Thiên Sơn ở về phía Tây bắc huyện Phụng Thành tỉnh Liêu Ninh miền Đông bắc, và còn một tên nữa là Ma Thiên lĩnh.
Trong hang động có tên là Nghinh Băng nhai.
Âu Dương Siêu, Quyên Quyên, Tôn San, Bạch Ngọc, Bạch Hoàn, hai nữ tỳ
theo Băng Dung tới bái sư phụ của nàng là Băng Phách phu nhân một thiếu
phụ tuổi trung niên mặt rất xinh đẹp.
Mười ngày sau, Âu Dương Siêu các người từ biệt Băng Phách phu nhân. Băng Dung ngậm lê bái biệt ân sư rồi cùng các người rời khỏi Nghinh Băng
nhai.
Lúc ấy, Băng Dung không mặc giả trai như trước nữa, tuy vậy nàng vẫn bận váy trắng áo trắng chứ không thích mặc đồ sặc sỡ theo sự chứng thực của Băng Phách phu nhân thì thân thế của nàng đúng như sự ước đoán của Âu
Dương Siêu. Nàng chính là con gái của Địch Tuyệt Ngọc Địch Lang Quân
Đoàn Quân Khuê người trong chăm Võ lâm Tam tuyệt. Mẹ của nàng chính là
Thiên Ma giáo chủ Hoa Bích Dung mà đêm nọ đã được gặp một lần ở trên
Băng Sơn.
Nàng bỗng nghĩ đến đêm đó khi mắt của nàng vừa trông thấy Thiên Ma Tiên
Nữ trong lòng bỗng nảy một cảm giác khác lạ, nhưng lúc ấy vì không biết
nhau cho nên không để ý tới. Và cũng không nghĩ ngợi gì cả, chỉ cảm thấy có một cảm giác khác lạ thôi.
Lúc này, nàng nghĩ tới mới hiểu thì ra cảm giác kỳ lạ đó là thiên tính của con người.
Vì nàng là con gái của Địch Tuyệt nên Âu Dương Siêu truyền thụ ngay mười hai thế sáo Kinh Điện thập nhị thức cho nàng. Đồng thời chàng lại dùng
nội công chân nguyên đả thông Nhâm Đốc Nhị Mạch cho nàng nữa. Nhờ vậy
công lực của nàng đã tiến bộ gấp trước hai lần. Cho nên mấy người mới ở
lại Nghinh Băng nhiều ngày như thế. Nhưng trong mười ngày đó ở trong võ
lâm đã xảy ra một phong ba rất lớn, đâu đâu cũng có đổ máu.
Thì ra những chuyện đó là Kim Cương chân kinh của phái Thiếu Lâm bị mất
trộm, Quy Vân kiếm phổ bị mất tích. Mấy chục đệ tử của bảy đại môn phái ở trên giang hồ bị người giết, Thiên Tâm trang danh trấn giang hồ chỉ
trong một đêm thôi bị người giết sạch xác nằm ngổn ngang, máu chảy thành suối. Cả trong hơn trăm người không còn một người nào sống sót, không
khác gì một địa ngục trần gian vậy. Nhưng trong hơn trăm cái xác đó
không thấy có xác của Trác Tiểu Yến! Thật nàng đi đâu mà thoát chết như
vậy, hay là nàng đã bị bọn ác đồ bắt cóc đi đem đến một nơi khác giết
hại? Hay là điều đó không ai hay biết hết.
Tất cả những vụ đó ai gây nên? Có phải Thần Châu tam kiệt không? Ai nói thế? Lấy gì làm bằng cớ?
Tất nhiên có. Trên Tàng Kinh các của chùa Thiếu Lâm; ở trong Đại điện
Hiền Chân Quân của phái Võ Đang, những nơi của các đệ tử của các môn
phái bị giết hại, trên vách tường tại Thiên Tâm trang đều có viết bốn
chữ lớn “Thần Châu tam kiệt”. Cái tên Thần Châu tam kiệt đã bị giang hồ
sửa làm “Thần Châu tam ma” rồi. Cái tên Thần Châu tam ma đã đồn đại cả
võ lâm làm trấn động cả nhân tâm. Tất nhiên những việc đó không phải là
nhóm Thần Châu tam kiệt làm vì lúc bấy giờ Thần Châu tam kiệt đang ở
trong động Nghinh Băng nhai. Quả thật không biết một tý gì chuyện bên
ngoài cả.
Rõ ràng đó là một âm mưu rất độc giá họa cho nhóm Tam kiệt cô lập ở
giang hồ và chín đại môn phái cùng hiệp sức đối phó với họ. Nhưng ai đã
gây nên đại kiếp ấy? Tại sao chúng lại định hại Thần Châu tam kiệt như
vậy? Quả thật việc này không ai hiểu biết cả nhất là những người bị nạn
không còn một người nào sống sót nên không sao chứng minh được có phải
là Thần Châu ra tay không?
Thế rồi Tuệ Quả đại sư người Chưởng môn của Thiếu Lâm đã hơn hai mươi
năm nay không bước chân vào giang hồ tự xuất lãnh chín tên cao tăng đi
tìm kiếm Thần Châu tam kiệt, Chí Thanh đạo trưởng người Chưởng môn của
phái Võ Đang đem theo mười hai đạo sĩ xuống núi Võ Đang.
Còn phái Nga Mi, Thanh Thành, Côn Luân, Cống Lai, Hoa Sơn, Không Động,
Thiên Sơn bảy Chưởng môn của bảy môn phái cũng đem các tay cao thủ của
bổn phái xuống núi đi cùng bắt Thần Châu tam kiệt.
Chín vị Chưởng môn của chín môn phái cùng đem cao thủ của bổn phái vào
giang hồ, quả thực là một đại sự hiếm có mà trong võ lâm ngót trăm năm
nay chưa hề có như thế bao giờ. Nhưng mục tiêu của họ tương đồng còn mục đích lại khác nhau vì phái Thiếu Lâm với Võ Đang không có thù oán với
Thần Châu tam kiệt, còn các môn phái kia lại khác, họ quyết giết cho
được Thần Châu tam kiệt để trả thù các đệ tử và họ còn cho rằng một ngày không diệt trừ được Thần Châu tam kiệt thì họ còn không sống được yên
ổn!
Tin ấy truyền đến tai Đông Hải Nhất Kỳ, Thiết Bút Cùng Nho Tang Tử Tu và Thiên Thủ Đại Thánh Thạch Bất Phàm. Ba vị kỳ hiệp đương thời ấy nóng
lòng sốt ruột vô cùng cũng đi khắp nơi để tìm hành tung của bọn Tam
kiệt.
Ba vị kỳ hiệp định lấy địa vị của bề trên để chất vấn Thần Châu tam kiệt xem tại sao ba người lại có thủ đoạn ác độc như thế, và làm như thế để
làm chi?
Hãy nói Thần Châu tam kiệt sáu người sáu ngựa rời khỏi Nghinh Băng nhai quay trở về Tứ Xuyên.
Lúc ấy là trung tuần tháng hai cách ngày rằm tháng ba – kỳ hẹn ước ở
trên Thiên Đô phong còn một tháng nữa. Sáu người đến Tứ Xuyên là định
đến Giáo cung bái kiến mẹ của Băng Dung là Thiên Ma chủ rồi đi trả thù.
Hôm ấy sáu người đi được một hồi thấy mặt trời đã lặn về phía Tây, Băng Dung bỗng cười với Âu Dương Siêu mà rằng :
– Tam đệ, đi ba bốn mươi dặm nữa là đến biên giới tỉnh Hà Bắc, chúng ta
nên phóng ngựa tới đó để vào ngủ trong khách sạn của tỉnh Hà Bắc không?
Âu Dương Siêu gật đầu tán thành, sáu người liền thúc ngựa tiến thẳng về
phía trước. Đang lúc ấy bỗng có một tiếng Phật hiệu nổi lên ở phía sau
và có tiếng nói :
– Các vị thí chủ hãy khoan, lão tăng có lời này muốn thỉnh giáo!
Tiếng nói đó tuy không lớn lắm, nhưng sáu người nghe thấy màng tai đều rung động rất mạnh.
Âu Dương Siêu và năm nàng đều giật mình kinh hãi và quay đầu lại. Đột
nhiên có một luồn gió lấn át tới một cái bóng xám lướt qua. Sáu người đã thấy chỗ đàng trước cách mình hơn trượng có chục người đứng cản đường.
Nhà sư đứng đầu ăn vận áo bào màu tía mặt mũi hiền từ, mặt đỏ và bóng
bẩy trông rất oai nghi tuổi ngoại thất tuần.
Chín hòa thượng mặc áo bào xám tuổi ngoại ngũ tuần, sát cánh nhau đứng
hàng ngang ở sau hòa thượng kia, người nào người nấy đều nghiêm nghị cúi đầu xuống và nhắm mắt.
Trông bề ngoài của mười vị tăng ni đó Âu Dương Siêu và các người đã biết họ đều là những người có võ công rất cao siêu và đều là các cao tăng
đắc đạo.
Âu Dương Siêu đang định lên tiếng hỏi thì lão hòa thượng đứng đầu đã nhìn thẳng vào mặt chàng hỏi trước :
– Xin hỏi quý thí chủ có phải quý tính danh là Âu Dương Siêu không?
Âu Dương Siêu gật đầu lớn tiếng đáp :
– Vâng, tiểu sinh chính là Âu Dương Siêu, xin hỏi lão đạo sư pháp hiệu là gì.
– Lão tăng là Tuệ Quả, Chưởng môn của Thiếu Lâm.
– Ủa!…
Âu Dương Siêu kinh hãi kêu một tiếng như vậy. Chàng vội xuống ngựa rất cung kính vái chào Tuệ Quả đại sư một lạy và nói tiếp :
– Tiểu bối Âu Dương Siêu bái kiến đại sư.
Tuệ Quả đại sư niệm một câu chật hiệu rồi đáp :
– Âu Dương Siêu thí chủ xin đừng dùng đại lễ như thế, lão tăng không dám nhận.
– Đại sư gọi tiểu bối dừng lại, chẳng hay có điều gì dạy bảo thế!?
– Thí chủ đã biết lại còn hỏi.
Âu Dương Siêu ngạc nhiên vô cùng vội hỏi lại :
– Không biết đại sư nói như thế là chỉ về việc gì?
– Thì thí chủ hà tất phải giả bộ làm ra hồ đồ như vậy.
Âu Dương Siêu nghiêm nghị đáp :
– Quả thực tiểu bối không hiểu lời nói của đại sư xin đại sư cho biết rõ.
Tuệ Quả đại sư mỉm cười bỗng nhìn thẳng vào mặt Âu Dương Siêu nghiêm nghị nói tiếp :
– Xin quý vị thí chủ trao trả lại vật của tệ phái cho lão tăng.
– Cái gì? Trao vật gì cho quý phái?…
– Quý hồ trao cuốn Kim Cương chân kinh cho lão tăng, lão tăng bảo đảm
không truy cứu tội đêm khuya lẻn vào bảo tàng kinh của bổn môn chùa lấy
trộm kinh kệ.
Lúc ấy Băng Dung, Quyên Quyên, Tôn San cùng hai tỳ nữ đều xuống ngựa hết, năm nàng cùng đứng đằng sau Âu Dương Siêu.
Tôn San thấy Tuệ Quả đại sư không bằng không cứ đổ riệt cho Âu Dương
Siêu lấy trộm Kim Cương chân kinh của phái Thiếu Lâm. Nàng tức giận vô
cùng không sao nhịn được nhìn thẳng vào mặt Tuệ Quả đại sư nũng nịu hỏi :
– Sao lão hòa thượng lại ăn nói vô lý như thế?
Tuệ Quả đại sư ngẩn người ra rồi nhìn Tôn San hỏi :
– Sao cô nương lại bảo lão tăng vô lý?
– Đại sư bảo biểu ca tôi lấy trộm Kim Cương chân kinh của quý chùa chẳng hay mắt của đại sư có trông thấy không?
Tuệ Quả đại sư lắc đàu đáp :
– Tuy lão tăng không trông thấy nhưng có sự thật làm bằng cớ!
– Sự thực gì làm chứng cớ thế?
– Cô nương là ai?
– Tôi là Tôn San.
– Nếu vậy cô nương không phải là người của Thần Châu tam kiệt.
– Tôi là Bích Giao công chúa của Bích Giao Nam Hải cung.
– Việc này không liên can đến cô nương, xin cô nương chớ nói nhiều.
Nói xong, lão hòa thượng lại nhìn Âu Dương Siêu nói tiếp :
– Lúc ấy thí chủ dám viết chữ ở trên Tàng Kinh các, sao bây giờ lại
không dám nhận, hành vi đầu hổ đuôi xà như vậy có phải là hành vi của
một đại trượng phu hay không.
Âu Dương Siêu nghe nói tức giận vô cùng mặt biến sắc đáp :
– Đại sư là một người đức cao vọng trọng của võ lâm và một người có võ
công, thân phận rất cao nữa, sao ăn nói lại không thấu tình đạt lý như
thế, không phân nếp tẻ gì cả vu khống cho người như vậy, chẳng lẽ…
Tuệ Quả đại sư thấy Âu Dương Siêu không những không chịu trả Kim Cương
chân kinh mà lại còn chối không nhận, tuy ông ta là một cao tăng rất tốt nhịn nhưng lúc này cũng phải hơi giận, nên không đợi chờ Âu Dương Siêu
nói dứt đã quát lớn :
– Câm mồm! Thí chủ còn chối không chịu nhận phải không?
– Đại sư thật quá đáng, đại sư bảo tiểu bối đêm khuya vào Tàng Kinh các
của chùa lấy trộm chân kinh để lại những chữ gì tiểu bối không biết gì
hết làm sao mà nhận cho được.