Song Nữ Hiệp Hồng Y

Chương 8: Hắc y ma tặc



Thanh Lam nghe nói, giật mình kinh hãi, vội hỏi tiếp:

– Sao, rồi thế nào nữa?

Hoà thượng nọ đáp:

– Khi tiểu tăng quay trở ra hình như có một cái bóng đen thấp thoáng,
rồi tiểu tăng bị điểm huyệt, mê man bất tỉnh ngay, đến khi tỉnh lại thì
thấy mình với hai người sư đệ đã bị treo ở trên cây rồi.

Thanh Lam kinh hãi thầm, và bụng bảo dạ rằng:

“Hà Dị đã nhận rat a, sao y lại chịu để yên cho ta ngủ đến khi trời sáng
như thế? Y với Hao Di Lặc hai người lại đi đâu mất rồi? ừ có lẽ đã có
người ngấm ngầm cứu giúp ta đánh đuổi hai tên ác tặc ấy? Phải rồi, bằng
không, ban tên hoà thượng này võ công cũng cao siêu lắm, chúng bị bắt
trói treo lên như vậy mà cũng không hay biết gì, nên chúng mới tưởng lầm là mình đã rat ay điểm huyệt và bắt trói chúng! Người cứu giúp ta võ
công cao siêu thật! Tiếc thay, y lại bỏ đi liền, khiến ta không có dịp
kết giao với y.” Nghĩ tới đó chàng liền cảnh cáo ba hoà thượng vài lời,
rồi lên đường đi ngay.

Từ Phủ Dương tới Nguỵ Quận, quãng đường ấy là giáp giới của Tiết, Điền, hai tiết độ sứ, nên cả đôi bên đều đóng
binh ở đây để canh chừng nhau.

Thanh Lam đi xen vào trong đám dân chúng nên quân lính của đôi bên đều không biết chàng là ai cả.

Trưa hôm sau chàng đã đi tới Nguỵ Quận. Nguỵ Quận là chỗ đồn trú trọng binh
của Điền tiết độ sứ, nên rất phồn hoa, các tửu lầu và hồng lầu ngày đêm
đều có người nhậu nhẹt mua vui náo nhiệt vô cùng.

Chàng thủng thẳng đi lên trên một tửu lầu, thấy trên lầu rất đông khách ăn, chàng kiếm mãi mà cũng chưa kiếm được chỗ ngồi.

Chàng định quay trở xuống, nhưng tên phổ cây đã trông thấy, vội chạy lại
nghênh đón rồi mời chàng đến ngồi chung bàn với một người khác. Chàng
thấy người đó thân hình bé nhỏ, tuổi cũng không hơn gì mình mấy, mặc
quần áo vải đen, thắt một sợi dây lưng vải thật lớn.

Trông lối ăn mặc của người đó, chàng biết ngay y là người quê mùa nên không chú ý
đến, liền dặn phổ cây lấy thức ăn và định xem xét tình thế với hoàn cảnh của bốn xung quanh Điền tiết độ sứ phủ trước, rồi kiếm một nơi khách
sạn vắng vẻ để ẩn núp.

Lúc ấy tên phổ cây đã bưng rượu và thức ăn của người gầy gò bé nhỏ kia lên rồi. Những thức ăn của y toàn là những
thức ăn có sẵn như thịt bò khô, hột vịt muối với chiếc bánh bao không
nhân. Thấy vậy, chàng kinh ngạc vô cùng, vì những thức ăn đó chàng chia
làm năm bữa ăn cũng không hết mà sao người gầy gò bé nhỏ kia lại dám gọi nhiều đến thế?

Vì vậy chàng mới để ý đến đối phương. Chàng thấy
người đó đã rót đầy một bát rượu đế, chỉ hai ngụm đã uống cạn luôn bát
rượu và dùng tay bốc miếng thịt bò khô thực lớn bỏ vào mồm vừa nhai ngồm ngoàm, vừa ngửng đầu lên nhìn Thanh Lam mà cười.

Lúc này chàng
mới trông rõ mặt người ấy. Thì ra y cũng là một thanh niên tuổi chừng ,
mặt gầy gò, da đen thui, nhưng trông có vẻ nhanh nhảu và cương quyết
lắm, nhất là đôi mắt của y sáng quắc.

Chàng giật mình kinh hãi và bụng bảo dạ rằng:

“Không ngờ người quê mùa này lại là một tay nội gia cao thủ như vậy!” Thầy đồ Thư thường nói:

“Trong giang hồ, hạng người nào cũng có, người tài giỏi lại có người tài giỏi
hơn, câu này quả không sai chút nào…” Nghĩ tới đó, chàng đang định
chào hỏi người đó, ngờ đâu người ấy nhìn chàng cười xong lại cúi đầu ăn
nhậu như thường. Chỉ trong chốc lát, đĩa thịt bò với bánh bao nhiều như
vậy mà y đã ăn hết rồi.

Lúc ấy tên phổ cây vừa bưng thức ăn và rượu của chàng tới.

Chàng định chờ người nọ quay lại là chàng chào hỏi nói chuyện luôn, nên vừa
nhậu nhẹt, chàng vừa để ý đợi chờ người ấy nhìn mình. Ngờ đâu người đó
hình như đã biết tâm ý của chàng mà không cố ý chơi khăm vậy. Y ăn xong
liền đứng dậy gọi phổ cây trả tiền rồi xuống lầu đi luôn hinh như có ý
trốn tránh chàng nên chàng ngạc nhiên hết sức, vì thấy hành vi của người này kỳ lạ lắm. Vì vậy, chàng cũng vội vàng ăn uống cho thật nhanh rồi
trả tiền đi xuống lầu, giả bộ như không có mục đích gì mà đi dạo phố một vòng.

Chàng đi tới trước cửa Điền tiết độ xứ phủ rồi ngừng chân ở chỗ cách khá xa ngắm nhìn một hồi, thấy trước cửa phủ có hai cột cờ
cao chót vót, cạnh hai cột cờ có hai con sư tử đá ngồi chầu, một thềm đá trắng giải suốt từ cửa vào tới trong sảnh, trông thực là hùng tráng oai vệ. Chàng sợ người ta chú ý đến mình, lẳng lặng đi vòng qua cửa chính
ngó về phía bên phải. Chàng thấy hàng rào tường của tiết độ xứ phủ này
cao vô cùngvà bao vòng hết toà nhà đồ sộ ấy, phía đằng xa là một vườn
hoa. Chàng ở bên ngoài cũng có thể trông thấy những ngọn cây với ngọn
núi giả. Chàng xem qua một lượt, ngấm ngầm ước đón, nơi đâu là tiền
sảnh, nơi đâu là nội trạch, nơi đâu là chỗ trị sự, nơi đâu là chỗ bày
tiệc …

Trong lúc chàng đang ngẩn người ra suy nghĩ thì đột
nhiên trông thấy một cái bóng rất quen đi cạnh mình. Chàng đã nhận ra
người đó chính là người gầy gò ăn vận lối quê mùa mà mình đã gặp hồi
nãy. Chàng vội tránh sang một bên. Người nọ lướt xa năm sáu trượng, rồi
người ấy bỗng quay đầu lại nhìn chàng mà cười khì một tiếng. Chàng thấy
vậy giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:

– “Chẳng lẽ y là người của
Điền phủ chăng? Y đã phát giác hành tung của ta nên mới theo tới đây?
Nếu quả thực như vậy thì hành tung của ta chuyến này đã bại lộ…” Ngờ
đâu người nọ quay đầu lại nhìn một cái bỗng rảo cẳng chạy luôn. Chàng
không sợ nguy hiểm gì hết vội đuổi theo liền.

Lúc ấy là ban ngày
ban mặt, không tiện giở khinh công ra đuổi, nên chàng chỉ xa xa theo dõi người ấy thôi. Đi được hai ba phố, chàng thấy người đó có vẻ thuộc
đường thuộc lối lắm, và chỉ thích đi xuyên vào đám đông để mình khỏi tìm thấy vậy. Quả nhiên một lát sau đã mất tích người ấy rồi.

Lúc ấy Thanh Lam mới biết người nọ cố ý chọc tức mình dù đi có mỏi nhừ cả hai
chân, mồ hôi ướt đầm mà kết quả lại để cho đối phương trốn mất. Chàng
tức giận khôn tả, đành phải quay trở về khách điếm vậy.

Chàng ngẩng đầu nhìn sắc trời, thấy lúc ấy mới đầu giờ Thân cuối giờ Mùi, định kiếm một khách sạn ở gần đấy nghỉ ngơi trước.

Chàng đi được hai ba chục trượng đã thấy có một khách sạn, liền vào trong đó
lấy phòng. Vừa tới trong phòng chàng đã vội đóng cửa lại, cởi thanh
trường kiếm ra, định ngồi lên trên giường điều hơi vận khí một lúc.
Nhưng chàng bỗng thấy trong túi có vật gì phồng lên, liền ngạc nhiên vô
cùng, vội móc ra xem, mới hay đó là một nắm giấy. Chàng giở tờ giấy nhầu nát ấy ra, thấy bên trong lại có chữ, liền kinh ngạc vô cùng. Thì ra
những chữ trong giấy viết bằng than chì vỏn vẹn có mấy chữ thôi, đại
khái khuyên chàng nên trở về đi, chứ vào dọ thám trong Điền phủ thì nguy hiểm lắm.

Chàng đọc xong tờ giấy đó càng hãi sợ thêm và bụng bảo dạ rằng:

“Lạ thực! Chuyến đi này của ta không ai hay biết hết. Tại sao có người biết rõ hành động và tên tuổi của ta như thế?” Chàng càng nghĩ càng thắc mắc , sau chàng lại nghi ngờ người nhét giấy vào túi mình để cảnh cáo đó
chắc là Hà Dị chứ không sai, và có lẽ tờ giấy này y nhét vào túi mình từ hồi hôm trong lúc mình uống phải thuốc mê cũng nên. Nhưng chàng suy
nghĩ thêm một chút nữa, lại cho sự nhận xét đó không đúng vì nếu là Hà
Dị, một khi y đã biết rõ hành tung của mình thì cứ để yên cho mình đâm
đầu vào lưới chứ việc gì y phải cảnh cáo như thế? chàng xem lại những
chữ trong tờ giấy thì nhận thấy giọng nói của những chữ này là của một
người bạn chứ không phải địch. Nhưng chàng mới tới Nguỵ Quận lần thứ
nhất thì chỉ có địch thôi, chứ làm gì có bạn? Chàng lại nghĩ tới người
nhét giấy vào túi mình, võ công cao siêu hơn mình nhiều nên mình mới
không hay biết gì cả.

Chàng suy đi nghĩ lại vẫn không tìm ra được kết luận. Sau cùng, bỗng nghĩ tới người gầy gò bé nhỏ mà chàng đã gặp
thấy ở trên tửu lầu hồi nãy chàng lại nghĩ tiếp:

“Lạ thực, sao
bỗng dưng người đó lại nhìn ta mà cười? Rồi sau lại gặp y ở gần Điền
phủ, y đi qua cạnh chẳng nói chẳng rằng và còn hơi đụng vào người mình
một chút nữa? Thôi đúng rồi, chính là y chứ không còn ai vào đây nữa!
Sau y sợ ta đứng quanh quẩn ở đó thế nào cũng bị người của địch nghi ngờ và để ý nên y mới dụ ta tránh ra khỏi vùng đất nguy hiểm. Thế ra y có
lòng tốt chứ không phải chọc tức ta đây!” Nghĩ tới đó, chàng lại nghĩ
lại:

“Ta không quản ngại khó nhọc, đi một quãng đường dài mấy
trăm dặm tới đây để làm chi? Bây giờ Điền phủ dù có là hang hổ đầm rồng, ta cũng bất chấp! Huống hồ theo lời khai của Tôn Khánh thì người lợi
hại nhất trong Điền phủ là Công Tôn Vô Kỵ mà tối hôm đó ta dùng Càn Khôn Nhất kiếm đối địch ta mới thọ công tới vòng thứ bảy của thế kiếm ấy đã
đẩy được y lui sang một bên rồi. Công Tôn Vô Kỵ ta còn không sợ, thì
việc gì ta phải sợ ai nữa?” Chàng càng nghĩ càng cảm thấy hăng hái, quên cả lời khuyên bảo thiện chí của tờ giấy kia, rồi vội vàng lên giường
ngồi vận công điều khí luôn.

Chiều hôm đó, chàng không ra phố
nữa, và bảo phổ cây đem vào phòng cho mình ăn. Cơm nước xong, chàng lại
nghỉ ngơi giây lát, chờ đến canh hai chàng mới nai nịt gọn gàng, đem
theo cả một túi phi tiêu một thanh trường kiếm, rồi mở cửa sổ đi luôn.

Thanh Lam chưa có một tí kinh nghiệm đi đêm bao giờ mặc dầu tối hôm nọ lần
đầu tiên chàng đã đánh bại được Liễu Kỳ và đuổi lui được Công Tôn Vô Kỵ, một kẻ đã có tiếng tăm rất lừng lẫy, nhưng tất cả hành động đó đều xảy
ra trong nhà chàng, chứ còn đi xa bên ngoài, tới một nơi cảnh vệ rất
thâm nghiêm, cao thủ đông như kiến cỏ thì quả thực chàng chưa có một
chút kinh nghiệm nào cả. Tuy hăng hái có thừa, nhưng dù sao trống ngực
cũng đập rất mạnh và đầu óc còn cảm thấy căng thẳng vô cùng.

Không bao lâu, chàng đã trông thấy Điền vương phủ, thì bỗng thấy ở chỗ cách
mình chừng bảy tám trượng có một cái bóng đen thấp thoáng. Chàng chưa
kip nhìn kỹ thì bóng đen ấy đã mất tích rồi. Nhưng chàng biết bóng đen
ấy cũng tiến về phía Điền vương phủ như mình vậy liên bụng bảo dạ rằng:

“Thân pháp của người ấy nhanh như thực, có lẽ khinh công của y đã luyện tới
mức phi phàm tuyệt tích cũng nên. Nếu đem khinh công của y ra so sánh
với mình thì thực mình còn kém xa lắm …” Thấy người đó tài ba hơn
mình, chàng càng không dám sơ xuất.

Một lát sau, chàng đã tới
phía sau Điền vương phủ, liền phi thân lên một cây cổ thụ Ở gần đó chàng leo lên để xem động tĩnh bên trong. Chàng thấy dưới chân tường ở bên
trong có ba con chó rất to đang nằm phục trên bãi cỏ. Loại chó này thuộc loại Tào Châu Mạnh Hải, mạnh như hổ, nhanh như chim cắt, người nhà giàu thường hay nuôi nó để canh gác. Chàng rất lấy làm sung sướng là mình
nhảy lên trên cây nhẹ nhàng như không có một chút tiếng động nào nên ba
con chó đó không hay biết một chút gì cả bằng không nó trộm thấy một
chút bóng người là nó đã sủa ầm lên rồi. Chàng cau mày lại xem có cách
gì dụ được ba con chó ấy chạy ra nơi khác không, hay là lấy phi tiêu ra
ném chúng chết cùng một lúc? Nhưng một lúc ném chết cả ba con chó dữ như vậy cũng không phải là chuyện dễ.

Tuy vậy, chàng vẫn móc túi lấy ba mũi tiêu đang giơ tay định ném thì bỗng nghe thấy phía sau có tiếng
cười khì rất khẽ. Chàng giật mình kinh hãi, ngó nhìn về phía sau, nhưng
chung quanh đều không có một bóng người nào hết. Chàng lại cho là mình
nghe lầm,.

Nhưng rõ ràng sau tiếng cười đó chàng còn nghe thấy người ấy nói thêm một câu:

“Chó chết đấy!” Sau chàng quay đầu nhìn nhưng không thấy một bóng người nào
cả. Chàng lại nghĩ người lên tiếng nói đó là người bé nhỏ mà mình đã gặp ở trên tửu lầu. Nhưng chàng nghĩ lại thì nhận thấy không giống, vì
tiếng nói vừa rồi bén nhọn lắm chứ không ồ ồ như giọng của người bé nhỏ
kia.

Chàng lại định thần nhìn kỹ ba con chó, quả thấy chúng nằm
yên như chết thực. Nhưng chàng vẫn chưa tin hẳn, liền bỏ phi tiêu vào
túi, bẻ một cành cây nho nhỏ búng thử vào con chó gần mình nhất xem sao?

Quả nhiên con chó ấy chết thật vì cành cây của chàng đã bắn trúng vào người nó rồi không thấy nó cửa động gì cả. Chàng vừa mừng rỡ vừa kinh hãi,
mừng là vì không biết ai đã giết hộ mình ba con chó này, còn kinh hãi là không biết người nào lại tài ba đến thế, một lúc đánh chết ba con chó
dữ tợn như vậy và con nào con nấy nằm yên như lúc đang canh gác vậy!

Chàng không dám chậm trễ nữa, vội nhảy xuống dưới bãi cỏ, rồi rón rén đi tới
lớp nhà sau. Cũng may suốt dọc đường không bị một người nào trông thấy.
Sau chàng lại nhẩy lên trên mái nhà, vượt qua mấy nóc đã tới một cái
lầu. Chàng thấy trong lầu có ánh sáng đèn ló ra, một thiếu nữ tuyệt sắc
mặc áo đỏ đang ngồi tựa cửa sổ nhìn trời.

Chàng tới gần nhìn kỹ
liền giật mình kinh hãi, nếu không phải là ở trong Điền phủ thì chàng đã thất thanh kêu la rồi vì mặt thiếu nữ này giống hệt Hồng Tuyết cô nương lúc nào cũng tươi tỉnh và trông rất anh dũng trái lại nàng này thì âu
sầu buồn bã.

Thanh Lam đang ngẩn người ra ngắm nhìn thiếu nữ nọ, thì bỗng thấy nàng đó nhìn trăng lẩm bẩm tự nói:

“Chẳng lẽ chàng không biết hay sao? Hay chàng có biết đâu một chốn thâm nghiêm như thế này thì làm sao mà vào nổi?” Nói tới đó, nàng ta lại cúi đầu suy nghĩ tiếp.

Thanh Lam mới tỉnh ngộ, thì ra tối nay nàng ở đây hẹn ước với người yêu, nhưng chờ mãi vẫn không thấy người yêu tới
nên nàng mới rầu rĩ như vậy.

Đột nhiên, chàng lại cảm thấy tay áo bên phải có người níu kéo liền quay đầu lại xem người đó là ai, thì đó là rỉ tai, khẽ nói:

– Mau ngồi xổm xuống, có người tới đấy!

Chàng lại cảm thấy có một bàn tay mềm mại nắm lấy tay mình.

Chàng vội nhìn kỹ mới hay người đó chính là Lan nhi, nhưng không hiểu chàng
ta đã vào từ lúc nào? Chàng không kịp nghĩ ngợi nữa liền cùng chàng ta
lui vào một xó tối. Hai người vừa ngồi thụp xuống thì trên mái nhà phía
trước mặt đá có người khẽ vỗ tay ba cái.

Thiếu nữ áo đỏ mừng rỡ vô cùng, vội ngó đầu ra, khẽ hỏi:

– Ai đó?

– Hồng cô nương, tôi đây mà!

Một luồng gió thoảng qua, bóng người nọ đã vén mành tiến vào trong lầu rồi. Người đó chính là người bé nhỏ mà Thanh Lam đã gặp ở trên tửu lầu. Lúc
này trong tay người ấy còn cầm thêm chiếc Lưu tinh chùy bóng nhoáng.
Thiếu nữ áo đỏ thấy vậy liền biến sắc mặt lui ngay về phía sau khẽ hỏi:

– Người là ai? Sao đêm hôm khuya khoắt thế này lại dám xông vào trong vương phủ định làm chi?

Người bé nhỏ bỗng đưa mắt nhìn vào chỗ Thanh Lam với Lan nhi ẩn núp mà tủm
tỉm cười rồi người ấy chắp tay chào thiếu nữ áo đỏ đáp:

– Cô
nương đừng có hoảng sợ! Tại hạ là Ma Lặc người ta thường gọi là Hắc côn
Luân được Thôi công tử nhờ tại hạn đến đón công nương đấy!

Thiếu nữ áo đỏ vẫn chưa dám tin, nên nàng lại hỏi tiếp:

– Chẳng hay người có vật gì làm bằng chứng không?

Hắc Ma Lặc đáp:

Có, có mời cô nương xem!

Nói xong y móc túi lấy một cái quạt ngà voi ra hai tay cung kính đưa cho nàng nọ.

Thiếu nữ áo đỏ cầm cái quạt lên xem, nước mắt nhỏ ròng xuống với giọng run
run khẽ đọc bài thơ viết trên cái quạt. Đọc được vài lời nàng đã khóc
lóc và nức nở nói tiếp:

– Quả thật là tín vật của Thôi Lang! Hắc đại hiệp, chàng …

chàng ta còn nói gì nữa không?

Hắc Ma Lặc vội đáp:

– Lúc này Thôi công tử đang chờ ở ngoài thành, cô nương mau theo tôi đi ngay!

Thiếu nữ áo đỏ có vẻ chần chừ, và còn muốn lên tiếng hỏi, nhưng Hắc Ma Lặc đã thúc giục:

– Tất cả những chó dữ ở trong phủ đều bị tôi dùng nội công trong thủ
pháp đánh chết rồi, cô nương phải đi mau mới được! Nếu chậm chúng phát
giác những con chó bị chết hết thì khó mà tẩu thoát đấy!

Nếu cô nương không tiện đi thì để tôi cõng đi cho!

Mấy câu nói sau của y vừa nói vừa đưa mắt nhìn vào chỗ Thanh Lam với Lan nhi đang ẩn núp, hình như có ý cảnh cáo hai người vậy.

Thiếu nữ áo đỏ quả quyết nhận lời. Hắc Ma Lặc liền ngồi xổm xuống cõng nàng
đi luôn. Tuy y cõng một người mà nhảy lên trên mái nhà vẫn nhẹ nhàng như không.

Thanh Lam vẫn còn nhớ câu của Hắc Ma Lặc nhìn về phía mình mà ngụ ý nói rằng:

– Có mau đi không?

Chàng hơi ngạc nhiên nhưng vẫn quay đầu lại dặn Lan nhi rằng:

– Hiền đệ Ở đây đợi chờ tôi, để tôi tiễn họ một quãng nhé!


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.