[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 28



30-4-1975

Brian Eltis của CBS, gọi cho văn phòng AP lúc 11 giờ. Đại sứ quán khuyên anh ta việc rút lui toàn bộ bắt đầu. Matt Franjola và tôi tham gia cùng Ed White tại điểm đón xe bus gần văn phòng chúng tôi nơi các đồng nghiệp đang đi bộ tới hoặc bằng xe ô tô. Không ai nói gì. Những người chứng kiến cuộc chiến từ đầu đều ủ rũ. Bob Shaplen của tờ Người New York mắt đỏ hoe và Ma1 Browne không giống như tính cách trầm lặng. Anh ta là người lập dị trong cách kết thúc với chiếc mũ sắt cũ kĩ của Đức đặt trên đầu.

Ed White viết về cuộc chiến lâu như tôi và đã bước vào tuổi trung tuần. “Chúa ơi, tôi ghét bỏ đi theo cách này”, anh ta nói khi trèo lên chiếc xe thứ hai. Anh ta quay sang tôi: “Cậu có chắc cậu đang làm điều đúng đắn không,” và tôi đáp lại “Có Chúa, đúng”. Một phóng viên thường trú trẻ lao tới, míc cầm trong tay, tập hợp lời bình luận phút cuối cùng. khi anh ta bước lên xe bus, tôi nghe anh ta tuyên bố trong chiếc microphone của mình, “Giới báo chí đang rời đi, tất cả đã kết thúc”.

Không, tôi tự nói với mình, không thật sự.

Mọi thứ tôi viết về Việt Nam đã hiện ra vào ngày hôm nay và tôi cảm thấy mình buộc phải chứng kiến lời từ biệt cuối cùng. Franjola và tôi leo lên xe jeep theo sau những xe bus tới nhà của Đại sứ Mỹ nơi họ chỉ dẫn. Khi chúng tôi đỗ xe ở điểm dừng, một sĩ quan quân đội Cộng hoà mặc quân phục chạy tới và năn nỉ chúng tôi đưa ra sân bay. Tôi nhận ra anh ta là nhân viên Bộ Thông tin. Tôi nói anh ta sẽ không bao giờ qua nổi cửa sân bay vì những người gác sẽ đẩy lính trở lại. Anh ta thay quần áo trên đường, ném bộ đồ đồng phục ra phía sau cây và mặc chiếc quần bình thường cùng áo thể thao. Anh ta giới thiệu một đứa trẻ nhỏ là con trai của anh ta và nói với tôi rằng họ là những thành viên duy nhất của gia đình sẽ rời đi vì vợ anh ta cùng con gái sẽ ở lại

Tôi nhìn vào Matt và chúng tôi hiểu phải làm gì. Những chiếc xe bus đang xa rời, Matt và tôi nói họ vào xe jeep của chúng tôi. Chúng tôi lái trước một xe bus và cố gắng dừng nó lại. Chúng tôi gõ vào cửa tới tận khi người lái xe mở ra, thét vào chúng tôi: “Các cậu muốn cái khỉ gì?”, một chuỗi những tiếng kêu không kiên nhẫn từ những người đang chờ đợi. Tôi đẩy tay sĩ quan Cộng hoà và con trai của anh ta lên xe bus đông đúc với sự kháng cự của những người bên trong. Tôi nói anh ta chịu đựng cuộc chiến đấu nếu bất kì ai cố gắng ném họ ra ngoài.

Matt và tôi lái xe qua những cổng sân bay được canh gác phía sau xe bus, đi qua hàng tá những xe đậu dọc theo đường. Khi những đồng nghiệp của chúng tôi nhận ra Matt và tôi cố gắng ở lại, họ chúc mừng vài câu và ném chìa khóa xe ô tô của họ cho chúng tôi rồi nói vị trí đỗ xe.

Những giờ khắc cuối cùng của Sài Gòn ướt át. Gió mùa đến trong một cơn mưa lớn. Từ mát tòa nhà Den, tôi chứng kiến bóng tối của những chiếc trực thăng biến mất vào đêm. Phía dưới ánh đèn đường một số người đang nhìn lên bầu trời và ra dấu hiệu, với một số túi hành lí nhỏ trên tay. Nhưng giờ đã quá muộn để bay đi. Buổi tối đó trực thăng đã đi hết, tôi leo xuống văn phòng AP ở tầng 4 nơi phiên dịch của chúng tôi, ông Hương và gia đình đang nằm trên sàn nhà.

George Esper cố gắng đưa họ tới địa điểm di tản tại đại sứ quán vào buổi sáng nhưng đám đông quá thô bạo tiến sát gần hàng rào. Esper gọi điện tới đại sứ quán, thậm chí nhân viên còn không trả lời. Anh ta đã ngồi trên chiếc bàn đó hàng thập kỷ viết ra những đoạn mở đầu trên chiếc máy đánh chữ Underwood cổ lỗ. Anh ta chẳng bao giờ nhận được sự công nhận nghề nghiệp xứng đáng. Những tin bài của anh ta xuất hiện trên nhiều báo hơn bất kì phóng viên nào khác trong những năm gần đây nhưng anh ta vẫn không được biết tới. Vào lúc 3 giờ sáng trong một thành phố chuẩn bị đón chờ cái chết, anh ta đang cố gắng gọi điện để chuyển tin, bài. Esper lo lắng xem anh ta đã viết đủ cho ngày hôm đó chưa và tôi đoán rằng anh ta đã gửi khoảng 10 nghìn từ về New York.

Anh ta gầy hốc hác và đôi mắt đầy mệt mỏi. Tôi nói với anh ta: “Hãy loại bỏ những thứ chết tiệt này ra khỏi đây, George. Chúng ta cần ngủ một chút”. Anh ta lẩm bẩm một mình và trở lại máy tetex.

Tôi nhận thấy một số thông tin từ các biên tập viên yêu cầu viết về số phận các nhà báo của họ, còn những người khác yêu cầu tin ngoại sự của chúng tôi và một số từ văn phòng AP ở châu Âu và Mỹ cùng phiếu ghi điểm về việc sử dụng các câu chuyện của chúng tôi.

“Không có thông tin nào trong các thông tin này là quan trọng cả”, tôi nói với anh ta. “Giờ chúng ta là những người duy nhất còn lại đây, không có người phát ngôn của chính phủ, không nhân viên báo chí với những dự đoán thứ hai cho câu chuyện của chúng ta, không nhân viên đại sứ quán nào vui vẻ vẫy tay từ chối những gì chúng ta đã viết. Họ cách chúng ta 10.000 dặm. Lần này chúng ta viết theo cách của chúng ta, George, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác”.

George quyết định chống lại cơn buồn ngủ và đánh máy những ghi chú khó chịu tới Phòng Ngoại sự New York kêu ca về việc ùn tắc thông điệp và tôi hy vọng anh ta đã gửi được nó. Tôi không đợi để xem. Tôi đi xuống bằng chiếc cầu thang tốt, băng qua quảng trường Lam Sơn ẩm ướt tới Khách sạn Caravelle. Tôi vừa chạm vào chiếc giường thì tỉnh lại bởi tiếng thét phía dưới cửa sổ. Tôi kéo rèm sang bên, mặt trời làm lóa mắt tôi một lúc. Tôi có thể nhìn thấy cuộc khởi nghĩa ở quảng trường. Tôi nghĩ mình đang mơ nhưng đó là sự thật. Cướp phá bắt đầu.

Tôi cạo râu, tắm nước lạnh và chọn chiếc áo sơ mi giản dị màu xám. Tôi lên phía trên cầu thang tới phòng ăn tối, nghi ngờ bữa sáng được phục vụ. Nhưng tôi đã nhầm, những người phục vụ mặc đồng phục vẫn làm việc bình thường. Phía dưới, đường phố nhộn nhịp hướng về phía bến sông Sài Gòn, nơi những con thuyền thương mại và hải quân neo đậu. Biển là địa điểm trốn thoát cuối cùng.

Tôi nhìn thấy những nhóm người chờ đợi trên mái những tòa nhà cao ở trung tâm thành phố, liếc nhìn bầu trời. Họ không biết là nó đã kết thúc, tôi phân vân, nhưng sau đó là tiếng kêu quen thuộc của trực thăng lính thủy đánh bộ Mỹ, bay vòng quanh tháp đôi nhà thờ lớn ở quảng trường John F.Kennedy và đậu trên mái nhà Đại sứ quán Mỹ, một người phục vụ đưa tôi chiếc ống nhòm và tôi nhìn thấy một nhóm lính thủy đánh bộ vận quần áo chiến đấu chạy ra từ phía sau bức tường chắn bằng bao cát ở trên mái Đại sứ quán và bước lên trực thăng. Chưa đầy một phút họ đã đi, những nhân viên Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Sài Gòn.

Tôi gọi điện cho Esper ở văn phòng cùng câu chuyện đó. Thậm chí trước khi chiếc trực thăng cuối cùng biến mất khỏi biển, tin tức nó rời đi đã ở trong văn phòng những tổ chức thông tin lớn trên thế giới.

Franjola cùng tôi ăn sáng. Tôi đang cố gắng dạy cho anh ta giọng New Zealand của tôi để giả dạng bất kì phe tham chiến nào với rất ít thành công. Chúng tôi xuống đường nơi những xe jeep chở lính Cộng hòa cùng súng giơ lên, lái như điên trong thành phố. Không có âm thanh của trận chiến. Bây giờ họ không phải sợ ai nữa, sĩ quan cấp trên của họ đã rời đi hết. Chúng tôi đi qua ba trạm xăng góc phố nơi những cột bơm xăng đã bị nhổ lên và những người lái xe hút bằng xi phông xăng trực tiếp vào xe ô tô của họ.

Chúng tôi lái xe tới Đại sứ quán Mỹ. Con đường phía trước trải đầy giấy in, các tài liệu bị xé nát, sách viết và các tờ báo. Cổng các tòa nhà hành chính được mở rộng và một tay lính trẻ người Việt nhảy dựng lên trong hành lang thét bằng tiếng Anh: “Bây giờ nó là Đại sứ quán của chúng tao” khi anh ta chế nhạo. Chúng tôi lên nóc Đại sứ quán phát hiện ra gần 100 người Việt vẫn ngồi ở đó, chờ đợi. Họ định ở lại đó tới khi những chiếc trực thăng quay trở lại đón và tôi không nỡ lòng nào nói với họ rằng tất cả đã kết thúc.

Chúng tôi trở lại văn phòng. Cầu thang kẹt đầy những người Việt trốn sau những bức tường bê tông dày đảm bảo an toàn và rất nhiều người tập trung trong lối đi bên ngoài văn phòng. Họ hiểu nhầm hoạt động của chúng tôi với chính quyền và họ tin rằng chúng tôi có thể bảo vệ họ.

Bên trong văn phòng, Esper đang điều hành việc truyền tin radio từ Sài Gòn cùng ông Hương và ngay sau đó người phiên dịch thét lên từ phòng vô tuyến: Vị Tổng thống mới bổ nhiệm Dương Văn Minh (hay còn gọi là “Minh lớn”), người dẫn đầu cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Diệm năm 1963 đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bây giờ ông ta đang chính thức giao đất nước cho người cộng sản.

Esper đánh máy bản tin và nhanh chóng đưa nó cho người đánh máy in telex. Câu chuyện là bằng chứng cụ thể với thế giới rằng chiến tranh đã kết thúc. Phòng Ngoại sự New York nhanh chóng gửi cho chúng tôi thông điệp rằng bản tin đầu hàng của chúng tôi đến trước năm phút so với của UPL, cho thấy trong khi các cuộc chiến có thể bắt đầu và kết thúc và những người lãnh đạo dựng lên hoặc sụp đổ thì người quyết định quan trọng duy nhất trong kinh doanh tin tức chính là người đầu tiên có câu chuyện. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”

George rất vui với chiến công của mình, đứng dậy, giang tay và tuyên bố anh ta sẽ đi xuống đường xem chuyện gì đang diễn ra. Anh ta ngồi tại bàn đã bốn ngày liên tục và tôi chúc anh ta may mắn nhưng anh ta chạy trở lại máy đánh chữ chỉ trong vòng năm phút, mặt xám ngắt.

Trong khi băng qua quảng trường Lam Sơn, một đại tá cảnh sát người Việt trong bộ quân phục trang trọng bắt chuyện anh ta và lắp bắp với vốn tiếng Anh lắp ráp: “Đã kết thúc rồi” trước khi bước khoảng mươi bước, thể hiện khuôn mặt sắc lạnh, nói tạm biệt bức tượng gần đó sau đó giơ khẩu súng lục 4.5 li bắn vào đầu mình. Trong một khoảnh khắc George đã nghĩ viên đạn đó dành cho mình và anh ta viết câu chuyện xảy ra với đôi tay vẫn còn run sợ.

Franjola bước vào và tuyên bố đơn giản: “Dù sao họ đã ở đây”. Tôi nhìn lên và hỏi anh ta: “Ai ở đây?”, anh ta đáp lại, Việt Cộng. Tôi đang lái xe ra phía sau Đại sứ quán Anh thì một chiếc xe jeep màu đen đi tới cùng một người ngồi trên nóc mặc áo sơ mi trắng, quần đen và đi giày. Anh ta mang theo khẩu AK-47 và thét tôi bằng tiếng Anh: “Mọi người về nhà” và trong xe jeep là những người khác, tất cả đều mặc áo đen. Hơn nữa họ đang vẫy cờ Việt Cộng”.

Tôi xem đồng hồ của mình: 11 giờ 25 phút sáng. Tôi nói với George sẽ đi ra ngoài xem xét tình hình. Một đám lính Cộng hòa chạy tới đường Tự Do, nhảy lò cò vì họ đang tháo bỏ giầy, áo và quần trong khi chạy. Họ chạy qua tôi và biến mất trong một hẻm.

Tôi nghe tiếng còi bịp bịp inh tai của một xe tải. Một chiếc xe lớn tiếp tục lăn bánh về phía sông Sài Gòn. Trái tim tôi ngừng đập: đó là chiếc Molotova của Nga và đằng sau xe là nhóm binh sĩ cộng sản trẻ mặc quân phục mỏng màu xanh có mũ sao. Khuôn mặt của họ đầy vẻ nghiêm trang và phân vân khi họ nhìn lên những tòa nhà cao tầng ở trung tâm Sài Gòn, có lẽ là những khu xây dựng cao tầng đầu tiên mà họ từng nhìn thấy. Người dân Sài Gòn ở trên các con đường cũng xuất hiện trong sự ngạc nhiên. Tôi nhìn thấy một người vẫy một xe tải và sau đó tiếp tục đi. Băng rôn Việt Cộng màu xanh da trời và xanh lá cây lớn bất ngờ được kéo lên ở cột cờ của Khách sạn Caravelle. Nhân viên ở đó chắc đã bí mật khâu nó trong một tuần.

Tôi lên tầng trên. Điều này là kết thúc của tất cả những gì mà một thế hệ Mỹ đã chiến đấu chống lại và mấy đời tổng thống đã âm mưu ngăn cản. Cái kết thúc đến quá nhanh và thoái trào, mọi người nhốn nháo trên lối đi cầu thang đẩy vào người tôi và một ai đó hỏi: “Có chuyện gì đang xảy ra vậy?”, tôi trả lời “Việt Cộng ở bên ngoài”.

Tôi lách qua đám đông tụ tập quanh cửa văn phòng và cảm thấy mệt mỏi quỵ xuống. Esper nhìn tôi. Tôi hoàn toàn cứng lưỡi. George dìu tôi lại một máy đánh chữ: “Peter, có vấn đề gì không vậy”, tôi nghe thấy anh ta hỏi. Tôi ra hiệu lấy giấy và đánh bản tin bắt đầu bằng: “Sài Gòn, 30-4 quân giải phóng chiếm đóng Sài Gòn một cách thanh bình ngày hôm nay, họ hành quân trên những đại lộ đầy cây bên đường trên những xe tải của Nga cùng cờ bay phấp phới: Người dân Sài Gòn đứng chứng kiến hai bên đường. Không một tiếng súng nổ”.

Tôi lảo đảo về phía phòng máy in telex, nhét trang giấy cho người điều hành máy telex, Tammy. Anh ta đọc bản tin, há hốc mồm và cố gắng trốn khỏi căn phòng. Esper và tôi đẩy vai anh ta xuống, sau đó anh ta biến mất khỏi cửa văn phòng và ra đi trong nhiều ngày.

Esper và tôi rất ngạc nhiên khi liên lạc của chúng tôi vẫn bình thường, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang bỏ trốn không cắt đường dây. Nhưng chúng tôi biết rằng bất kì lúc nào phạm vi liên lạc của chúng tôi với văn phòng New York có thể bị cắt bởi những người nắm quyền mới ở Sài Gòn.

Matt và tôi xuống đường một lần nữa, nhìn thấy những xe tải của Nga trên đường Tự Do, với số lượng lớn. Mọi người đổ ra bên đường, nỗi sợ hãi về một thảm kịch tức thời đã biến mất. Một người lính Cộng hòa mặc quần ka ki và áo phông trắng đứng phía trước tôi, tôi chứng kiến anh ta xé chiếc hình ID từ vòng cổ và ném chúng xuống đất.

Tôi đi qua cổng Bộ quốc phòng ở đường Gia Long và đi vào sân, nơi có nhiều sĩ quan Cộng hòa mặc quân phục với những người dân mặc quần áo màu đen được cho là các cán bộ cộng sản. Khi tôi giơ máy ảnh lên, một trong các sĩ quan Sài Gòn nói với tôi bằng tiếng Anh: “Đừng chụp” và anh ta giơ tay lên. Tôi mỉm cười và tiếp tục chụp, tự nghĩ: “Tôi không nghĩ bạn ở vào vị trí để ra lệnh nữa phải không?”.

Tay quay phim người Úc Neil Davis tiến lại phía tôi ở đường Pasteur từ Dinh Tổng thống. Anh ta ở đó một phút trước khi một xe tăng quân giải phóng đâm qua cửa chính bằng sắt. Anh ta nói đội quân nhảy xuống và đi lên ban công tầng trên, nơi họ giương một băng rôn lớn của Việt Cộng.

Tôi trở lại văn phòng nói cho Esper biết điều này thì tiếng súng dữ dội nổ ra ngay ngoài cửa sổ của chúng tôi. Một nhóm quân giải phóng bò qua những bụi cây trong công viên ở phía dưới chúng tôi tiến về phía Tòa Thị chính, nơi một số lính phòng thủ đang yếu ớt chống trả. Quân giải phóng đang yểm trợ nhau khi họ di chuyển nhanh về phía trước gần tới tòa nhà và sau đó tiến nhanh.

Tòa nhà nhìn sang công viên từ phía bên kia đường là Khách sạn Rex, nơi Barry Zorthian và nhóm chuyên gia thông tin của ông ta dành nhiều năm nói cho chúng tôi rằng người Mỹ đang chiến thắng.

Ngay sau đó một người Việt Nam trẻ tên là Kỳ Nhân, một trong những phóng viên ảnh cộng tác với chúng tôi bước vào văn phòng, cùng hai chiến sĩ quân giải phóng. Tôi chợt nghĩ đến việc bị bắt hoặc giam giữ. Tôi tự nói với mình rằng tất cả chuyện này đều đáng giá bởi vì chúng tôi đã chuyển được câu chuyện ra cho thế giới. Esper thậm chí không nhìn lên từ chiếc điện thoại, anh ta đang cố gắng sử dụng điện thoại văn phòng Sài Gòn cho một cuộc gọi dài về Mỹ, một đồng nghiệp rất ấn tượng với sự ngoan cố của George đã nói rằng anh ta sẽ ở trên điện thoại nếu những người cộng sản chiếm Sài Gòn.

Tôi đi tới chào hai vị khách. Một trong số họ có súng AK-47 đeo trên vai, người kia rõ ràng là cấp trên vì anh ta mang súng lục của Nga trong vỏ bao bằng da ở thắt lưng. Khi tôi tiến tới họ, Kỳ Nhân vung rộng cánh tay và giải thích bằng tiếng Anh “Tôi đảm bảo sự an toàn cho văn phòng AP. Anh không có lí do gì phải lo lắng”. Tôi nhìn anh ta ngạc nhiên bởi vì trong nhiều năm anh ta bán những bức hình về chiến tranh cho chúng tôi và anh ta là một đồng nghiệp cấp dưới khá bị động.

Tôi nhanh chóng hiểu tại sao anh ta quá vui như vậy. Anh ta nói mình là điệp viên của Việt Cộng trong mười năm và nhiệm vụ của anh ta là điều phối với giới báo chí quốc tế ở Sài Gòn. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ mảy may nghi ngờ anh ta.

Người phóng viên ảnh vẫy tay về phía tôi và nói “Tôi đã nói cho họ về AP, về anh, rằng các anh đều là những người tốt và họ tới đây thăm các anh như những người bạn”. Những vị khách lặng lẽ của chúng tôi cũng đang mỉm cười, và George đứng dậy bắt tay chào mừng cũng như tôi cảm ơn vì chúng tôi không phải là tù nhân của họ. Họ cùng chúng tôi ăn bánh nướng và uống Coca Cola nhưng từ chối uống cognac mà tôi đã giữ trong ngăn bàn cho những dịp đặc biệt.

Tôi gợi ý với Esper nên phỏng vấn họ. Họ trả lời các câu hỏi của anh ta. Bình Huân Lâm và Trần Việt Cả đều là trung sĩ, cả hai đều 25 tuổi, và đến từ Hà Nội. Họ giải thích họ là lính bộ binh, đơn vị của họ đã tấn công Biên Hòa thắng lợi hai ngày trước đó, và tiến vào Sài Gòn cùng lữ đoàn xe tăng sáng 30-4. Họ chỉ cho tôi xem hành trình của họ về những vùng trên bản đồ văn phòng và họ tự tin tới mức tôi đoán họ là điệp viên.

George vào phòng telex, bắt đầu chuyển trực tiếp về New York cuộc phỏng vấn đầu tiên với những người chiến thắng của Sài Gòn. Hai người lính theo anh ta vào trong, nhìn và không hiểu gì. Hệ thống tin đến của AP kêu lạch cạch ở chiếc máy telex thứ hai.

Tôi xé một trong những câu chuyện từ máy và yêu cầu Kỳ Nhân dịch cho họ và anh ta đọc bằng tiếng Việt: “Tổng thống Ford tuyên bố việc di tản người Mỹ từ Việt Nam khép lại một chương trong kinh nghiệm của người Mỹ. Tổng thống yêu cầu mọi người Mỹ tránh tố cáo lẫn nhau về quá khứ, hãy nhìn về phía trước. Có rất nhiều mục tiêu mà chúng ta phải cùng nhau chia sẻ và cùng nhau làm việc để hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn lao”. Những vị khách người Việt tới thăm trông hài lòng.

Franjola và tôi trở lại đường phố thấy đám đông ra khỏi chỗ ẩn nấp, hòa cùng những người lính chiến thắng và nói chuyện trên các góc phố hoặc tụ tập ở vỉa hè. Một giờ trước đó, dân chúng còn e ngại, nhưng rồi lấy lại sự tự tin tức khắc.

Tôi gặp một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao, một người bạn thân của gia đình Nina, đi dạo cùng vợ trên đường Tự Do và ông ta giật tay áo tôi: “Peter” ông ta nói, “Tôi không hiểu điều này. Tôi đến Paris cùng lực lượng giải phóng Pháp năm 1945 và họ tổ chức bằng cách cướp phá một số nơi. Họ bắn một số gái điếm và ngay sau đó là những hành động tàn ác khác chống lại những người cộng tác. Nhưng những người cộng sản này họ chẳng phản ứng gì hết”. Vợ ông ta xen vào: “Họ quá tôn trọng chúng tôi. Tôi không hiểu nổi”.

Ấn tượng chính của tôi là sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn tới mức chính quyến Bắc Việt đưa những cán bộ tuyên truyền giỏi hòa vào cùng đám đông, tuyên truyền chiến thắng củ họ.

Trong khi lái xe ra sân bay trên đường Công Lý, chúng tôi gặp một đội tuần tra của quân giải phóng như vừa ra khỏi những trang sách hướng dẫn về chiến thuật chiến tranh du kích, cả trăm người di chuyển hàng đôi dọc theo vỉa hè trên những đôi dép cao su. Bộ đồng phục rộng thùng thình của họ bay phấp phới trong gió và người chỉ huy mang theo những vũ khí chiến đấu nhẹ. Ngay phía sau họ là những súng cối loại lớn và những khẩu súng máy cự li lớn được ngụy trang trên đường đi.

Đây là những nét cắt sắc nét về lực lượng quân đội Bắc Việt. Họ là lính bộ binh cộng sản thách đố những trận tấn công B-52 trên đường mòn trong rừng, là những người vượt qua bom napan và pháo binh bảo vệ các thị xã, thành phố và các căn cứ quân sự họ đã kiên trì và cuối cùng giành chiến thắng. Sự ngoan cường của họ là điều khó hiểu với một thế hệ các nhà lập kế hoạch quân sự Mỹ. Tôi không cảm thấy mình hiểu rõ hơn quyết tâm của họ khi chứng kiến họ đi qua tôi hai lần trong cái nóng buồi chiều của thành phố đã bị đánh bại. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”

Chiếc máy telex vẫn kêu chiều đó khi tôi trở lại văn phòng AP, George nói rằng tôi nên viết một câu chuyện trình bày cảm nghĩ của tôi Tôi bắt đầu: “Trong mười ba năm viết về Chiến tranh Việt Nam tôi chưa bao giờ mơ nó kết thúc theo cách như buổi chiều hôm nay. Tôi nghĩ rằng nó có thể kết thúc bằng một cuộc thanh toán chính trị giống như ở Lào. Thậm chí một trận đánh sinh tử với thành phố còn lại trong tàn phá. Nhưng sự đầu hàng hoàn toàn chỉ diễn ra hai giờ sau khi có cuộc gặp thân mật trong văn phòng AP ở Sài Gòn với một người Bắc Việt mặc quần áo chiến trường có vũ trang và phụ tá của an h ta – một chiếc bánh và coke?. Đó là cách mà chiến tranh Việt Nam kết thúc với tôi vào ngày hôm nay”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”

Tôi gõ chiếc máy chuyển tin, nó cuộn vào máy nên tôi đánh lại nhưng chiếc máy kẹt đôi lần và ngừng hẳn. Tôi thử lại các phím một lần nữa nhưng không có tín hiệu gì. Chỉ vài phút sau 7 giờ tối, chế độ mới cuối cùng cũng rút giắc cắm thông tin liên lạc của chúng tôi với thế giới, hệ thống cung cấp tin từ Sài Gòn bị vô hiệu hóa. Tôi nhìn vào những ghi chép nguệch ngoạc của mình, nghĩ rằng thế giới có thể tiếp diễn mà không cần những triết lí của mình. Tôi gọi Esper: “Đó là như vậy George”.

Giờ chẳng biết làm gì ngoài việc chờ đợi xem chính quyền sẽ quyết định làm gì với chúng tôi. Một mặt tôi cám ơn vì điều này. Tất cả chúng tôi đều kiệt sức. Esper, Franjola và tôi rời văn phòng và đi bộ về Khách sạn Caravelle.

Một số lượng lớn các nhà báo châu Âu ở lại. Hàng đêm nhiều người trong chúng tôi tụ tập ở phòng ăn Khách sạn Caravelle để trao đổi thông tin, không còn cạnh tranh nữa vì mọi liên lạc đã bị cắt.

Giới báo chí Anh có quyền tới hầm rượu đại sứ quán bỏ không của họ. Họ chiếm mỗi buổi chiều để làm sống lại ban đêm của họ. Tôi kết bạn với một tay người Pháp, người nắm giữ các chìa khóa của Đại sứ quán New Zealand từ những nhà ngoại giao đã rời đi. Anh ta tới văn phòng của đại sứ và đóng dấu cấp hộ chiếu, visa cho những người bạn Việt Nam của anh ta mệt mỏi tìm cách hợp pháp để đi ra ngoài. Các tài liệu đó được đóng dấu chính thức và được kí bằng những nét cong. Tôi rất thích thú với công việc của người bạn Pháp đó và anh ta mời tôi đi bằng phương tiện của đại sứ quán. Tôi lái quanh Sài Gòn trong xe mui kín màu đen sang trọng với biển số ngoại giao, cờ New Zealand bay phấp phới trên nóc.

Hầu hết chúng tôi được dành hai ngày để khởi hành, để lại nhóm người làm tin phía sau trong vài tuần gồm có Esper. Sau 25 ngày sống dưới chế độ mới, chúng tôi lên xe bus cho chuyến đi cuối cùng tới sân bay Tân Sơn Nhất và bay tới Viêng Chăn, Lào và sau đó về nhà. Những người lính trẻ Việt Nam lục soát hành lý của chúng tôi một cách lịch sự. Họ cho phép chúng tôi mang theo tất cả phim của mình nhưng họ không tế nhị với đồ đạc cá nhân và thậm chí còn tịch thu chiếc gạt tàn là quà kỉ niệm của Khách sạn Caravelle mà một số phóng viên đã nhét vào trong túi của họ.

Có 82 người chúng tôi leo lên chiếc máy bay của Nga có cờ đỏ sao vàng sơn ở đuôi máy bay. Chúng tôi ra khỏi đường băng đi qua những tàn tích của trực thăng vận và máy bay chiến đấu. Khi chúng tôi cất cánh, lời reo vang ở khoang hành khách. Chúng tôi hành động liều lĩnh và sống sót. Tôi chuyền cho mọi người cùng uống chai Johnnie Walker đen mà tôi đã kiếm được từ văn phòng của Đại sứ New Zealand


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.