Sống Lại Tôi Có Một Song Nhi Làm Phu Lang

Chương 2: Sống lại



Tác giả: Lũy Niên

Khi Trần Ninh Hoài mở mắt ra, hắn đã ở một nơi khác. Một nơi hoàn toàn xa lạ.

Trần Ninh Hoài nhìn trần nhà được che bằng rơm dạ, lại nhìn bốn phía được dựng lên bằng rơm rạ với cây trúc xung quanh.

Trần Ninh Hoài ngồi dậy, nhìn chằm chằm xuống mặt đất ẩm ướt. Có lẽ ngày hôm qua mưa to, căn nhà bằng rơm này không chịu được. Cũng may không dột vào giường. Nếu không ngày đầu đến đây hắn đã phải nud3 ngồi trên giường cả ngày rồi. Bởi có vẻ như chính chủ chỉ có mỗi bộ quần áo này.

Trong căn nhà mái rơm này không có gì ngoài một chiếc giường trúc đơn sơ, chẳng có thứ đồ gì giá trị kể cả bộ quần áo trên người hắn. Nó cũng chỉ là đống vải cũ chắp vá may thành, giày thì may mắn hơn. Cũng coi như lành lạnh thế nhưng nhìn cũng biết dùng từ lâu rồi.

Chính chủ của cơ thể này cùng họ, cùng tên với hắn. Nhà ở thôn Đông, huyện Nam Phương thuộc vương triều đại họ Đặng. Chính chủ là con trưởng của Trần gia ở thôn Đông. Trần gia ở trong thôn cũng được tính là giàu có, tài sản ước tính rơi vào tầm 60 lượng. Tuy đối với những người giàu nó không đáng là bao, nhưng với nông dân ăn bữa nay no bữa mai thì như vậy cũng đã đủ để họ sống vô lo vô nghĩ mấy năm. Cha của chính chủ tên Trần Huy, năm Đại Thiên thứ sáu thú Vũ thị làm thê. Sinh được năm người con, con trưởng là chính chủ. Bên dưới có hai muội muội cùng hai đê đệ lần lượt theo thứ tự là Trần Trọng Minh, Trần Tuyết Hoa, Trần Ngọc Tuyết, Trần Chính Anh.

Trần Trọng Minh năm nay hai mươi tuổi. Hai muội muội là song sinh đều mới mười sáu. Trần Chính Anh năm nay mười lăm, tuổi trẻ tài cao năm ngoái mới thi đậu đồng sinh, hiện đang ôn luyện trên trấn một tháng chỉ về hai ba lần. Chính chủ năm nay 25 tuổi, bằng tuổi với hắn. Không biết vì lí do gì từ khi sinh ra đã bị cha mẹ ghẻ lạnh, con ruột mà không khác gì con ghẻ. Nếu để ví thì còn thua cả gia súc trong nhà. Gia súc còn được ăn ngày ba bữa, chính chủ có ngày còn chẳng nổi bát cháo loãng nên thân thể mới gầy yếu như thế nào. Còn chưa kể phải làm việc quần quật cả ngày nên làn da vì dẫm mưa dãi nắng trở lên đen như chó thui. Càng khiến cho chính chủ trở nên xấu xí, không ai dám nhìn.

Độ khoảng tuần trước, chính chủ bị mẹ ruột ép cưới một song nhi vào cửa. Lại nói đến song nhi, thời đại này trước đây Trần Hoài Ninh không đọc được trong sách lịch sử nào trong những năm tháng đi học. Hắn đoán là một thế giới ở ngân hà khác, chứ nếu trên trái đất thì hẳn phải có ghi chép chứ nhỉ? Nơi này thuộc chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua cũng chính là người quyết định toàn bộ vận mệnh của đất nước. Nhưng huyện Nam Phương cách kinh thành rất xa, phải mấy nghìn dặm. Cũng như người thời xưa nói. Vua tuy có quyền nhưng mắt không nhiều. Ngồi trên vị trí cao đó thì sao có thể nhìn đến nơi xa xôi này? Nên hầu như những quan sai phía xa xa đều ăn tiền hối lộ như ăn cơm hàng ngày. Không biết quan huyện ở đây thì thế nào thôi.

Quay lại chủ đề chính thì ở đây nữ có nam có, còn có cả song nhi. Song nhi giống như nam thôi nhưng có thêm một bộ phận trong cơ thể khiến họ có thể sinh sản. Đằng sau cổ họ có một vết bớt hồng, khi bị phá bỏ thì vết bớt đó chuyển sang đỏ.[ Phá ở đây là là phá lần đầu. ]

Vũ thị cũng tức mẹ ruột chính chủ dùng năm lượng bạc thú song nhi này về ép chính chủ phải cưới. Chính chủ mềm yếu không dám cãi lời chỉ biết thuận theo ý mẹ ruột của mình.

Song nhi ấy là người nhà họ Dương, nhà cũng ngụ tại thôn Đông nhưng ở tít cuối thôn. Họ không phải dân gốc ở thôn Đông. Trước kia là lưu dân, sau đại nạn mới lưu lạc đến nơi đây sinh sống cũng chỉ mới trải qua ba đời. Trong thôn cũng thuộc diện hộ nghèo. Cơm ăn không đủ lo, nhưng cuộc sống rất hạnh phúc. Một nhà bốn người vô cùng ấm áp. Nhưng cũng tầm tuần trước, ca ca của y lúc ra ngoài về thì bị một tên du côn chặn đường đánh bị thương. Trong nhà không có dư dả thì kiếm đâu ra tiền để chữa bệnh cho ca ca y? Cuối cùng, hoàn toàn không chống cự nổi nữa. Cũng vì lí do này, mà bất đắc dĩ Dương An mới đồng ý gả cho chính chủ làm thê để có tiền cứu chữa cho ca ca của mình. Tuy năm lượng bạc nói không lớn, nhưng cũng chỉ đủ để lo tiền thuốc thang cho ca ca của y. Cha mẹ không đồng ý, họ ở đây nên cũng biết Vũ thị là người như thế nào còn có chính chủ nữa. Bọn họ không muốn đứa con của mình phải chịu khổ. Nhưng thương tích của ca ca của y không chờ được. Vì cứu ca ca y đã đến Trần gia chấp nhận gả cho chính chủ vì năm lượng bạc của Vũ thị. Khi cha mẹ Dương An biết chuyện thì sự cũng đã thành, bọn họ không thể làm gì khác hơn mà nén lại nỗi đau thắt tim cùng sự áy náy mà gả con đi.

Lại nói tiếp về chính chủ, ba ngày trước chính chủ nên núi đốn củi. Không ngờ lại gặp nạn, bị thương nặng. Đại phu nói cả đời chính chủ tỉnh lại sẽ bị liệt cả đời, không đi đứng hay làm việc được nữa. Mấy mẹ con nhà Trần gia nghe xong đều tức giận. Vũ Thị khi đó còn chỉ thẳng vào mặt chính chủ nằm mê man trên giường chửi rủa: “Cái thằng vô tích sự, có mỗi cái chuyện đốn củi cũng làm không xong. Mày cố tình vấp ngã bị liệt để tao phải chăm mày cả đời đúng không? Cái thằng khốn nạn, ôi dời ơi mụ già như tao sao lại khổ thế này! Sao tao lại sinh ra cái loại chó như mày chứ. Ông trời ơi, sao ông không để nó ngã chết quách đi cho rồi…”

Vũ thị vì tiếc tiền chữa trị còn không muốn nuôi báo cô một kẻ không làm cái cái gì nên nhất quyết quậy tanh bành đến nỗi phải trưởng thôn phải đến để viết khế ước đoạn tuyệt, phân gia các thứ với chính chú. Lúc đầu, mấy đứa con của Trần gia hoàn toàn không muốn. Đùa à? Trần Ninh Hoài đi thì ai làm việc cho bọn họ? Việc trong nhà, việc ngoài đồng ai làm? Muốn bọn họ đi làm, còn lâu! Lúc đầu còn nghĩ sau đó, Trần Ninh Hoài sẽ tỉnh rồi đi lại bình thường nhưng đại phu lại bảo không có khả năng ấy. Nên bọn họ mới chịu thôi không quậy nữa. Dứt khoát để trưởng thôn viết khế ước. Vũ thị sau khi cầm được khế ước thì không bao giờ nhìn muốn mặt chính chủ, mụ còn cầu chính chủ chết nhanh nhanh lên. Coi như thế gian này không có Trần Ninh Hoài, mụ chỉ bốn đứa con duy nhất.

Ngay đêm mưa gió, người còn đang bị thương nặng bị mẹ ruột đuổi ra cùng với phu lang của mình.

….

“Huynh tỉnh rồi?” – Cánh cửa bằng rơm làm tạm để che chắn gió được mở ra, một thiếu niên đi vào. Làn da y đen, chắc là do dầm mưa dãi nắng nhiều. Dáng người nhỏ nhắn, gầy gò, trên người cũng mặt một bộ quần áo đẩy mảnh vá y như nguyên chủ. Trên tay y còn cầm một cái bát. Y rụt rè nhìn hắn nói: “Huynh tỉnh rồi, vết thương trên người vẫn chưa có đóng vảy. Cẩn thận đừng để bị rách, đây là cháo. Huynh uống tạm rồi lát…ta mang cơm cho huynh ăn.”

Hắn nhìn thiếu niên trước mặt, hắn có thể cảm nhận được sự lo lắng trong y. Thiếu niên có một đôi mắt rất sáng, long lanh xinh đẹp lo lắng đảo đi đảo lại. Khuôn mặt trái xoán đáng yêu, môi mím chặt như thể sợ hắn sẽ chê y vậy.

“Cảm ơn.” – Hắn nhận lấy bát cháo từ y, một bát cháo loãng dễ uống.

Nghe được lời y nói, đôi mắt của y bất giác mở to sửng sờ nhìn hắn. Y không nghĩ đến hắn là sẽ nói cảm ơn đến y.

“Không…không có gì.” – Y rụt rè đáp lại.

“Lại đây, tôi hỏi em chút chuyện.” – Hắn nhìn y.

Y nhẹ nhàng lại gần giường ngồi xuống, nhưng vẫn cách xa hắn một đoạn. Y biết tại hắn cũng chỉ vì ép buộc nên mới phải cưới y. Nhưng năm lượng bạc đối với y mà nói không chỉ là tiền, nó là sợi dây kéo lại mạng sống của ca ca của y. Nếu như không có năm lượng bạc kia, ca ca y chỉ có thể chết.

“Sau khi tách khỏi nhà kia, tôi vẫn luôn bất tỉnh?” – Giọng của hắn vì bị thương mà trở nên nhỏ nhẹ, nói như thể không ra hơi.

“Ừm.” – Y nhẹ nhàng gật đầu

“Vậy mấy ngày nay em làm gì?”

“Ta…sau khi huynh bất tỉnh ta có đi kiếm việc làm. Nhưng vì vụ mùa đã qua nên người đi kiếm việc cũng nhiều…ta không kiếm được việc làm. Sau đó, ta có nên núi tìm chút đồ ăn gì đó…Hôm qua ta bắn được một con gà rừng…Khi chuyển đến đây, trưởng thôn có mời đại phu đến xem cho huynh lần nữa…Ông ấy nói hiện tại huynh không ăn được những thứ như thịt nên ta dùng gà đổi ít gạo từ nhà trường thôn, ông ấy còn cho ta thêm ba quả trứng. Sau đó, mỗi ngày đều nấu cho huynh uống. Còn tiền thuốc là do trưởng thôn trả…Trứng ta để ở ngoài, để ta ra ngoài luộc cho huynh ăn. À…cha nương có đưa cơm cho huynh. Nhưng huynh vẫn không tỉnh lại, nên ta để bên ngoài. Để ta đi lấy cho huynh ăn.” – Y nói rất chậm, nhưng hắn vẫn yên lặng ngồi bên cạnh nghe y nói hết.

“Không cần, để lát nữa đi.” Hắn mới xích lại gần đưa tay xoa đầu y: “An An,vất vả cho em rồi!”

Lúc bàn tay hắn đặt lên đầu y xoa xoa dọa y sợ đến nỗi suýt nữa thì đứng dậy chạy đi. Nhưng nghĩ đến vết thương của hắn, y lại lo lắng nên cố kiềm lại sự sợ hãi của mình ngoan ngoãn để hắn xoa. Nhưng thân thể lại không tự chủ mà run rẩy. Tân hôn đã một tuần nhưng hắn chưa vào giờ lại gần thân mật với y như thế này.

Y ngẩng đầu nhìn hắn, ánh mắt ấy không u tối như bình thường nữa. Hiện tại y cảm thấy đôi mắt của phu quân y rất sáng, như đang bao bọc bởi ánh sáng vậy. Tự tin, mạnh mẽ. Y vô thức đáp lại: “Không…không vất vả.”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.