Tan Học Đừng Đến Văn Phòng Của Em

Chương 46



Để không khơi dậy nỗi đau buồn của Sơ Trừng vì ông ngoại mất, Dụ Tư Đình không đi sâu vào chủ đề này nữa.

Hắn quay lại nhìn những khung ảnh khác trên tủ sách, phần lớn mấy tấm ảnh đều lưu giữ kí ức tuổi thanh xuân của thầy Sơ, chúng như những câu chuyện thầm lặng nhưng thú vị và mang đậm dấu vết thời gian đã qua.

Bắt mắt nhất chính là một khung ảnh ghép ở giữa kệ, chín bức ảnh được đóng khung cùng lấy bối cảnh một góc sân của nhà họ Sơ, nhưng nhân vật chính được camera ghi lại không ngừng lớn lên.

Trong bộ ảnh này, Sơ Trừng từ một cậu nhóc ba, bốn tuổi trở thành một thiếu niên đẹp trai, cái cây thấp bé yếu ớt sau lưng cậu cũng trở nên tươi tốt hơn.

Ánh mắt của Dụ Tư Đình dừng lại ở đây.

Nếu hắn nhớ không lầm thì cái cây này hẳn là…

“Nàng dâu nuôi từ bé của tôi.” Sơ Trừng giới thiệu.

“Nó vẫn còn ở trong sân, lúc bước vào tôi đã nhìn thấy.” Dụ Tư Đình nhớ lại lúc hai người đi qua hành lang, hắn đã bắt gặp thân cây phủ đầy tuyết như vậy.

Sơ Trừng gật đầu xác nhận: “Đúng rồi, gia đình tôi trồng khi tôi còn rất nhỏ, cái cây đó gần bằng tuổi tôi.”

“Truyền thống nhà thầy gọi cái cây là ‘nàng dâu nuôi từ bé’ hả?” Dụ Tư Đình hỏi với vẻ trêu chọc.

“Xem ra hôm nay thầy Dụ muốn đào cho bằng hết quá khứ đen tối của tôi.” Sơ Trừng tuy nói như vậy nhưng trong lòng cũng không để tâm chuyện hắn có biết hay không, sau đó cậu mở lòng kể lại nguồn gốc của cách gọi này.

“Từ nhỏ tôi luôn phải chịu thiệt thòi vì tuổi tác, lúc nào cũng thua kém người khác nên tôi rất mong những nhà xung quanh có thể sinh ra một đứa nhỏ hơn mình. Tôi có một người bạn nối khố hơn tôi mười tuổi, anh ấy tên Thiệu Kỷ. Anh ấy lừa tôi và nói nhà họ Sơ muốn có con gái, Giáo sư Kim trồng cái cây này ý tứ là ‘cây gả chồng’, thế nhưng chẳng hiểu sao mà cây yếu lắm, chắc là trời muốn nhà tôi có con trai; nếu tôi có thể chăm sóc cái cây và khiến nó nở hoa kết trái thì ba mẹ sẽ sinh cho tôi một đứa em gái.”

Bé Sơ Trừng nghe đến đây thì lập tức đi hỏi ba xem ‘cây gả chồng’ là cây gì, câu trả lời cậu nhận được là cây long não.

Ba cậu kể rằng thuở xưa các gia đình ở Giang Nam có tục lệ nếu trong nhà sinh được con gái thì sẽ trồng vài cây long não ở sân trước, khi con gái lớn lên thì cây cũng lớn, có thể chặt đi để làm của hồi môn.

“Lúc đó tôi còn nhỏ nên dễ bị lừa và tin răm rắp lời Thiệu Kỷ. Dù khi đó tôi chưa cao bằng cái tủ nhưng tôi sẵn sàng chăm sóc cây bằng tất cả sự kiên nhẫn của mình, mỗi ngày tôi đến thăm nó ba lần sáng trưa chiều; sau này thành thói quen rồi nảy sinh tình cảm, tôi thậm chí đọc thơ với đọc sách cho nó nghe, rảnh rỗi thì nói chuyện với nó, tôi còn kể cho nó nghe những chuyện buồn của mình.”

Bây giờ Sơ Trừng nghĩ lại chuyện cũ mà vẫn cảm thấy khó chịu, phải mà khi đó cậu có bằng cấp tiểu học thì ít nhất cậu sẽ không bị tên bạn xấu xa này lừa như một kẻ ngốc.

Dụ Tư Đình có vẻ thích thú lắng nghe, hắn hỏi hỏi: “Tiếp theo thì sao?”

“Sau đó cái cây nó cảm động.” Sơ Trừng mệt tim quá chừng, cậu dụi mắt rồi nói tiếp.

“Khoảng ba năm thì nó thực sự nở hoa, vào cuối mùa xuân, cái cây tràn ngập một màu trắng thanh khiết trang nhã giống như những cái thác nhỏ. Tôi vui lắm nên đã nài nỉ cả nhà suốt ngày để cùng nhau ngắm hoa, Giáo sư Kim biết tôi rất thích cái cây đó, nhưng mẹ không biết lí do thực sự khiến tôi thoả mãn là gì. Mẹ thấy tôi như vậy nên cố ý nhờ người hái hoa trên cây về chế biến cho tôi ăn.”

Dụ Tư Đình thực ra đã nhận thấy có điều gì đó không ổn nhưng hắn không ngắt lời, đến hiện tại thì hắn nhịn hết nổi rồi: “Chờ một chút…”

Sơ Trừng cướp lời: “Tôi biết thầy định nói gì, cây long não không thể nở hoa đẹp như thác nước, cũng không thể lấy hoa chế biến thức ăn. Sau đó tôi nhận ra mình bị lừa vì khi gửi bánh cho tôi, bọn họ nói đó là bánh hoè hoa.”

Khi ấy thế giới của công tử nhỏ Sơ Trừng hồi tiểu học trở nên xám xịt.

Sau khi nghe câu chuyện ‘bi thảm’ như vậy, Dụ Tư Đình không giấu được nụ cười trên môi; hắn ngẫm nghĩ bằng tâm hồn đứa nhỏ: “Chắc là thầy… Khóc thấy thương.”

Sơ Trừng trợn mắt: “Mọi người đều cười nhiều lắm, trừ tôi ra thôi.”

Phải một thời gian dài cậu mới phát hiện ra cả đám Thiệu Kỷ nói nhảm sau lưng mình, đồng thời biến những kì vọng của cậu về cô em gái thành ‘nàng dâu nuôi từ bé’; sau này ba cậu cũng ghi lại sự việc này vào tuyển tập tác phẩm của ông

Có vô số sự kiện đáng xấu hổ như thế ẩn giấu trong những bức ảnh, mỗi lần Dụ Tư Đình hỏi về ảnh là tuổi thơ của Sơ Trừng dường như được mở ra.

Hai người cứ trò chuyện mà quên mất thời gian.

Trong lúc này, người phụ bếp được giáo sư Kim nhờ mang hai nồi lê chưng và đào nướng gõ cửa mấy lần nhưng không có ai trả lời, đứng ngoài cửa chỉ nghe thấy tiếng cười nói vui vẻ.

Thầy Dụ cảm thấy mình nghe chưa thoả, nhưng đêm đã tối nên cũng đến lúc phải tạm biệt, hắn đứng dậy rồi chạm phải thứ gì đó khi lấy áo khoác ra khỏi tay ghế sofa.

‘Cạch’ một tiếng, mảnh gỗ đặc sẫm màu rơi xuống đất, hai người cúi đầu nhìn và đều giật mình.

Sơ Trừng đang định cúi xuống thì nó đã bị đối phương cầm lên trước.

“Đây là thước hả?” Dụ Tư Đình cầm đồ trong tay, hắn lật lại nhìn kĩ thì phát hiện phía sau có khắc chữ ‘Sơ’ rất đẹp, vậy là hắn ngẩng đầu hỏi: “Này của thầy à? Sao lại nhét dưới ghế sofa thế?”

“Ừ…” Sơ Trừng có chút ngượng ngùng trước ánh mắt nóng rực của hắn, cậu sờ mũi vì chột dạ: “Tôi muốn vứt đi nhưng quên mất.”

Thực ra là muốn vứt đi nhưng không dám.

Chẳng may ông bô tự nhiên nhớ tới thì cậu không thể giải thích được.

Ánh mắt Dụ Tư Đình rất tinh, hắn vừa nhìn đã nhận ra chất liệu của cây thước, đồng thời cũng nhìn thấy vẻ mặt của người trước mặt hơi mất tự nhiên, hắn chợt hiểu ra vấn đề.

Hắn nghiêm túc nói: “Ném thước gỗ đàn hương quý thế này phí lắm, thầy định ném ở đâu để tôi đi nhặt?”

“Thầy lấy làm gì?” Sơ Trừng kinh ngạc hỏi.

Dụ Tư Đình sờ vào dòng chữ trên đó rồi cười đến là tự nhiên: “Đây là thước nhà họ Sơ – gia đình cứ một mét vuông là có một trí thức, tôi lấy về dạy cháu mình hẳn là điềm lành.”

Sơ Trừng không cách nào biết được hắn có nghiêm túc hay không.

Nhà họ Sơ chỉ có một đứa con trai, không cần nghĩ cũng có thể đoán ra cây thước này vốn được dùng để dạy dỗ ai.

Thực ra thay vì vứt cái thứ bám bụi như thế này thì cho đi là một kiểu thừa kế, ông Sơ chắc chắn không để ý. Thế nhưng cậu đã ‘trải nghiệm’ rồi, tên này lại còn nói rõ hắn muốn lấy để đánh con nít.

“Thầy tiếc hả?” Thấy cậu không trả lời, Dụ Tư Đình muốn tiếp tục thử lòng, nhưng cây thước đột nhiên bị lấy ra khỏi tay hắn: “Á? Tôi còn chưa xem xong.”

“Tôi không làm chuyện phản cảm như vậy.” Sơ Trừng đáp và bỏ thước vào vali, cậu quay lại đẩy người dai như đỉa này ra ngoài: “Thầy muốn thì tự mà làm.”

Dụ Tư Đình bị đẩy đi vẫn tiếp tục nói đùa, hắn ý nhị chê cậu keo kiệt: “Thầy cũng không cần thì cứ đưa tôi đi, thầy thà bỏ nó vào hành lí hả? Nặng lắm đấy.”

Sơ Trừng đi theo phía sau lẩm bẩm: “Tôi không xách vali trên lưng.”

“Tự tin quá nhỉ?” Dụ Tư Đình lấy điện thoại di động ra, giả vờ lướt hai lần rồi đổi giọng: “Chưa thấy link nhờ bạn bè hỗ trợ trên Moments, xem ra thầy mua vé thành công rồi.”

“Chưa bắt đầu bán online nữa mà…” Sơ Trừng bị đơ trước câu hỏi của hắn nên mới vô thức trả lời, sau đó cậu nhận ra người này đang chọc cậu vì chuyện cũ, thế là cậu dỗi: “Đừng có nhắc chuyện cũ nữa!”

Dụ Tư Đình cười thành tiếng.

Hắn cầm điện thoại di động thực ra không phải để kiểm tra WeChat Moments mà là để kiểm tra lịch học, hắn hỏi: “Không chọc thầy nữa, chừng nào thầy định về Đình Châu?”

Sơ Trừng suy nghĩ một chút rồi nói: “Sau Tết Nguyên Tiêu về là được.”

“Vậy cũng giống tôi, đi chung nhé.”

“Ừ.”

Suy cho cùng thì việc nhờ người ta đưa đón là việc trước lạ sau quen, một trong hai người tự nhiên mở lời, người còn lại vui vẻ đáp lại là đạt được sự đồng thuận trong chớp mắt.

“Tôi về đây.” Dụ Tư Đình đứng cạnh xe nhếch khóe môi: “Nếu không có gì bất ngờ thì hẹn gặp lại thầy vào năm mới.”

“Ừ, hẹn gặp lại vào năm mới.” Tuyết ban đêm đã ngừng rơi, xung quanh vẫn im lặng khiến giọng nói của Sơ Trừng trở nên nhẹ nhàng hơn, cậu vẫy tay đứng bên ngõ và nhìn xe thầy Dụ từ từ rời đi.

Kể từ

ngày ‘quét bụi’

, nhà họ Sơ cứ nườm nượp khách đến thăm.

Ngày hai mươi bốn tháng Chạp, ‘quét bụi’ ám chỉ việc dọn dẹp cuối năm của gia đình trước thềm năm mới.

Sơ Trừng tuy từ nhỏ sẽ tránh quấy rầy ba mẹ nhưng trước dịp lễ lớn thế này, cậu tất bật phụ giúp ba mẹ tiếp khách nên không có thời gian ra ngoài chơi.

Khách đến và đi mãi cho đến tận đêm giao thừa, như thường lệ nhà họ Sơ sẽ đóng cửa đón khách vào đêm này, ngoài ba người trong gia đình với những người giúp việc tại gia, chỉ có Giám đốc Kim mới được tới vào cửa.

Giáo sư Kim tuy không giỏi nấu nướng nhưng hằng năm bà vẫn sắp xếp một bữa ăn đoàn viên tinh tế.

Một bàn ăn gồm mười sáu món chú trọng sự yên ổn, sung túc, sức khỏe và hạnh phúc.

Ba mẹ Sơ Trừng luôn có thói quen sinh hoạt đều đặn nên không bao giờ thức khuya. Sau bữa tối, cậu gửi lời chúc mừng năm mới sớm cho bọn họ, ba cậu lại đưa một bao lì xì đã chuẩn bị sẵn.

“Con lớn rồi mà vẫn có lì xì ạ?” Sơ Trừng hơi ngạc nhiên khi cầm chiếc bao lì xì dán kín đỏ rực có chữ viết tay của ba. Năm nay là Tết đầu tiên kể từ khi cậu chính thức đi làm, cậu vốn nghĩ ‘thủ tục’ này sẽ không còn nữa.

Mẹ ở bên cạnh cười nói: “Miễn là chưa có gia đình, chưa làm ba thì con vẫn là con nít.”

“Ra là như thế.” Giám đốc Kim đang ăn trái cây ở bên kia nghe thấy tiếng thì ngẩng đầu lên: “Còn em thì sao? Chị ơi…”

Giáo sư Kim ngạc nhiên nhìn ông: “Kim Hằng, em nói cái gì vậy?”

Giám đốc mặc suit đeo cà vạt không thèm để ý tới thể diện mà chấp niệm ngoắc ngón tay: “Không có ạ? Vậy thì em phải đi vào góc tối để méc ba thôi, phải kể ba dạy chị mấy chục năm, mọi lời hay ý đẹp đều truyền lại hết cho chị, thế mà cuối cùng lại uổng công…”

“Em cứ bị sao ấy? Đừng nói nhảm nữa.” Giáo sư Kim thực sự vừa tức vừa buồn cười.

Ông Sơ ngồi ở ghế trước nhàn nhã uống trà sau bữa tối, ông chỉ cười nhìn mà không bày tỏ ý kiến ​​gì vì suy cho cùng ông đã quen với hai chị em khác thường này từ lâu.

Cả hai người đều đang ở thế giằng co.

Giáo sư Kim đành phải đi sang phòng bên lấy cho ông một bao lì xì.

Giám đốc Kim thấy đối phương công bằng và có nguyên tắc như thế thì đương nhiên sẽ không tranh cãi, thế nhưng ông vẫn phải được đằng chân lân đằng đầu: “Đừng phân biệt đối xử với em như thế, em với Tiểu Trừng giống nhau mà.”

Sau đó ông Kim đã đạt được mong muốn của mình.

“Cám ơn chị.” Ông tỏ ra hài lòng, quay người lấy ra một chiếc phong bì màu đỏ trông càng đẹp hơn trong túi áo khoác, sau đó đưa cả hai phong bì cho Sơ Trừng.

“Cám ơn cậu nhé!” Ngay từ lúc Giám đốc Kim đưa tay về phía mẹ, Sơ Trừng đã đoán trước được rồi, cậu cố ý lớn tiếng cảm ơn, cúi người về phía các bậc trưởng bối rồi vui vẻ đi ra khỏi tiền sảnh.

Nhìn con trai rời đi, Giáo sư Kim quay sang em trai khẽ thở dài: “Một nửa tính cách của thằng nhóc này là do ba với em chiều nó mà ra.”

“Em là cậu nó, em không chiều nó thì ai chiều đây?” Kim Hằng vẫn luôn thờ ơ trước những nhận xét như vậy, ông khôi phục lại hình tượng nghiêm khắc đứng đắn rồi ngồi cạnh ông Sơ và bàn việc nhà.

Sơ Trừng rời khỏi chính phòng dọc theo hành lang trong vườn, một dãy đèn đỏ rực dưới mái hiên sân nhỏ cậu đi qua treo ngút tầm mắt.

Ánh sáng xuyên qua cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, phản chiếu vào studio yên tĩnh, mờ ảo ấm cúng. Sơ Trừng trốn ở đây để nghịch điện thoại.

Trong một đêm đặc biệt như vậy, mọi người đều hoạt động tích cực trên Internet, Tổ Bộ môn, nhóm công nhân viên và cả nhóm chat lớp đều rất sôi nổi.

Kể từ khi màn đêm buông xuống, điện thoại Sơ Trừng đã nhận nhiều lời chúc mừng năm mới, cậu lướt qua rất nhanh, chọn trả lời tnhững người cậu thân thiết hơn trước.

Trong số những tin nhắn chúc Tết ngắn gọn, tin nhắn dài do Chu Cẩn gửi là hút mắt nhất. Sơ Trừng vốn tưởng anh sao chép từ đâu đó một đoạn văn sáo rỗng, cậu đang định phàn nàn đây không phải phong cách của anh, thế nhưng khi nhìn kĩ thì mặt cậu cứng lại.

Đàn anh không gửi cậu một câu chúc Tết copy từ đâu đó, anh gửi cậu lời xin lỗi của chủ nhà Vận Thành ở Đình Châu.

Sơ Trừng đọc kĩ, khựng lại rồi gõ một câu hỏi.

[Tại sao chủ nhà đột nhiên muốn chấm dứt hợp đồng?]

Có lẽ mới ăn tối xong nên Chu Cẩn phản hồi nhanh chóng.

[Chu Cẩn: Anh ta không nói chi tiết, chỉ nói có việc nhà nên muốn bán gấp căn nhà kia, anh ta muốn hỏi mình có muốn thương lượng hay không.]

Sơ Trừng di chuyển ngón tay trên bàn phím chín ô vuông.

[Anh phản hồi chưa?]

[Chu Cẩn: Chưa, anh thì không sao, quan trọng là em khó tìm được nhà mới ở thời điểm này.]

Chứ còn sao nữa…

Sơ Trừng hơi đau đầu, cậu chưa kịp nghĩ ra cách thì đã nhìn thấy một tin nhắn khác từ đối phương.

[Chu Cẩn: Hay là anh từ chối trước? Anh giúp em câu giờ tới sau kì nghỉ, sau đó để anh ta bồi thường cho em theo hợp đồng.]

[Bỏ đi, nếu không thực sự khẩn cấp thì chẳng ai đầu năm đầu tháng đã bán nhà, em sẽ về Đình Châu sớm và cố gắng hết sức thôi.]

Chủ nhà đã chăm sóc cậu rất chu đáo kể từ khi cậu bắt đầu thuê nhà, vậy là Sơ Trừng chọn tự mình cách nghĩ khác.

[Chu Cẩn: Ừ, vậy anh sẽ cố gắng giúp em tìm thông tin thuê nhà, với cả…]

Gì nữa?

Sơ Trừng cảm thấy bất an, sau đó cậu nhìn thấy màn hình lại hiện lên mấy chữ.

[Chu Cẩn: Chúc mừng năm mới.]

[Dạ chúc mừng năm mới anh!]

Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện với đàn anh, Sơ Trừng không khỏi có những cảm xúc lẫn lộn, có vẻ như cậu phải về trước Tết Nguyên Tiêu để chuẩn bị dọn nhà.

Nghĩ tới việc mình sắp huỷ hẹn, Sơ Trừng khẽ thở dài và kéo màn hình xuống để tìm tên Dụ Tư Đình trong danh bạ, sau đó cậu bấm vào hộp thoại.

Tác giả có lời muốn nói

Tin tốt và tin xấu đầu tiên của năm mới, tin tốt là thầy Sơ chủ động liên lạc với đại ca. tin xấu là cậu ấy muốn hủy hẹn để về sớm tìm nhà.

Đại ca (đăng tin cho thuê nhà cả đêm): Hai tin này chẳng phải đều là tin tốt sao?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.