[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 23



ĐỤNG ĐỘ GALLAGHER

Mười lăm tháng sau khi Richard Nixon đắc cử, ông ta ra lệnh đổ bộ quân Mỹ vào Campuchia. Ông ta không chỉ làm những người biểu tình ở Hoa Kỳ sửng sốt mà cả giới báo chí Sài Gòn khi bắt đầu chiến lược lâu dài giới hạn chiến tranh mặt đất với Việt Nam. Vào ngày đầu tiên đổ bộ, ngày 1-5-1970, tôi bay tới Campuchia cùng chỉ huy vùng chiến thuật người Việt, Tướng Đỗ Cao Trí bằng trực thăng Huey của ông ta.

Tướng Trí là một sĩ quan trẻ khoa trương, đội mũ nồi màu đỏ và mang theo gậy chỉ huy. Ông ta được coi là chỉ huy chiến trường, và quan trọng hơn là thích thể hiện với phóng viên phương Tây. Vào giữa buổi trưa, ông ta sà xuống đội hình xe tăng người Việt, tránh những tay súng bắn tỉa, yêu cầu họ tiếp tục di chuyển. Ông ta chỉ huy những xe dẫn đầu, nhảy vào chiếc xe bọc thép cá nhân, chỉ chiếc gậy của mình về vị trí tay súng bắt tỉa trong một làng nông thôn nhỏ phía trước và thét mệnh lệnh bắn trả.

Vùng biên giới không được Chính phủ Campuchia canh gác và từ lâu được coi là khu căn cứ của cộng sản. Đó là khu vực thường bị lực lượng Bắc Việt thâm nhập. Tuần trước tôi đi cùng Steve Bell của ABC (Hãng truyền hình của Úc) và đội của anh ta trên đường quốc lộ 1 tìm kiếm Tiểu đoàn lính bộ miền Nam mà chúng tôi nghĩ ở phía trước. Chúng tôi lái xe tới tận thị xã Svây Riêng của Campuchia. Ở đó hoang vắng, trông nguy hiểm do vậy chúng tôi lái xe trở lại theo đường đã đi. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”

Đổ bộ diện rộng gây ngạc nhiên cho cộng sản và đẩy họ trở lại sâu trong rừng, rời bỏ những kho lương thực, đạn dược và vũ khí dưới lòng đất. Phản công lúc đầu còn yếu và không khí hoang mang phổ biến trong các lực lượng Mỹ. Tại một chốt pháo trong vùng “lưỡi câu” của chiến dịch tôi kí tên mình cho một số sĩ quan trẻ, những người mới đến Việt Nam gần đây và nhận ra tên tôi trong một số tên, bài.

Đổ quân vào Campuchia gây tranh cãi là câu chuyện lớn nhất ở Việt Nam từ chiến dịch Mậu Thân. Sự cạnh tranh xuất hiện để đáp ứng những yêu cầu của các biên tập viên lo lắng chỉ ra khủng hoảng đầu tiên to lớn của chính quyền Nixon. Các phóng viên và nhiếp ảnh đổ ra khắp vùng chiến tìm kiếm những tin sốt dẻo. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”

Ngày 3-5, tôi đi cùng trên trực thăng vận C-130 của Không lực Hoa Kỳ tại sân bay Tân Sơn Nhất hướng về Lộc Ninh, chở đầy lính Mỹ. Chúng tôi xếp theo hàng, bám vào những sợi dây treo trên ca bin. Chúng tôi gặp phải đợt gió mùa lắc đảo máy bay làm hầu hết hành khách gồm cả tôi buồn nôn.

Sau đó tôi xuống trực thăng ở chốt tiền đồn lính biệt kích người Việt và gặp một sĩ quan Mỹ phanh ngực, ướt đẫm mồ hôi, có lẽ anh ta đang chịu đựng sự mệt mỏi của chiến trường. Trong một chuỗi lời lẽ tục tĩu thét ra, anh ta nói cho tôi những gì anh ta nghĩ về báo chí và rút ra khẩu súng 45 li dọa tôi và yêu cầu tôi rời ngay lập tức, may mắn là tôi được một vài sĩ quan Việt Nam Cộng hòa cứu. Họ thuyết phục tôi nên ở phòng tuyến tiếp theo mà quan sát.

Trong mọi hoàn cảnh tôi vui vẻ đi cùng một trực thăng cứu tế lực lượng thiết giáp Mỹ bị lính cộng sản đào hào chặn bên ngoài thị trấn Snuol và đang chờ hỗ trợ không quân dọn sạch đường đi phía trước. Đại tá chỉ huy nói rằng đội xe tăng buộc phải rút lui khỏi Snuol lúc sáng và sẽ phản công vào hôm sau. “Tôi được cử tới đây vì đây là trung tâm của các hoạt động Bắc Việt; là nơi giao vận và tiếp tế của họ. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác là chiếm lấy nó”. Đại tá còn cho tôi sử dụng trực thăng của ông ta trong hành trình bay trở lại Ninh Lộc viết bài về chiến trường. Vào buổi tối tôi đã trở về để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào buổi sáng.

Khi trời rạng sáng, một làn sóng tấn công không quân qua các rừng cao su và vào thành phố cách chúng tôi một dặm. Khói bụi đất đỏ từ gạch vữa và khói đen cuộn lên trời. Trong khi dừng bắn vào lúc 9 giờ sáng, tôi cùng Lon Diniel của UPL và đội tin NBC leo lên những xe tăng di chuyển về phía trước trên đường. Những người lính căng thẳng và không chắc những người lính cộng sản đã rút lui dù tất cả đều cho rằng tấn công không quân ác liệt tới mức rất ít người có thể sống sót.

Snuol là thị trấn chỉ có hai dãy nhà. Có lẽ nó từng là bức tranh với vài con đường trồng cây và hoa ở những khu vườn đằng trước, nhưng tất cả những ngôi nhà và cửa hàng bằng bê tông hai tầng bị bom hủy diệt và chỉ một hàng những cửa hàng bằng gỗ còn tồn tại, những cánh cửa ra vào khóa và cửa sổ bị chặn. Những người Mỹ tìm kiếm mọi thứ từ đống tàn tích và tôi nhìn thấy một người lính chạy ra từ một cửa hàng mì Trung Hoa đang bốc cháy, trên tay đầy rượu Campuchia, một tay phiên dịch tiếng Việt đằng sau anh ta giật lấy một thùng sô đa đưa vào một xe tăng.

Chúng tôi quan sát những người lính khác phá những cánh cửa những cửa hàng còn lại, ăn trộm đồng hồ và mang ra những thiết bị điện tử trước khi cho tòa nhà bốc cháy. Một người lính mang ra một va li đầy giầy mới về xe tăng của mình, những người khác mang ra những chiếc xe máy và buộc chúng vào tháp súng ở xe của họ. Sau khoảng một giờ cướp phá, một sĩ quan tới thét lên: “Tránh xa những thứ đó ra, chúng ta đang hành quân”. Những tay lính cười và leo lên xe tăng. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”

Tôi sốc với cảnh tượng đó. Suốt thập kỷ trước, sự thái quá của quân đội miền Nam Việt Nam luôn là mối lo lắng thường trực đối với các cố vấn Hoa Kỳ. Bây giờ những người Mỹ không quan tâm đến những quy định cơ bản của chiến tranh phản công rằng không được lợi dụng dân thường. Những thói quen tệ hại nhất của học trò giờ đang được thầy giáo sử dụng.

Đầu giờ chiều, Lon Daniels và tôi đi nhờ một trực thăng tiếp tế hướng về phía nam và hạ cánh ở Tây Ninh. Ở đó có trực thăng không vận Caribou của quân đội Hoa Kỳ đang khởi động để bay trở lại Sài Gòn. Vào cuối buổi chiều, chúng tôi đã ở trong một taxi qua những con đường thành phố trở về văn phòng.

Chúng tôi không nói chuyện nhiều với nhau trên đường về nhà. Tôi biết Daniels đang suy nghĩ xây dựng bài viết. Anh ta là một phóng viên có kĩ năng, có danh tiếng với những cụm từ biến đổi đầy màu sắc. Tôi biết rằng mình đã có đủ tài liệu cho ngày hôm đó. Chiếc taxi đỗ tại văn phòng của tôi trước. Tôi nói tạm biệt và bước đi lặng lẽ vào tòa nhà.

Khi chiếc taxi biến mất ở góc đường, tôi đóng cửa thang máy và ngay sau đó ngồi vào máy đánh chữ. Tôi viết câu chuyện với rất nhiều chi tiết và nó trở nên huyên náo với dịch vụ tin quốc tế. Cùng với bài báo, Horst chuyển ba bức hình tôi đã chụp ở Snuol. Trong khi còn rất nhiều thời gian cho các báo buổi sáng ở Mỹ thì tôi về nhà mệt mỏi.

Tôi ngủ dậy muộn và trở lại văn phòng vào buổi trưa. Không có lời chào hỏi thông thường. Tôi biết có điều gì đó không ổn thì Horst tới chỗ tôi, đặt tay lên vai tôi và nói: “Tôi có thể hiểu nếu anh bỏ việc”. Trưởng phân xã lúc ấy, Dave Mason, đưa cho tôi thông tin từ biên tập ngoại sự Ben Bassett nót về những điều không hài lòng của New York với bài tin của tôi. Tôi đã quen với quan điểm này từ chính phủ nhưng chưa bao giờ mong đợi điều này từ AP:

“Chúng ta đang ở giữa tình hình có trách nhiệm cao của Mỹ liên quan tới Đông Nam Á và phải bảo vệ những bài tin của chúng ta ở thế trung lập và làm dịu cảm xúc. Đặc biệt, hôm nay chúng tôi đã bỏ phần cướp bóc và những thứ đại loại như vậy ra khỏi bản nháp của At vì chúng tôi không nghĩ đó là bản tin vì những thứ như vậy xảy ra trong chiến tranh và trong bối cảnh hiện tại có thể là sự kích động”.

Triều đại của Keng là “bối cảnh hiện tại” mà Bassett ngụ ý tới. Bốn sinh viên đã bị bắn chết bởi nhân viên an ninh quốc gia bang Ohio. Đồng nghiệp Richard Pyle đang nhìn tôi, chờ đợi. Tôi nổi tiếng là có tính cách nóng nảy khi bị chọc tức và điều này chắc chắn đủ lí do để tức giận.

Tôi đã không bùng nổ. Tôi biết rằng quyết định đó được đưa ra vội vàng. Tôi đã thua trận nhưng hy vọng sẽ chiến thắng cuộc chiến bằng cách nào đó tôi sẽ làm cho rõ ràng với AP tầm quan trọng của tất cả những gì chúng tôi đã làm ở Việt Nam trong suốt những năm dài, từ đấu tranh của Browne với Chính quyền Diệm đến những ngày đạo đức giả của Johnson và những cái chết của nhân viên chúng tôi.

Các nhân viên Sài Gòn không thể tin chúng tôi được yêu cầu không tuân theo những hướng dẫn làm tin cả thập kỉ rồi. Dave Mason gọi điện cho Gallagher và nói với ông ta rằng có “một cuộc khủng hoảng lòng tin” trong văn phòng.

Tôi cất tiếng khóc cay đắng từ trái tim: “Tôi bị quyết định của New York xúc phạm về nghề nghiệp, giết chết tất cả câu chuyện và những bức ảnh liên quan tới vụ cướp phá Snuol, họ cho rằng đó là sự kích động chứ không phải bản tin. Cá nhân tôi cũng buồn với lời nhận xét của biên tập ngoại sự Bassett rằng đó là một bài tin mang cảm xúc. Để lờ đi những vấn đề bẩn thỉu trong việc đổ bộ của Mỹ vào Campuchia chắc chắn sẽ có việc lờ đi nhiệm vụ của một phóng viên. Tôi thấy rằng giờ không thể thỏa hiệp bài tin của mình thích hợp với quan điểm chính trị Mỹ. Tôi dự định tiếp tục viết về chiến tranh theo cách của nó diễn ra và sẽ để trách nhiệm ngăn chặn tin bài cho New York”.

Để làm cho tình hình tệ hơn, chuyện của Lon Daniel gồm chuyện cướp bóc đã lan tràn toàn nước Mỹ và được tờ Washington Post sử dụng như là bài xã luận hàng đầu về tính chất vô vị trong chính sách đối với Việt Nam.

Tôi rò rỉ câu chuyện cho Kevin Buckley của tạp chí Newsweek biết để buộc AP phải tiết lộ ra, và tuần sau đó một bài báo xuất hiện trong tờ tạp chí đó trích lời của Gallagher khi chấp nhận rằng ông ta đã “sai lầm trong việc đánh giá”.

Sáu năm sau khi Gallagher nghỉ hưu, ông ta nói rằng bịt miệng câu chuyện của tôi là một trong những lỗi lầm lớn nhất từng làm.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.