KẾT HÔN
Cuối năm 1964, Chính quyền Johnson chuẩn bị vận động chiến dịch leo thang, đáp lại những cuộc tấn công của Việt Cộng vào các căn cứ Mỹ bằng các đợt tấn công trả đũa không quân đánh phá miền Nam Việt Nam, và đảm bảo hỗ trợ cần thiết đầy đủ nhất với Chính quyền Sài Gòn. Áp lực làm tin tăng lên với chúng tôi.
Mal, Horst và tôi giờ thành một đội. Chúng tôi tự coi nhau như “tổ bộ binh chiến đấu” cùng một chiến trường trong nhiều năm. Chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Trong khi mọi việc vẫn tiếp diễn, tôi đã kết hôn. Hôn lễ tổ chức ở Hồng Kông để tìm kiếm sự bảo đảm của Chính quyền Anh và tránh những thủ tục rườm rà, phức tạp của Việt Nam. Nhiều người phương Tây nói những điều đặc biệt về người Việt Nam sau khi bị tính gan góc của đất nước và con người nơi đây chinh phục. Tôi là người sau cùng bị sự thông minh sắc sảo và dung nhan sáng ngời của Nina bỏ bùa mê. Tôi biết rằng cố ấy sẽ là người vợ và người mẹ dịu dàng. Gia đình thượng lưu của cô ấy nuôi dưỡng và sẵn sàng bỏ qua những xử sự vụng về của tôi. Trong con mắt họ, tôi bắt đầu hiểu ra li gián chính trị và xã hội ngấm ngầm đang nổi lên trên bề mặt của Việt Nam và sẽ ăn sâu vào gốc rễ. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”
Nina không may sinh ra trong một đất nước có nhiều thay đổi, trong một gia đình mà vị trí ưu tiên của họ đã bị lãng quên. Khi còn nhỏ, cố ấy sống ở Tuyên Quang, nơi đó cha cô là nhân viên hành chính cho Chính phủ Pháp và mẹ cô là giám sát của bệnh viện phụ sản tỉnh. Khi người Nhật hất cẳng người Pháp, mang lại độc lập cho người Việt Nam, cha của Nina đưa gia đình về thành phố quê hương ông – Vĩnh Yên và làm một chân trong Hội đồng Đại biểu Nhà nước mới. Sự nghiệp chính trị của ông ngắn. Người Pháp giành lại sở hữu thuộc địa cũ của họ vào năm 1946 và chiến tranh nổ ra.
Cha của Nina ủng hộ lực lượng kháng chiến. Hồ Chí Minh lúc đó chưa hoạt động công khai và phong trào giành độc lập chủ yếu dựa vào bên ngoài và hạn chế. Gia đình cô trốn đi từ năm 1947 khi lính lê dương chĩa mũi nhọn cuộc tấn công của người Pháp vào thành phố. Kháng chiến với nhiệm vụ tiêu thổ chống giặc đã buộc họ đốt nhà và tài sản của chính mình. Họ chứng kiến nhà cháy khi chạy trốn qua cánh đồng lúa, mỗi người chỉ mang theo một túi đồ dùng cá nhân.
Cộng sản không tin cha cô ấy vì thân thế lúc sinh thời của ông. Người anh cả của cô ấy bị giết trong chiến tranh. Chị gái đầu tham gia trường Quân y của Cộng sản và gia đình mất thông tin của chị trong nhiều năm.
Mất lòng tin vào phong trào giành độc lập, Nina và chị mình Miriam trốn về Hà Nội đã bị Pháp chiếm giữ, sau đó bố mẹ và anh em sinh đôi cũng về đó năm 1954. Năm 1955, sau khi đất nước bị chia cắt, họ vào Sài Gòn trong chuyến bay di cư của Mỹ. Người chị gái chọn ở lại và hai người em đã bỏ lỡ cơ hội đi cùng. Trong những năm đầu tiên gia đình họ còn được trao đổi thư từ với những người ở bên kia giới tuyến, nhưng sau đó thậm chí những liên lạc tối thiểu cũng bị cắt giữa hai vùng.
Hai chị em của Nina tới tham dự lễ cưới của chúng tôi ở Hồng Kông. Chúng tôi ở trong căn hộ của Michael Renard nhìn ra Causeway Bay và những người bạn của tôi từ Sydney, Bangkok và John Cantwell là phù rể. Cờ báo hiệu nguy hiểm bay quanh cảng vì cơn bão Tilda trong khu vực. Chúng tôi bắt taxi tới toà Thị chính thành phố. Nghi thức đám cưới rất đơn giản. Người làm thủ tục dẫn chúng tôi tới một cái bàn, bảo chúng tôi ký vào một tờ giấy. Nina nhìn lên tôi, cô ấy thất vọng nói, “Việc này giống như hoàn trả tấm séc”. Nhưng sau đó người làm thủ tục đưa chúng tôi tới một phòng trang trọng và rộng, bảo Nina và tôi ngồi xuống cạnh nhau bên một bàn lớn có nhân chứng ngồi đối diện. Anh ta bảo chúng tôi nhắc lại lời thề và chỉ vào những phần trang trọng của giấy kết hôn, bảo tôi đeo nhẫn cho Nina và chúng tôi được công nhận là vợ chồng. Chúng tôi tổ chức tiệc cưới đêm đó trong phòng Jade sang trọng ở khách sạn Hilton Hồng Kông. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”
Nina hiểu công việc của tôi. Chúng tôi sẽ sống trong căn hộ nhỏ phía trên văn phòng cạnh căn hộ của vợ chồng Mal Browne và Lê Liễu. Nina nhanh chóng có bầu. Gia đình AP cũng ngày càng phát triển: John Wheeler và Ed White đến với nhiệm vụ dài hạn.
Chủ tịch mới của AP, Wes Gallagher tới thăm Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1964 để gặp đội ngũ phóng viên mặt trận của ông ta và có vài lời khuyên thẳng thừng cho tôi. “Tiếp xúc với các tướng và sĩ quan hàng đầu một cách lịch sự và cậu sẽ làm tốt. Không quan trọng là cậu sẽ viết gì về họ mà là thái độ cá nhân của cậu mà họ sẽ nhớ và đánh giá cậu chứ không phải những câu chuyện của cậu”. Lời khuyên của ông ta có ý tốt nhưng đã lỗi thời từ khi nhân viên kiểm duyệt quân đội chỉ đơn giản cắt bỏ những phần gây tranh cãi của những bài tin.
Một vài ngày sau khi Gallagher tới, ông ta phải đương đầu với tình hình chiến tranh ngày càng xấu đi và những mâu thuẫn của nó. Điều đó thử thách sức chịu đựng của ông ta. Horst Faas bước vào văn phòng sau bốn ngày ở chiến trường với một vài cuộn phim khủng khiếp nhất kể từ khi Mal Browne chụp nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu một năm trước đó.
Fass nói theo cách của mình về một cuộc hành quân bộ binh thiết xa vận của Sư đoàn Bộ binh 7 Cộng hoà ở cánh đồng sậy, vùng đầm lầy khủng khiếp nhất năm đó. Nhưng mùa này là mùa khô nên bùn đóng lại thuận lợi cho những cuộc hành quân nhanh. Mục tiêu là vùng các thôn hoang sơ, những ngôi làng mái tranh và những hàng cây khô héo nằm trên biên giới với Cămpuchia ở phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long. Chính quyền Sài Gòn chưa bao giờ áp đặt kiểm soát lâu dài trong khu vực này và thường do phía Cộng sản chiếm giữ. Chính vì vậy, đây là trò chơi công bằng cho những nhà chiến lược quân sự. Horst đi cùng một xe bọc thép, trong hai ngày không có sự kiện diễn ra nhưng đến ngày thứ ba đội quân gặp phải cuộc tấn công du kích của Việt Cộng. Họ bắn phá từ các bụi cây phía dưới và sau đó rút qua một làng về phía biên giới. Một cố vấn quân sự Mỹ ngồi cùng xe với Horst gọi máy bay cứu viện tấn công để chặn những kẻ trốn chạy, và trong vòng vài phút, bom nổ và bom napan dội xuống những ngôi nhà. Dòng xe bọc thép tiến về phái trước trong khi trực thăng rú vang lần theo dấu Việt Cộng qua làn khói và những ngôi nhà bốc cháy.
Horst ở lại phía sau. Đây là lần đầu tiên anh ta ở lại trong làng ngay sau vụ tấn công không quân. Anh ta sốc với sự tàn sát ngay trước mắt mình. Tối đó, khi bước vào văn phòng anh ta nói với tôi đó là lần tồi tệ nhất mà anh ta đã chứng kiến trong ba cuộc chiến tranh. Khi những tấm ảnh in ra, tôi hiểu anh ta muốn nói. Trong một bức ảnh, một người nông dân ôm chặt đứa con hai tuổi của mình trong tay. Quần áo của đứa trẻ bị cháy bởi bom napan và những mảng thịt cháy xém từng mảng. Trong một bức ảnh khác, một người nông dân ôm cơ thể đứa con bị thương đưa lên cho những người lính liếc nhìn vô cảm từ phía trên chiếc xe bọc thép.
Sau đó Gallagher bước vào sau cuộc phỏng vấn với Đại sứ Lodge. Gallagher nói rằng các biên tập viên ảnh ở Mỹ muốn biết làm sao những điều như vậy có thể xảy ra khi quân nhân Mỹ đã nhúng tay vào. Ông ta nói tình tiết cần cân bằng để tránh sự phẫn nộ của các nhân viên Chính phủ ở Washington đang nghi ngờ chúng tôi thiên vị. Điều đó có nghĩa chúng tôi phải chỉ ra Việt Cộng cũng chịu trách nhiệm cho những hành động tương tự như vậy.
Theo yêu cầu của ông ta, tôi viết một bài về những bức ảnh chỉ ra cả hai bên đang xây dựng kho vũ khí đạn dược và chiến tranh đã bước vào tiến trình mới khốc liệt. Tôi trích lời một quan sát viên: “Lòng căm thù lớn dần lên ở hai phía. Nhiều kế hoạch được lập ra hơn” và tôi muốn nói rằng những người dân ở trong tình trạng nguy hiểm hơn bởi Chính phủ sử dụng lực lượng dội bom napan. “Vấn đề khó xử về đạo đức chúng ta đối mặt ở đây cũng giống như những gì chúng ta đối mặt ở Triều Tiên hay bất kỳ cuộc chiến tranh nào chúng ta tham gia”, tôi trích lời cố vấn Mỹ, người đã nói chuyện với Horst ở chiến trường. “Chúng tôi không muốn nhìn thấy người dân bị giết và họ bị giết vì đó là hậu quả tồi tệ của chiến tranh”.
Vào tháng 1, vài trăm Việt Cộng đã vào huyện Bến Cầu ở Tây Ninh. Tỉnh trưởng yêu cầu hàng rào pháo binh san bằng ngôi làng giết rất nhiều kẻ thù nhưng cũng liên quan tới nhiều người dân vô tội. Tôi chỉ ra vụ giết Việt Cộng bốn ngày trước đó ở tiền đồn Nhi Bình cách Sài Gòn hai mươi dặm về phía Nam, nơi những người có liên quan đến lính miền Nam Việt Nam – phụ nữ và trẻ con bị đâm chết bằng lưỡi lê. Tôi lưu ý vụ đốt cháy làng Cao Đại ở Phú Mỹ vào tháng 9 bởi vì người dân từ chối công nhận Chính phủ và vụ chém đầu nông dân ở tỉnh Kiến Hoà vì từ chối đóng thuế Việt Cộng. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”
Gallagher hài lòng với danh mục những tàn khốc chiến trường mà chúng tôi đề cập từ viễn cảnh tới nỗi sợ hãi. Cả hai bên đều tàn khốc. Nếu sự thật là một bức tranh đáng giá hàng nghìn lời nói thì tôi nghĩ tôi nghi ngờ những giải thích cặn kẽ của chúng tôi làm giảm bớt những ảnh hưởng từ những bức ảnh của Horst.
Bấy giờ cuộc chiến được những tay nhiếp ảnh tự do khám phá. Những người mạo hiểm cả cuộc sống của mình để đổi lấy những bức ảnh 15 đô la mà Horst trả cho họ. Đôi khi từ ngữ không thể chuyển tải bằng những bức ảnh. Mal Browne chớp được một bức ảnh một lính Việt Nam đang cố gắng xiết cổ một nông dân bị thương khi buộc cổ anh ta vào cột. Một cộng tác viên mang về bức ảnh một tù nhân Việt Cộng bị kéo tới chết bằng sợi dây buộc phía sau chiếc xe bọc thép đi chệch choạng trên đầm lầy. Một cộng tác viên khác bán cho chúng tôi bức ảnh một lính hải quân Cộng Hoà mang ba chiếc đầu du kích Việt Cộng đầy máu.
Tháng 10-1964, phóng viên ảnh tự do Jim Pickerell đi cùng tiểu đoàn biệt kích Cộng hoà tới gần biên giới Cămpuchia để bắt ba người dân bị tình nghi liên quan đến vụ mai phục tuần trước. Người tù bị trói sau lưng, lính dùng hình thức tra tấn bằng nước để bắt họ khai, bắt họ quỳ xuống rồi dội nước vào giẻ đắp lên mặt họ. Hậu quả giống như chết đuối vậy, và gây ra cái chết bị sặc nước. Jim chụp đủ các loại ảnh về chủ đề man rợ: một trong những người tù bị dúi đầu xuống một bình nước to trong vài phút trước khi được kéo ra khi gần chết đuối.
Mal dường như muốn truyền tải sự man rợ này, viết một bài bình: “Khủng bố và chống khủng bố là chủ đề thường xuyên của lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam trong nhiều thế kỷ và nó đang tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến tranh khốc liệt ngày càng đẫm máu nơi đây”. Anh ta miêu tả tra tấn và kết luận những nạn nhân còn sống được là may mắn: “Cơ hội sống sót trong các cuộc thẩm vấn chiến trường là rất hiếm hoi. Những cái chết của tù nhân dưới bánh xe bọc thép, chém đầu hoặc bị chảy máu tới chết hay tay bị chặt hoặc một viên đạn xuyên qua đầu. Tất cả đều là một phần của chiến tranh ở miền Nam Việt Nam”.
Lúc đó một người nhận xét rằng Hiệp Định Giơnevơ chưa bao giờ được dịch sang tiếng Việt và đó là lý do không ai kiểm chứng được nó. Thật buồn cười. Thực tế, mọi người chỉ đưa ra lời nói đầu môi đối với Luật Quốc tế về Chiến tranh và đổ lỗi cho bên kia vì vi phạm nó. Những bản tin của chúng tôi có xu hướng nhấn mạnh vào phía chính quyền vì chúng tôi không có cơ hội viết về những người Việt Cộng bí mật. Chúng tôi chỉ thấy phản ứng từ phía họ: những xác chết hay những tù nhân ở chiến trường hoặc những tàn phá của những cộng đồng mà họ tấn công.
Phóng viên Mỹ không mong muốn trở thành công cụ phản đối quốc tế, nhưng đang bị kéo vào tình trạng khó xử. Chúng tôi không lập nền tảng hoàn hảo để lờ đi thực tế của chiến trường và nhắm mắt làm ngơ sự thật là chính sách của Mỹ đang thất bại.
Giữa tháng 12, trong chiến dịch phòng thủ mới đặc biệt, những người cộng sản bắt đầu tiến hành những cuộc tấn công với mức độ hai tiểu đoàn mỗi ngày chống lại những ngôi làng đã được củng cố và những đơn vị bộ binh khá thành công. Chỉ trong một tuần, tôi viết về những hậu quả đẫm máu sau ba cuộc tấn công như vậy ở phía nam Sài Gòn. Đỉnh điểm là cuối năm đó tại một làng lánh nạn Thiên Chúa giáo ở Bình Giã cách sài Gòn 40 mươi dặm về phía đông. Horst là người đầu tiên có mặt tại hiện trường cùng với lính thuỷ đánh bộ Cộng hoà đã giải phóng thị trấn sau khi Việt Cộng trấn giữ ba ngày. Tôi phải mất một ngày mới tới đó. Phóng viên ảnh Henri Huet cố gắng đi nhờ trên một trực thăng nhưng không được nên đành sử dụng chiếc Ghina Karmann trắng của tôi. Chúng tôi lao qua những chiếc xe quân đội, xe ngựa và những người đi bộ cho tới khi nhìn thấy những lính bị thương đầu tiên đang được chữa trị trên đường cao tốc.
Màn đầu tiên của trận đánh đã kết thúc. Khung cảnh nhắc tôi nhớ trận Ấp Bắc trước đó hai năm khi một tiểu đoàn Việt Cộng quyết địnhk ở lại chiến đấu và giành chiến thắng. Tại Bình Giã, một tiểu đoàn lính Cộng hoà tấn công một trung đoàn Việt Cộng và bị đánh tan tác. Chúng tôi quan sát vài nghìn lính đang được đưa vào chiến trường. Họ nói cho chúng tôi biết tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ cùng các cố vấn Hoà Kỳ đã đi vào một trong những rừng cao su của Pháp gần đó để tìm kiếm tàn tích của chiếc trực thăng bị bắn rơi bốc cháy cùng bốn người Mỹ trên đó. Suốt đêm đó chúng tôi nghe thấy tiếng vang dội của trận chiến cách đó nửa dặm khi lính thuỷ đánh bộ gặp phải Việt Cộng. Sáng hôm sau Huet và tôi đi bộ về phía rừng cao su, bước vào cảnh hoang tàn. Tôi đã viết:
“Bình Giã, miền Nam Việt Nam, ngày 2-1. Trung uý lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ lần đầu tiên nhìn thấy Việt Cộng qua ống nhòm cách dó khoảng một nghìn thước: có một số nhóm quân mặc đồ kaki có vũ khí và đội mũ sắt, Việt Cộng đã di chuyển gần hơn, chậm rãi ẩn mình qua từng gốc cây trong rừng cao su sau một trận càn bởi lực lượng Không quân Cộng hoà và nhiều súng máy trực thăng bắn phá”.
“Đây không phải là lính du kích, họ là lính chính quy”, sĩ quan lính thuỷ đánh bộ hét lên trên bộ đàm của anh ta với đội chỉ huy bay phía trên hàng cây cao su trong trực thăng. Anh ta thét “bổ sung lực lương không quân vào đây”. Đó là lần cuối cùng đại tá John B. Wadsworth nói rằng “Tất cả những gì chúng tôi biết dưới kia là địa ngục chiến trường” và “chúng tôi biết nó tồi tệ như thế nào”.
Lời nhận xét của ông ta được chứng minh đúng vào ngày thứ bảy. Rừng cao su vốn lạnh lẽo, yên tĩnh, nay càng thêm lạnh lẽo bởi những xác lính thuỷ đánh bộ. Những hàng xác lính nằm trong ánh nắng mặt trời trang nghiêm bên cạnh một chiếc trực thăng, lá chuối được ném phủ lên họ. Những lính khác tiếp tục chuyển những thi thể ra khỏi rừng trên những chiếc cáng thô sơ. Phóng viên giật bắn với một lính biệt kích bị thương trốn trong bụi cùng những viên đạn ở chân anh ta. Anh ta đã ở đó từ khi một tiểu đoàn lính biệt kích bị tiêu diệt vào thứ ba tuần trước. Ba trung uý lính thuỷ đánh bộ Mỹ uể oải bơ phờ bên bộ đàm chiến trường, một trong số họ giọng tức giận trên loa: “Cậu nói bao nhiêu? Bao nhiêu? được rồi 67”. Quay sang một phóng viên, anh ta bình luận: “Đó là con số bây giờ chúng ta có, con số tổn thất. Chúng ta cũng tìm thấy thi thể của bốn người Mỹ”.
Đó là cuộc tìm kiếm bốn người Mỹ bị bắn hạ, bốc cháy trong một trực thăng trên những hàng cây cao su đêm thứ tư, dẫn tới việc di chuyển của Tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ 4 vào rừng cao su gây nên thảm hoạ. “Chúng ta phải đưa những người Mỹ này ra”, một sĩ quan Mỹ nhận xét ở Bình Giã. Cái giá phải trả quá cao – khoảng 250 lính thuỷ đánh bộ tử trận, một nửa tiểu đoàn. Một số sỹ quan Mỹ nói rằng lính thuỷ đánh bộ tìm kiếm rắc rối khi đứng lại chờ mười bốn tiếng trước khi họ hướng vào tìm kiếm tàn tích.
Đại tá Wadsworth nói: “Các cố vấn lính thuỷ đánh bộ của chúng tôi nói họ có thể rơi vào bẫy của Việt Cộng. Chúng tôi đã hết sức cảnh giác”. Nhưng cảnh giác vẫn chưa đủ.
Trận Bình Giã đánh dấu một năm tồi tệ nhất chiến trường Việt Nam, mở ra một thời kỳ đổ máu tồi tệ hơn, một thập kỷ chiến đấu đưa người Mỹ vào họng súng của Việt Cộng và đặt Mỹ vào đống hỗn độn. Đối với chúng tôi là những phóng viên, kỹ năng quân sự của lính Việt Cộng và sự dũng cảm của họ thật ghê gớm. Tuy nhiên, chúng tôi thường bị ngăn cản miêu tả kỹ năng chiến trường thiện chiến của họ.
Một thông điệp gửi văn phòng Sài Gòn từ biên tập viên ngoại sự Ben Bassett của AP đưa ra các quy định. Bassett viết: “Chúng ta đang tiến tới sàn diễn mà nếu chúng ta chưa tới được nơi những bản thảo của chúng ta bị các nhân viên góp ý về bất cứ dòng nào nói bi quan hoặc được coi là mang giọng xã luận. Điều này không cần thiết chặn trước những câu chuyện nói đúng sự thật chúng ta quan sát, hãy tiếp tục những công việc cao cả của các bạn nhưng chúng tôi muốn bản thảo chúng ta được đọc lần thứ hai để đảm bảo cho sự an toàn cũng như sự phát triển của chúng ta. Tôi lưỡng lự chỉ ra một ví dụ vì có thể ảnh hưởng tới tất cả chúng ta nhưng tôi kêu gọi mọi người chú ý vào đoạn cuối trong câu chuyện Sài Gòn của John Wheeler vào ngày 6-8 nói rằng: “huấn luyện tốt và nồng nhiệt cống hiến là nguyên nhân Việt Cộng đưa ra mọi chỉ dẫn cho những chiến thắng liên tiếp cùng những phương pháp mà đến giờ vẫn rất thách thức”. Tôi không nghi ngờ những từ ngữ và văn cảnh là thật nhưng chúng ta có thể tránh những thiên vị vô dụng đối với một phía hoặc bên kia và đặc biệt tránh những dự đoán chúng ta hoàn toàn không có đầy đủ cơ sở thông tin. Trong khi tiếp tục viết những câu chuyện như những gì được xem là tích cực hoặc khả quan theo quan điểm của Hoa Kỳ. Nói cách khác, đừng hạn chế viết các câu chuyện nhưng phải đảm bảo chúng ta đang nói một cách đầy đủ”.
Trong ghi chú làm tin cho Trưởng phân xã của chúng tôi, Bassett viết: “Tôi chắc anh hiểu những gì tôi đang nói. Đó chỉ là vấn đề truyền tải triết lý cho toàn bộ nhân viên. Đã đến lúc cho những cái đầu lạnh và sự phản ảnh về những bản copy của chúng ta nếu bị thách thức. Tôi đã gửi cho anh một bản copy về câu chuyện của Wheeler, chỉ ra một số cú ngữ được thay đổi mà không làm nhạt đi những điểm quan trọng của một câu chuyện hay. Không một điều gì ở đây chứng tỏ thiếu lòng tin vào anh và nhân viên của anh. Tôi biết một số bản copy ra khỏi Sài Gòn vào những giờ nhạy cảm phải được kiểm duyệt không gây nhiều chú ý. Chúng tôi sẽ cố gắng làm phần việc của chúng tôi”.