình? Cô Chu nói chưa nghe cái tên đó bao giờ, chắc là một trường đại học mở chui gì đó, bỗng có bà khách uốn tóc nghe thấy: “Chắc chắn là tự sinh viên Đại học Bắc Kinh bịa đặt ra. Đứa nào cũng nói đang học ở Học viện nghề Kỹ thuật Ngũ Đạo Khẩu hoặc Yến Viên, nghe thì có vẻ khiêm tốn, nhưng bản chất vẫn là khoe khoang.”

Nghe vậy, Túc Hải tức giận, hỏi Turgenevva: “Chị có phải sinh viên Đại học Bắc Kinh không?” Người nọ đáp, cũng có thể nói như vậy.

Túc Hải chửi lại bằng phong cách Bắc Kinh vừa được học cách đây mấy ngày: “Tổ sư”. Sau đó đổi mô tả của mình thành: Đang học tại Đại học nghề Kỹ thuật Tả Gia Trang.

Nhờ kỹ năng gội đầu tốt cùng khả năng cạo râu và ngoáy tai vừa nhanh vừa vững, rất nhanh Túc Hải đã lột xác từ một “con bé từ quê Lũng Tây đến làm việc” thành một cô gái lớn “có chút gì đó” trong mắt khách hàng quen. Họ hỏi cô gái lớn năm nay đã hai mươi mấy? Cô gái lớn nói năm nay mới mười lăm tuổi.

Ối, đây là lao động trẻ em. Người ta nhìn cô Chu cười. Cô gái lớn nói không phải lao động trẻ em, cháu thích làm tóc, là tuổi trẻ tài cao, cô cứ việc chờ, lát nữa cháu sẽ cho cô một mái tóc hết ý.

Ngoài tạo mẫu tóc và gội đầu, Túc Hải còn phụ trách dịch vụ cắt tóc cho khách hàng dưới 12 tuổi ở chỗ cô Chu. Theo như cô Chu nói: “Học sinh tiểu học không quá sành điệu, cứ cắt kiểu tóc mà phụ huynh hài lòng là được. Nếu được người ta hỏi bao nhiêu tuổi, đừng thành thật nói mới 15, hãy nói 18, thể nào người ta cũng tin.”

Vì vậy, với kéo và tông đơ trong tay, Gloria 3 năm tuổi chỉ mất một khoảng thời gian đã tạo nên danh tiếng khắp tiểu khu. Mái tóc ngắn úp nồi lởm chởm của thợ làm tóc khác trở nên tự nhiên và mềm mại hơn dưới tay cô, ngoài ra còn thoăn thoắt uốn giấy thiếc, uốn tạo kiểu, cắt máy bay và tóc húi cua luân phiên. Có vị khách nhí được Túc Hải tạo cho kiểu tóc lượn sóng hai bên, trở thành “cơn sốt” một thời tại các trường mẫu giáo gần đó. ngôn tình tổng tài

Thấy kỹ năng cơ bản của Túc Hải rất khá, cô Chu dần dần giao thêm công việc cho Túc Hải, nhận ra đứa trẻ này làm gì cũng giỏi, mỗi tội nghĩ quá nhiều khi uốn tóc cho nữ. Nghĩ quá nhiều là sao? Chính là Túc Hải luôn thấy ý kiến của khách hàng không hợp thẩm mỹ, nhận thức về tóc xoăn của cô bé mới đủ trình tham gia Tuần lễ thời trang London Paris. Hễ giở tính bướng bỉnh là lại thuyết phục khách cả ngày, bị cô Chu gọi ra mắng riêng: “Khách muốn uốn thế nào thì cứ uốn, uốn thành Bichon Frise cũng được, miễn là người ta vui. Cháu tưởng khách sẽ lên sàn catwalk à? Người ta chỉ đi tham gia cuộc thi nhảy Phượng hoàng Truyền kỳ ở quảng trường quận Triều Dương mà thôi.”

Túc Hải lè lưỡi, đến tối nói với Viên Liễu rằng ngay ngày mai mình sẽ mở tiệm cắt tóc của riêng mình, thích uốn thế nào thì uốn! Viên Liễu nói Tiểu Hải, đợi cậu trở về, tóc mình cho cậu uốn hay hành hạ thế nào cũng được. Cùng lắm mình sẽ cạo trọc, như vậy lúc học sẽ không phân tâm.

Túc Hải, người tạm thời bị tước quyền thiết kế tóc xoăn, đang gội đầu cho một bà cô thì tiệm “Phương Phương cắt tóc đẹp” có một vị khách quý đến thăm, Hoài Phong Niên – với mái tóc xoăn như đống rơm khô – vừa về Bắc Kinh đã bắt xe buýt 40 phút đến Tả Gia Trang. Phong Niên ngồi xuống trong tiệm cắt tóc, cô Chu liếc nhìn: “Cắt tóc à?”

Phong Niên nói muốn tìm Gloria cắt, Túc Hải thò đầu ra ngoài, khuôn mặt nhỏ khiến Phong Niên suýt nữa không nhận ra: “Tiểu Hải?”

Túc Hải giơ cao hai tay ra đón, dáng người duyên dáng xinh đẹp của cô gái lớn khiến Phong Niên không thể rời mắt: “Là nhóc đấy à Tiểu Hải?”

“Hoại Phong Niên, đợi một lát, em gội đầu xong sẽ gội cho chị. Ơ, chị đã đi đâu vậy? Sao đầu tóc lại biến thành thế này.” Nhìn sang mặt mũi Phong Niên, vừa đen vừa vàng vừa hốc hác, Túc Hải ghét bỏ liếc nhìn Phong Niên, sau đó nhiệt tình giới thiệu với cô Chu: “Đây là bạn nối khố của cháu, học Đại học Bắc Kinh.”

Nối cái gì mà khố? Phong Niên nghĩ, ngay lần gặp đầu tiên đã bị con bé giật tóc, phải là khổ mới đúng.

Vừa nghe nói đây là nhân tài Bách Châu tại Bắc Kinh, cô Chu rót cho Phong Niên một cốc nước: “Vậy ngồi đợi một lát nhé.”

Phong Niên nhìn Túc Hải làm việc, cô gái lớn mặc quần jean cùng áo nỉ đen, vóc dáng cao ráo mặc gì cũng đẹp, ngặt nỗi mái tóc bị uốn thành kiểu afro vàng với hai búi tóc một trái một phải. Nếu lấy dải lụa trắng buộc lên, Túc Hải có thể đóng vai anh hùng Xuân Lệ.

Túc Hải đang gội đầu cho khách, quay đầu nhìn Phong Niên ngồi bên ngoài, ánh mắt ngây thơ bộc trực, khi cười khóe mắt cong lên, tràn ra hương mật ong của tuổi mười lăm.

Đến lượt Phong Niên gội đầu, Túc Hải nói một tràng với cô bằng phương ngữ Bách Châu, nhưng về cơ bản Phong Niên chỉ có thể câu được câu chăng. Túc Hải nói, Hoại Phong Niên, chị chỉ đi Ninh Hạ dạy học một chuyến thôi, mà sao cảm giác như vừa đến sao Hỏa vậy?

Tóc chị vừa nhìn đã biết chưa bao giờ được chăm sóc, khô và chẻ ngọn kinh khủng, em có dùng 10 chai dầu xả cũng không cứu được chị. Hoại Phong Niên, sao hai năm nay được nghỉ lễ chị không về Bách Châu? Chị có biết Tiểu Liễu đã đỗ trường Số 8 không? Có biết chị Du Nhậm được làm thư ký lãnh đạo không? Có biết chị Bạch nhận nuôi một đứa nhỏ không? Hừ, chị cứ làm gì không biết?

Chắc chắn, chị đang yêu ai đó.

“Không đúng, người đang yêu sẽ không mặc kệ kiểu tóc như chị.” Túc Hải gội đầu cẩn thận, nhưng vẫn mất nửa tiếng mới chải xong tóc cho Phong Niên.

Nghe Túc Hải nói vậy, Phong Niên mở cặp mắt một mí, cô nói không phải yêu, làm gì có thời gian? Rồi chột dạ vội vàng nhắm mắt lại.

Vậy chị bận cái gì? Đầu ngón tay Túc Hải gạt bọt dính trên mí mắt Phong Niên.

Bận học, viết luận văn, biên soạn giáo trình, bận kiếm tiền. Phong Niên nằm xuống, nhìn Túc Hải lại cảm thấy có phần xa lạ: “Tiểu Hải, nhóc càng ngày càng xinh đẹp.”

“Có ngày nào em không xinh?” Túc Hải quấn khăn cho Phong Niên, kéo Hoài Phong Niên ngồi xuống: “Cắt kiểu gì?”

Phong Niên nói nhóc xem cắt thế nào cũng được, bao nhiêu năm nay chị luôn để tóc ngắn, dù sao cũng không thể buộc lên.

Những câu này đã chiếm được trái tim Túc Hải, giơ kéo lên, tông đơ điện đi hai vòng quanh đầu Phong Niên, đã ra kết quả, Phong Niên được cắt cho quả đầu máy bay, hiệu quả tóc xoăn tự nhiên khiến phần đỉnh đầu vô cùng thời thượng.

Kiểu này… có hơi quá nam tính. Phong Niên nói.

Không, không, đây gọi là vẻ đẹp trung tính. Túc Hải quay mặt Phong Niên lại, chị nhìn xem, da chị trắng, má không nhiều thịt, nhìn từ bên cạnh thấy nét nào ra nét đấy. Kiểu tóc này chỉ cần ghép lên khuôn mặt có nhiều da thịt chút thôi là sẽ nghiêng thùng đổ rác ngay.

“Hoại Phong Niên, may mà mặt chị dài, trông cao hơn nhiều.” Túc Hải đắc chí khoanh tay ngắm nhìn tác phẩm: “Ồ, nhìn đôi mắt của chị kìa, tuy hơi nhỏ, nhưng hốc mắt sâu, xương mày cũng cao.” Tóm lại, khuôn mặt của Hoại Phong Niên kết hợp hoàn hảo với kiểu tóc cô thiết kế, hợp từ lông mày cho đến ngón chân.

“Xem ra Đại học nghề Kỹ thuật Tả Gia Trang đào tạo rất tốt.” Phong Niên cười, trong mắt có vẻ mệt mỏi lang thang: “Tiểu Hải, lát nữa chúng ta đi ăn một bữa nhé. Nhóc nói mời chị đó.”

“Trường đại học gì?” Túc Hải cau mày.

Phong Niên lè lưỡi: “Ngại quá, chị chính là Turgenevva.” Đó là tên tài khoản phụ được Túc Hải gửi lời mời kết bạn trong danh sách bạn bè thuộc tài khoản chính của cô. Vừa nhìn thấy mô tả và ảnh đại diện không theo xu hướng đã biết ngay đó là Tiểu Hải, Phong Niên nổi ý định trêu đùa, giấu họ giấu tên trò chuyện với cô gái lớn rất lâu, càng nói chuyện càng thấy thú vị, bởi cô bé thẳng thắn bộc trực, học hành không tốt nhưng lời lẽ đanh thép không tưởng.

Với chiếc tông đơ điện trong tay, Túc Hải nhìn Phong Niên: “Bà nội chị chứ.” Em biết ngay sao mình có thể may mắn gặp được hai sinh viên Đại học Bắc Kinh. Cô lau sạch tóc vụn trên cổ Phong Niên: “Hoại Phong Niên, chị không được kể chuyện của em cho ai.”

Cô gái 15 tuổi thì có chuyện gì đáng kể? Chỉ có hôm thì anh Tony, mai thì anh Jack thôi mà? Phong Niên nói tất nhiên, nhóc không nghĩ chúng ta rất có duyên phận sao? Hai ta vẫn có thể tìm được nhau trên Q tại một đất nước hơn tỷ dân. Giờ thì nhóc đã đến Bắc Kinh, chúng ta có thể thỉnh thoảng hẹn nhau đi chơi.

“Chị chơi gì với em?” Túc Hải tự mình biết mình, em không hiểu những cuốn sách chị đọc, em chỉ biết cắt tóc và xịt chút gôm lên đó: “Hoại Phong Niên, em cảm thấy chị đã thay đổi.”

Thay đổi thế nào? Phong Niên nhìn vào mắt Túc Hải.

“Dầu mỡ*.” Túc Hải tặc lưỡi.

*Dầu mỡ: Ngoài nghĩa lố lăng, ra vẻ, còn có thể diễn tả những đặc điểm của người trung niên như lôi thôi lếch thếch, không gọn gàng.

Điện thoại trong túi Phong Niên reo lên ầm ĩ, cô lấy ra nhìn qua, nhấn tắt tiếng, nói là . Nhìn bản thân mình trong gương, Phong Niên đứng lên so chiều cao với Túc Hải: “Sao mà không dầu mỡ? Chỉ cao đến đây, thể tích không tiêu hoá kịp những thứ đó, cho nên dầu mỡ tràn ra.”

Không đủ tiêu hoá những cái gì? Túc Hải hỏi.

“Những đau thương tích tụ nơi trần gian.” Phong Niên nhìn Túc Hải: “Vừa hay đang là giờ ăn trưa, quanh đây nhóc muốn ăn gì?”

“Cua khổng lồ!” Tâm nguyện của Túc Hải đã trở thành hiện thực ở Tả Gia Trang, mặc dù cua ở đây không to bằng cua ở Bách Châu, cũng không tươi và béo bằng cua ở quê nhà, song được Hoại Phong Niên đeo găng tay lột cua là một đãi ngộ hiếm có. Nhưng Hoại Phong Niên không có hứng ăn, có lẽ là do bị “Chị Tống” trên điện thoại giục giã.

“Sao không trả lời?” Túc Hải hỏi Phong Niên.

“Ừm… .” Phong Niên đáp.

“Nào, há miệng.” Túc Hải nói, đút một thìa gạch cua vừa miệng cho Phong Niên: “Em ghét nhất là ngồi chung một bàn với người không tích cực ăn uống. Hoại Phong Niên, không cần biết ai đang làm phiền chị, chị không được ảnh hưởng đến việc ăn uống. Con người mọc ra cái miệng để làm gì?”

Nói chuyện, ăn uống, có mỗi hai công dụng này thôi, chị có biết không?

Ngoài ra còn có vài công dụng khác. Nói xong, mặt Phong Niên đỏ bừng: “Ăn, ăn cua.”

Còn công dụng gì nữa? Túc Hải hỏi, ánh mắt của Phong Niên lại đáp xuống điện thoại, hai chữ “Chị Tống” vẫn tiếp tục nhảy lên. Phong Niên thở dài: “Công dụng chí mạng.”

“Chị Tống…” Cô bước ra khỏi quán ăn nhận máy, ủ rũ quay lưng về phía Túc Hải, nói chuyện điện thoại một lúc, cuối cùng vào cửa ngồi xuống. Túc Hải gặm càng cua: “Em nhớ ra công dụng gì rồi!”

Hôn và làm tì.nh. Túc Hải vừa dứt lời, Hoài Phong Niên sặc ra nửa cốc nước dừa: “Nhóc…!”

Em làm sao? Em biết nhiều lắm. Túc Hải cười gian.

……


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.