Xuân về, Tổng đàn võ lâm rộn rã tiếng cười và tiếng khóc oe oe của năm tiểu hài. Từ Thanh Huệ, vợ Hoàng Tuyệt Nghi đã hạ sinh một nam hài hồi giữa tháng bảy.
Sau Tết Nguyên Đán, sự vụ Tổng đàn càng bội phần đa đoan, nhân thủ phân chia tứ tán đi công cán các địa phương. Hồng Diện Tôn Giả và vợ chồng Ải Thần Quân thì xuống Phúc Kiến du ngoạn núi Võ Di sơn, chỉ còn Nhương Thư và hai lão khách khanh ở lại
Trưa mười chín tháng giêng, Vô Ưu Cái và Tri phủ Hà Nam đột ngột xuất hiện, sắc mặt trầm trọng. Tây Môn tri phủ mặc triều phục nghiêm chỉnh, chứng tỏ lão đến đây vì việc công chứ chẳng phải thăm suông!
Hai chục gã vệ binh được lệnh ở ngoài sân, chỉ mình Tri phủ vào sảnh. Lão ngượng ngùng nói :
– Phiền chư vị quỳ xuống để tiếp thánh chỉ!
Tây Môn Đạt mở thánh chỉ, trang trọng đọc :
“Thánh Hóa Đệ Thập Tứ Niên, Nguyên Nguyệt, Nguyên Nhật, Phụng thiên thừa vận Hoàng Đế chiếu viết: lão Thái hậu ngọc thể bất an, thường bị đau đớn bởi chứng thấp khớp, trẫm nghe nói Đại tù trưởng Ba Lạc Sinh Hòa, Tây Hạ có một nhánh Thiên Niên Tam Thất khả dĩ trị dứt ác bệnh cho Thái hậu. Tiết độ sứ Tây Hạ là Quan Hải Hiền Khanh đã tấu rằng Ba Lạc Sinh Hòa sẵn lòng dâng tặng, nhưng phải có người dũng lược đến nhận mang về Bắc Kinh! Trẫm nghĩ rằng không ai đủ tài đảm đương trọng trách này hơn Trung Nguyên võ lâm Minh chủ, vậy Tần hiền khanh hãy mau lên đường đến Tây Hạ. Mong hiền khanh chớ phụ long kỳ vọng của trẫm. Khâm thử!”
Nghe xong thánh chỉ, Ngọa Long Tú Sĩ và Bất Trí thư sinh bấm tay xem quẻ dịch.
Chỉ cần nhìn sắc diện tái xanh và ánh mắt kinh hoàng của họ là đủ biết tượng quẻ xấu đến mức nào!
Nhương Thư kính cẩn mời Tây Môn tri phủ và Vô Ưu Cái an tọa! Hầu bang chủ rầu rĩ nói ngay :
– Đây là cái bẫy của Nghiên Tái Thuần! Trong thánh chỉ không nêu kỳ hạn, Tần hiền đệ khoan hãy khởi hành, chờ có tin từ Bắc Kinh xem sao! Lão phu đã lệnh cho Phân đà Bắc Kinh dọ hỏi quan Tả Đô ngự sử họ Lâm!
Bất Trí thư sinh thiểu não rung giọng :
– Dẫu biết rõ nội tình cũng cô ích! Tượng quẻ vô cùng hắc ám, Thiên la địa võng giăng đầy, không có phương vị nào là sinh môn cả! Dù chúng ta kéo hết quân số tồng đàn đi theo Tần hiền đệ thì cũng chẳng một ai sống sót trở về!
Cử tọa chấn động nhìn nhau may mà đám nữ nhân nghỉ trưa, chỉ mình Đoan Mộc Anh có mặt! Anh nhi thì không biết sợ là gì và cũng không tin bói toán!
Tây Môn tri phủ cũng thở dài :
– Nội dung thánh chỉ đã khiến lão phu nghi ngại bởi thánh thượng không hề phong cho Tần minh chủ chức danh Khâm sứ, không quân bảo vệ! Nghĩa là dầu cho Nhương Thư có chết trên đất Tây Hạ thì Ba Lạc Sinh Hòa cũng chẳng hề mang tội!
Gương mặt thô lậu, mộc mạc của Bất Trí thư sinh nặng trĩu nỗi lo âu và hổ thẹn, vầng trán rộng nhăn tít lại tựa luống cây. Bỗng lão lẩm bẩm :
– Chỉ còn cách đấy thôi!
Rồi lão bảo Đoan Mộc Anh :
– Phiền thất phu nhân ra ngoài cho lão hỏi vài câu!
Anh nhi cau mày :
– Ở đây toàn người nhà, lão muốn hổi gì thì cứ nói phứt ra, sao lại phải đi chỗ khác?
Sau khi Thúy Sơn trở về, thứ tự thê thiếp của Nhương Thư được xác định lại. Đại phu nhân là Bạch Ngọc Tiên Tử, kế đó là Thúy Sơn, Ngọc Trâm, Mã Lan, Bạch Cúc, Uyển Xuân rồi Đoan Mộc Anh vậy, Anh nhi được gọi là thất phu nhân.
Cao Trường Toản ấp úng, ngượng ngùng hỏi đại :
– Lão phu muốn biết phu nhân đã có kinh nguyệt chưa và… đã lần nào gần gủi Minh chủ?
Tri phủ Hà Nam trợn mắt kinh ngạc vì chẳng ai hỏi một người đàn bà có chồng câu ấy! Còn Đoan Mộc Anh thì phá lên cười nắc nẻ :
– Lão nói chi mà khó hiểu? Kinh nguyệt là cái quái gì mà ta phải có? Còn việc gần gủi đại ca thì tất nhiên rồi, phu thê chúng ta thường ôm nhau ngủ rất ngon! Và thỉnh thoảng ta còn cởi…!
Nhương Thư thất kinh hồn vía, đưa tay bịt miệng Anh nhi, mặt đỏ như gấc, nói với Cao lão :
– Anh muội vẫn còn là đồng nữ!
Cả bàn tủm tỉm cười, và Vô Ưu Cái khen ngợi :
– Thư đệ thực đáng khâm phục!
Bất Trí thư sinh thở phào, bấm tay tín toán rồi nghiêm giọng :
– Đầu giờ ngọ sang một Tần hiền đệ cứ việc lên đường! Lão phu đã có cách biến hung thành cát!
Ai nấy đều mừng, chỉ riêng Ngọa Long Tú Sĩ biến sắc.
Sau bữa cơm trưa, Tây Môn tri phủ lật đật cáo từ để về Lạc Dương. Tong lúc Vô Ưu Cái uống trà, hàn huyên với Nhương Thư, Lỗ tú sĩ rủ Cao thư sinh về tiểu viện của mình.
Tú Sĩ thở dài :
– Cao hiền đệ định lập Ngọc Nữ Hộ Mệnh Pháp Đàn, đem mười năm tuổi thọ để giải kiếp nạn cho Nhương Thư đấy ư?
Lỗ Đăng Hân hơn Cao Trường Toản năm tuổi, có thể xem mình là bậc huynh trưởng!
Cao lão rầu rĩ đáp :
– Tiểu đệ đã đào tạo nên tên nghiệt súc Tái Thuần, gây họa cho võ lâm thì phải chịu trách nhiệm! Nay không ai đủ bản lãnh đi theo hỗ trợ cho Nhương Thư, tiểu đệ đành phải mượn sức quỷ thần vậy! Đời là bể khổ, Toản này chết sớm mười năm cũng chẳng sao!
Lỗ Đăng Hân mỉm cười :
– Trong thiên hạ đương thời, chỉ có Bất Trí thư sinh xứng là tri âm của Ngọa Long Tú Sĩ! Người chết sớm thì lão phu sẽ buồn lắm, vì thế, chúng ta sẽ cùng chủ tế, chia nhau số năm tuổi thọ!
Cao Lão vô cùng cảm động, song lại phân vân :
– Lỗ hiền huynh tuổi thọ đã cao, không nên làm như vậy!
Lỗ tú sĩ cười xòa :
– Hiền đệ chớ lo, lão phu thọ mệnh chín mươi năm, bỏ ra năm chẳng thấm tháp gì!
Cao Trường Toản chỉnh sắc đứng lên vái thật sâu :
– Tấm long nhân hậu của Lỗ hiền huynh tiểu đệ chẳng biết lấy gì mà báo đáp?
Lỗ Đằng Hân tủm tỉm đáp :
– Ta còn nợ ngươi hai bàn tay và chiếc lưỡi mà!
Tối đến, hai lão bàn bạc với Nhương Thư về việc lập đàn bảo mệnh. Song không nói ra việc họ bị tổn thọ!
Nhương Thư không tin những nghi thức thần bí của đạo giáo nhưng chẳng dám phản bác, phụ lòng quan hoài của hai vị quân sư!
Sáng hôm sau, Ngọa Long Tú Sĩ và Bất Trí thư sinh bắt tay vào việc chế tạo cờ quạt, vẻ bùa chú. Một mộc đàn cao nửa trượng cũng được dựng ở vườn hoa phía sau võ lâm đại sảnh.
Điền Ngọc Trâm thì tất bật vào huyện thành Đăng Phong mua sắm giấy tiền vàng bạc, nhang đèn, gà vịt, dê, cừu để tế lễ.
Nhương Thư thoáng nghe lòng hổ thẹn với vong linh của ân sư, thở dài bảo Vô Ưu Cái :
– Hầu lão ca! Tiểu đệ được ân sư hết dạ tài bồi, dậy dỗ mà nay phải nhờ đến quỷ thần hộ vệ thì còn mặt mũi nào xưng danh là học trò của Phật Đăng Thượng Nhân nữa?
Vô Ưu Cái cười vuồi, nghiêm nghị đáp :
– Năm xưa, sư phụ ngươi không hề có đối thủ nên chẳng cần gây sát nghiệp cũng trừng trị được tà ma. May hiền đệ tuổi trẻ lại toàn gặp phải ma vương quỷ dữ nên phải giết người để toàn sinh, gieo nhiều nhân xấu. Lão phu nghe Lỗ tú sĩ bảo rằng Nghiên Tái Thuần đã dùng đến phép Chiêu Vong Báo Ứng Lục Đinh, qui tụ oan hồn uổng tử những người đã chết dưới tay ngươi để bày ma trận. Do vậy, hai lão đạo sĩ thiên sư kia mới phải mượn con bé Đoan Mộc Anh mà giải phá!
Lão dừng lời, nhấp hớp trà rồi nheo mắt nói tiếp :
– Ngươi là sư sãi cửa chùa tất không tin việc quỷ thần. Vậy thì cứ điềm nhiên xem như pháp đàn kia hoàn toàn vô dụng! Hà tất hiền đệ phải chấp nhất việc có, không, chẳng có, chẳng không làm gì?
Nhương Thư tỉnh ngộ vái Vô Ưu Cái :
– Hầu lão ca quả là bậc Chân nhân sáng suốt! Tiểu đệ đã nghe lòng thanh thản, chẳng còn vướng bận gì cả!
Chiều buông, một toán đạo sĩ đông độ gần bốn chục người đã có mặt ở Tổng đàn võ lâm, tham gia việc tế lễ.
Những đạo nhân này là người của Chân Võ đạo quán trên núi Ngọc Nữ Phong gần đấy!
Người Trung Hoa rầt chuộng hai từ Ngọc Nữ khi đặt tên núi, do vậy, có ít nhất ba đỉnh mang tên Ngọc Nữ phong.
Trong đỉnh của Hoa Sơn là một, núi Võ Đang ở Hồ Bắc là hai, và rặng Tung Sơn có nàng Ngọc Nữ thứ ba! Phải chăng hình dáng những ngọn núi này giống với bộ phận gợi cảm, mỹ miều nào trên cơ thể con gái?Hay vì chúng quá diễm lệ nên được ví với nữ nhân?
Chân Võ đạo quán, trên Ngọc Nữ Phong của dãy Tung Sơn, vốn là cơ sở thứ hai của phái Võ Đang. Có những giai đoạn lịch sử, phái này đã đặt cứ địa ở đây để tiện việc giáng ma, hoặc tranh giành ảnh hưởng với chùa Thiếu Lâm. Nhưng hiện giờ đến Chân Võ chỉ là một đạo quán bình thường, do sư đệ của Chưởng môn là Thông Hạc chân nhân là Quán chủ!
Cuối canh một thì đồ tế đã sẵn sàng, cuộc cúng tế bắt đầu. Mặt đàn gỗ khá rộng vuôn vức mỗi bể trượng rưỡi, chung quanh cắm la liệt cờ, phướn bằng vải hay giấy, vẽ đầy những nét ngoằn ngèo bí ẩn, bằng máu gà trống.
Trên chiếc hương án lớn, mượn của Chân Võ đạo quán, có tranh tượng Tam Thanh và càc vị thần đạo giáo như như Cửu Thiên Huyền Nữ, Lê Sơn Thánh Mẫu, Thái Bạch Kim Tinh….
Chư thần của đạo giáo xuất hiện khá nhiều trong hai tác phẩm Phong Thần và Tây Du Ký. Vài trăm năm sau, người Trung Hoa vẫn giữ gìn những nghi thức trai tiên của đạo giáo trong việc cầu an, ma chay, nhưng có thêm một bàn thờ Phật kế bên, treo tượng Quan Âm Bồ Tát hoặc Phật Di Đà, lễ vật là đồ chay! Khả năng dung hòa của họ quả đáng kinh ngạc!
Ngoài rượu thịt, vật hiến tế quan trọng nhất của Ngọc Nữ hộ mệnh pháp đàn chính là đồng nữ, vì Anh nhi còn trinh tiết và cũng chưa có hiện tượng kinh nguyệt!
Pháp đàn quay mặt về hướng nam, hai pháp sư thì ngược lại. Đoàn Mộc Anh thả tóc, mặc áo dài trắng, quỳ trước hương án, ngoan ngoãn cúi lạy mỗi lần được lệnh.
Đôi mắt đen tròn của Anh nhi láo liên, ranh mãnh, miệng thoáng điểm nụ cười thích thú. Với nàng đây là một trò chơi lạ lẫm và khôi hài.
Ngọa Long Tú Sĩ và Bất Trí thư sinh nghiêm trang trong tấm đạo bào trắng, ngực thêu hình bát quái, đầu đội đạo quan đứng song song với nhau!..
Hai người đọc nhanh những đoạn kinh trúc trắc, khó hiểu, song thủ lien tục bắt ấn quyết, hoặc múa kiếm gỗ đào, đốt những đạo bùa bằng giấy màu vàng.
Dưới chân pháp đàn, mấy chục đạo sĩ Võ Đang ê a tụng Kinh Huỳnh Đình, âm điệu bổng trẫm du dương, hòa theo tiếng đàn, sáo, sênh, phách dặt dìu.
Giữa canh ba thì cuộc tế lễ mới kết thúc nhưng pháp đàn sẽ được duy trì nhang khói cho đến lúc Nhương Thư và Đoan Mộc Anh quay trở lại.
Bất Trí thư sinh nghiêm nghị bảo Nhương Thư :
– Giờ đây thất phu nhân đã được Cửu Thiên Huyền Nữ cho quỷ thần hộ vệ, ma quái oan hồn phải lánh xa. Đồng thời, nàng ta có thể linh cảm được những tai họa sắp xẩy đến, do vậy, Tần minh chủ hãy tin tưởng những gì thất phu nhân nói ra!
Nhương Thư thấy cô vợ trẻ con của mình vẫn thao láo đôi mắt tinh quái, chẳng có biểu hiện gì khác lạ, lòng bán tín bán nghi, gật đầu đáp :
– Tại hạ xin tuân mệnh tiên sinh!
Bỗng Đoan Mộc Anh cười khúc khích hỏi :
– Này Cao đạo sĩ! Nếu dọc đường đột nhiên ta bị “trọng thương” thì sao?
Bất Trí thư sinh ngơ ngác :
– Sao lại thọ thương được khi đã có bách thần hộ vệ?
Anh nhi nhăn mặt :
– Sao lão ngu quá vậy! Thọ thương tức là… ấy mà!
Vừa nói, nàng vừa chỉ vào cái gò nhỏ hoang sơ, rậm rạp của mình. Bất Trí thư sinh thẹn đỏ mặt còn bọn đàn bà ôm bụng cười ngất.
Ngọa Long Tú Sĩ tủm tỉm đỡ lời đồng nghiệp :
– Dẫu có việc ấy cũng chẳng sao, lão phu sẽ chỉ cho Minh chủ cách đối phó!
Lão nhếch mép cười rồi bảo Nhương Thư :
– Đêm nay Minh chủ có thể cận kề các phu nhân, không cần kiêng kỵ!
– Các nàng thẹn thùng nhưng lòng rất biết ơn lão già tế nhị kia! Dĩ nhiên không tính đến Đoan Mộc Anh. Bốn hài nhi đã có nhũ mẫu chăm lo, để năm nàng lần lượt vào phòng Nhương Thư từ tạ!
Ai cũng bảo trên đời sướng nhất là vua, vì ngoài quyền lực, thiên tử còn có hang trăm phi tần, cung nữ, tha hồ hưởng lạc. Nhưng tất cả treo rau ngon ở cửa hoan phòng, để mời gọi xe dê, đều không có tình yêu. Họ chỉ mong một vài đêm mưa móc sẽ cho ra Hoàng nam, hưởng phần vinh hiển.
Vì vậy, có thể nói rằng Nhương Thư sướng hơn vua. Chàng có sáu người vợ xinh đẹp, tính cách khác nhau song đều một lòng yêu thương chồng. Họ không cần vinh hoa phú quí, chỉ cần được cùng chàng sống đến bạc đầu!
Tục đa thê của xã hội phong kiến Trung Hoa đã khiến các nàng có hạnh phúc trong cảnh chồng chung! Tuy đáy lòng cũng có chút ghen hờn, song không vì thế mà gia sự rối ren! Hơn nữa, tranh giành làm gì khi Nhương Thư luôn là một chinh nhân, suốt đời xông pha hiểm địa, sinh tử khó lường! Các nàng lo sợ nhưng tự hào được làm vợ một bậc anh hùng cái thế, khí độ nhân từ, được cả võ lâm tôn sùng!
Đất Tây Hạ nằm phía Tây bắc Trung Hoa, rộng mênh mông, gần tỉnh Minh Hạ và một phần Tuy Viễn bây giờ. Phía bắc Tây Hạ là sa mạc Đại Qua Bích, ba phía Tây, Nam, Đông giáp Cam Túc và Thiểm Tây.
Đây là lãnh thổ của dân tộc Hồi, và người Hồi Đảng Hạ là đông đảo, hùng mạnh nhất. Nhà Minh đã lập bộ máy cai trị Tây Hạ, đứng đầu là quan Tiết độ sứ. Nhưng triều đình không thu được một xu thuế nào của người Hồi, là còn phải chẩn tế mỗi khi Tây Hạ bị hạn hán. Chính sách khoan dung này nhằm mục đích giữ cho người Hồi không nổi loạn, tách khỏi Trung Hoa như dưới thời nhà Tống!
Cuối tháng giêng, Nhương Thư và Đoan Mộc Anh đến Trường An nghỉ ngơi hai ngày rồi sang bờ Bắc song Vị Thủy, đi dọc Vị Thủy, đi dọc song Kinh Hà để đến Ngân Xuyên, thủ phủ của vùng Tây Hạ!
Kinh Hà là phụ lưu lớn nhất của song Vị Thủy, phát nguyên từ rặng Lục Bàn sơn. Toàn bộ chiều dài và lưu vực của Kinh Hà đều nằm trong vùng cao nguyên Hoàng Thổ nên nước sông đục ngầu chẳng kém Hoàng Hà!
Địa hình Hoàng Thổ gồ ghề, hiểm trở thế nào thì chư vị độc giả cũng đã rõ. Dù đã sang tháng hai này tuyết vẫn rơi lất phất, làm cho đường đi nhầy nhụa một lớp bùn dẻo đặc quánh, hai con tuấn mã bước đi khó khăn, cước trình rất chậm chạp và gian khổ, biến việc cỡi ngựa thành một cực hình nhất là đối với nữ kỵ sĩ.
Trong võ lâm, việc mang gươm dong ruổi đường thiên lý hành hiệp vốn không phải của đàn bà con gái! Làn da mông, da đùi mịn màng, mỏng manh của họ chẳng thể nào chịu đựng nổi những cuộc cỡi ngựa đường dài! Nhất là khi tháng nào họ cũng có những ngày khó ở! Tóm lại, các ả nữ hiệp dù giỏi võ đến đâu cũng chỉ nổi tiếng trong phạm vi một địa phương thôi!
Đoan Mộc Anh thì khác, làn da đen bánh mật của nàng quen phơi dưới nắng mưa, chẳng mảnh vải che thân, nên quen dãi dầu sương gió, khả năng chịu đựng cọ xát rất tốt còn sức khỏe thì thật phi thường, chẳng thua một con báo cái!
Vẻ hoang sơ, ảm đạm của vùng cao nguyên Hoàng Thổ không hề làm Đoan Mộc Anh bớt đi sự thích thú của người khách lạ, và nỗi hân hoan được đồng hành với Nhương Thư! Nàng luôn miệng nói cười, ríu rít như chim sơn ca khiến đường dài bớt tịnh mịch.
Đây là lối đi ngắn nhất để đến Tây Hạ, song cực kỳ khó khăn nên ít người dám sử dụng. Do vậy, dọc đường dân cư thưa thớt, vài chục dặm mới có một xóm nhỏ.
Bách tính của vùng cao nguyên không dựng nhà trên mặt đất như ở Trung Nguyên mà lại khoét những vách đất vàng, đào hang mà cư ngụ. Có lẽ họ muốn tránh những cơn giông cát bụi khủng khiếp, năm nào cũng có vài lần. Lúc ấy, bụi vàng mù mịt không gian, che khuất cả vầng dương, chui vào mũi miệng con người. Tất nhiên bão sẽ thổi ập nhũng căn nhà gỗ lá đơn sơ. Xem ra, ở trong hang kín đáo và an toàn hơn. Địa mạo vùng Hoàng Thổ bị nước mưa xới mòn, chia ngang xẻ dọc như lòng sông cạn nên vách đất chẳng hề thiếu.
Không người thì không lương thực, vợ chồng Nhương Thư phải săn thú mà lót dạ. Điệu này càng khiến Anh nhi cao hứng, nàng là một thợ săn thiện nghệ.
Có nhiều đêm, hai người phải ngủ dưới một hào sâu kín gió, cạnh đống than hồng âm chỉ cháy. Đoàn Mộc Anh sung sướng nép thân hình nhỏ bé mảnh mai vào người Nhương Thư để tìm hơn ấm. Nàng tinh nghịch sờ mó, vuốt ve chàng nhưng chỉ lát sau đã ngủ rất ngon. Nhương Thư hài lòng với mối quan hệ vợ chồng thanh bạch này, cố giữ gìn dù biết rằng một ngày nào đó sẽ mất đi. Đoan Mộc Anh sẽ trưởng thành, chàng có thêm vợ song lại chẳng còn em gái!
Cuối tháng hai Nhương Thư và Anh nhi mới đến vùng thượng nguồn sông Kinh Hà, vượt sườn cực Tây Lục Bàn sơn bằng đèo Vân Hải. Đèo này nối liền địa phận Thiểm Tây và Tây Hạ.
Núi đồi trên cao nguyên Hoàng Thổ thường ít cây cối, chỉ toàn đá và đất, riêng Lục Bàn sơn lại um tùm, rậm rạp những loài cây vùng ôn đới, chủ yếu là loài lá kim. Chính những khu rừng bạt ngàn này đã tích trữ mưa, băng tuyết để cung cấp cho sông Kinh Hà.
ở vùng hạ Tây bắc, mùa đông kéo dài đến tận tháng tư nên tuyết rơi mù mịt, tiết trời cực kỳ lạnh giá, băng phủ kín tàn cây và đường mòn qua núi.
Đèo dốc đứng, trơn trượt, không thường được sử dụng nên bị hư hại nặng nề, nền đường lở từng mảnh lớn. Biết tuấn mã chẳng thể nào lên đèo được, hai kỵ sĩ tháo yên cương giấu trên ngọn cây rồi thả chúng vào rừng. Có thể hai con ngựa không sống sót nổi dưới nanh vuốt của bầy thú dữ, song chẳng còn cách nào khác!
Nhương Thư và Đoan Mộc Anh đeo bọc hành lý, rảo bước vượt đèo, lên đến đỉnh thì trời đã hoàng hôn. Trên vị trí cao vút này, gió đông rít vù vù, mang theo hàng vạn bống tuyết như muốn chôn vùi hai lữ khách.
Dù được che chở bởi áo mũ lông cừu thượng hạng song Đoàn Mộc Anh cũng rét run cầm cập, bảo Nhương Thư :
– Đại ca! Tiểu muội chịu hết nổi rồi! Công tử tìm hang hốc mà nghỉ chân sáng mai đi tiếp!
Nhương Thư vuốt tuyết trên mặt, đảo mắt nhìn vách núi mé hữu, chẳng thấy chỗ nào trú chân được liền cúi xuống :
– Anh muội hãy lên lưng để ta cõng đi thêm một đoạn, may ra tìm được chỗ qua đêm!
Anh nhi ngoan ngoãn nhảy phóc lên lưng, vỗ vai chàng rồi thét :
– Nào tiến lên tuấn mã!
Ngương Thư phì cười :
– Nàng dám xem ta là ngựa ư?
Tuy nói vậy nhưng lòng chàng rất vui trước những trò trẻ con của Anh nhi. Tuổi thơ của Nhương Thư đầy ắp gian khổ, sau đó là cuộc sống trang nghiêm nơi cửa Phật, chỉ chuyên tâm kinh kệ và luyện võ!
Nhương Thư cộng lực phi phàm, nhãn lực tinh tường, tiến bước rất nhanh. Chàng nhận ra ngay bóng dáng của một ngối miếu ở dưới lưng chừng đèo bên kia, mừng rỡ chỉ cho Đoan Mộc Anh :
– Anh muội! Dưới kia có một ngôi miếu.
Đoan Mộc Anh ngóc đầu lên nhìn, bỗng rùng mình run giọng :
– Đại ca! Dường như tiểu muội thấy rất nhiều bóng ma đang bay lượn trên nóc miếu ấy. Chúng ta đừng đến đấy!
Nhương Thư căng mắt quan sát mà chẳng thấy gì cả. Song nhớ lời Bất Trí thư sinh nên dừng bước, không đi về hướng ấy nữa. Chàng phân vân ngẩng đầu nhìn dáo dác, phát hiện vách núi đứng cạnh mình có một động khẩu nhỏ. Chàng mừng rỡ thả Đoan Mộc Anh xuống, tung mình lên xem thử. Độ cao hai trượng ruỡi chẳng thể làm khó được chàng. Nhương Thư lom khom chui vào vì nóc hang khá thấp, bật hỏa tập xem xét. Hang sâu hai trượng, nền đá khô ráo, không hề có rắn rít, quả là nơi nghỉ ngơi lý tưởng.
Chàng hân hoan thò đầu ra gọi :
– Anh muội lên đây!
Đoan Mộc Anh nhún chân bốc cao được chàng túm lấy kéo vào trong. Nàng thấp hơn Nhương Thư cả gang tay nên có thể đứng thẳng lưng mà không sợ u đầu!
Hang đá này như một chiếc bình kín đáy, miệng hẹp nên gió đông không vào được sâu, chỉ rải tuyết phía ngoài. Hai người hoan hỉ dủng bữa chiều bằng lương khô, bốt tuyết thay nước uống. Và trải áo lông nằm nghỉ. Tấm làm chiếu, tấm làm chăn xem ra cũng ấp áp.
Đoan Mộc Anh ôm chặt thân hình ấm nóng của Nhương Thư, ngáp ngắn ngáp dài lát sau thiếp đi vì mệt nhọc. Hơn tháng trời bôn ba gian khổ, ngay Nhương Thư còn uể oải chứ đừng nói chi nàng! Và cuối cùng chàng cũng ngủ vùi!
Quá nửa đêm, cái lạnh của mùa đông Tây bắc đến cực điểm khiến cơ thể nhỏ của Anh nhi run lên bần bật, làm Nhương Thư tỉnh giấc. Chàng vội vận công cho người nóng rực lên, sưởi ấm cho nàng. Dĩ nhiên chàng không thể ngủ được, nằm thao thức nghĩ suy, thầm hối hận đã đem cô bé tội nghiệp này theo! Chàng nghe tim nhói đau, khi đặt giả thiết rằng pháp đàn của Bất Trí thư sinh và Ngọa Long Tú Sĩ chẳng hề linh ứng, hiệu nghiệm. Lúc ấy, Anh nhi sẽ phải chết một cách vô ích! Nếu đi một mình, chàng tự tin có thể thoát thân dù đối phương đông đến hàng ngàn, nhưng khi vướng bận Đoan Mộc Anh, cả hai sẽ bỏ mạng!
Nhương Thư thằm trách mình đã không đủ tự tin, suốt đời chỉ hành động theo sự xấp xếp của người khác, giờ đây di hại đến Anh nhi!
Đoan Mộc Anh đang ngủ say trong vòng tay chàng bỗng ú ớ rồi bật dậy. Nhương Thư kéo nàng nằm lại miệng vỗ về :
– Anh muội đừng sợ, đại ca ở đây mà!
Đoan Mộc Anh ngoan ngoãn nghe lời song không ngủ và hỏi chàng :
– Đại ca có tin vào tác dụng của cái pháp đàn quỷ quái kia không?
Nhương Thư bật cười :
– Chẳng phải lúc chiều người đã nhìn thấy ma đấy sao?
Đoan Mộc Anh lắc đầu :
– Không chắc lắm! Giờ nghĩ lại, tiểu muội cho rằng mình đã hoa mắt, hoặc bị lời nói của Cao lão ám ảnh nên tưởng tượng!
Nàng hạ giọng buồn rầu :
– Lúc nãy, tiểu muội nặm mộng thấy phụ thân. Ông nói rằng “ta đến đón con đấy” vậy là tiểu muội sắp chết rồi!
Kể xong, nàng bật khóc rấm rức, Nhương Thư chưa kịp an ủi thì từ hướng bắc vọng lại một tiếng nổ kinh hồn. Hai người vội chạy ra cửa hang thò đầu nhìn. Tòa cổ miếu ở lưng chừng đèo đang bốc cháy ngùn ngụt, dù tuyết rơi như mưa!
Nhương Thư hiểu ngay rằng ngôi miếu đã bị gài hỏa dược và ai vô tình mở cửa, hoặc vào miếu sẽ bị tan thây!
Nghiên Tái Thuần đề phòng chàng đi đường này nên đã đặt bẫy. Vậy là linh cảm của Đoan Mộc Anh hoàn toàn chính xác!
Chàng quay lại bảo :
– Anh muội còn nghi ngờ phép mầu của đạo gia nữa không?
Anh nhi cười khúc khích :
– Chính đại ca cũng đâu có tin!
Sau hôm nay, hai người xuống đèo, thận trọng quan sát ngôi cổ miếu đã cháy rụi, lửa tắt vì tuyết phủ. Đùi sau một con báo gấm nằm lại cách nên đất không xa, chứng tỏ chính nó đã mò vào miếu trốn tuyết, chết thay cho họ.
Nhương Thư nhiều lần đàm đạo với Mục Tử Lượng, biết rằng cơ quan kích nổ gài ngang cửa. Con vật xấu số chạm cánh cửa miếu nên tan xác.
Hai người nhìn nhau le lưỡi, tiếp tục cuộc hành trình. Anh nhi thản nhiên vác đùi báo theo để làm lương thực.
Ba ngày sau họ đến một con sông hẹp nhưng bờ cao hàng chục trượng, nước chảy như thác lũ, muốn qua phải sử dụng cầu treo.
Chiêc cầu này dài độ sáu trượng, được căng bằng hai sợi xích sắt cọng lớn cỡ ngón tay cái. Sàn cầu là những tấm ván có đoạn mất vài miếng vì mục nát. Gió bấc thổi ào ào, làm chiếc cầu đong đưa trông rất đáng sợ.
Đoan Mộc Anh run rẩy thì thầm :
– Đại ca! Tiểu muội lại nhìn thấy hàng trăm bóng ma lởn vởn trên cầu! Có lẽ đây là bẫy, chúng ta chẳng nên qua!
Nhương Thư nhớ đến vụ nổ nơi cổ miếu, ngao ngán thở dài, trầm ngâm một lúc rồi nói :
– Chúng ta quay lại tìm lối khác vậy!
Chàng kéo Anh nhi đi ngược lại, được vài chục trượng thì lủi vào rừng, tìm cây có chạng ba lớn nhảy lên. Đoan Mộc Anh ngơ ngác hỏi :
– Mới là giữa trưa, sao đại ca không tranh thủ tìm lối đi an toàn, lại nghỉ ngơi làm gì?
Nhương Thư mỉm cười :
– Đây chính là đoạn sông hẹp nhất, chẳng còn chỗ nào qua được! Hầu lão ca đã dặn dò ta rất kỹ rồi, chờ đêm xuống chúng ta sẽ qua cầu! Mắt ta nhìn xuyên bống tối, trong khi đối phương không có khả năng ấy để phát hiện và hạ thủ!
Đoan Mộc Anh lo ngại :
– Lỡ chúng gài hỏa dược thì sao?
Nhương thư giải thích :
– Cầu bị gió lắc lư mạnh mà không phát nổ, chứng tỏ phải có người ở đầu cầu bên kia điều khiển! Nhưng họ không thấy chúng ta thì kích hỏa làm gì?
Đoan Mộc Anh cười khì :
– Ai bảo đại ca là ngốc? Chẳng qua đại ca không thèm mưu mẹo đấy thôi!
Nhương Thư ngượng ngùng tát nhẹ vào gò má đen đúa nhưng mịn màng của Anh nhi :
– Ngươi cũng biết nịnh nữa sao?
Chàng đặt cô vợ trẻ con của mình vào lòng, bảo nàng hãy ngủ đi. Đoan Mộc Anh đã sút vài cân, mệt mỏi đến mức lúc nào cũng muốn ngủ vùi!
Nhương Thư ngồi dựa thân cây, giữ chặt Anh nhi, bâng khâng ngắm những bóng tuyết trắng tinh đang bám trên cành lá. Tiếng thở đều đều của Anh nhi khiến chàng cảm thương và lo sợ. Đoan Mộc Anh còn cương cường hơn cả Thúy Sơn, tất không chịu đào vong một mình mà ở lại cùng chết với chàng!
Nhương Thư thở dài nuối tiếc hai tấm bảo y. Hoàng Nghi Tuyệt và Thiết Kình Ngư đi giải quyết tranh chấp ở Huy Châu nên chàng đã bắt họ mặc giáp. Nhương Thư còn trao cả Mạc Da thần kiếm nhưng Tào Ưng không nhận. Gã bảo rằng chỉ mình chàng xứng đáng sử dụng thanh thần kiếm thượng cổ ấy!
Giá như chàng và Anh nhi được hộ thân bằng hai chiếc áo giáp quí báu, đã tịch thu của Kỵ Ba Thần Quân, Tích Bảo chân nhân, thì họ thừa sức bảo toàn sinh mạng!
Chàng là người cửa Phật, tin vào nhân quả nghiệp báo chứ không tin sức mạnh quỷ thần. Lần thoát chết nơi cổ miếu vừa rồi chưa đủ để chàng thay đổi định kiến của mình!
Rồi Nhương Thư cũng thiếp đi, đến chiều được Anh nhi đánh thức để dùng bữa, món thịt nướng chấm muối chẳng làm nụ cười trên môi cô gái rừng bớt tươi. Đoan Mộc Anh ân cần đút từng miếng thịt nhỏ vào miệng Nhương Thư, ánh mắt đầy vẻ âu yếm, thương yêu.
Trời đã tối hẳn, tuyết nặng hạt hơn, mắt thường chẳng thể thấy người trong khoảng cách non trượng, nhưng Nhương Thư thì khác! Nhãn lực Đoan Mộc Anh cũng khá xong thua xa trượng phu.
Nhương Thư cõng nàng trên lưng, quay lại chiếc cầu treo. Tiếng xích sắt kẽo kẹt kinh người, chứng tỏ cầu bị gió lắc dữ dội, song chàng lại cảm thấy rất an toàn vì tin chắc đối phương không thể thấy được mình trong cảnh tối tăm mù mịt này!
Tay phải cầm bảo kiếm tuốt trần, tay trái vịn chắc dây chảo thành cầu, Nhương Thư căng mắt nhìn cho rõ những tấm ván dưới chân rồi lần bước.