Trước đây, có rất nhiều cửa hàng gốm điêu khắc trên phố Văn Nghệ nhưng Trần Kiêu chưa từng đến đó.
Khi ngồi vẽ tranh trên phố cho mọi người, điều cô thường thấy nhất là bạn bè hoặc các cặp đôi đến những nơi này.
Ngày đó, cô chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ ở bên cạnh Trịnh Thanh Sơn, giống như những người yêu nhau, bước vào tiệm đồ gốm.
Nhưng họ lại không phảii hai người yêu nhau.
Trần Kiêu cho rằng mối quan hệ hiện tại của họ có lẽ không còn đơn thuần là bạn bè.
“Cậu định làm món gì?” Trịnh Thanh Sơn ngồi cạnh cô, hỏi:
Trần Kiêu quay đầu lại nhìn anh, không khỏi nói: “Tôi không giỏi lắm…”
“Không sao đâu, ông chủ sẽ dạy cậu…”
Trịnh Thanh Sơn vừa dứt lời, một nhân viên tiệm gốm đã mở cửa bước vào.
Nhân viên trên mặt nở nụ cười thân thiện.
Trần Kiêu thở phào nhẹ nhõm, nghe nhân viên hướng dẫn hai người cách làm.
Trần Kiêu định làm một chiếc mặt dây chuyền đơn giản, chăm chú làm theo hướng dẫn, không để ý Thịnh Thanh Sơn đang ở sát bên.
Cho đến khi ngửi thấy mùi hương của anh, cô mới nhìn sang bên cạnh như vừa tỉnh dậy từ một giấc mơ.
Trần Kiều ổn định tâm tình, quay lại nhìn mặt dây chuyền hình con thỏ: “Cậu không làm việc của mình, qua đây làm gì?”
Trịnh Thanh Sơn ngồi trên một cái ghế nhỏ, mỉm cười đáp: “Nhìn xem cậu đang làm gì.” Anh nhìn vật trong tay cô một lúc, “Thỏ?”
“Ừm.” Trần Kiêu véo tai thỏ, quay đầu nhìn xem anh làm món gì, nhưng nhìn mãi mà không thể đoán ra được.
Nhưng xét về kích thước thì anh có lẽ anh cũng muốn làm một mặt dây chuyền nhỏ.
Trần Kiêu hỏi: “Cậu làm vật gì?”
Trịnh Thanh Sơn hào phóng đáp: “Tôi muốn làm cá voi nhưng lại quá vụng về”.
“Phì.” Trần Kiêu nghe vậy không khỏi bật cười: “Thì ra cũng có những việc mà bạn học Trịnh không làm được.”
Đôi mắt cô sáng ngời, nhìn thẳng vào anh, ánh sáng từ trong mắt cô phóng đại lên, như thể toàn thân cô tràn ngập sự dịu dàng.
Trịnh Thanh Sơn gật đầu: “Vậy, bạn học Trần, cậu có bằng lòng giúp đỡ tôi không?”
“Tôi sẽ cố gắng hết sức.”
Trịnh Thanh Sơn rũ mắt, trên mặt đều nhuộm ý cười.
Trần Kiêu biết nụ cười của anh đến từ đâu.
Cô không dám nhìn tiếp, nhanh chóng quay lại với con thỏ nhỏ của mình.
Thân hình cao lớn của Trịnh Thanh Sơn bị hạn chế trong chiếc ghế dựa nhỏ, nhìn có chút buồn cười, chắc là không chịu nổi, một lúc, anh đứng dậy sau lưng cô, bóng anh đổ xuống, dập dờn trên con thỏ nhỏ trong tay cô.
Có người đang theo dõi từ phía sau, Trần Kiêu chợt có cảm giác như mình đang bị sếp kiểm tra.
Nhân viên mỉm cười đứng sang một bên, không làm phiền hai người họ.
Sau khi làm mô hình con thỏ, Trần Kiêu đem phôi đi phơi khô và giúp Trịnh Thanh Sơn tạo hình con cá voi.
Con cá voi khó làm hơn con thỏ một chút nhưng Trần Kiêu rất khéo tay, có thể tạo hình vô cùng sống động.
Trịnh Thanh Sơn ngồi bên cạnh quan sát tỉ mỉ.
Trần Kiêu thấy anh đang học, không khỏi nói: “Này, ở góc này cậu phải dùng lực nhiều hơn một chút, nếu không trông sẽ không giống cá voi đâu”.
Trịnh Thanh Sơn nhìn đồ trong tay mình, quả thực có chút khác biệt với đồ vật của Trần Kiêu.
Anh mím môi dưới, hỏi: “Vậy con vật tôi nặn nhìn thế nào?”
Trần Kiêu suy nghĩ một chút rồi mỉm cười đáp: “Giống như một con cá vàng nhỏ.”
Trịnh Thanh Sơn cũng không nhịn được cười.
Trịnh Thanh Sơn tiếp tục chơi với “con cá vàng nhỏ” trên tay, Trần Kiêu thỉnh thoảng lại quay sang nói cho anh biết nên làm gì.
Nhưng anh thật sự không làm được việc này, bàn tay anh vụng về, không phù hợp với những việc thủ công mỹ nghệ.
Cuối cùng, vật trong tay anh cũng không còn là “con cá vàng nhỏ” nữa.
Trở thành Tứ Bất Tượng.
Sau khi con thỏ và cá voi nhỏ khô, hai người bắt đầu trang trí.
Đây là thế mạnh của Trần Kiêu, không cần sự hướng dẫn của nhân viên.
Trịnh Thanh Sơn hít một hơi thật sâu, cầm bút vẽ trong tư thế còn trang trọng hơn cả bàn chuyện làm ăn.
Trịnh Thanh Sơn vẽ trước, không hài lòng, khẽ thở ra, nhanh chóng giấu đi.
Trần Kiêu cụp đuôi mắt, nhướng mày rồi bắt đầu vẽ.
Tâm trạng của cô rất phức tạp.
Đối với cô, Trịnh Thanh Sơn là vầng trăng hoàn hảo trên bầu trời, như một vị thần.
Những người như thế không giống như người trần mắt thịt.
*****************************************
Mùa hè năm đó, trước ngày thi tuyển sinh đại học.
Tiếng ve ồn ào đậu trên cây phong già ngoài cửa sổ, Trần Kiêu ngẩng đầu lên, có thể thấy rõ khuôn mặt nghiêng nghiêng của anh đang nhìn ra bên ngoài.
Trần Kiêu tự hỏi, cô và anh học cùng lớp đã ba năm, vẫn không biết Trịnh Thanh Sơn đang nhìn cái gì, là nhìn cây phong hay nhìn đám học sinh đang chơi đùa ngoài sân. Cô ngước mắt, nhìn lên bầu trời xanh với từng cụm mây trắng nhấp nhô xếp chồng lên nhau.
Bầu trời ngày ấy rất đẹp, bao nhiêu năm trôi qua mà cô vẫn nhớ rõ đến ngày hôm nay.
Sau này, huyện Bình An không bao giờ có được một ngày nắng đẹp như vậy nữa.
Cô nghĩ, có lẽ Trịnh Thanh Sơn đang nhìn trời.
Trần Kiêu đang mải suy nghĩ thì Diệp Thải bất ngờ quay lại đập bàn cô một cái.
Cô sợ đến mức phải quay mặt đi, liếc nhìn Diệp Thải đang vui vẻ.
Diệp Thải trợn mắt, giọng nói vui vẻ hơn bao giờ hết: “Trần Kiêu, một tháng nữa là thi đại học rồi. Cậu đã nghĩ ra sẽ thi vào trường đại học nào chưa?”
Cô ngẩng đầu lên, để lộ trán và sống mũi: “Đại học thủ đô.”
“Đại học thủ đô?” Diệp Thải sửng sốt một chút, “Tham vọng cao như vậy, nhưng điểm số của cậu rất tốt, có thể sẽ vào được. Phần tôi, thôi, đành để số phận định đoạt.”
Trần Kiêu để lại bên tai lời than thở của Diệp Thái.
Diệp Thải còn muốn nói chuyện thì Triệu Giai bất ngờ chạy vào kéo Diệp Thải ra ngoài.
Triệu Giai chắc chỉ rửa tay chứ không lau khô.
Những giọt nước rải rác bay vào cổ Trần Kiêu, cô rùng mình vì lạnh.
Diệp Thải hỏi: “Cậu đang làm gì vậy?”
Triệu Giai vội trả lời: “Bức tường phía sau trường chúng ta bị ai đó vẽ bậy lên, sau đó rất nhiều người tham gia, cũng viết lời ước lên đó, đi, chúng ta cũng đi ra vẽ.”
Diệp Thải ham vui, nghe Triệu Giai nói xong liền đi ngay.
Một sự kiện nhỏ trong trường cũng có thể gây xôn xao.
Đặc biệt là những học sinh cuối cấp 3 như họ luôn mong muốn để lại chút dấu vết quá khứ nào đó trong trường.
Bức tường kia dường như là địa điểm tốt nhất.
Diệp Thải đi vào, viết tên người thầm thương trộm nhớ, tuôn ra những lời giấu kín trong lòng, khi trở về thấy sảng khoái, còn nói lần sau sẽ đưa Trần Kiêu đi cùng.
“Không cần.” Trần Kiêu cầm cuốn đề thi trên tay, “Những thứ này tôi không có hứng thú, bây giờ tôi chỉ muốn ôn tập cho tốt thôi.”
Diệp Thải thở dài: “Tính tình của cậu thật nhàm chán.”
Trần Kiêu đương nhiên biết mình tính tình đơn điệu.
Nhưng những người như cô cũng có những bí mật mà không ai có thể biết được.
Khi tan học, thành viên cuối cùng còn sót lại để tranh tài với Trần Kiêu “ai chăm chỉ hơn, ai học nhiều hơn” đã bị đánh bại, anh ta tạm biệt Trần Kiêu và biến mất trong ánh hoàng hôn màu cam.
Sau khi xác nhận người đã rời đi, Trần Kiêu nhặt hai cục phấn trên bục đi đến “bức tường tốt nghiệp”.
Những mảng graffiti rộng lớn xen lẫn lời ước của học sinh cuối cấp, Trần Kiêu chọn một góc khuất, dùng phấn phác thảo từng nét một, sau đó là phần tóc và lông mày.
Cô hoàn toàn có thể miêu tả được vẻ ngoài của anh mà không cần đến người thật đứng trước mặt.
Những tâm tư thầm kín của Trần Kiêu mà cô chưa bao giờ bộc lộ trong suốt ba năm trung học và thậm chí nhiều năm sau đó đã được vẽ lên bức tường tốt nghiệp vào buổi tối tràn ngập ánh sáng màu cam đó.
Đó là lần đầu tiên Trần Kiêu vẽ khuôn mặt của Trịnh Thanh Sơn.
Lúc đó cô chỉ dám chạm vào anh một chút ở góc tối này.
Ngay cả khi Trịnh Thanh Sơn và cô đã có một mối quan hệ mờ ám, thì cô vẫn cảm thấy anh là một người cách mình rất xa.
Nhưng bây giờ cô lại cười, trêu chọc Trịnh Thanh Sơn, hóa ra có những việc anh không thể làm được.
Anh cũng sẽ gặp khó khăn, cũng bối rối và đặt ra rất nhiều câu hỏi.
Thực ra cô và anh cũng không cách xa nhau lắm.
“Cậu đang vẽ cái gì vậy?”, Trịnh Thanh Sơn đặt bút xuống, nhìn qua một lúc, hình như nhận ra: “Hằng Nga?”
“Hằng Nga bay lên mặt trăng.” Trần Kiêu nói.
Trịnh Thanh Sơn choáng váng, chẳng có ai lại mất công vẽ ra bức tranh Hằng Nga bay lên cung trăng trên một chiếc mặt dây chuyền nhỏ.
“Cậu đang vẽ cái gì?” Trần Kiêu ngắm nhìn kiệt tác đã hoàn thành của Trịnh Thanh Sơn.
Trịnh Thanh Sơn tiến tới chặn lại, không muốn cô nhìn thấy, nhưng rồi lại sợ cô không nhìn thấy nên dịch nửa người ra xa, để lộ ra một con cá voi nhỏ màu xanh đậm, điểm xuyết vài ngôi sao.
Nó không đẹp nhưng cũng không xấu.
Trịnh Thanh Sơn nói: “Hình của tôi không đẹp bằng của cậu”.
Trần Kiêu vẽ nét cuối cùng, mỉm cười nói: “Bạn học Trịnh, nếu cậu có thể cạnh tranh với tôi về mặt này, chẳng phải mấy năm học tập của tôi trở thành vô ích rồi sao?”
Trịnh Thanh Sơn chợt mỉm cười: “Cậu nói cũng đúng.”
Sau khi vẽ xong là công đoạn cuối cùng – nung.
Quá trình này sẽ hơi lâu, lại có đồ gốm của người khác đang chờ nên Trịnh Thanh Sơn đành mời Trần Kiêu đi dạo một vòng trên phố.
Trần Kiêu không từ chối.
Phố Văn Nghệ và trung tâm thành phố Lăng Thành có không khí khác nhau.
Nơi này nhộn nhịp nhưng vẫn giữ được phong cách riêng của phố cổ, dạo bước trên con đường đá, dưới bóng râm mát mẻ, có thể thoáng thấy dáng vẻ xưa cũ của Lăng Thành cách đây hàng chục năm.
Hai người cứ bước đi cạnh nhau như thế.
Trên đường đi, hai người thỉnh thoảng trò chuyện câu được câu mất.
Trần Kiêu và Trịnh Thanh Sơn lang thang về chỗ bác Thập Tam, cô bất ngờ hỏi Trịnh Thanh Sơn: “Có muốn tôi vẽ cho cậu một bức chân dung không?”
“Tôi vẽ cậu, một mình.”
Trịnh Thanh Sơn sửng sốt.
Anh chưa kịp trả lời, Trần Kiêu đã tự giải thích: “Tôi thấy dù sao mình vẫn còn thời gian, nên tôi chỉ nghĩ… tôi chỉ muốn…” Cô cau mày, không biết phải diễn đạt như thế nào.
Có lẽ đó là giấc mơ thời niên thiếu của cô.
Trần Kiêu “chỉ nghĩ” hồi lâu vẫn không nói gì thêm, Trịnh Thanh Sơn khẽ mỉm cười ngồi xuống.
Anh nói: “Làm phiền bạn học Trần.”
Trần Kiêu thở phào nhẹ nhõm, mượn bút và bảng vẽ của bác Thập Tam.
Lần đầu tiên cô công khai vẽ Trịnh Thanh Sơn.
Cô nhanh chóng phác họa lông mày, mắt, mũi và mái tóc của anh.
Bác Thập Tam mỉm cười rũ mi, ụp chiếc mũ rơm lên mặt, lim dim ngủ.
Không biết qua bao lâu, khi gió thổi qua giá vẽ mang theo hương vị đầu hè thì giọng nói của Trịnh Thanh Sơn vang lên.
Anh nói: “Trần Kiêu, tôi xin lỗi.”
Trần Kiêu dừng bút, ngẩng đầu nhìn.
Anh ngồi ngược sáng, trong mắt là sự dịu dàng.
Chạm vào ánh mắt cô, Trịnh Thanh Sơn hơi cụp mắt xuống: “Tôi không nhớ ra dáng vẻ của cậu khi còn đi học.”
Trần Kiêu cảm thấy cổ họng khô khốc.
Cho dù anh có nói những lời làm cô chua xót, cô cũng không nỡ ghét anh.
Anh dùng giọng điệu điềm tĩnh và dịu dàng như vậy để nhận lỗi, lòng cô không còn một chút bất mãn nào.
Hơn nữa, ít nhất anh cũng thành thật, không dùng lời ngọt ngào để lừa cô.
Mà thật ra, anh không cần phải xin lỗi cô.
Trần Kiêu cười nhẹ, đưa tay vén lọn tóc rối quanh tai, nhẹ nhàng đáp: “Trịnh Thanh Sơn, chuyện như vậy không phải lỗi của cậu. Tại sao lại xin lỗi?”
Cô trước nay không phải là một người khéo ăn nói, những lời này là được nói ra từ tận đáy lòng.
Trịnh Thanh Sơn lặng lẽ nhìn cô một lúc, đặt bàn tay cứng đờ lên đầu gối, một lúc sau mới thả lỏng, khẽ mỉm cười.
Tiếng xào xạc vẫn tiếp tục.
“Lát nữa cậu có muốn đi siêu thị không?”
Trần Kiều gật đầu đồng ý: “Được.”
“Cậu muốn ăn gì?”
“Hôm nay tôi muốn ăn thịt gà, thịt vịt cũng được.”
“Ừ”
Tình cảm của hai người đã được xác định.
Cho dù bắt đầu bằng sự mơ hồ, cả hai vẫn không ngừng cố gắng thấu hiểu lẫn nhau.