Trúc Mã Thanh Mai

Chương 3



Thực ra trước khi nhà họ Lư chuyển đi, thành tích của Tiểu Kim đã đuổi kịp con trai của họ.

Về môn Toán, tiểu tử nhà họ Lư vẫn khá hơn một chút, cậu ta ở lớp
accelarate class (lớp tăng cường), Tiểu Kim ở lớp advanced class (lớp
vừa), cao hơn một cấp so với lớp bình thường, thấp hơn một chút so với
lớp accelerate class. Nhưng Tiểu Kim lại mạnh hơn Lewis ở lớp Viết, là
thành viên của Writing Club (Câu lạc bộ viết), còn Lewis thì không.

Writing Club là tổ chức mang tính toàn trường, chỉ nhận những học sinh có năng
khiếu nhất trong lĩnh vực viết lách, trong câu lạc bộ chỉ có mình Tiểu
Kim là học sinh nước ngoài, những bạn khác đều là con cái của những gia
đình sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

Sầm Kim rất tự hào vì đều đó, cảm
thấy con gái mình sang Mỹ chưa được mấy năm mà khả năng viết tiếng Anh
đã đạt trình độ để vào Writing Club thật sự không hề đơn giản. Việc viết lách không phải chỉ học thuộc lòng một cách cứng nhắc là có thể viết
được, cũng không phải khổ luyện là có thể viết được, ít nhất phải có tám mươi phần trăm là tài năng, hai mươi phần trăm là nhờ sự tích lũy.

Nhưng mẹ Lewis lại coi đó là một việc không hay, còn cảnh báo cô:

– Mẹ Petal này, chị cho con gái vào Writing Club làm gì? Lãng phí thời
gian. Lẽ nào sau này nó dựa vào viết lách để kiếm miếng cơm?

– Không phải dựa vào viết lách để kiếm miếng cơm, nhưng viết tốt thì cũng có cái hay chứ?

– Viết tốt thì làm được gì? Rất nhiều trường đại học khi tuyển sinh đều
không xem xét điểm viết của SAT[1], chi bằng chị siết chặt hơn môn Toán
của nó, nếu không sau này thi SAT sẽ bị kéo điểm xuống đấy.

[1]. SAT là một trong những kỳ thi chuẩn hóa (nghĩa là mỗi đợt thi đều có
dạng thức đề thi giống nhau) cho việc đăng ký vào một trường đại học tại Mỹ. Kỳ thi SAT được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board của Mỹ, và được phát triển bởi tổ chức ETS – Education Testing Service (Tổ
chức giáo dục chuyên về dịch vụ thi cử).

– Nó cũng rất đang nỗ lực trong môn Toán.

– Có phải nó học hay lệch, các môn xã hội thì tốt, còn các môn tự nhiên thì không tốt lắm?

– Tôi thấy môn Toán của nó không tồi, có thể vào lớp advanced class chứng tỏ giỏi hơn những đứa bình thường, thế là tôi hài lòng rồi.

Mẹ Lewis rất không tán thành:

– Đây là mặt chưa được ở các bậc phụ huynh như chị, bản thân chị không
đặt ra cho con mình mục tiêu xa hơn một chút thì sao có thể đôn đốc con
cái nỗ lực vươn tới mục tiêu lớn chứ? Nếu con cái biết chị rất hài lòng
với việc nó vào được lớp advanced class thì nó sẽ không tiếp tục nỗ lực
nữa.

Sầm Kim không biết làm thế nào mới khiến mẹ Lewis hài lòng, cô cảm thấy rất đau đầu.

Không chỉ có như vậy, mẹ Lewis cũng rất lo lắng cho tình trạng hôn nhân của Sầm Kim:

– Này! Con cái không có bố sau này sẽ có khiếm khuyết trong tính cách đấy.

Sầm Kim định nói đùa để đối phó với vấn đề này:

– Ai nói Petal không có bố? Không có bố thì đâu thể có con?

– Ồ! Không phải là tôi nói không có bố đẻ, ý tôi nói là một gia đình
không có đàn ông thì tính cách của con cái chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, sẽ khá nhu mình, thiếu vẻ nam tính…

Nguồn ebooks: http://www.luv-ebook.com

– Con gái cần nam tính làm gì?

– Sao lại không cần nam tính? Con gái không nam tính một chút thì khi ra
ngoài xã hội thì sao đấu được với người ta? Chỉ có gia đình có đầy đủ bố mẹ thì con cái mới có thể phát triển toàn diện.

Sầm Kim nghiến răng nói đùa:

– Vậy chị nói xem phải làm thế nào? Lẽ nào tôi có thể trở về quá khứ thay đổi việc ly hôn ư?

– Ly hôn không hẳn là không thể khắc phục, không phải còn có thể tái hôn sao?

– Chúng tôi không thể quay lại với nhau được.

– Bố nó không chịu quay lại?

– Bố nó có chịu quay lại thì tôi cũng không đồng ý.

– Tại sao hai người ly hôn?

– Tính cách không hợp.

Mẹ Lewis liền thở dài:

– Tôi thấy tính cách chị quá mạnh mẽ. Phụ nữ mạnh mẽ quá cũng không tốt,
giải quyết mối quan hệ với chồng không tốt thì sẽ làm ảnh hưởng rất xấu
đến con cái. Đàn ông ấy mà, tính cách phải mạnh mẽ hơn đàn bà, chị có
thể nhường anh ta một chút, biết chị đang nhường thì anh ta sẽ đối xử
tốt hơn với chị, cuối cùng chỉ sẽ không bị thiệt thòi. Phụ nữ mạnh mẽ
quá, không chịu nhường một bước, trông thì có vẻ không bị thiệt thòi,
nhưng cuối cùng vẫn sẽ chịu thiệt thòi lớn.

– Chịu thiệt thòi cái gì?

– Ly hôn chẳng phải là chịu thiệt thòi sao?

– Nếu ly hôn đồng nghĩa với việc chịu thiệt thòi thì anh ta cũng bị thiệt.

– Nhưng đàn ông lại khác! Tôi đoán anh ta đã tái hôn rồi.

– Vâng! Tái hôn rồi.

Mẹ Lewis vẻ toàn thắng:

– Chị xem, tôi nói có đúng không? Anh ta ly hôn xong, lập tức có thể tìm
người khác rồi kết hôn, nhưng chị thì không thể, vậy chẳng phải chị bị
thiệt thòi sao?

– Tôi không cho rằng ly hôn rồi không tái hôn là bị thiệt.

– Chị có thể khăng khăng không chịu thừa nhận, nhưng con gái chị sẽ chịu thiệt thòi cùng với chị.

– Con tôi thì thiệt thòi cái gì? Không phải nó đang sống tốt đấy sao?

– Sao nó có thể sống tốt được? Người ta có bố, nó không có bố.

– Tôi đã nói với chị rồi, nó có bố.

Mẹ Lewis đành nhượng bộ:

– Được rồi, cứ coi như nó có bố, nhưng bố nó không ở cùng với nó! Nó thấy người ta có bố mẹ ở cùng, còn mình chỉ có mẹ ở bên, lẽ nào nó không
buồn sao?

– Nó chưa hề buồn vì việc này.

– Nó buồn cũng
sẽ không nói với cô! Phải chú ý quan sát mới thấy. Tôi luôn cảm thấy
tính cách của Petal có phần cô độc, có thể là do cô và bố nó không sống
cùng nhau đã gây nên điều đó.

– Tôi không thấy tính cách của con gái tôi cô độc, nó đã kết giao được với rất nhiều bạn.

Cô điểm ra một chuỗi danh sách các tên, mẹ Lewis nghe xong liền chau mày nói:

– Sao tôi thấy đám trẻ mà cô nói đều không phải là người Trung Quốc? Petal nhà cô không kết giao với bạn người Trung Quốc à?

– Kết bạn với ai mà chẳng giống nhau?

– Đối với đám trẻ nước ngoài, tôi vẫn luôn không yên tâm, ai biết gia
đình chúng nó như thế nào? Cô phải theo sát Petal một chút, đừng để nó
chơi bời với đám trẻ xấu.

– Tôi vẫn theo sát nó, nó sẽ không chơi với đám bạn xấu đâu.

Mẹ Lewis nói với vẻ lo lắng:

– Ừ! Con cái mà có bố mẹ ly hôn thì sau khi lớn cũng dễ ly hôn.

– Tại sao?

– Từ nhỏ chúng đã không được biết một gia đình êm ấm là thế nào, cô bảo
làm sao chúng hiểu được cách để xây dụng một gia đình êm ấm, hạnh phúc?

– Tôi thì lại được nghe điều hoàn toàn ngược lại, con cái mà có bố mẹ ly hôn thì càng biết trân trọng tình yêu và hôn nhân.

Mẹ của Lewis tỏ vẻ “không nghe lời người xưa, sau này sẽ thiệt thòi”, chị ta lắc đầu và không nói thêm gì nữa.

Sau cuộc nói chuyện này, Sầm Kim tưởng mẹ Lewis sẽ từ bỏ ý định làm thông
gia với nhà cô, và sẽ không quan tâm đến chuyện của cô và con gái cô
nữa. Nhưng cô đã lầm, mẹ Lewis không những không xa lánh cô mà còn tích
cực giới thiệu đối tác cho cô.

Nhưng trong tay mẹ Lewis cũng chẳng có mấy lá bài, cũng chỉ có thể đôn đáo nhờ người khác giúp.

– Anh Trương này, chỗ anh có anh nào tầm hơn bốn mươi tuổi không? Một
người bạn thân của em đã ly hôn, một mình nuôi con gái, tôi nghiệp lắm,
cô ấy nhờ em giúp xem có đối tượng nào không.

Nguồn ebooks: http://www.luv-ebook.com

– Tiểu Lý này, tôi nghe nói bố cậu gần đây sang thăm thân hả? Mẹ cậu mất
rồi à? Vậy bố cậu đã có ý tái hôn chưa? Tôi quen một người bạn, đang học tiến sĩ ở đây, rất hợp với bố cậu.

Cứ như vậy người này truyền
đi người kia truyền lại, lời đồn thổi truyền đi khắp nơi, trường đại học A có một vị phụ huynh là mẹ đơn thân, tha thiết muốn tái hôn, nhờ người dẫn mối.

Trong một thời gian, các kiểu đàn ông loạn xì bà nhằng đều được đẩy đến trước mặt cô.

Cô phải tốn rất nhiều thời gian giải thích với mọi người nhưng người ta cũng không tin.

Cô phát bực:

– Tôi không có ý định tái hôn, mọi người làm ơn đừng tác hợp cho tôi nữa.

Như vậy thành ra đắc tội với những người có ý tốt giới thiệu, họ nói cô đạo đức giả, kiêu ngạo và nói với giọng mỉa mai:

– Xem cô ta kiêu căng kìa! Để con cô ta tìm được người như thế nào nữa! Sau này rồi cô ta sẽ phải khóc.

Trong bữa tiệc chia tay, mẹ Lewis cũng không quên chuyện tái hôn của Sầm Kim, nhân lúc cô xuống nhà xem con gái trượt patin, liền thì thầm với cô:

– Này, tôi sắp đi rồi, nhưng chuyện lớn của chị tôi vẫn sẽ không quên,
lần này tôi đã mời Vương Đan Sinh, chính là cái anh mặc comle xanh đó,
anh ấy không chỉ giỏi ở cái đầu mà rất thiệt thà. Cách đây không lâu, vợ anh ta chạy theo một người Mỹ.

Sầm Kim khóc dở mếu dở:

– Vợ anh ta chạy theo người Mỹ nên chị muốn tôi thế chỗ?

– Không phải ý đó, tôi chỉ cảm thấy hai người rất xứng đôi.

– Chị vẫn còn muốn tôi đi lấy chồng? Tôi đã nói với chị rồi, tôi không muốn tái hôn nữa.

– Nói thì nói như vậy, nếu thật sự gặp được người phù hợp, cô vẫn không
muốn lấy ư? Cô không nghĩ cho cô thì cũng phải nghĩ cho Petal chứ.

– Lẽ nào tôi tìm bố dượng là vì Petal, như vậy thì nó mới hạnh phúc?

– Bố dượng cũng còn hơn là không có bố, gia đình đơn thân không hoàn chỉnh, mà con cái sống trong gia đình không hoàn chỉnh thì…

Sầm Kim không muốn đề cập đến vấn đề gia đình đơn thân này nữa, đi sang nói với con gái, coi như cắt đứt bài diễn văn dài của mẹ Lewis.

Nhưng câu nói này của mẹ Lewis cũng khiến cô để ý một chút đến anh chàng
Vương Đan Sinh mặc bộ comle xanh đó. Hơn bốn mươi tuổi, không xấu trai,
nhưng cũng không có điểm nào đáng để chú ý, mới nhìn thì biết là một
người thật thà, mẫu người thật thà đến nỗi chẳng có vị gì.

Rất
có thể mẹ Lewis đã công khai ý làm mối cho Vương Đan Sinh vì cô phát
hiện thấy anh ta cũng đang quan sát cô, vừa chạm phải ánh mắt cô liền
cúi đầu chào. Cô rất thông cảm với người đàn ông tên Vương Đan Sinh này, nhưng nếu bắt cô phải sống với anh ta đừng nói là cả đời mà chỉ chốc
lát thôi cũng sẽ khiến cô chịu không nổi.

Một lát sau, cô phát
hiện ra Vương Đan Sinh đang làm thân với Tiểu Kim, chắc có ai đã dạy anh ta, cách tốt nhất để túm được một bà mẹ đơn thân thì trước tiên phải
lấy được lòng con gái cô ta.

Vương Đan Sinh hỏi:

– Petal, sau này cháu muốn làm gì?

– Viết ạ.

– Viết? Thế chẳng phải là làm nhà văn sao?

– Là writer viết screenplay (người viết kịch bản cho phim).

Vương Đan Sinh dường như không hiểu:

– Screenplay?

Đúng lúc đó, ti vi nhà họ Lư đang chiếu một bộ phim truyền hình, Tiểu Kim liền chỉ vào nói:

– Chú xem, đó chính là screenplay!

Có một vị khách xen vào:

– Hả? Sau này Petal muốn viết kịch bản cho phim truyền hình à? Vậy thì
giỏi quá, về sau chúng ta sẽ xem phim truyền hình do cháu viết.

Tiểu Kim nói một cách khảng khái:

– Cháu sẽ đưa mọi người lên phim.

Mẹ Lewis liền dội ngay một gáo nước lạnh:

– Cháu viết kịch bản phim, liệu có ai muốn quay không?

– Nếu cháu viết hay thì sẽ có người quay.

– Thế cũng chưa chắc, cháu không phải là người Mỹ, tiếng Anh có tốt như
người Mỹ được không? Hơn nữa người Mỹ rất kỳ thị người nước ngoài, người nước ngoài đòi chen chân vào ngành điện ảnh truyền hình của họ ư? Không có cửa đâu!

Tiểu Kim liền hỏi Vương Đan Sinh:

– “Kì thị” là gì hả chú? Và “không có cửa” có nghĩa là sao ạ?

Vương Đan Sinh dường như cũng không viết hai từ này dịch sang tiếng Anh như thế nào, cứ lúng túng ấp a ấp úng.

Sầm Kim nói với con gái:

– Kì thị là prejudice, bias, không có cửa là no way.

Tiểu Kim liền trả lời mẹ Lewis:

– Nếu người Mỹ không muốn quay thì cháu sẽ tìm người Trung Quốc.

Mọi người đều cười phá lên, nói vui:

– Petal, cháu đừng viết cô xấu quá đấy.

– Hãy viết cho tốt một chút!

– Đừng dùng tên thật của cô được không?

Từ trước đến nay Sầm Kim chưa hề được nghe con gái nói chuyện muốn làm nhà viết kịch, cô cũng chưa bao giờ hỏi con bé lớn lên muốn làm gì, cảm
thấy nó còn quá nhỏ. Hôm nay nghe thấy vậy, cô cũng hơi kinh ngạc, không ngờ con gái đã đặt ra mục tiêu cho mình như vậy.

Cô và bố Tiểu
Kim đều học tự nhiên, bình thường cũng không ai đề cập đến chuyện làm
nhà văn hay viết kịch bản phim, nhưng Tiểu Kim lại chọn con đường làm
nhà văn, chỉ có thể nói là do di truyền.

Có lẽ ước mơ làm nhà
văn đã được viết trong gen nhà họ Sầm, ước mơ đó được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, tổ tiên nhà họ Sầm đâu như có mấy người đỗ tú tài, cử nhân gì gì đó, ở thời đại đó, người đỗ tú tài cử nhân đều phải nhờ
vào tài viết văn.

Bố cô được thừa hưởng cái gen làm nhà văn của
nhà họ Sầm, cũng được kế thừa tài năng viết văn của dòng họ, ngòi bút
rất sắc bén, thường xuyên có bài viết đăng trên các báo và tạp chí, thời trẻ đã có tác phẩm đạt giải thưởng, rất có tiếng ở tỉnh D.

Mẹ
của Sầm Kim là một người yêu văn, gọi như bây giờ là “nữ sinh yêu văn
nghệ”. Bố cô với tư cách là nhà văn trẻ đến trường của mẹ cô nói chuyện, nói về những kinh nghiệm sáng tác của mình, nhờ đó mà bố mẹ cô quen
nhau. Một anh nhà văn trẻ đẹp trai, phong độ đứng trên sân khấu nói
chuyện rất đĩnh đạc, vô số các nữ văn sĩ nghe báo cáo ở phía dưới, người nào người nấy đều phân tâm, không biết là bị thuyết phục bởi tài hùng
biện của nhà văn Sầm hay đổ vì phong độ của ông.

Mẹ đã yêu chàng thanh niên trẻ vừa phong độ vừa đẹp trai rất có khiếu ăn nói đó, trở
thành một người hâm mộ kiên định của nhà văn Sầm, theo cách nói bây giờ
thì chính là “Fan cuồng nhiệt” của nhà họ Sầm.

Nhưng nhà văn Sầm có bao nhiêu người hâm mộ như vậy nên việc mẹ cô muốn lọt vào con mắt
của ông thật không dễ dàng gì, mẹ đã rất nỗ lực, nhưng cũng chỉ lọt được vào nhóm fan vòng ngoài của ông, cùng với mấy cô nữ sinh khác mời ông
giảng một khóa văn học.

Nếu không xảy ra phong trào chống phái
hữu chưa từng có trong lịch sử thì có lẽ mãi mãi mẹ sẽ không có cơ hội
lọt vào mắt xanh của nhà văn Sầm.

Nhiều lúc cuộc sống quá chật
vật, khó khăn, Sầm Kim sẽ chửi rủa phong trào đó, nếu không có phong
trào đó, bố mẹ cô sẽ không thể đến với nhau, và cũng sẽ không sinh ra
cô, như vậy cô sẽ không phải chịu đựng tất cả nỗi khổ của nhân gian;
nhưng khi được hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào của cuộc sống, cô lại
sẽ cảm ơn phong trào đó, nếu không có nó thì bố sẽ mãi mãi là nhà văn
của tỉnh, còn mẹ cũng sẽ dạy học ở một trường nào đó trong tỉnh, nhưng
họ sẽ không kết thành vợ chồng và sinh ra cô.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.