Tôi cứ như vậy ngây ngốc trôi qua một ngày nơi miền quê êm đềm. Tôi vẫn chưa nói qua nhỉ. Đây là một góc nhỏ của mảnh đất miền Tây. Mảnh đất bị bao phủ bởi đồng ruộng bạt ngàn, phù sa màu mỡ bồi đắp qua mỗi mùa lũ. Cứ mỗi mùa nước lên thì nơi đây cũng mênh mông biển nước trắng xóa cả cánh đồng.
Nhắc đến đây tôi có chút thổn thức. Tôi từng trải qua mùa lũ đôi lần ở đây. Thật ra thời gian tôi trải qua không dài chỉ hai ba ngày là cùng. Có lẽ là ba má sợ tôi gặp nguy hiểm nơi vùng sông nước cho nên đến mùa lũ chưa bao giờ cho tôi ở lâu nơi đây. Huống hồ trong khoảng thời gian này tôi cũng phải vào năm học mới. Tôi chỉ nhớ là mỗi lần nước dâng vào mùa lũ khoảng sân trước nhà bà tôi ngập nước. Thời điểm đó cá cũng nhiều. Người dân cũng thu hoạch không ít cá vào mùa này. Đáng tiếc tôi không được chứng kiến cảnh đó.
Người miền Tây trong tôi luôn hiền lành chất phác. Mà trong tiềm thức của tôi, nụ cười của bà nội bao trọn tất cả những phẩm chất của người miền Tây. Nhìn miếng trầu mà nhai móm mém tạo thành chất lỏng màu đỏ nhuộm đỏ răng, nó bình dị đến mức tôi nghĩ rằng trong cuộc sống của bà nội tôi hình như không có sự tranh đua cùng vội vã.
Tôi lại quên mất mình vẫn đang ở mùa hè, tôi mong muốn nhìn thấy mùa nước nổi nhưng đến lúc thì phải.
Mấy ngày sau đó tôi cũng không làm được chuyện to tát gì. Chị Thương cũng nghỉ hè nên thường ra đồng hoặc làm cỏ vườn cùng bác hai gái. Tôi cũng đi ra vườn nhưng chẳng làm được mấy cọng cỏ đã bị đuổi vào nhà. Bác gái luôn nói rằng bàn tay tôi là để sau này cầm phấn, cầm viết không cần phải lấm lem bùn đất. Tôi dù rất muốn phản đối suy nghĩ này của bác gái nhưng không còn cách nào khác là nghe lời. Trong mấy ngày này tôi cũng không gặp bác trai tôi được mấy chốc lại thấy bác đi nơi này, nơi nọ. Anh họ của tôi tức là anh hai của chị Thương- anh Học đã có vợ nên tôi cũng chỉ gặp mặt được một hai lần. Sau khi lấy vợ anh ấy đã ra ở riêng cho nên thỉnh thoảng mới về.
Có điều nhà anh Học cũng không xa lắm đi bộ khoảng hai mươi phút là đến. Tuy vậy nhưng hai vợ chồng anh ấy vì mưu sinh nên cũng chẳng có thời gian đâu mà về thăm bà nội cùng hai bác tôi thường xuyên. Nếu chị Thương lấy chồng không chừng căn nhà chỉ còn có ba cụ già mà thôi. Nghĩ đến đây trong lòng tôi chợt buồn.
Thằng Lâm thì càng chẳng thấy mặt mũi nó đâu. Nói tới cũng phải trách cái người cỗ quái tên Trí cùng Tín. Hai người này không biết tại sao hay đến nhà bà tôi đưa cái này cái nọ. Đưa xong rồi cũng kéo theo thằng Lâm đi chơi luôn. Thỉnh thoảng tôi có đi theo nhưng đôi lúc bọn họ cũng không cho tôi đi. Dĩ nhiên lí do bọn họ đưa ra làm tôi rất giận.
Tôi hỏi anh Trí :
– Tại sao không cho em đi?
Anh Trí nhìn tôi rồi rùng mình một cái:
– Chuyện đàn ông em đi làm gì, hơn nữa thằng Vỹ nó biết em đi với anh thế nào anh cũng không yên.
Nói xong câu này anh Trí liền kéo theo Tín cùng thằng Lâm chuồn mất. Tôi ngơ ngác chẳng hiểu ra sao. Tôi đi chơi cũng có liên quan đến anh Vỹ thế là thế nào?
Tôi rất muốn nói “Em cùng anh Vỹ chỉ là bạn bình thường.” . Thế nhưng không hiểu tại sao tôi lại không thốt ra được. Bởi vì tôi có cảm giác trống rỗng khi nhớ đến hình ảnh của anh Vỹ cùng nhỏ Thi đứng cùng nhau. Tôi tự hỏi đó là cảm giác gì.
Qua lời của anh Trí tôi đại khái biết, anh ấy là bạn cùng lớp của anh Vỹ. Không chỉ vậy mà còn là bạn thân. Tuy nhiên mỗi lần gặp tôi anh Vỹ đều xuất hiện một mình. Tôi rất nghi ngờ độ chính xác trong lời nói của anh Trí. Bạn thân không phải hay đi cùng nhau sao? Tại sao không thấy bọn họ xuất hiện cùng một chỗ? Chính vì thế tôi hỏi ra miệng.
Một chiều nắng nhạt gió mát, anh Trí cùng Tín, tôi và thằng Lâm đi thả diều. Bên bãi cỏ rộng, tôi ngồi nhìn bọn họ thả diều. Đừng hỏi tôi tại sao không ra thả diều. Lí do rất đơn giản tôi không biết thả. Tôi rất cố gắng đấy chứ nhưng con diều cứ không nghe lời bay vài vòng liền đâm đầu xuống đất. Tôi thấy rõ ràng ánh mắt khinh bỉ từ thằng Lâm. Tôi thở dài bỏ qua thú vui thả diều. Anh Trí thả được một lúc cũng không thả nữa mà nhường không gian thả cho Tín và thằng Lâm. Thật ra tôi cảm thấy nhìn người ta thả diều cũng không tệ. Ở đây cũng không phải chỉ có mấy đứa tôi thả, còn có những đứa trẻ trong xóm. Trên bầu trời đầy màu sắc cùng hình dạng diều. Những con diều tự chế cũng rất nhiều.
Anh Trí ngồi xuống cạnh tôi hỏi:
– Sao không thả nữa hả?
Tôi cười méo mó:
– Anh đang nói móc em hả? Không thấy lúc nãy con diều cứ cắm cổ xuống đất sao còn hỏi.
Anh Trí cười ha ha. Tôi lại lườm anh một cái. Anh thu lại nụ cười nhưng ánh mắt rõ ràng đang chọc tức tôi mà.
– Em đúng là hiểu ý người khác, ha ha…. Nhưng mà sao không hiểu ý thằng Vỹ nhỉ?
Tôi nhíu mày không hiểu:
– Hiểu cái gì?
Anh Trí nhìn tôi giống như sinh vật lạ vậy:
– Em không hiểu thì ai hiểu. Em như vậy hèn gì…
Tôi rất là bực mình cái kiểu úp mở như vậy. Nhưng mà tôi không hỏi nữa, hỏi cũng vô ích.
Tôi nhìn anh Trí tỏ thái độ nghi ngờ:
– Anh thật sự là bạn thân của anh Vỹ hả?
Anh Trí nhìn tôi cười gian xảo:
– Sao? Muốn thu thập thông tin của nó từ anh hả?
Tôi mở to mắt kinh ngạc. Đừng hiểu lầm tôi có ý định này, tôi chỉ muốn xác định mình có bị lừa hay không thôi. Thế nhưng sau khi nghe anh Trí hỏi như vậy tôi lại nảy sinh tâm tư riêng.
Tôi cười khan:
– Làm gì có, em chỉ thấy không giống như những gì anh nói nếu là bạn thân tại sao mỗi lần em thấy anh Vỹ đều không thấy anh.
Anh Trí đột nhiên tỏ vẻ giận dỗi anh Vỹ:
– Nó đi tán gái đời nào dắt anh theo.
Tôi…á khẩu lẫn choáng váng. Tôi nuốt một ngụm được bọt mà cũng không biết phải nói gì. Nhưng mà thái độ của anh Trí làm tôi nảy sinh một ý nghĩ không tốt. Anh Trí không phải…có gì gì đó với anh Vỹ chứ? Nói gì chứ hiện nay mấy chuyện này cũng rất thịnh hành.
Tôi lại nghĩ đến việc mỗi lần tôi nhìn thấy anh Vỹ quả thật chỉ thấy anh ấy đi một mình. Một mình anh ấy thì có ai để “tán” chứ? Ngoại trừ thấy anh Vỹ đi cùng nhỏ Thi và nhỏ Quyên, tiếp xúc với nhỏ Linh cũng không còn thấy ai khác nữa. Vậy rốt cuộc anh ấy chấm ai trong ba người này?
Rồi chuyện đó cũng qua đi, tôi cũng không hề đá động đến nữa. Nếu tôi hỏi càng nhiều thì càng bị hiểu lầm mà thôi. Dù cho tôi có một chút cảm tình với anh Vỹ nhưng nó chưa đủ để bó buộc vào một mối quan hệ nào đó. Tôi thấy vẫn là ở mức tình bạn bình thường là tốt rồi.
Vào ngày cuối tuần, tôi nhận được điện thoại của nhỏ Linh:
– Tao nghe nè, sao mà có hứng gọi tao vậy? Không phải mấy bữa nay mày đi chơi với Vĩnh hả?_tôi trêu ghẹo.
Nhỏ Linh không thèm để ý đến lời nói của tôi:
– Mày còn ở đó tào lao hả, mày sắp mất anh Vỹ rồi đấy.
Tôi trầm mặc. Tôi có anh Vỹ hồi nào đâu mà mất chứ. Tôi lắc đầu thua nhỏ Linh.
– Mày rãnh quá hả, rốt cuộc là gọi cho tao để làm gì?
Nhỏ Linh nóng nảy:
– Thì để nhắc nhở mày chứ làm gì. Hôm qua tao thấy Vỹ cùng nhỏ Thi uống nước cùng nhau.
Tôi giật mình một chút nhưng rồi cũng không muốn nghĩ nhiều. Chỉ là cảm giác này giống như lần trước tôi thấy anh Vỹ cùng nhỏ Thi vào quán kem.
– Bình thường mà, huống hồ tao và anh ấy chỉ là bạn bình thường mày nói cho tao có ý nghĩa gì.
Tôi nghe giọng nhỏ Linh rất bực mình, tôi nghĩ tôi mà ở cạnh nó thế nào cũng bị nó cho mấy cái khõ lên trán.
– Giờ này là giờ nào mà mày còn nói là quan hệ bình thường hả? Lúc đi học anh ấy không phải rất hay đến tìm mày sao? Mấy hôm trước khi mày về quê nội không phải còn muốn gặp mày sao? Nếu một người không có cảm tình với mày thì dư thời gian để làm những chuyện đó hả?
Tôi ngẩn người một lúc không biết nói gì. Chẳng lẽ thật sự như những gì nhỏ Linh nói sao? Nhưng nếu tổng hợp lại thì tất cả những lần tôi gặp anh Vỹ trong trường đều là trùng hợp mà thôi. Ngay cả lần cuối khi gặp ở nhà nhỏ Linh cũng chỉ là trùng hợp làm sao có thể lí giải giống như nhỏ Linh được.
– Tất cả những lần đó chỉ trùng hợp mà thôi._theo bản năng tôi vẫn giải thích như vậy.
Nhỏ Linh cơ hồ là tức đến mức không nói nên lời:
– Trùng hợp….thôi sao? Được rồi mày cứ nuôi cái ý nghĩ ngu ngốc đó của mày đi đến khi nhận ra chắc anh Vỹ đã bị người ta cướp mất rồi.
Nó nói xong không đợi tôi nói gì liền cúp điện thoại. Tôi nhìn màn hình điện thoại tối đen mà tinh thần có chút rối loạn cùng hoảng hốt. Không lẽ cảm giác tôi dành cho anh Vỹ thật sự không giống như cảm giác tôi dành cho những người bạn khác phái khác sao? Giống như cảm giác tôi dành cho Vĩnh, cho anh Trường, Tín, anh Trí? Hình như là không giống. Có lúc tôi cũng phải suy nghĩ những vấn đề này sao?
Chỉ trong thời gian ngắn tôi đã ở nhà bà nội được một tuần rồi. Vì nghĩ mãi đến vấn đề nhỏ Linh nói tôi cứ than ngắn thở dài nhưng không biết lí giải thế nào đành đi lòng vòng trong xóm đi dạo. Tôi men theo bờ đê nhìn cánh đồng bát ngát vào mùa thu hoạch. Tôi đi đến một bờ xoài rồi ngồi xuống nhìn xa xăm.
Bỗng từ sau lưng tôi xuất hiện một cô bạn tóc dài mặc một chiếc áo bà ba màu hồng. Tôi kinh ngạc, con gái thời nay vẫn còn có truyền thống mặc áo bà ba sao? Tuy nhiên tôi nhận ra chiếc áo này tôn lên nét dịu dàng của con gái miền Tây. Cô gái còn đội chiếc nón lá hình như là vừa từ trong vườn xoài bước ra.
– Bạn là cháu bà Sáu đúng không?_giọng cô bạn nọ trong vắt mà nhẹ nhàng như làn gió vậy.
Tôi cười gật đầu:
– Đúng rồi, bạn biết bà nội tôi hả?
Cô bạn gật đầu rồi ngồi xuống cạnh tôi:
– Tôi ở gần nhà bà Sáu, tôi thấy Chi mấy bữa rồi mà chắc tại không có cơ hội gặp thôi. Tôi tên Lụa. Bạn còn nhớ tôi không?
Lụa? Trong đầu tôi hiện lên tấm lụa mềm mại. Giọng điệu của cô bạn này cũng như cái tên vậy. Hơn thế nữa là lúc nhỏ tôi từng biết cô bạn này.
– Tôi nhớ mà. Lâu lâu mới xuống đây một lần cho nên cũng không nhớ hết mọi người nhưng mà bạn thì tôi có ấn tượng.
Tôi nhớ lúc nhỏ có chơi cùng cô bạn này vài lần nhưng vài năm gần đây đã không gặp lại nữa.
– Lâu quá không gặp, Chi ở đây đến khi nào về thành phố?
– Tôi định cuối tuần tới về để chuẩn bị cho năm học mới. Mấy năm nay Lụa đi đâu sao tôi không thấy, hơn nữa bây giờ khác quá à tôi chút nữa là nhận không ra.
Lụa nhìn tôi cười cười:
– Tôi đâu có đi đâu đâu, tại bận tối mặt tối mũi với lại mấy lần trước bạn xuống được có mấy ngày à cho nên không có cơ hội trò chuyện. Cũng có khi tôi về quê ngoại chơi nên không thấy.
Tôi gật đầu, xem ra có những người muốn gặp gỡ cũng cần có cái duyên. Lụa lấy cái nón lá ra quạt cho mát, bộ dạng đúng chất con gái thôn quê. Tôi chú ý đến cái giỏ bên cạnh Lụa. Lụa hình như cũng để ý đến mà cười nói.
– Chi ăn xoài không, tôi lấy cho Chi.
Nói xong Lụa vạch ra cái giỏ đựng đầy xoài chín.
Tôi lắc đầu từ chối:
– Thôi khỏi, nhà bà nội tôi cũng có mà.
Lụa không thèm để ý mà lấy ra hai ba trái đưa cho tôi:
– Khách sáo làm gì, coi như tôi đãi Chi về quê chơi đi. Dù sao mai mốt cũng thành người nhà rồi.
Tôi kinh ngạc cũng có khó hiểu nhìn Lụa. Cái gì gọi là người nhà?
– Người nhà?
Lụa như nhận thấy mình lỡ lời, khuôn mặt ửng đỏ thẹn thùng. Tôi lại càng chẳng hiểu ra sao.
– Không có gì, sau này Chi sẽ biết.
Tôi biết, biết cái gì mới được chứ? Tôi muốn hỏi thêm nhưng thấy một bóng dáng chạy từ trong vườn xoài ra trên tay còn cầm theo cả bọc ca cao to đùng. Tôi nhìn hai người một nam, một nữ trước mặt thì có cảm giác không biết nên nói gì.
– Ủa Chi? Bạn cũng ở đây hả?
Người hỏi không ai khác chính là Tín. Tôi cười gượng một tiếng.
– Ha ha trùng hợp thiệt, bạn không đi cùng anh Trí hả? Còn thằng Lâm nữa hai người họ đâu rồi?
Trí có vẻ cũng ngượng ngùng gãi đầu:
– Hai người họ còn ở nhà Tín, Tín tới đây đưa cho Lụa mấy trái ca cao chín.
Tôi đứng dậy giả vờ muốn về:
– Vậy hả, vậy tôi về trước đây chắc chị Thương về rồi, tôi phải cùng chị làm cơm chiều.
Tôi thấy mặt Lụa đỏ ửng, không biết là do nắng nóng hay do thẹn thùng. Tín cũng có vẻ lúng túng.
Lụa giữ tôi lại:
– Sao mới ra đã về rồi? Ở chơi thêm chút nữa đi?
Tôi lắc đầu rồi vẫy tay chào hai người họ đi về. Tôi biết mình ngồi ngay chỗ hẹn hò của người khác. Ai… ở nơi này cũng gây trở ngại cho người khác. Bây giờ tôi đã hiểu hai từ “người nhà” của Lụa mang ý nghĩa gì rồi. Nếu Lụa và Tín là một đôi thì sau này sẽ trở thành chị em bạn dâu với chị Thương. Vì vậy sẽ kéo quan hệ giữa chúng tôi gần thêm một chút.
Khi đi xa, tôi có quay đầu lại nhìn bọn họ. Hai người họ ngồi cạnh nhau nói cười. Một đôi nam thanh nữ tú thôn quê nhưng sao làm tôi cảm giác mình thua xa họ. Không mang được nét bình dị cùng hồn nhiên trong sáng như họ.
Tôi cảm thấy nhung nhớ, nhung nhớ khoảnh khắc ở bên cạnh anh Vỹ.
Nhung nhớ sao?
Lúc này tôi vẫn không thể thoát khỏi những câu nói của nhỏ Linh. Tôi và anh Vỹ thật sự có thứ tình cảm vượt tình bạn sao? Hơn nữa tình cảm của chúng tôi là một phía hay hai phía?