SÔNG BÉ
Mối quan tâm về những người Mỹ trở nên bức thiết đến mức những bài viết của chúng tôi về nỗ lực quân sự của người Việt giảm hẳn. Những tờ báo ở hậu phương nước Mỹ quan tâm tới những câu chuyện về những người lính quê nhà của họ hơn. Các biên tập viên tận dụng góc cạnh địa phương, giờ thông cảm hơn với những bài tin chiến trường của chúng tôi mà những chàng trai Mỹ liên quan trực tiếp.
John Wheeler, Ron Deutsch, Ed White, George Esper, Bob Poos, Hugh Mulligan và tôi giúp hệ thống bán tin AP làm việc với “những người ở nhà” rằng bất kỳ chúng tôi viết gì về những người đàn ông hay phụ nữ đó ít nhất phải được xuất bản trong báo địa phương của họ và được những người họ hàng gửi trả lại Việt Nam cho họ đọc.
Tôi hiểu việc nhấn mạnh vào người Mỹ nhưng tôi hối hận điều đó. Tôi làm quen rất nhiều bạn ở các quân đoàn sĩ quan của các đơn vị lính thuỷ đánh bộ người Việt và lính nhảy dù. Họ luôn nuôi dưỡng tán dương tôi và dẫn tôi về nhà mà không lo sợ. Các sĩ quan Mỹ làm cố vấn cho các đơn vị này chỉ tầm tuổi tôi hoặc trẻ hơn một chút. Tôi thích đi cùng họ, nói chuyện về chiến tranh. Tôi vẫn cố gắng tìm kiếm những cơ hội có thể.
Viết về những đơn vị tham chiến Mỹ cần có kế hoạch. Tôi đã quen với việc phóng đi bất kỳ nơi nào tôi muốn đi. Hành trình lang thang trên đất nước Việt Nam làm tôi hứng thú, cảm nhận được khung cảnh và con người ở đây. Có một suy đoán rằng tất cả những người Việt Nam không ở trong rừng với Việt Cộng đều đứng về phía chúng tôi. Tôi nhìn thấy họ hàng ngày, và tất cả đều thân thiện dù có dáng vẻ mệt mỏi dưới những nón lá vành rộng, đạp xe hối hả qua thành phố tới trường, cửa hàng và văn phòng hay kiếm sống bằng bán đu đủ, xoài, bưởi và na ở chợ hay làm vú em cho con chúng tôi và người giúp việc cho các gia đình.
Nhưng không phải tất cả người Việt Nam đều vậy. Khi tôi xuống thị xã Sóc Trăng đầu năm 1965 nhiều người đang nói chuyện về một người phụ nữ 34 tuổi ở vùng gần đó làm công việc giặt là những bộ quần áo lấm bùn và mồ hôi cho phi công Mỹ và dọn dẹp doanh trại bừa bộn của họ. Cô ta trở thành một thiết yếu của lính Mỹ trong vòng sáu tháng cho tới một ngày, cô ta đến với cái bụng phình to đáng nghi ngờ. Một lính Mỹ phát hiện ra những tài liệu an ninh rơi ra khỏi váy người giặt quần áo và lôi ra một chuỗi chất nổ bằng nhựa từ dưới áo lót của cô ấy. Sau đó họ giải cô ấy tới trạm quân sự gần đó để thẩm vấn. Một giờ sau, hai người lính dẫn cô ta ra cánh đồng, bắn chết và vứt xác ở đó. Phi công Mỹ không quan tâm về sự công bằng chiến trường nhiều như sự trung thành của 70 phụ nữ địa phương được thuê tại căn cứ quân sự, rất nhiều người trong số họ có sự quý trọng tương tự như cô gái giặt là thuê mà đã xác đang mục rữa trong cánh đồng xanh cuối đường băng. Câu chuyện đó không phải là duy nhất: Bạn có thể nghe những câu chuyện tầm phào tương tự xung quanh nhiều căn cứ quân sự Mỹ mọc lên như nấm. Tính hai mặt và sự tàn ác trở thành chủ đề trên khắp miền Nam Việt Nam cùng sự bốc đồng của người Mỹ. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”
Tôi vẫn có cơ hội để viết về phía Việt Nam trong chiến tranh thường là khi những thảm hoạ xảy ra. Tôi đi về phía bắc tỉnh Phước Long cùng Horst vào một buổi sáng tháng 5-1965 sau khi chúng tôi biết thị xã Sông Bé đã bị Việt Cộng chiếm đánh. Chúng tôi đi nhờ máy bay Caribou của lực lượng Không quân Việt Nam Cộng hoà tới Bến Cát, sau đó đi bằng trực thăng vận chuyển lính Cộng hoà vào để tái chiếm thành phố. Chúng tôi đáp xuống đường băng bẩn thỉu đầy bùn vào đầu buổi chiều, cẩn thận đi bộ ba dặm vào Sông Bé cùng một tiểu đoàn lính đặc nhiệm Cộng hoà.
Tất cả chúng tôi đều sợ bị mai phục. Không gian yên lặng tới mức tôi có thể nghe thấy ngọn tre vít vào nhau trong gió. Sau đó chúng tôi hướng ra khúc rẽ cong nhô cao trên đường, nhìn xuống thành phố ngập trong khói đen. Thành phố trải dài bên bờ sông trong một thung lũng nằm thấp phía trước chúng tôi. Tiếng súng nổ, nhưng không phải hướng vào chúng tôi, mà quét qua những mái nhà gạch ngói đen ở khu hành chính trong trung tâm thành phố.
Chúng tôi bì bõm tiến vào tỉnh lỵ, Sông Bé, cố gắng theo kịp sự hộ tống của đội biệt kích đang nhanh chóng lao về phía trước, bước vào những gì còn lại của trụ sở thành phố đã bị san bằng bởi chất nổ đi-na-mít. Đống đổ nát một phần bao phủ những cơ thể vỡ nát của mười lăm lính phòng vệ. Tôi nghe tiếng vang của trực thăng và Horst nói một cách hiểu biết, “B-57s” và ngắm vào chiếc Leica của anh ta khi hai máy bay thả bom màu đen bóng xuất hiện từ phía sau núi Sông Bé. Máy bay tiến dần xuống mục tiêu trong rừng cao su về hướng tây dội bom và oanh tạc bằng súng 20mm trước khi vút đi. Theo sau chúng là ba trực thăng khai quang bằng chất cháy.
Một sỹ quan người Việt nói với chúng tôi 100 lính Cộng Hoà đã bị giết và bị thương. Cuộc tấn công của Việt Cộng bắt đầu vào sáng sớm, kéo vào Sông Bé suốt cả ngày và kẻ thù tập hợp bên ngoài thành phố cho cuộc tấn công lần thứ hai. Sỹ quan yêu cầu đưa chúng tôi ra khỏi thành phố. Horst và tôi đều đồng ý, tình hình rất nguy hiểm nhưng chúng tôi cũng cảm thấy câu chuyện cần một trong hai chúng tôi ở lại.
Tôi tình nguyện ở lại và Horst quay trở về bằng chiếc xe jeep ra đường băng đợi máy bay. Xe trở lại cùng phóng viên ảnh, Trung sỹ Al Chang của tờ Stars and Stripes với điếu xì gà to như thường lệ. Tôi tóm tắt cho anh ta về những nguy hiểm, anh ta gợi ý chúng tôi nghỉ qua đêm tại khu cố vấn quân sự Mỹ, nơi chúng tôi sẽ an toàn và chúc may mắn bằng chút bia lạnh. Ở đó không phải vậy. Hàng rào bảo vệ thép gai đã bị bắn phá vào sáng sớm bởi một nhóm Việt Cộng cảm tử đã giết chết năm trong ba mươi cố vấn Mỹ, làm thương những người khác và xoá sổ khu nghỉ ngơi, phòng ăn tập thể. Sau này tôi đã viết:
“Sông Bé, Việt Nam, ngày 13-5. Họ tìm thấy một trung sỹ chết vào sáng ngày thứ ba, tay dang ra phía sau cửa phòng ăn đầy máu trong nhà ăn tập thể của đội cố vấn Mỹ. Tay phải anh ta giơ lên cầm một con dao. Anh ta là Trung sỹ Horance E.Young ở Fayetteville, Bắc Carolina, một trong năm người Mỹ bị giết trong cuộc tấn công của Việt Cộng ở thị xã Sông Bé cách saì Gòn 74 dặm về phía bắc. Bác sỹ quân y, trung sỹ William D.Benning ở Cincinnati, bang Ohio chết trong khi cố gắng cứu một tá những những người bị thương, cả đồng đội Mỹ lẫn Việt Cộng. Một đội cảm tử đỏ tấn công vào Benning khi anh ta làm việc trong phòng ăn tập thể và nổ lựu đạn. Benning chết ngay tức thì và hai người cạnh anh ta cũng vậy nhưng chưa được công bố vì người nhà của hai người chưa được thông báo. Người thứ năm chết là trung uý Johnnie K.Culbreath ở Callison, bang Nam Carolina bước ra từ hố cá nhân gần phía Tây cuối doanh trại Mỹ. Anh ta thét lên “Chúng đến tấn công những người bị thương”. Những du kích bên trong bắn qua cửa giết chết anh ta khi viên trung uý chạy về phía nhà ăn tập thể”.
Đại tá Mitchell Sakey chỉ cho chúng tôi xem sàn nhà ăn tập thể đầy máu khô trải đầy băng vải. Chiếc tủ lạnh bị bắn thủng với những lỗ đạn làm rơi đồ lạnh lên sàn. Một người sống sót giấu tên nhanh trí trao cho tủ lạnh huy chương chắn đạn trái tim hồng, một sự trang trí được vẽ bằng son môi trên cánh tủ. Đại tá Sakey đồng ý cho chúng tôi ở lại đêm đó. nhận xét rằng đó là tự nguyện và có những bản báo cáo về Việt Cộng đa số trong tư thế vác súng cho một cuộc tấn công khác. “Tôi sẽ phải dồn hết sức vào nhiệm vụ. Tôi sẽ cần hai cậu giúp đỡ trong trận phòng thủ tối nay”, ông ta nói với chúng tôi.
Tôi nhìn Al Chang gật đầu một cách cam chịu. Sau chiến tranh Triều Tiên, anh ta nghĩ mình đã đổi súng lấy máy ảnh vĩnh viễn. Đại tá Sakey đẩy vũ khí vào tôi nói rằng: ” Cầm lấy khẩu súng các bin này và nhặt lấy ba trăm viên đạn ở kho vũ khí, đi bảo vệ tay bắn súng cối ở trên hào phía Tây”. Tôi cảm thấy trái tim trùng xuống và biết rằng mình sẽ làm điều đó nhưng tôi bình luận một cách lấy lệ: “Tôi biết ông chịu trách nhiệm nơi này, ông là một người lính lão luyện. Vậy còn về Hiệp Định Giơnevơ cấm những công dân tham gia vào điều này thì sao?”. Ông ta nhìn tôi đáp: “Cậu có muốn tin rằng Việt Cộng sẽ kính trọng vai trò công dân của cậu tối nay không hả cậu bé?”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ”
Tôi nhét đạn đầy túi áo và túi quần, loạng choạng trong bóng tối cùng Chang tới hầm pháo cối để hỗ trợ tay bắn súng. Khi đôi mắt của tôi bắt đầu quen với bóng tối lờ mờ, tôi nhận thấy bức tường bao cát xung quanh vị trí của tôi đã bị bắn tung toé trong trận tấn công trước. Tôi nhìn xuống đường dốc qua những đống bùng nhùng còn lại của hàng rào thép gai tới những bụi cây dưới rãnh. Trong ba năm ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ bị trơ trụi với mức độ nguy hiểm cá nhân như vậy. Và nếu có con đường xa lộ sáu làn đường mở ra cho một đội tấn công cảm tử thì chính là đây. Tôi thì thào với Al bằng một câu hỏi nguy cấp về chiến thuật: Tôi sẽ phải làm cái chệt tiệt gì đây khi những tay kia tấn công lên từ đường dốc? Anh ta nói điều gì đó về đặt súng các bin ở chế độ tự động, nhắm mặt lại và bấm cò. Nếu tôi bỏ vị trí và trốn dưới gầm bàn trong phòng ăn tập thể khi trái tim tôi đang mách bảo làm điều gì đó thì tôi sẽ rất bẽ mặt vào sáng mai đến nỗi sẽ không bao giờ có đủ can đảm giáp mặt ở vùng chiến nữa.
Tôi quan sát những khẩu súng nổ giống như trình diễn sao băng khi những chiếc C-47 cũ được trang bị các loại sung nhỏ mới và đèn hồng ngoại. Những chiếc Puff này là máy bay Magic Dragon bắn phá vào những mục tiêu ở phía trước tối đen như mực. Súng của kẻ thù bắn trả trên bầu trời. Người bắn súng cối của Al bắn rất nhiều băng đạn vào bụi trong rừng phía sau chúng tôi, những viên đạn lao vút trên đầu khi tôi nằm sóng soài với khẩu súng trên vai. Cuộc tấn công mặt đất mong đợi chẳng bao giờ xảy ra. Vào buổi sáng cơ thể tôi cóng lạnh, chính tôi đã hiểu ra một điều tôi vẫn có thể đảm nhận nhiệm vụ mặc dù sợ hãi và sẽ sẵn sàng mạo hiểm để có được một câu chuyện hay