Translator: Nho
Beta: Anh Đào
Dù huấn luyện đặc biệt có bí mật thì có một người chắc chắn Nghê Yến Quy phải thông báo. Cô gửi tin nhắn cho Trần Nhung: “Ăn cơm chưa?”
Cô xem phim mười mấy phút cũng đợi được tin đáp lại của anh: “Em dậy rồi à?” Sau đó anh trực tiếp gọi điện thoại.
Nghê Yến Quy nhận cuộc gọi: “Hết bận rồi à?”
“Ừ.” Trần Nhung ra khỏi phòng bếp: “Vừa ăn cơm xong. Em thì sao? Mới dậy à?”
“Em ăn đồ ăn ngoài rồi. Combo gia đình.” Cô rất đắc chí: “Em ăn một mình.”
“Hai ngày nay không thể ở cùng em. Khi nào em tới đảo?”
Chồng của Trần Nhược Nguyên phải đi công tác, bà ấy đưa con gái nhỏ tới nhà Trần Nhung. Bà ấy uống thuốc đúng giờ giống như người chẳng có việc gì. Nhưng Trần Nhung biết, bà ấy không phải không sao, mà là có quá nhiều sự rối loạn.
“Dừng quay phim rồi, Hà Tư Ly không có ở đây.” Trong phòng khách sạn chỉ có một mình Nghê Yến Quy nhưng cô lại cố tình đè thấp giọng xuống: “Em phải đi huấn luyện đặc biệt bí mật.”
“Huấn luyện đặc biệt?” Trần Nhung tưởng rằng lại là kiểu hoạt động leo núi của Mao Thành Hồng.
Nghê Yến Quy lại nói: “Lần trước lúc anh bắt nạt em ở công viên ấy, không phải có một ông cụ tập thể dục gặp chuyện bất bình sao, ông ấy xuất thân từ võ quán nên cho em một cái địa chỉ.”
“Xa không?”
“Nội tỉnh.”
“Ở đâu?”
“Thị trấn Tây Tỉnh.”
Nghê Yến Quy gọi điện thoại cho sư phụ.
Sư phụ vừa nghe tới thị trấn Tây Tỉnh thì vô cùng kích động: “Chẳng lẽ là Hoành Quán?”
“Vâng.” Tên là Hoành Quán.
“Thị trấn Tây Tỉnh, thôn Tây Tỉnh, Hoành Quán.” Lời nói của sư phụ khẩn trương: “Đối với người luyện võ, võ quán được truyền qua mấy đời người ở đó là cực phẩm đấy.”
Theo cách nói của sư phụ, Hoành Quán là chốn giang hồ trong truyền thuyết. Nhưng võ thuật trong đó có thật sự xuất sắc hay không thì không ai hay, không người truy xét.
Xe buýt dừng lại ở cổng thôn Tây Tỉnh.
Nơi đây cách thành phố một đoạn, Nghê Yến Quy tưởng rằng là một thôn ở nông thôn nhưng lại chẳng ngờ được nơi đây đã mở rộng thành vườn sinh thái rồi.
Dọc đường nhìn thấy vài khu nông trại giải trí*, có vài chiếc xe buýt đỗ trước cửa, không tính là vắng vẻ.
*nguyên văn là nông gia lạc: ý chỉ hình thức du lịch trải nghiệm cuộc sống nông trại.
Càng đi vào trong thì không còn thấy xe buýt nữa nhưng có không ít du khách. Trong đó có một nhà hàng, bên cạnh có một ô cửa sổ nhỏ, một hàng dài xếp hàng ngoài khung cửa sổ.
Bên trên có treo một tấm bìa cứng giống như là được xé ra từ thùng gói hàng, số đơn chuyển phát đã bị tô đen rồi, chỗ trống của bìa cứng được viết một chữ “Bánh” to đậm.
Nghê Yến Quy không xếp hàng mà đi tới bên cạnh nhìn.
Người bán bánh là một cậu thanh niên, trông rất đoan trang, toàn bộ quá trình anh ta không nói một lời.
Khách hàng quét mã trả tiền.
Cậu thanh niên đựng bánh vào túi rất dứt khoát nhanh nhẹn.
Từng vị khách rời đi đều xách một chiếc túi nhỏ, còn có vài người trả tiền xong là cho ngay miếng bánh lớn vào ngậm trong miệng.
Nghê Yến Quy nhìn hàng người dài. Bán bánh thôi mà, khoa trương thế à? Người ở quê cũng làm marketing à?
Cô tiếp tục đi về phía trước, dựa theo địa chỉ của ông cụ đi một mạch tới cửa hiệu đối diện.
Men theo chợ đi hướng đông nam, Nghê Yến Quy nhìn thấy bảng hoành phi với khí thế hào hùng, trên đó viết hai chữ như rồng bay phượng múa: Hoành Quán.
Cổng Hoành Quán mở toang hiện ra con đường gạch xanh chịu mòn và đá mài. Đây là một võ quán cách biệt hoàn toàn với xã hội hiện đại, từ cách trang trí tới bố cục, nơi đây càng giống với giấc mơ võ hiệp của Nghê Yến Quy.
Cô đứng cạnh cửa, nắm lấy vòng cửa bằng đồng đính vàng có hình đầu thú gõ cửa: “Xin hỏi có ai không ạ?”
Chỉ một lát sau có một người đàn ông mắt đào hoa đi tới, ngũ quan vô cùng khôi ngô tuấn tú, nhã nhặn lịch sự, nhưng thân hình cao lớn và cánh tay vạm vỡ lại khác biệt hoàn toàn với ngũ quan của anh ấy. Anh ấy quan sát cô một lượt, giương đôi mắt đào hoa lên: “Có chuyện gì sao?”
“Xin chào.” Nghê Yến Quy trượt tới tấm ảnh của cô và ông cụ trong điện thoại: “Tôi từng luyện võ với ông cụ này. Sau đó ông ấy rời đi có để lại địa chỉ cho tôi, tôi đặc biệt tới đây để hỏi thăm.”
Người đàn ông đào hoa nhìn tấm ảnh: “À, cô tới xin học à?”
Cô gật đầu.
“Đợi chút.” Người đàn ông đào hoa đứng sang bên cạnh gọi điện thoại, nói vài câu sau đó anh ấy đi tới nói: “Người trong tấm ảnh là sư thúc của tôi, ông ấy đi du ngoạn rồi. Tạm thời chuyện tập võ ông ấy giao cho tôi.”
“À, cảm ơn.” Ở một nơi kiến trúc cổ kính, Nghê Yến Quy chắp tay cung kính.
Người đàn ông đào hoa chào lại: “Trong học trò của thầy tôi xếp thứ ba, trừ đại sư huynh và nhị sư huynh thì những người khác đều gọi tôi là tam sư huynh.”
Cô cũng gọi đâu vào đấy: “Tam sư huynh.”
“Sư thúc nói rằng em luyện võ từ nhỏ à?”
“Vâng, hồi nhỏ có luyện tập nhưng sau này thì dừng lại ạ. À, gần đây vừa tập lại.”
“Em có thể luyện võ từ nhỏ, có thể thấy là khổ sở nhỉ.” Tam sư huynh đột nhiên giơ tay đánh vào thắt lưng cô.
Nghê Yến Quy nhanh nhẹn né.
Tam sư huynh rụt tay lại: “Khả năng của em tốt hơn người thường, phòng thân có thừa. Tại sao lại phải tới đây luyện võ?”
“Tam sư huynh, thật sự là không dám giấu giếm. Em muốn đi thi.”
“Cuộc thi võ thuật?”
“Tán đả.” Nghê Yến Quy hỏi: “Câu lạc bộ ấy anh có biết không? Ở trong trường đại học ấy, vì hứng thú nên mọi người tập hợp thành câu lạc bộ.”
Tam sư huynh gật đầu.
“Các tiền bối câu lạc bộ đều có sự kỳ vọng rất lớn với em, em muốn tiến về phía trước chiến thắng cuộc thi vì họ.”
“Động tác và quy tắc mỗi cuộc thi thể thao khác nhau. Nếu như em tới đây, tôi chắc chắn đuổi em ra khỏi cửa. Nhưng mà em được sư thúc giới thiệu, dù thế nào thì tôi cũng phải nhận em. Nhưng mà tôi nói trước, Hoành Quán không huấn luyện trước khi thi.”
“Thật ra, tán đả cũng là một loại võ thuật kéo dài, chỉ là cách thiết lập thể chế thi và quy tắc, phân loại thành một hạng mục riêng.”
“Ở thành phố lớn không phải có rất nhiều nơi luyện tập à? Họ có cách sắp xếp huấn luyện riêng và cũng hiểu quy tắc thi đấu.”
“Trước đây em lớn lên ở võ quán, khuynh hướng luyện võ dù sao cũng có sự khác biệt với đánh đấm hiện đại.” Nghê Yến Quy nói: “Hơn nữa sư phụ ở võ quán của em rất hâm mộ Hoành Quán, nói rằng nơi đây của các anh, người tài giỏi rất nhiều.”
Tam sư huynh cười cười, đôi mắt đào hoa cực kỳ ngây ngất: “Chúng tôi là cao thủ nhưng chúng tôi chưa chắc đã là cao thủ thi đấu. Chúng tôi coi rèn luyện cơ thể là chính, không ầm ĩ không đánh nhau. Quân tử chỉ nên nói bằng miệng chứ không nên ra tay.”
“Đúng vậy.” Cô thuận theo: “Tam sư huynh.”
“Tôi chỉ có thể huấn luyện chức năng cơ thể của em thôi.”
“Em hiểu rồi ạ.”
“Ngày mai bắt đầu huấn luyện.”
Nơi này có lẽ là công trình kiến trúc triều Thanh, rường cột chạm trổ giống như một thành phố phim trường của phim võ hiệp.
Nghê Yến Quy được sắp xếp phòng ở xong thì đã là chập tối.
Tam sư huynh nói: “Ăn uống chỗ chúng tôi không giống những nơi khác, đều phải giành giật. Em vừa mới tới có lẽ không giành được. Tôi tạm thời châm chước cho em, chuẩn bị cho em một phần bữa tối riêng.”
“Cảm ơn tam sư huynh.” Nghê Yến Quy thầm nghĩ rằng do gạo quá đắt ư? Ăn cơm còn phải tranh giành à?
*
Thời gian ăn tối thật sự rất muộn.
Nghê Yến Quy muốn đi mua bánh thì phát hiện ra khung cửa sổ đó đóng mất rồi.
Tấm bìa cứng rách trước gió lắc lư vô cùng thê lương.
Bánh nổi tiếng? Chỉ thế này á?
Cô trở về thì gặp tam sư huynh tới đưa cơm.
Anh ấy lau mồ hôi: “Đây là phần tôi tranh được cho em, không dễ đâu đấy.”
“Cảm ơn tam sư huynh, xin hỏi tiền cơm một ngày ở đây là bao nhiêu ạ?”
“Tôi bảo kế toán tính cho em.” Anh ấy xoay người rời đi, tiếng than thở nhẹ nhàng trong không trung: “Vì để giành cơm mà tình nghĩa anh em không còn bền lâu nữa rồi.”
Nghê Yến Quy bưng hộp đồ ăn vào trong phòng.
Đồ ăn bữa tối rất phong phú, cá áp chảo, măng khô xào thịt, sườn dê nấu với củ cải trắng, canh rau cải đậu phụ. Quan trọng nhất là vị mặn nhạt vừa phải, độ lửa của thịt được kiểm soát rất tốt.
Hoành quán có một đầu bếp giỏi đấy.
Ăn được một nửa thì Trần Nhung gửi tin nhắn tới, hỏi có phải tới thị trấn Tây Tỉnh rồi không.
Nghê Yến Quy chụp một tấm ảnh bữa tối gửi đi: “Tới rồi, đang ăn cơm.”
Sau đó, sự đáp lại của Trần Nhung không liên tục. Có lúc nhanh, có lúc kéo dài rất lâu rất lâu.
Ăn cơm xong, Nghê Yến Quy gọi một cuộc điện thoại.
Sau khi nối máy, đầu bên kia vang lên một tiếng trẻ con nũng nịu: “Anh ơi, anh ơi….em muốn được bế.”
Sau đó là tiếng của Trần Nhung: “Mẹ anh ra ngoài rồi, con gái nhỏ của bà ấy ở nhà anh.”
Không biết buổi chiều Trần Nhược Nguyên nghĩ đến cái gì nên khóc một lúc lâu. Bà ấy cảm thấy sai sai nên nói rằng phải tới bệnh viện. Đi rất vội vàng nên bà ấy để con gái nhỏ lại cho con trai.
Lúc này, bé con kéo quần của Trần Nhung lắc qua lắc lại: “Anh ơi, em muốn bế!”
Anh đeo tai nghe bluetooth, bế bé con lên rồi nói với Nghê Yến Quy ở đầu dây bên kia: “Hôm nay bận quá, còn bận hơn cả mọi hôm.” Bé con mới hai tuổi, anh giữ chặt, sợ không cẩn thận xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Bé con sát lại gần bên tai của anh, không ngừng cười “ha ha”.
Nghê Yến Quy cũng cười theo: “Không sao, em tới rồi, ăn no rồi. Anh chăm sóc em gái cẩn thận vào, anh cứ bận đi.”
Em gái…Trần Nhung chưa từng gọi bé con này là em gái bao giờ. Cô bé ở trong lòng anh, chân nhỏ đạp trái đạp phải không hề khách khí, tay nhỏ giữ lấy vai của anh. Anh hỏi: “Em gọi anh là gì?” Anh không hề cười với cô bé, cũng chẳng hề thân thiết.
Nhưng cô bé lại cười to, khuôn mặt nhỏ dán vào gò má của anh gọi: “Anh ơi! Anh ơi!”
Anh nhẹ nhàng xoa đầu cô bé: “Ừ, là em gái.”
*
Nghê Yến Quy đứng trên hành lang.
Rời xa thành thị, không khí trong lành, có núi có nước, kiến trúc lại cổ kính.
Cả người cô đều lười biếng dựa vào cột hiên.
Ánh sao rất trong rất sáng, màn đêm đen kịt chẳng có màu sắc pha tạp nào. Ở thành phố không thể thấy được bầu trời đêm thuần khiết thế này.
Cả thể xác lẫn tinh thần đều khoan khoái, cô lấy bao thuốc ra, rút một điếu rồi châm lửa. Cô từ từ nhả một vòng khói vào không trung. Khói bao phủ trước mắt, màn đêm hơi mơ hồ. Khói dường như đang đuổi theo ánh sao vậy.
Cô rít vài hơi thuốc, đảo mắt nhìn thấy một người đang đứng phía trước.
Là đàn ông, bề ngoài xuất chúng, ánh sáng trên cao lướt qua mặt của anh ta, hình như đôi mắt ánh lên không phải màu đen.
Thế mà ở thôn quê này lại có con lai à?
Anh ta cũng đang nhìn cô.
Có lẽ là một sư huynh nào đó ở đây nhỉ? Nghê Yến Quy đứng thẳng người cười với anh ta.
Đối phương chẳng có sự đáp lại nào, hoặc là nói anh ta vốn chẳng thèm để ý.
Bỗng nhiên Nghê Yến Quy cảm thấy người đàn ông này không phải chú ý tới cô, thứ mà anh ta nhìn là điếu thuốc trong tay cô. Cô đang nghĩ nơi đây có phải cấm hút thuốc không, thì trong nháy mắt bất ngờ có một trận gió thoảng qua trước mặt. Điếu thuốc trong tay chẳng thấy đâu nữa. Tới khi cô nhìn rõ rồi mới nhận ra có một người phụ nữ không biết tới từ lúc nào.
Khuôn mặt người phụ nữ khí khái hào hùng, tóc ngắn gọn gàng. Mặt của cô ấy khá hiền, đôi mắt lạnh lùng: “Hoành Quán cấm hút thuốc.”
Nghê Yến Quy vội vã nói: “Xin lỗi, tôi không biết. Tôi không hút nữa.”
Người phụ nữ vặn đứt điếu thuốc đó: “Tam sư huynh đã đi nghỉ rồi. Đợi sáng mai anh ấy tỉnh dậy rồi mới bắt đầu huấn luyện cho cô.”
Nghê Yến Quy: “Đã biết, cảm ơn.”
Nếu người phụ nữ cũng gọi tam sư huynh thì có lẽ cũng là người luyện võ của Hoành Quán rồi. Người phụ nữ chẳng tự giới thiệu mà đi về phía người đàn ông kia.
Người đàn ông nhìn lên không trung, híp nửa mắt rất uể oải, chẳng có chút tinh thần nào.
Cô ấy đi tới cạnh anh ta.
Anh ta giơ tay ôm lấy eo của cô ấy, khẽ nói một câu gì đó.
Cô ấy xoa nhẹ khuôn mặt của anh ta.
Anh ta quay đầu lại.
Khi này Nghê Yến Quy mới nhận ra mắt người đàn ông màu xanh. Dưới ánh đèn lờ mờ vô cùng sâu xa.
Người phụ nữ nhẹ nhàng hôn anh ta.
Anh ta nhắm mắt. Sau khi nụ hôn kết thúc, anh ta lại mở mắt. Đôi mắt xanh sáng tới mức kỳ lạ, quét sạch sự mệt mỏi vừa rồi, trong chốc lát cả người như có sức sống.
– —–oOo——