Chương 17: Cả một đời ta, khó tìm được thái bình (7)
Trong mộ thất vang lên tiếng thút thít tựa có tựa không, không biết là gió đến hay là mây tan rồi. Cây đèn dầu trước sau gì cũng không nói lời nào, ánh đổ trên thuỷ tinh lại rõ ràng đến tàn nhẫn, nhắc nhở mọi người rằng, phong thái đã qua, hơn một nghìn ba trăm năm rồi.
“Haiz.” Đồ Lão Yêu lần đầu tiên thở dài như vậy, một gã đàn ông cao lớn ngồi xổm dưới đất thở dài.
A Âm thì dựa tường giống như Lý Thập Nhất lúc nãy, cô cúi đầu không biết đang nghĩ gì, một hồi sau mới nhếch miệng lên cười gượng gạo, vừa châm biếm lại vừa buồn bã.
Lý Thập Nhất nghẹn lời ngay họng, có chút chua xót khó chịu, nhưng cô chỉ là im lặng cất cây thuốc tẩu đã đốt hết vào.
Lúc gặp nhau không bằng không gặp mặt, nhớ được cũng chưa chắc gì tốt hơn lãng quên.
Nguyệt Nương như một cây nên vô hồn nhìn lấy quan tài của A Uyển, đau lòng nhất chẳng qua là cô đã tự lừa dối bản thân lâu như vậy, nhưng lại chẳng nhớ gì, tình ý giữ kín không thể nói ra của nàng và A Uyển, đến cuối cùng phải để người khác vạch trần.
Người con gái của trời đang mặc Hồ phục, cắn răng nuốt máu, nằm sấp dưới đất, đưa tay kéo ra vết máu, cái mà nàng muốn nắm bắt lấy, chẳng qua chỉ là nỗi hối hận và hổ thẹn không dám đối mặt sau khi vĩnh viễn mất đi người mình yêu mà thôi.
Chỉ còn một bước nữa là nàng đã có thể đặt Phản sinh hương không biết thật hay giả đến dưới mũi nàng ấy, ôm lấy hy vọng hồi sinh A Uyển, nhắm mắt an nghỉ rũ bỏ chuyện xưa.
Nàng còn có một mong muốn ích kỉ chưa từng nói ra, nàng muốn sau khi A Uyển tỉnh lại, ôm lấy thi thể đã lạnh băng cương cứng của nàng, giống như nàng lúc đó, đau khổ khóc một trận.
Giữa nàng và A Uyển, cũng chỉ có lúc tử biệt nơi suối vàng, mới chịu khóc trước mặt đối phương.
Nhưng mà nàng trễ một bước đó thì đã sao nào?
Năm mười bốn tuổi, tết Nguyên Tiêu, thành Trường An đèn đuốc vừa lên, nàng cùng A Âm cải nam trang xuất cung du ngoạn, góc nghiêng của một Tài Nhân nho nhỏ để lại trong ánh đèn của Công Chúa, góc nghiêng của Công Chúa rơi xuống tim của Tài Nhân.
Mười sáu tuổi, con gái mà hoàng đế hết mực thương yêu – Thái Bình Công Chúa hạ giá cho con trai của Thành Dương Công Chúa – Tiết Thiệu, bát âm điệt tấu lễ nhạc tề thăng, tháo tường huyện nha để thông xe tân hôn, lồng đèn đốt bay lên tận trời cao, tân nương kiêu ngạo đang nắm lấy tà váy trong buổi lễ linh đình trịnh trọng đó, hình bóng của A Uyển nấp dưới cây liễu rậm rạp xum xuê.
Sau tuổi ba mươi, nàng dần quên đi câu chuyện của Tài Nhân và Công Chúa, quyền thế đã khắc sau vào trong ngạo cốt, chỉ có khi nắm lấy tay con của mình đi qua hành lang, thỉnh thoảng nhìn thấy Chiêu Dung chau mày hỏi chính sự, ôm sách đi ngang.
Chỉ là con người luôn giỏi lãng quên, trước khi hoá thành hồn ma thì đã quên sạch rồi.
A Uyển luôn thông minh hơn nàng một chút, sớm xuống suối vàng, một chén canh Mạnh bà, mỉm cười từ biệt Nguyệt Nương.
Tiếng thút thít truyền ra từ trong góc, vô cùng khắc chế, lại vô cùng yếu ớt, Lý Thập Nhất ngước mắt lên nhìn, thấy Tống Thập Cửu đang cắn môi, cằm và xương quai xanh đang nhè nhẹ động đậy, nước mắt nóng hổi rơi lã chã xuống đất.
Lý Thập Nhất nhìn qua A Âm, A Âm hiểu chuyện ấn đầu của Tống Thập Cửu lên vai mình, che lấy mắt của cô ấy rồi lại nhẹ nhàng vỗ đầu cô.
Lý Thập Nhất đưa tay ấn nhẹ đầu mũi, liếc mắt nhìn cây đèn dầu đã cháy hết, cô đứng dậy phủi đi lớp bụi mỏng trên áo, nhẹ tiếng nói: “Đi thôi.”
Nguyệt Nương nhìn lấy lớp bụi trên đất, lắc đầu nói: “Hãy để ta ở lại đây đi.”
Mọi người ngây ra, rồi lại nghe nàng nói tiếp: “Tìm kiếm bao nhiêu năm nay, ta đã rất mệt rồi, không muốn đi nữa.”
Nàng ngước đầu, gật đầu với Lý Thập Nhất: “Phiền cô, phong ngôi mộ này lại.”
Khóe miệng của Lý Thập Nhất hơi động đậy nhưng cuối cùng vẫn không trả lời, chỉ một khoảnh khắc chớp mắt, cô gật đầu hứa: “Được.”
Đi ra tới cửa mộ, Lý Thập Nhất quay đầu lại, đôi môi nhẹ nhàng nói ra một tiếng: “A Xuân.”
Từ trong mộ đi ra, đã là đêm qua ngày mới, không khí của sáng sớm là mỏng manh nhất, cũng là xộc mũi nhất, chỉ cần hít một cái, thì sẽ chui thẳng vào đầu của người đó, lạnh tới khiến cho Đồ Lão Yêu chớp mắt đã chảy nước mũi.
Hắn dừng lại hỉ mũi rồi lại xoa nhẹ bàn tay khô của mình, A Âm đứng trước hắn một chút, khoác lấy chiếc trường bào gật gù buồn ngủ.
Lý Thập Nhất tự mình bước đi một hồi rồi dừng bước chân lại, quay đầu lại nhìn Tống Thập Cửu đang ở đằng sau mình nửa bước, cô bé không có khóc nữa, nhưng vẫn cong ngón tay mềm, cúi đầu lẳng lặng lau nước mắt, trên tay vẫn còn dính bụi bẩn trong mộ, khiến cho hai bên mắt vệt ngắn vệt dài, Lý Thập Nhất sợ cô đau mắt, bèn đưa tay kéo tay của cô xuống, hỏi rằng: “Khóc cái gì?”
Tống Thập Cửu mở to đôi mắt nai long lanh, hai mắt sưng húp, khoé mắt còn vương lệ, môi bị cắn đến ửng đỏ, cánh mũi tinh tế của cô động đậy nhẹ, cô gái ngước đầu nhìn Lý Thập Nhất, nhỏ tiếng nói: “Trong lòng khó chịu lắm.”
“Khó chịu cái gì chứ?” Lý Thập Nhất nghiêng đầu, nghiêm túc cúi đầu nhìn vào mắt cô, giọng nói dường như dịu xuống.
Tống Thập Cửu cắn môi suy nghĩ một hồi, rồi lại long lanh nước mắt nhìn lấy cô: “Chị cũng khó chịu.”
“Ta?” Lý Thập Nhất ngạc nhiên.
“Em biết mà.” Tống Thập Nhất cúi đầu ấp úng, cô đưa ngón tay đặt lên trước ngực của Lý Thập Nhất: “Chỗ này của chị mềm mềm, ấm ấm, sao lại không khó chịu chứ?”
Lý Thập Nhất có chút buồn cười, nhưng cô không nói gì nữa, chỉ lại tiếp tục đi về phía trước, Tống Thập Cửu đi theo, do nước mắt che mờ mắt, đầu lại đau phát khóc, nhìn không rõ đường, bèn dùng cánh tay dựa vào cô ấy, để cô ấy dẫn đường.
Đi thêm hai bước nữa, Tống Thập Cửu đột nhiên nói: “Tình cảm của Nguyệt Nương và A Uyển, là gì?”
Lý Thập Nhất không trả lời, nghe cô bé hỏi: “Có giống em với chị không?”
Lý Thập Nhất nói: “Ta và mi quen nhau chỉ có mười mấy ngày, tình cảm ở đâu ra?”
Tống Thập Cửu líu lưỡi, mới mười mấy ngày thôi sao? Vậy mà cô cứ cảm thấy đã qua nhiều năm rồi.
Cô gái nghĩ một hồi, rồi lại hỏi: “Vậy thì giống như A Âm, đúng không?”
Lý Thập Nhất khựng người, lắc đầu: “Cũng không phải.”
“Vậy…”
“Không được hỏi Đồ Lão Yêu.”
Tống Thập Cửu muốn nói gì đó nhưng ngừng lại rồi “dạ” một tiếng, dùng mu bàn tay quệt nước mắt, khóc lâu quá rồi, tựa như bị yếu đi vậy, lúc này cô gái run rẩy rùng mình một cái, rồi lại khịt mũi hai cái.
Lý Thập Nhất liếc mắt nhìn dáng vẻ sụt sùi thút thít của cô gái rồi đột nhiên nói: “Ta bây giờ cảm thấy, mười tám chín tuổi, cũng tốt.”
“Tại sao?” Đầu Tống Thập Cửu vẫn còn chút ù ù, nhưng tai đã nhanh hơn một bước dựng lên.
Lý Thập Nhất nói: “Biết thổi bong bóng nước mũi.”
Tống Thập Cửu vội vàng đưa tay che mũi, ôm mặt kêu to một tiếng.
Dưới ánh nắng ban mai, Lý Thập Nhất cong môi mỉm cười, nhìn qua làn nước mắt, dáng vẻ vừa thanh tú vừa mơ hồ như lồng trong kính thuỷ tinh.
Đồ Lão Yêu nhìn hai người phía trước, cười hề hề cảm thán một câu: “Hai cô gái tình cảm thật là tốt.”
Hai cô gái? A Âm khựng lại, vẻ mặt phức tạp nhìn lấy hắn.
Thành Tây An đón lấy ánh nắng tinh mơ, khiến cho những bức tường thành cổ kính trở nên bừng sáng, nhưng cả nhóm Lý Thập Nhất không có phúc khí thưởng thức ánh nắng sáng, họ ở đầu ngõ ăn một bữa miến thịt dê rồi đi về nhà ngủ bù.
Lúc tỉnh lại thì trời đã sập tối, mẹ Liên quản sự của căn nhà hỏi Lý Thập Nhất rằng tiểu thư A Xuân khi nào thì trở về, nói là đã làm món mỳ mà tiểu thư thích nhất, làm công trong nhà này bảy tám năm rồi, tiểu thư A Xuân cứ mãi bôn ba, mỗi lần trở về, đều bảo nhớ món mì mà mẹ làm. Lần này về gấp gáp quá, vẫn chưa ăn được.
Lý Thập Nhất nói: “Cô ấy nói là không đi nữa.”
“Không đi thì tốt rồi.” Mẹ Liên cười đáp, ngước đầu thấy trời mưa, bà liền cầm dù ra cửa lớn đợi cô ấy.
Tống Thập Cửu tựa người bên cửa, buồn bã ngắm trời mưa.
Lý Thập Nhất cầm dù đứng cạnh cô, nói với A Âm và Đồ Lão Yêu vừa bước tới: “Ra ngoài đi dạo chút đi, chợ đồ của trong thành này tốt lắm, tôi muốn đi xem thử.”
Giờ này sớm đã hết phiên chợ ma sáng sớm, may là chợ ở cửa Nam viện đường Cổ Lầu vẫn còn mở. Mưa lất phất bao trùm lấy tường xám ngói đen, bảng hiệu hai bên ướt sũng, uể oải đứng ở một bên, người dạo chợ đồ cổ vốn không nhiều, lại thêm thời tiết âm u mưa rơi như thế này, tiệm cửa nửa con đường đều nửa đóng nửa mở, chưởng quỹ khoác áo lông gục bên quầy hàng lim dim ngủ. Thỉnh thoảng nghe thấy một hai tiếng tranh luận, hình như đang phân tích xem món cổ vật đó là từ giữa thời Đường hay cuối thời Đường.
Đường đá xanh bị nước mưa gột rửa sạch sẽ, đứng trên đó cảm thấy lạnh bàn chân, Lý Thập Nhất tuỳ ý đi dạo vài cửa tiệm, cũng có thấy vài món tốt, hỏi kỹ là từ đâu ra, theo lệ thì là không nói quá rõ về nguồn gốc, nhưng nói hai ba câu thì vẫn có thể biết được.
Cô chỉ xem qua, không có ý muốn bỏ tiền mua, có cửa tiệm xem thường cách ăn mặc của cô, chê cô chỉ hỏi không mua, hai ba câu đã đuổi cô ra, cô cũng không giận, chỉ cười nhạt rồi lại cầm dù đi về phía trước.
Tống Thập Cửu nấp dưới dù của cô, hỏi rằng: “Chị hạ đấu, cũng là bán những cái này đúng không?”
Cô đáp: “Ừ.”
“Nhưng em thấy chị không giống người xuống mộ, mà lại làm việc của Hắc Bạch Vô Thường.” Tống Thập Cửu không cần nghĩ ngợi đã nói ra bốn chữ “Hắc Bạch Vô Thường” trên sách, cảm thấy từ này vô cùng thích hợp.
Lý Thập Nhất nói: “Kiếm miếng cơm manh áo thôi.”
Tống Thập Cửu không tin lắm: “Chị đâu phải là người một thiếu miếng cơm manh áo?”
“Thiếu.” Lý Thập Nhất liếc nhìn cô gái một cái rồi lại quay đầu trở về: “Một cái không đủ.”
Trong đầu Tống Thập Cửu quay hai ba vòng mới hiểu ra là cô chê mình ăn bánh kẹp thịt, ăn tận mấy cái, nhất thời có chút xấu hổ tức giận, cô gái híp đôi mắt với hàng mi dính mưa, tằng hắng cổ họng cúi đầu nhìn mũi giày.
Một chiếc xe kéo dừng bên đường, phu xe dùng khăn lau đi nước mưa trên mặt, người bên trong đưa tay ra, cho vài đồng, phu xe vội vàng cúi người cảm ơn, rồi dùng chân đè lấy tay kéo, cho tiểu thư bên trong bước ra.
Cô gái đó tuổi tầm trên dưới hai mươi, cao tầm trung, ốm yếu gầy gò, gương mặt bị mũ áo choàng đen che mất nhìn không rõ, trong áo choàng là một chiếc áo dài màu xanh lá đã lỗi thời, kiểu dáng của phụ nữ người Hán thời Mạc Thanh, có chút không đâu ra đâu, cũng may là trời mưa âm u nên không có ai để ý, cô ấy tiếp tục cầm dù đi về phía trước.
Lý Thập Nhất nói chuyện với Tống Thập Cửu, đi ngang sượt trúng người của cô ấy, phần vai bị đụng phải có hơi lạnh, khiến cho Lý Thập Nhất nhíu mày một cái.
Cô gái đó đi vài bước, đột nhiên thót tim một cái, cô cầm dù dừng bước chân lại, tựa như suy nghĩ điều gì đó mà quay đầu lại nhìn: “A Hoành?”
Đường hẻm quanh co, trời mưa tầm tã, yên tĩnh như đó chỉ là ảo giác.
Qua thêm nửa canh giờ, trời đã tạnh mưa, căn nhà bán đèn lồng đầu đường cuối cùng cũng mở tiệm, vội vàng đốt vài lồng đèn, dùng cây trúc treo ở cuối hẻm, gió đêm đung đưa, đẩy qua lại khiến cho ánh đèn bể vụn, Tống Thập Cửu ngước đầu cười vui ngắm nhìn, A Âm cũng vô cùng thích thú, ngắm nghía mấy lồng đèn con thỏ không nỡ bỏ xuống, Đồ Lão Yêu cũng đi tới xem, ánh mắt đi theo nan tre trong tay của chủ tiệm lật một cái xuyên một cái, nghĩ sẽ về làm mau vui cho vợ.
Đối diện tiệm bán lồng đèn là một tiệm bán trà, mùi thơm của trà theo hơi ẩm bay qua, Lý Thập Nhất mím môi bước vào trong, thấy trong tiệm không có ai cả, chỉ có một cô bé bảy tám tuổi đứng trên ghế đẩu, ra dáng cầm lấy đòn cân còn dài hơn cánh tay của mình, cẩn thận đến không dám thở mạnh học cân đo. Cô bé đó mắt hẹp dài, mày lá liễu, gương mặt đoan chính lại trầm lắng. Lý Thập Nhất bước lên trước, hỏi cô bé: “Tiệm của ngươi có trà gì?”
“Tiệm của con có rất nhiều loại trà, người bình thường thích uống loại nào? Hồng trà? Lục trà?” Cô bé đặt đòn cân xuống.
Lý Thập Nhất nói: “Ngươi bình thường thích loại nào?”
“Thái Bình Hầu Khôi. (Một loại lục trà)” Cô bé không cần nghĩ ngợi nhiều đáp.
Lý Thập Nhất nhìn cô bé chớp chớp mắt, đột nhiên cô lại hỏi: “Là Thái Bình, hay là Hầu Khôi?”
Cô bé không hiểu, vừa muốn mở miệng thì người phụ nữ bên trong to giọng gọi: “A Uyển!”
Cô bé từ trên ghế đẩu nhảy xuống, vội vàng chạy vào trong.
“Dạ.”
Edit: Thục Nhi
Beta: Chuột