Lúc ấy đang là thượng tuần trăng tháng chín, trăng mờ còn khuyết dù đã
lên tới đỉnh đầu mà ánh sáng vẫn còn lờ mờ. Trên vòm trời, những vì sao
cũng rất thưa thớt.
Trong vườn hoa tại một nơi nọ, tuy có rất
nhiều đền đài lầu các mà đèn lửa thắp cũng không sáng lắm. Ánh trăng đã
yếu ớt mà ánh sáng đèn lại ít, nên nơi đây trông càng tĩnh mịch âm thầm
thêm.
Trên một cái ao sen có một cái cầu chín khúc nằm ngang, một đầu nối liền với một toà lầu tráng lệ, còn một đầu thì nối với một
khoảng núi giả.
Trước mặt toà lầu tráng lệ kia là một bãi cỏ, tuy nó đã vàng úa rồi nhưng vẫn còn mềm mại.
Nơi đó là góc vườn về phía Đông Bắc, rất ít người lui tới, ngay cả gia
tướng của chủ nhân với người coi vườn cũng ít đi lại canh tuần nơi đây.
Bỗng trên mặt bãi có một luồng ánh sáng màu vàng đang nhảy lên, nhảy
xuống, xa xa trông tựa như người ta đang tranh nhau làm cầu ở trên đất
tuyết vậy. Trái cầu ấy đi tới đó, và quanh trái cầu chừng hai trượng còn thấy sức gió thổi vù vù nữa. Đột nhiên, trong bóng sáng đó, có một
tiếng rú rất thánh thót, rồi bóng sáng như trái cầu kia bỗng bắn lên
không hơn trượng, trông chẳng khác gì một chiếc cầu vồng. Nhưng rồi ánh
sáng chói lọi của vật ấy cũng thấy biến mất ngay.
Cùng lúc ấy, từ trên không có một bóng người phi xuống, đứng ở trong bãi cỏ, mặt không
đỏ, hơi không thở hổn hển. Người đó là một thiếu niên công tử hãy còn ít tuổi, mặt rất phương phi anh tuấn.
Bỗng có một giọng người già vui vẻ khẽ nói:
– Thanh Lam. Cậu thông minh thật! Mới có một năm trời mà cậu đã luyện
thành công pho “Thông Thiên Kiếm Pháp” thuần thuộc đến như vậy. Chỉ nội
một thế “Trường Hồng Kinh Thiên” (Cầu vồng nối liền với trời) của cậu
cũng đã có tới ba bốn thành hoa? hầu rồi.
Giọng nói của ông già,
ăn mặc nho phục, tuổi chừng năm mươi, rất ôn tồn, và xem phong độ của
ông ta cũng rất tao nhã. Hai tay khoanh về phía sau, mặt tủm tỉm cười,
mỗi khi ông ta mở to mắt lên nhìn người nào mới thấy đôi ngươi của ông
ta sáng quắc, kiến người đó dù can đảm đến đâu cũng không dám nhìn thẳng vào mặt ông ta.
Thiếu niên công tử mà ông ta gọi là Thanh Lam vội cắm kiếm vào trong bao, cúi đầu vái chào và hỏi:
– Thầy đồ Thư, thầy đến đã lâu chưa?
Thầy đồ Thư khẽ gật đầu và hỏi lại:
– Còn cậu Kế Tiên đâu, sao không thấy cậu ấy tới?
Công tử trẻ tuổi đáp:
– Anh họ cháu ư? Vừa rồi dì cháu cho con sen ra thư phòng gọi anh ấy lên trên nhà, chắc có việc gì ấy.
Thầy đồ Thư ngẫm nghĩ giây lát rồi lẩm bẩm tự nói:
– “Cậu ấm con nhà giòng dõi, sống ở trong một gia đình phú quý như thế,
học được một vài miếng võ như vậy, kể cũng đủ phòng thân rồi” Ông ta nói xong, thở dài một tiếng, vì người anh họ của Thanh Lam là Tiết Kế Tiết
không chịu khó luyện tập như Thanh Lam, nên ông ta mới khẳng khái thốt
ra những câu như thế. Tiếp theo đó ông lại thở dài một lần nữa, rồi mới
hỏi Thanh Lam rằng:
– Thanh Lam cậu theo lão học võ đã được mấy năm rồi nhỉ?
Thanh Lam nghĩ ngợi giây lát rồi đáp:
– Đệ tử theo thầy học võ đã được năm năm.
Thầy đồ Thư mỉm cười gật đầu, rất âu yếm nhìn Thanh Lam một hồi rồi nói tiếp:
– Phải, cậu theo học lao phu đã được năm năm rồi, thời gian năm ấy không phải là ngắn ngủi, nhưng đối với người luyện võ thì hãy còn chưa đủ. Đã có nhiều người tốn công luyện tập suốt cả đời người mà cũng chưa thành
công. Nay cậu nhờ có thiên tư rất tốt, trí nhớ hơn người, cho nên mới
trong năm năm vỏn vẹn như vậy đã học hết võ công của lão phu rồi. Tuy
còn cách mức tinh thuần rất xa, nhưng đó chỉ là vấn đề hoa? hầu thôi.
Thôi, chúng ta đừng nói chuyện nữa, bây giờ để cho lão phu truyền thụ cho cậu tám thế sau cùng. Cậu nên nhớ tám thế sau cùng này có thể tách ra làm
một pho cũng được, tên nó là “Truy Hồn Bát Kiếm” và cũng là những thế
kiếm lợi hại nhất của “Thông Thiên Kiếm Pháp”. Sở dĩ tám thế kiếm này
lợi hại là nhờ sự thay đổi của nó rất tinh diệu mà không theo thường lệ, khiến người ta không sao biết trước được.
Đáng lẽ kiếm thuật là
một môn dễ luyện và khó tinh xảo, người luyện kiếm phải luyện tới mức
thủ định tâm thần, lấy ý ngự kiếm, nghĩa là chỉ dùng ý nghĩ của mình có
thể sai bảo được thanh kiếm.
Khi nào cậu luyện tới mức đó thì mỗi thể thức của cậu mới biến ảo vô cùng được.
Hồi nãy, lúc cậu múa kiếm, lão phu đã đứng cạnh xem kỹ, nhận thấy cậu ít
tuổi như thế này đã luyện tới mức tâm thần thuần nhất, dùng y mà dẫn dắt thế kiếm. Như vậy thực là tiến bộ một cách quá nhanh chóng, người
thường rất ít ai theo kịp, nhưng tám thế kiếm này lại phức tạp kỳ ảo hơn những thế kiếm trước mà cậu đã học, cậu phải để ý kỹ mới được.
Thầy đồ Thư nói tới đó, liền đỡ thanh trường kiếm của Thanh Lam cũng không
cởi áo dài ra nữa, rồi ở trên bãi cỏ biểu diễn từng thức một, vừa biểu
diễn vừa dùng lời giảng giải những thế kiếm đó biến hoá thay đổi như thế nào một cách rất tường tận cho Thanh Lam nghe.
Lúc ấy, Thanh Lam không dám sao nhãng chút nào, đứng yên đó tụ kình hội thần, nhìn chòng
chọc vào thanh kiếm của Thầy đồ Thư và chân cũng di động theo ông già.
Một lát sau, ông già đã biểu diễn xong tám thế kiếm pháp. Ông ta liền cười khanh khách nói:
– Cậu Thanh Lam, cậu đã trông thấy rõ chưa? Thôi được để lão phu biểu diễn lại một lần nữa cho cậu xem.
Nói xong, ông ta lại biểu diễn tám thế kiếm đó một lần nữa. Lúc này Thanh
Lam mới trông thấy rõ kiếm ở trong tay ông ta chỉ trong nháy mắt đã biến thành bảy tám thanh, và tay của ông ta cũng tựa như bảy, tám cái cùng
múa một lúc vậy.
Thanh Lam càng phục Thầy đồ Thư hơn nữa, ngày
thường trông thấy ông ta thực là nho nhã, đúng là một ông thầy đồ hủ,
khi đi đường và ăn nói lúc nào cũng đều ẻo lả yếu ớt như vậy.
Thoạt tiên còn trông thấy rõ hình dáng của ông ta, sau tới khi ông ta múa
thực nhanh thì chỉ còn trông thấy một cái bóng đen lăn đi lăn lại và có
bảy, tám làn kiếm quang quây quần và lăn theo thôi.
Đường kiếm
như con rồng bạc múa lên múa xuống, múa ngang múa dọc, tuy Thanh Lam đã
nhớ hết tám thế kiếm pháp của Truy Hồn Bát Kiếm rồi, nhưng chàng không
ngờ pho kiếm này lại thần diệu đến như vậy, khiến chàng cũng phải tối
tăm mặt mũi, mắt trợn tròn mồm há hốc ra nhìn.
– Ai thế?
Một tiếng quát nổi lên, bảy tám đạo kiếm quang kia bỗng biến hẳn. Nghe thấy tiếng quát ấy, Thanh Lam cũng phải giật mình kinh hãi và hai tai cũng
vang động hầu như điếc vậy.
Chàng rất lấy làm lạ vì không thấy một hình bóng nào hết, sao bỗng nhiên Thầy đồ Thư lại hỏi như vậy.
Mặt trăng vẫn nằm yên ở trên không, những ngôi sao vẫn lóng lánh ở chỗ góc
vườn hoa đó, yên lặng đến nỗi một cái lá rụng xuống đất cũng có thể nghe thấy được. Đột nhiên có một tiếng cười rất dòn vọng tới, tiếp theo đó,
Thanh Lam đã trông thấy hai cái bóng người cùng xuất hiện trên những
tảng đá lớn ở núi đá giả.
Dưới ánh trăng lờ mờ, chàng đã trông
thấy rõ hai người đó, một cao lớn vạm vỡ, một gầy gò bé nhỏ. Hai người
ấy đều vận võ trang màu đen, lưng đeo đơn đao sáng quắc. Không cần nói
rõ, chàng cũng biết hai người đó là người dạ hành.
Đột nhiên trông thấy hai người đó xuất hiện. Thanh Lam cả kinh bụng bảo dạ rằng:
– “Trong phủ canh gác cẩn mật như vậy, quan binh tuần tiễu liên tiếp,
không một giờ phút nào là không có người đi lại tuần hành. Sao hai tên
giặc này lại táo gan đột nhập nơi đây như thế?
– Thanh Lam, cậu cứ đứng yên, không được tự tiện ra tay đấy nhé.
– Nói xong, Thầy đồ Thư đưa thanh trường kiếm cho chàng, rồi quay lại quát bảo hai người kia rằng:
– Hai tên cuồng đồ này ở đâu tới, sao đêm hôm dám xông vào trong Tiết phủ định làm gì?
Ông ta vừa nói dứt, đã dùng thế khinh công “Nhất Hạc Xung Thiên” (một con
hạc bay lên trời) tung mình nhảy lên cao ba trượng, người ông ta tựa như một con hạc hạ thân xuống chỗ núi giả.
Người nhỏ bé nọ hơi lui bước, rồi lạnh lùng hỏi:
– Bát Túy Kiếm Khách, bây giờ lại làm cả Hộ viên của Tiết xứ phủ nữa. Giỏi lắm! Chúng ta cáo từ ngay đây.
Nói xong y ra hiệu cho người cao lớn rồi định quay người rút lui.
Thầy đồ Thư thấy đối phương gọi mình là Bát Túy Kiếm Khách, mặt hơi biến
sắc, và khẽ rùng mình một cái, nhưng ông ta đã ngửng mặt lên trời cười
ha hả, người chỉ khẽ lướt tới trước mặt hai người, lớn tiếng hỏi:
– Bạn kia thông minh và sáng suốt thực, lại nhận ra được lão phu như vậy.
Người cao lớn vội rút đơn đao ra, lớn tiếng quát bảo:
– Họ Triển kia, ngươi muốn gì?
Thầy đồ Thư không thèm nhìn mặt đối phương mà chỉ mỉm cười đáp:
– Hai người thử nói tên tuổi ra cho lão phu nghe đã.
Người to lớn giận dữ đáp:
– Thái gia đây là Dạ Du Thần Tống Thời, còn người này là sư huynh của ta là Quỉ Ảnh Tử Hà Di. Thế nào ngươi đã nghe thấy rõ chưa? Hiện giờ anh
em thái gia còn có việc cần phải đi ngay, không thể nào ở đây được.
– Hãy khoan!
Thầy đồ Thư tuy nói rất khẽ mà tiếng nói của ông ta đã kêu nghe sang sảng rồi.
Quỉ Ảnh Tử với Dạ Du Thần vừa nghe thấy tiếng nói của lão hiệp đã giật mình kinh hãi rồi.
– Thế ra các ngươi là bọn Ngao Sơn Quỉ Thần đấy? Hay lắm! Các ngươi đã
nhận ra lão phu rồi thì bắt buộc lão phu phải bẻ đầu các ngươi để lại
mới được.
Thầy đồ Thư nói một cách nhẹ nhõm ung dung, việc bẻ đầu người để lại quan trọng như thế mà ông ta lại coi như một chuyện rất
thường thôi.
– Hì… hì…
Hà Dị cười nhạt mấy tiếng rồi trả lời:
– Bọn Ngao Sơn Quỷ Thần chúng ta, từ khi ra đời tới giờ, đây là lần đầu
tiên mới nghe thấy ngươi là người đầu tiên dám nói với chúng ta như vậy.
Tống Thời cũng nhịn không nổi, cười như điên như khùng xen lời hỏi:
– Họ Triển kia, ngươi tưởng anh em thái gia sợ ngươi hay sao?
Nói xong, y đã múa thanh quỷ đầu đao, giở thế “Quỉ phủ phích sơn” ( búa ma chém núi) nhằm đầu Thầy đồ Thư chém xuống.
Thầy đồ Thư bỗng xoay người một cái đã tránh ngay được thế đao của địch, rồi ông ta cười nhạt, nói tiếp:
– Hai người cùng xông lên đấu một lúc đi.
Thế đánh của ông ta trông rất giản dị và ung dung, nhưng sự thực thần pháp của ông ta nhanh không thể tượng tưởng được.
Thanh Lam chưa nhận xét được thân pháp huyền ảo của ông ta nhưng Ngao Sơn Quỉ Thần là người giàu kinh nghiệm tất nhiên chúng phải biết ngay và kinh
hãi vô cùng.
Tống Thời thấy đao của mình chém hụt càng bực tức
thêm, liền dùng giọng mũi kêu “hừ” một tiếng rồi xoay mũi kiếm lại chém
ngang một nhát.
Ngờ đâu y chỉ thấy bóng người ở phía đằng trước
thấp thoáng một cái, không hiểu Thầy đồ Thư giở thân pháp gì ra và chỉ
thấy vai đối phương rung động một cái đã có bảy tám cánh tay giơ lên
nhằm người y chộp tới liền. Lúc này, y muốn lui về phía sau nhưng đã
muộn rồi thanh quỷ đầu đao đã bị địch thủ cướp mất. Từ khi ra đời đến
giờ y chưa hề bị mất sĩ diện và thất thố như thế này bao giờ cả. Y không ngờ tối hôm nay lại gặp kẻ địch lợi hại đến như vậy, mới đấu có hai thế mà đã bị đối phương cướp mất khí giới. Y hoảng sợ đến toát mồ hôi lạnh
ra, vội giả bước lui ngay về phía sau.
Thầy đồ Thư không đuổi theo, vẫn đứng yên ở chỗ cũ, mồm chỉ lạnh lùng nói:
– Lúc lão phu rút lui ra khỏi giang hồ đã thề độc rồi, bất cứ là ai, hễ
biết lai lịch của lão phu thì bắt buộc lão phu bẻ đầu người đó xuống.
Bây giờ nếu hai vị biết điều hãy tự cắt lấy đầu của mình ngay đi.
Hà Dị đã rút đơn đao ra, chờ Thầy đồ Thư nói xong liền trả lời rằng:
– Chúng ta, Ngao Sơn Quỉ Thần từ khi ra đời tới nay chưa hề bao giờ gặp
địch thủ cả. Nay ngươi chỉ đấu có hai thế mà đã cướp được khí giới của
anh em chúng ta, tất nhiên võ công của ngươi giỏi hơn anh em ta,
nhưng…
Thầy đồ Thư cả giận xen lời hỏi:
– Hai ngươi còn chưa chịu thua ư? Hồi nãy ta đã bảo hai người cùng xông vào đấu một lúc kia mà. Sao hai người lại không chịu ra tay đấu cùng một lúc như thế.
Được, bây giờ lão phu cho hai người dịp may nữa. Hai ngươi cứ việc xông
lên tấn công một lúc đi, ta nhường cho hai ngươi mười thế. Trong mười
thế đó, ta quyết không trả đũa.
Hà Dị cười nhạt và đỡ lời:
– Nếu trong mười hiệp chúng ta không đả thương được ngươi, thì anh em chúng ta xin vui lòng để lại đầu lâu cho ngươi.
– Được lắm!
Thầy đồ Thư giơ tay phải lên, cướp luôn thanh đao ấy, rồi dí vào người của Tống Thời, mồm thì nói:
– Này đây, hai ngươi cứ việc xông vào đấu với ta đi.
Tống Thời vội dùng tay gạt thanh đơn đao ấy sang bên và nháy mắt ra hiệu cho Hà Dị.
Tiếp theo đó, y liền xông lên múa đao chém Thầy đồ Thư trước, còn Hà Dị cũng múa đao xông lên tấn công sau.
Hai thanh đao của hai tên đó, một tấn công dưới, đều nhằm thầy đồ thư chém tới, lợi hại vô cùng.
Thanh Lam tay cầm trường kiếm đứng ở trên bãi cỏ, thấy vậy trong lòng cả
kinh, muốn nhảy xổ vào giúp sư phụ một tay, nhưng vừa rồi Thầy đồ Thư đã dặn không cho chàng được nhúng tay vào, nên chàng đành phải đứng yên để xem. Bây giờ chàng thấy dâm phụ hai người đấu với một mà Thầy đồ Thư
lại tay không, nếu mình còn chần chừ thì hai bàn tay không của Thầy đồ
Thư làm sao mà chống đỡ nổi hai thanh đao sắc bén của hai tên giặc.
Chàng đang suy nghĩ thì tình thế của trận đấu đã biễn chuyển rất lớn. Chàng
nhìn thấy thân hình của Thầy đồ Thư đang quay tít, nhất thời trông như
bảy tám cái bóng người xuyên đi xuyên lại trong hai luồng ánh sáng của
địch vậy.
Có lúc rõ ràng chàng trông thấy đao của dâm phụ đã chém trúng vào một cái bóng người rồi, mà khi lưỡi đao chém xuống lại hụt,
đủ thấy một bước đi của ông ta thật tinh xảo và khéo léo khôn tả. Có xem trận đấu này, chàng mới biết kinh nghiệm đối địch của ông ta quả thực
lão luyện vô cùng.
Đao pháp của Ngao Sơn Quỉ Thần tuy nhanh và
mạnh thực, nhưng bị bẩy tám cái bóng người tránh đông né tây làm cho
chúng hoa cả mắt, không biết cái bóng nào là hư nữa.
Chỉ trong
nháy mắt, ba người đã đấu xong mười hiệp, Thanh Lam bỗng nghe có tiếng
còi rú lên. Tiếp theo đó, có tiếng kêu “hự” và tiếng đơn đao rớt xuống
đất kêu “loẻng xoẻng” rồi một bóng đen đang ở trong ánh đao đã nhanh như điện chớp nhảy lên trên không bay đi mất. Ánh sáng đao thâu lượm ngay.
Thầy đồ Thư trợn trừng mắt sáng như điện vừa nhìn theo bóng đen kia vừa
lắc đầu thở dài.
Quỉ Ảnh Tử Hà Dị tuy võ công không lợi hại mấy,
nhưng kinh công của y quả thực hơn người nên y mới được người ta ban cho biệt biệu là Quỉ Ảnh Tử (cái bóng ma). Nếu không có khinh công lợi hại
như vậy thì y đã bị chung số phận với Tống Thời rồi.
Thầy đồ Thư đứng ngẩn người ra bụng bảo dạ:
– “Ta gây hấn với phái Tần Lãnh nên mới phải đổi tên họ lui ra ngoài
giang hồ, đến Tiết phủ này ẩn náu, thoáng cái đã được mười bảy năm rồi.
Ta yên trí câu chuyện ân oán thị phi đó đã tiêu tan, ngờ đâu ngày nay
chúng lại theo dõi tới đây làm phiền. Bây giờ để cho Quỉ Ảnh Tử đào tẩu, ta với Tần Lãnh thù cũ chưa xong, oán mới lại kết, chắc chắn phen này
không sao rảnh tay như trước nữa…” Nghĩ tới đó ông ta cúi đầu nhìn Dạ
Du Thần Tống Thời bị Ông ta dùng nội gia thủ pháp đánh chết. Ông ta lại
nghĩ tiếp:
“Tên Tống Thời này khét tiếng hung ác đã lâu năm. Ngờ
đâu ngày nay lưới trời lồng lộng, y lại lọt vào tay ra. Ngao Sơn Quỉ
Thần cũng là nhân vật có tên tuổi trên giang hồ chứ không phải là những
tên trộm cướp tầm thường, sao bỗng dưng chúng lại tới Lộ Châu này làm
chị..? À, phải vừa rồi chúng chả nói là đang có việc cần phải làm gì?
Chẳng lẽ đêm hôm chúng lẻn vào Tiết Độ Sứ phủ này có mưu mô gì chăng?
Nghĩ tới đo, ông ta tiến cúi đầu xuống khám xét trong người Dạ Du Thần một
hồi, thấy không có vật gì khả nghi cả, đang định đứng dậy thì bỗng thấy
trước ngực cái xác, trông gãy nát, hình như có một vật gì lóng lóng. Ông ta vội cởi mấy cái nút đó, lấy vật nọ ra xem, mới hay là một thẻ đồng
hình chữ nhật, trên có khắc một đầu hổ, bên dưới lại có bốn chữ triện.
Xem xong cái thẻ đồng ấy ông ta liền biến sắc mặt và nghĩ thầm:
– “Ta đoán không sai chút nào” Ông ta vội cất cái thẻ đồng vào túi, lấy
hoá cốt tán ra búng vào người Dạ Du Thần một chút, chỉ trong nháy mắt,
cái xác to vạm vỡ của Tống Thời đã hoá thành một đống nước vàng và mất
dạng luôn.
Thầy đồ Thư quay mình nhảy xuống dưới bãi cỏ, Thanh Lam vội chạy lên nghênh đón và hỏi:
– Thưa thầy, hai tên giặc đó là những hạng người như thế nào?
Thầy đồ Thư thở dài một tiếng rồi đáp:
– Hai người này là Ngao Sơn Quỉ Thần, môn hạ của phái Tần Lãnh. Hà!
Thanh Lam câu chuyện xảy ra đêm nay, cậu đừng nói lại cho ai biết nhé.
Thanh Lam đáp; – Con đã biết rồi.
– Khuya lắm rồi, cậu cũng nên đi ngủ đi.
Thanh Lam vâng lời, vái chào Thầy đồ Thư, rồi xách trường kiếm quay về phòng. Khi đi qua phòng của người anh họ, thấy đèn ở bên phòng đã tắt, chàng
đoán người anh họ đó ngủ đã lâu lắm nên chàng đi thẳng về phòng, treo
trường kiếm lên vách rồi tắt đèn đi ngủ ngay.
Ngờ đâu chàng nằm trằn trọc mãi mà vẫn không sao ngủ được.
Bỗng nghĩ tới Ngao Sơn Quỉ Thần gọi Thầy đồ Thư là Bát Túy Kiếm Khách. Chàng cũng phải nhìn nhận thầy đồ không hổ thẹn với biệt hiệu ấy chút nào, vì chính mắt chàng đã trông thấy lúc đấu với hai tên giặc, người của ông
ta biến thành bảy tám cái hình bóng và bảy tám cái cánh tay. Chàng nhớ
ra môn thân pháp kỳ dị của ông ta chính là “Truy Hồn Bát Kiếm” mà ông ta đã dạy mình hồi nãy. Nghĩ tới đó chàng liền bụng bảo dạ rằng:
– “Không biết ta luyện tập đến bao giờ mới có được tay chân và mình mẩy
nhẹ nhàng như Thầy đồ Thư….. à, tại sao Ngao Sơn Quỉ Thần lại gọi ông
ta họ Triển, thực chứ không phải là họ Thư. Như vậy, họ Thư của ông ta
là giả dối rồi. Còn phái Tần Lãnh bọn Ngao Sơn Quỉ Thần là người của
phái ấy, thế còn Thầy đồ Thư là người của phái nào? Lại còn cái xác của
Tống Thời, không hiểu Thầy đồ Thư móc túi lấy lọ thuốc gì ra, chỉ búng
vào cái xác ấy một chút, trong chốc lát đã hoá thành một đống nước ngay? Cứ xem hành động của Thầy đồ Thư đêm nay đủ thấy ông ta là một kỳ nhân
phi thường.
Năm năm trước ta cùng người anh họ là Tiết Kế Tiên
được ông ta khai lòng và dạy võ cho. Trong lúc nghỉ ngơi, ta vẫn thích
lấy kiếm và gậy ra tập múa và đánh nhau giả với biểu ca. Lúc ấy Thầy đồ
Thư cứ khoanh tay đứng nhìn hai anh em ta rồi mỉm cười, và ông ta giả bộ như người không biết võ. Sau đó, một lần thằng nhỏ hầu hạ Ông ta là
Tiết Phúc có cho ta biết, một đêm khuya nó dậy đi tiểu, nhìn vào mùng
của thầy đồ không thấy ông ta nó tìm khắp phòng cũng không thấy ông ta
nốt và lúc ấy cửa ngõ đều đóng kín. Nó hãi sợ vô cùng, không dám ngủ
nữa, cứ nằm ngủ ở trên giường và trố mắt nhìn ra bên ngoài. Một lát sau, bỗng nghe thấy cửa sổ có tiếng kêu, nó liền thấy cánh cửa giữa có người ở bên ngoài nhảy vào, dưới ánh sáng trăng lờ mờ nó thấy thầy đồ đang
rón rén đi vào trong phòng”.