Sơn động này tuy rằng rất lớn, nhưng chẳng hề sâu, càng vào bên trong càng nhỏ hẹp.
Tô Từ nghĩ, đây có lẽ là nguyên nhân sơn động này không bị dã thú chiếm
làm sào huyệt, dù sao sinh vật ở nơi đây con nào cũng có thân hình to
lớn cả.
Trong động là một mảnh tối đen, một tay Tô Từ đã bị
thương nên cũng chỉ có thể cầm cây đuốc bằng tay phải, cố hết sức quan
sát trong động.
Phía dưới thạch bích có một đám động vật có kích thước tương đương con muỗi ở đây, tốc độ chẳng hề nhanh, lại rất sợ
lửa, khi Tô Từ cầm cây đuốc tiến tới, mấy con vật này lập tức kinh hãi
bay tán loạn, có mấy con bay trúng cây đuốc bị chết cháy, mấy con còn
lại rất nhanh như một tổ ong bay ra sơn động.
Sợ lửa như vậy, nên chúng không có tính uy hiếp.
Dùng cây đuốc đốt cháy mấy cái tổ phía dưới thạch bích mà chúng đã lưu lại, Tô Từ hưng trí bừng bừng tiếp tục thăm dò.
Rất nhanh nàng phát hiện tại chỗ sâu trong sơn động có một khe đá, cửa vào
khe đá này rất nhỏ, ngay cả nàng muốn vào cũng phải nghiêng thân thể mới vào được, sau khi vào trong khe đá này, nàng quan sát thấy không gian
trong đây đại khái rộng chừng 3 hoặc 4m2 và thạch động này hoàn toàn
phong bế (*rất kín, chỉ có 1 khe đi vào). Nơi này tuy rằng trải rộng,
nhưng cũng không có nhìn thấy vết tích từng có động vật ở trong này, xem ra chúng nó chẳng hề thích tảng đá, càng có khuynh hướng thích thổ
nhưỡng ẩm ướt.
Bất quá chính nàng lại chiếm được tiện nghi như vậy.
Khi Tô Từ vào đến trong này, tự nhiên trong đầu nàng nghĩ, nếu nàng chọn
nơi này làm nơi trú thân và muốn đề phòng dã thú, thì nàng chỉ cần bịt
kín cửa khe thạch động là được, nơi đây hiển nhiên sẽ trở thành một
phòng ngủ an toàn.
Nhân sinh quả nhiên vẫn là có họa thì cũng có phúc. Tô Từ cười mặt mày cong cong, lòng hăng hái mười phần thừa dịp
trời chiều còn chưa hạ xuống, ra bên ngoài lượm rất nhiều bó củi kéo về
trong động, chuẩn bị qua đêm.
……
Nơi ở đã có, an toàn đại khái cũng không ngại.
Tô Từ bắt đầu nhìn thẳng vào một vấn đề quan trọng khác: Là thức ăn.
Qua một đêm trong sơn động, sáng hôm sau Tô Từ ăn lót dạ một chút, sau đó
ra ngoài tìm rất lâu mới tìm được một tảng đá vừa ý, cố hết sức lôi nó
về ‘phòng ngủ’ dùng nó làm cửa.
Sau đó lại tách riêng 2 cái ba
lô ra, một cái dùng để đựng mấy thứ quan trọng như nước, thức ăn, thuốc
men, sau đó đeo trên lưng, những thứ khác không cần mang theo thì bỏ vào trong ba lô kia, để tại trên tảng đá trong ‘phòng ngủ’. Sau đó mới ra
ngoài sơn động tìm thức ăn.
Khu rừng lớn như thế này chắc chắn là có thứ có thể ăn được.
Nàng cũng không thể chỉ nhìn mấy thực vật trong đây, không dám ăn mà bị đói chết đi.
Nếu như Tô Từ có đầy đủ thức ăn, đầy đủ nước, nàng thà rằng mỗi ngày co đầu rút cổ ở trong sơn động không muốn ra ngoài vì rừng rậm nguyên thủy này khiến nàng trải qua một ký ức quá khủng bố, nhưng hiện thực là… nàng
không thể.
Cánh tay trái mới dùng một chút lực nàng đã bị đau do miệng vết thương liên lụy, thỉnh thoảng Tô Từ quay đầu lại nhìn xem
trên ba lô mấy loại cỏ mà nàng không biết cây nào có tác dụng tránh dã
thú, nàng vừa đi vừa chú ý xem xung quanh, một khi thấy chúng lại hái
một ít, trong đầu lại nghĩ đến bình nước lúc sáng mang theo đã sớm bị
uống cạn, cũng bắt đầu chú ý đến nguồn nước.
Nhớ lại trong một
quyển sách giáo khoa có giới thiệu đại ý là, một khi thấy cây cỏ mọc tốt càng đại biểu là do hấp thụ đầy đủ nước, nên chỉ cần đi theo mấy cây cỏ này, có nghĩa là có thể tìm thấy nguồn nước. Tô Từ ngẩng đầu nhìn, tại
trong mắt nàng này đó cây cỏ cũng thịnh vượng được qua đầu.
Tại
bên ngoài cẩn thận dè dặt lắc lư cho tới trưa, lúc sáng ra ngoài Tô Từ
vốn gánh trên lưng không nhiều, bây giờ lại tràn đầy ba lô, tay phải cầm dây mây kéo lên một bó củi lớn được cột chặt, bước nhanh về hướng sơn
động.
Đống lửa trong sơn động vẫn còn một ít điểm hỏa tinh
(*giống như cháy thành tro nhưng vẫn còn nóng), Tô Từ đốt lửa, trước đem đổ nước vào hộp đựng cơm đặt lên bếp (*3 cục đá là thành bếp rồi nha,
quá dễ dàng, xin đừng thắc mắc bếp ở đâu ra keke), sau đó mới đổ tất cả
các vật trong ba lô ra.
Nơi này không chỉ có một chút dã hành lá mà nàng muốn ăn thử, ngoài ra cũng có vài loại trái cây màu hồng, màu xanh.
Thật ra đối với rau dại Tô Từ biết cũng không nhiều, ví dụ như rau sam, mấy
loại rau thường dùng làm các món ăn thông thường, nếu như là hình dáng y chang mấy loại rau nàng biết thì đỡ biết mấy, nhưng mà tại trong khu
rừng này, một loại thực vật nàng cũng không biết.
Có thể nhớ kỹ, hơn nữa tâm tâm niệm niệm vẫn là dã hành lá, cũng bởi vì mới trước đây
trong nhà túng thiếu, có lúc ngay cả ăn cũng không có, bà nội liền lên
núi hái một ít dã hành lá đem về nấu canh, cho một chút muối, chút dầu
ăn sẽ cho ra một món ăn thơm ngào ngạt có thể ăn với cơm. Mà tối chủ yếu là, dã hành lá bất kể là hương vị vẫn là hình thái, cũng rất dễ nhận
ra.
Nếu như thực muốn học Thần Nông nhận biết các thực vật, Tô Từ nhất định sẽ bắt đầu từ dã hành lá.
Mà trái cây hái về, xem đi xem lại nhiều lần, tuyển tuyển lựa lựa, cuối cùng mới cắn răng đem một vài loại mang về đây.
Nước trên bếp đã sôi, bởi vì không có muối, lúc đầu Tô Từ vốn định đem bỏ
mấy khối thịt xuống sông (*để lâu nó bị thối, nên nếu không nấu ăn thì
phải bỏ), muốn thử ăn dã hành lá, nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn là không
lãng phí lương thực có vẻ tốt hơn, lúc này nàng thả một vài cọng dã hành lá đã rửa sạch ở dòng suối nhỏ vào nước sôi, đảo qua đảo lại hai, ba
cái lại vớt ra.
Dã hành lá được nấu chín tản ra một mùi thơm
ngát, nhưng không có muối… Thật sự là khó ăn. Tô Từ cơ hồ là ôm quyết
tâm chịu chết, cũng không nhai nhiều, cắn hai cái liền nuốt vào bụng.
Cái bụng trống rỗng đang ‘ca hát’ nên cho dù hương vị có tệ đi nữa, cũng
bắt đầu kêu ‘réo rắt’. Tô Từ cắn chặt răng, quyết tâm nuốt dã hành lá
cho dù nó có độc nàng cũng hết cách, ăn một chút cũng là chết, mà ăn no
cũng chết nên nàng quyết định làm con ma no (*sợ bị chết do ăn đồ ăn
lạ), tiếp tục đem hộp đựng cơm đặt lại trên bếp, dũng đũa chọn mấy khối
thịt, nấu chín thêm một chút, sau đó mới nhắm mắt nhanh chóng ăn.
……
Không có tiêu chảy, không có choáng váng đầu, hoa mắt, ghê tởm muốn ói.
Hết thảy bình thường.
Hơn một giờ sau, Tô Từ xem đồng hồ không thấm nước treo trên cổ tay, lúc
này mới thở dài nhẹ nhõm một hơi, cảm giác chờ chết đúng là không dễ
chịu à, đứng ngồi không yên, giống như chim sợ cành cong, ngay cả trên
thân có một chút ngứa cũng sợ đến lông tơ cũng dựng đứng lên.
Đã có một khởi đầu tốt rồi, kiến thức Tô Từ lại tăng lên chút xíu, lúc này nàng lại dời ánh mắt đến một loại trái cây khác.
……
Tìm thức ăn, phòng bị dã thú, ăn cơm, ngủ nghỉ.
Hơi hơi tổng kết lại một chút, nếu là so với cuộc sống muôn màu muôn vẻ
trước kia thì loại sinh hoạt này quả thật quá đơn điệu, bất quá Tô Từ
không cảm thấy không hài lòng.
Mấy cái chuyện sinh hoạt đơn giản như thế này (ăn, uống, ngủ, nghỉ) nói thì đơn giản nhưng làm mới là khó à nha. (*sống trong rừng rú mà hix)
Mấy miếng thịt còn thừa có
được nhờ bạch hổ đã sớm ăn hết, Tô Từ cũng đã ăn 2 ngày toàn dã hành lá
cùng dã quả, lúc này nàng đã ngán mấy thứ này lắm rồi, dùng một câu
trước kia thường nghe người ta nói chính là, miệng trong cũng muốn đạm
ra chim tới. (*câu này ta không hiểu).
Tô Từ bắt đầu nghĩ nên làm thế nào mới kiếm được chút thịt ăn.
Trong khu rừng nguyên thủy này, không phải nói muốn ăn thịt là có thịt ăn như trước kia chỉ cần ra siêu thị chỉ cần có tiền muốn mua bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Nàng muốn ăn thịt có nghĩa là nàng phải đấu tranh với dã
thú.
Cánh tay bị thương đã khá hơn nhiều rồi, nhưng vẫn không
thể dùng sức quá nhiều. Mỗi lần Tô Từ muốn cầm chủy thủ đi kiếm mấy con
châu chấu, vết sẹo hình con rết trên cánh tay lại làm nàng chùn bước.
Cuối cùng, Tô Từ vẫn là đem chủ ý đi đến dòng suối nhỏ, nơi mà nàng thường xuyên đến.
Tuy rằng suối nước là nước chảy, nhưng lúc Tô Từ múc nước vẫn có thể thấy
dưới dòng suối thường có tôm, cá bơi qua, tuy rằng mấy con này đại khái
nặng cỡ hai hoặc ba cân, tôm cá tại nơi này phỏng chừng nàng chỉ có thể
ăn mấy con ‘nhỏ’, một con cá cũng đủ cho nàng ăn một bữa rồi.
Nghĩ đến liền làm, bởi vì ám ảnh lần trước bị côn trùng chui vào trong mình
cũng không nhỏ hơn ám ảnh một màn huyết tinh của con trăn, Tô Từ cực cẩn thận chặt đứt một ít dây mây, dùng nhánh cây lật tới lật lui rất lâu,
xác định trên dây mây không có mấy con nhuyễn trùng, sau đó mới mang về
sơn động, bện thành một cái rọ bắt cá.
Muốn thành công bện ra
một rọ bắt cá cũng chẳng hề là chuyện dễ dàng, Tô Từ thậm chí cũng không biết rõ phải làm thế nào, cuối cùng chỉ có thể nghĩ đương nhiên lợi
dụng sự mềm mại của dây mây, cố hết sức bện thành một cái kết hình chữ
thập.
Mất gần cả buổi sáng làm ra một cái rọ bắt cá thật sự thô
ráp, cong vẹo, mấy cái kết thành võng động lúc lớn lúc nhỏ, lòng bàn tay của Tô Từ hiện giờ toàn là mủ nước hoặc sưng đỏ lên.
Cũng chỉ có thể như vậy.
Vác ba lô trên lưng, cầm lấy một chút cây cỏ màu tím mà nàng tìm được trong lúc cắt dây mây, nàng mất cả 2 ngày không ngừng thí nghiệm mới tìm ra
nó có công dụng tránh muỗi của nó, sau đó hướng dòng suối đi tới.
Suối nước trong suốt thấy đáy, Tô Từ tìm một chỗ nhỏ rẽ ngoặt địa phương đem rọ đặt ngập sâu trong nước, xoay người từ trong ba lô cầm lấy bình nước đổ ra nước nóng bên trong bình, sau đó mới múc đầy nước suối mới đi trở về.
Đường về rất an tĩnh.
An tĩnh đến dị thường.
Tô Từ ngay từ đầu còn cho rằng là tác dụng của cây cỏ phòng muỗi trên
lưng, nhưng rất nhanh, nàng liền biết rõ không phải như vậy.
Loại cỏ này tuy hơi gay mũi, nhưng đối với dã thú cỡ lớn cũng không có tác
dụng gì mấy. Tuy rằng có một số dã thú cũng không thích mùi này, nhưng
cũng sẽ không tránh né.
Có thể tạo thành một loại yên tĩnh như
thế này có rất nhiều tình huống. Tối có khả năng là phụ cận có một con
dã thú rất cường hãn. Động vật thường có bản năng tránh cường xu nhược,
một khi phụ cận có quá nhiều dã thú so với nó cường hãn, phần lớn sẽ lựa chọn tránh đụng chạm.
Tô Từ một chút liền tỉnh ngủ lên, tuy
rằng trước mắt nàng cũng không run sợ đến mức tận cùng như trước đó gặp
con trăn, nhưng vẫn là cầm lấy chủy thủ cẩn thận dè dặt từng bước một
lui về sau.
Tuy biết rằng trước mắt là con đường quen thuộc đi
về sơn động, nhưng nàng không nghĩ lấy chính mình mạo hiểm, đi đường
vòng cũng có thể trở về.
Cẩn thận dè dặt lui vài chục bước, Tô
Từ mới xoay người, vừa mới nghĩ nhấc chân ra sức chạy… Liền thấy một con có thân hình cực đại, vết thương loang lổ, đuôi rắn đột nhiên đánh vào
lùm cây cách Tô Từ khoảng năm, sáu thước về phía bên trái.
Nhánh cây, tảng đá văng tung tóe, có chút ít nện vào trên thân Tô Từ. Tô Từ
cơ hồ hô hấp tạm dừng xem lá cây tung bay, huyết sắc vẩy ra lùm cây, xem 2 con dã thú giằng co dây dưa.
Lý trí vẫn tại rít gào kêu nàng
né tránh, nhưng thẳng đến lúc nghe thấy một tiếng kêu rên đau đớn cùng
tiếng hổ phẫn nộ gầm lên, Tô Từ mới kéo lê đôi chân vô lực, cơ hồ là bò
trốn tránh ở bên cạnh một thân cây trơ trọi duy nhất mọc ra từ mặt đất.
Đây là chiến trường của con trăn cùng bạch hổ.
Tô Từ không biết rõ chính mình là gặp phải cái vận cứt chó gì. Mới an ổn 2 ngày mà thôi, liền đụng tới chuyện ‘tốt’ như vậy. Sớm biết rõ sẽ diễn
biến như vậy, vừa rồi nàng nên chạy lên phía trước a! (*keke ai biểu ham đi đường vòng, ai dè…ý trời)
Nhưng hiện tại hối hận cũng không
kịp, chiến trường ngay tại bên cạnh nàng không xa, nàng biết rõ lúc này
không nên trốn tránh ở chỗ này, lại cũng không có gan dám di động vào
loại thời điểm như thế này.
Động tĩnh phía sau vẫn không đình chỉ, trận chiến này căn bản không phải nàng có thể tham dự, thậm chí là quan sát.
Tô Từ cơ hồ là bịt tai trộm chuông che chở đầu, nghe kịch chiến thời xà cùng hổ tiếng kêu, động cũng không dám động.
Cũng không biết rõ bao lâu sau, tiếng vang mới chậm rãi yếu xuống.
Tô Từ ôm đầu ngồi xổm rất lâu, mới cẩn thận dè dặt bò đi ra, trốn tránh tại phía sau cây xem một mảnh hỗn độn lùm cây.
Con trăn ngay tại trong mắt Tô Từ lúc này cơ hồ là cùng một dạng với con
lần trước, nàng cũng không biết rõ con này có phải là con lần trước tập
kích, ăn một số người trong nhóm du lịch của nàng không, mà con bạch hổ
kia Tô Từ cũng nhận ra.
Dù sao dã thú có da lông màu bạch sắc tại trong rừng quá hiếm thấy.
Tuy rằng trận chiến đấu nảy lửa đã kết thúc, nhưng bởi vì liên quan đến uy
áp của dã thú cường hãn, nên cũng không có con nào ra tranh cướp thực
vật, chung quanh vẫn hết sức an tĩnh.
Đúng rồi thực vật.
Trước khi trận đấu còn chưa kết thúc, nàng liền xem ra, trên thân của con
trăn và cả bạch hổ đều có vết thương, hẳn là lưỡng bại câu thương. Hai
cỗ dã thú thi thể… Thịt! Có nghĩa là nàng sắp có thức ăn!
Tô Từ
biết rõ lấy chính mình bản sự, muốn ăn thịt là rất khó… Hiện tại không
cần nàng đi tranh với mấy con dã thú khủng bố, trong khoảng thời gian
ngắn cũng sẽ không có dã thú tới đây cùng nàng tranh đoạt thức ăn.
Chúng (*thức ăn: trăn + bạch hổ) cách nàng không xa, chỉ cần nàng dám tiến
lên, có lẽ liền có thể thuận lợi cắt lấy một khối thịt đủ cho nàng ăn
được mấy ngày.
Đi, hay là không đi.
Xem lùm cây là một mảnh yên tĩnh, Tô Từ chỉ do dự vài giây, cắn chặt răng cầm lấy chủy thủ liền tiến lên.
Dù sao muốn có ăn nàng mới có thể sống sót. Mà một cơ hội dễ dàng giành được thức ăn đến tay rất khó có lần thứ hai nha.
Tô Từ chém một nhánh cây rất dài, muốn tiến một bước nàng phải gõ về phía
trước rất lâu. Nếu một trong hai con dã thú còn sống, bị nàng như vậy
quấy nhiễu, thế nào cũng sẽ phát ra động tĩnh.
Như thế nàng khẳng định sẽ không chút chần chờ xoay người chạy trốn.
Nhưng một tia động tĩnh cũng không có. Thậm chí, Tô Từ còn có cảm giác nhánh
cây đã chạm vào trên thân một con dã thú, nhưng lùm cây vẫn an tĩnh như
cũ.
Tô Từ mặt lộ vẻ vui mừng, bước nhanh đến chiến trường hỗn độn lúc nãy.
Đầu tiên đập vào mắt Tô Từ chính là thi thể một con trăn, miệng vết thương
trên thân nó còn đang đổ máu. Nàng vô ý thức quay đầu bốn phía định tìm
thi thể bạch hổ đánh giá.
Lúc này ánh mắt nàng lại chạm đến đôi mắt nàng đã gặp qua, một đôi mắt màu vàng.