Ruồi Trâu

Chương 17



Vào khoảng giữa tháng 2 , Ruồi trâu đi Livoocnô. Tại đây Giêma giơi thiệu Ruồi trâu với một thanh niên người Anh có xu hướng tự do, làm đại lý hãng tầu, mà trước đây hồi ở Anh hai vợ chồng chị có quen biết. Người này đã nhiều lần giúp đỡ các đang r viên cấp tiến ở Phơlôrăngxơ trong những việc cụ thể, như cho vay tiền trong những lúc cấp bách, cho mượn địa chỉ kinh doanh để sử dụng và việc thông tin nội bộ của đảng , v.v …Tất cả những việc đó đều qua tay Giêma và với tính chất là một người bạn thân của chị. Vì vậy, theo thới quen trong đảng chị có thể tuỳ ý sử dụng sự quen biết ấy mà laà những việc mà chị cho là có lợi cho đảng. Thế nhưng nay làm như thế có kết quả gì không thì đó lại là vấn đề khác hẳn. Trước đây vấn đề hcỉ là yêu cầu người Anh có cảm tình này cho mượn địa chỉ nhận thư từ Xixilơ tới hoặc giấu nhờ một ít tại liêu j trong tủ sắt phồng kết toản của ông ta. Nay đến để nhờ ông ta chở lậu súng ống cho một cuộc nổi dậy khởi nghĩa, thì lại là vấn đề rất khác, Giêma thấy rất ít hi vọng là ông ta sẽ nhận lơi.

Chị nói với Ruồi trâu:

– Tất nhiên ta cứ thử hỏi xem sao, nhưng tôi chưa chắc có ăn thua gì không. Nếu ông mang theo thư giới thiệu để xin ông ta năm trăm xcuđô thì tôi dám chắc ông ta lập tức biếu ngay, vì ông ta hết sức hào phóng. Và có lẽ khi cấp bách ông ta có thể cho ông mượnc cả hộ chiếu của ông ta hoặc giấu ngươờ laánhnạn trong hầm kho nhà ông ta cũng được . Nhưng nếu ông nêu ra chuyện chở súng ống thì ông ta tròn xoa mắt và cho cả hai chúng ta là điên rồ ngay tức khắc.

Ruồi trâu đáp:

– Nhưng rất có thể ông ta cho một vài gợi ý gì hoặc giới thiệu tôi với một hai ngươời thuỷ thủ thân thiện nào đó. Dù sao , việc cũng đáng để chúng ta thử xem.

Một ngày vào khoảng cuối tháng, Ruồi trâu tới, Anh ăn mặc giản dị hơn mọi ngay và thoáng trông nét mặt anh, chị biết ngay là anh đã có tin vui.

– À, chờ ông mãi. Tôi đã sợ xảy ra chuyện gì không may cho ông.

– Tôi thấy gửi thư thì không an toàn và tôi cũng muốn về sớm mà không được.

– ông vừa về đến thành phố đấy ư?

– Vâng , tôi vừa xuống xe ngựa trạm thì vào đây ngay. Tôi tạt qua để báo cho bà biết rằng mọi việc đã xong xuôi.

– ông muốn nói rằng Bâyli đã chịu nhận giúp ư ?

– Hơn cả giúp nữa là đằng khác. Ông ta đảm đương tất cả, gói ghém , chuyên chở , việc gì cũng nhận hết. Súng ống sẽ giấu trong các kiện hàng và chở thẳng từ Anh sang. Đồng nghiệp và bạn chí thiết của ông ta là Uyliamxơ đồng ý thân hành coi sóc việc bốc hàng lên tàu ở Xaodêmtơn, còn Bâyli thì tìm cách lọt lưới hải quan vào Livoocno. Uyliamxơ vừa khởi hành đi Xaodêmtơn, tôi phải đi tiễn ông ta đến tận Giênôva cho nên mới lâu như vậy.

– Đi tiễn để dọc đường bạn them về chi tiết phải không ông ?

– Phải . Nói chuyện cho tới lúc tôi quá say sóng mới thôi.

Sực nhớ có lần ba chị dẫn chị và Áctơ đi chơi thuyền trên biển, Áctơ bị say sóng lảo đảo, Giêma liền hỏi:

– ông có tật say sóng ư ?

– Mặc dù đã đi biển nhiều lần mà tôi vẫn là anh thủy thủ rất tồi…Nhưng khi tàu bốc xong hàng ở Giênôva thì cũgn đã kịp nói xong chuyện rồi. Chắc bà biết Uyliamxơ chứ ? Quả là một anh chàng cực tốt, rất đáng tin cậy và rất tế nhị. Về mặt ấy, Bâyli cũng chẳng kém, và cả hai người đều biết giữ môm giữ miệng. cả

– Dù sao Bâyli chịu nhận làm như thế cũgn đã là mạo hiểm lắm rồi đấy.

– Tôi cũng bảo ông ấy như vậy, nhưn gông ta chỉ sa sầm mà trả lời : “Thế còn việc của các ông thì sao ? ” Điều chúng ta mong ông trả lời cũng chỉ thế là cùng. Nếu tôi gặp ông ta ở một nơi nào đó tại Timbuctu thì lập tức tôi sẽ tiến lại nói ngay :”Chào ông, người nc Anh”.

– Tuy vậy tôi vẫn không hiểu ông làm thế nào mà họ lại nhận lời được. Nhất là Uyliamxơ thì thật tôi càng không ngờ tới được.

– Phải , lúc đầu ông ta cũng chối thẳng thừng. không phải ông ta sợ đâu, mà vị ông ta cho toàn bộ chuyện này “không có tính chất kinh doanh gì cả”. Nhưng tôi tìm cách thuyết phục mãi mới tranh thủ được ông ta…Bây giờ bàn chi tiết đi.

Khi Ruồi trâu ra về thì mặt trời đã lặn . Trên tường bao quanh vườn, những đoá hoa đường lê đã in hình thành những đốm sẫm trong bóng chiều dần tối . Ruồi trâu ngắt mấy cành hoa , đem vào nhà . Mở cửa ra , anh đã thấy Dita ngồi trong góc phòng làm việc của anh . Nàng bước lại gần, đon đả nói :

-Phê-li-trê , em tưởng anh không về nữa ?

Ruồi trâu định vặn hỏi ngay xem nàng vào phòng làm việc của anh làm gì, nhưng chợt nhớ rằng mình vắng mặt đã ba tuần, nên anh đành lạnh nhạt chìa tay và nói :

-Chào Dita ! Sao , cô có khoẻ không ?

Nàng chìa má để Ruồi trâu hôn , nhưng anh làm ra vẻ không hay biết , lướt tới cầm lấy lọ hoa trên bàn . Vừa lúc đó , cánh cửa đằng sau bật tung ra , con chó Saitan nhảy xổ vào buồng, quay cuồmh quanh chủ , vừa sủa , vửa rít ầm ĩ , tỏ vẻ vui mừng . Ruồi trâu bỏ hoa , cúi xuống vỗ về nó :

-Chào bố già Saitan nhé ! Ừ , ừ , tao đây ! Nào, đưa chân đây nào !

Mặt Dita lộ rõ vẻ u ám , khó chịu .

Nàng lạnh lùng hỏi :

-Chúng ta đi ăn cơm chứ ? Tôi đã bảo dọn cơm đằng nhà rồi . Vì anh biên thư nói chiều nay anh về.

Ruồi trâu nhanh nhẹn quay lại :

-Ồ , rất … rất xin lỗi cô ! Chờ tôi làm gì ! Tôi rửa ráy một lát rồi sẽ quay lại ngay. Lấy hộ nước vào bình hoa nhé !

Khi Ruồi trâu bước vào phòng ăn của Dita thì thấy nàng đang đứng trước gương cắm một cành hoa vào ngực . Có lẽ đã đổi giận làm lành , nên nàng tiến lại gần đưa cho Ruồi trâu một cành hoa xinh xắn và đỏ thắm :

-Cành hoa này để anh đeo vào ve áo . Anh để em cài cho.

Suốt bữa ăn Ruồi trâu cố làm ra vẻ nhã nhặn , nói nhiều chuyện vui . Dita trả lời bằng những nụ cười tươi tắn . Nỗi mừng rõ rệt của nàng làm cho Ruồi trâu có phần lúng túng. Anh đã quen với ý nghĩ cho rằng Dita có cuộc sống của mình , có bạn bè và người thân kẻ thuộc của mình, cho nên anh chưa lúc nào nghĩ rằng nàng có thể nhớ tới anh . Gặp anh nàng đã xúc động đến thế, thì lúc xa vắng chắc nàng còn buồn đến đâu.

Dita rủ anh :

-Ta ra sân uống cà phê anh nhé ! Tối nay trời ấm quá !

-Được lắm ! Mang cả đàn guitar nhé ! Cô sẽ hát cho tôi nghe một vài bài được chứ !

Dita tươi vui hẳn lên. Ruồi trâu không khi bảo nàng hát , bởi anh vốn là một nhà phê bình âm nhạc khe khắt.

Dọc dãy tường bao quanh sân kê một chiếc ghế rộng . Ruồi trâu ngồi vào một góc để có thể nhìn ra cảnh núi đồi hùng vĩ . Dita thì ngồi lên bậc tường hoa ,tựa lưng vào cột nhà và buông chân trên ghế. Nàng thích ngắm nhìn Ruồi trâu hơn là chú ý đến cảnh thiên nhiên mỹ lệ.

Nàng nói :

-Anh cho em xin một điếu thuốc lá . Từ hôm anh đi đến nay em chẳng hút điếu nào cả .

-Ý nghĩ hay đấy ! Phải có thuốc lá nữa thì mới thật hoàn toàn đầy …đầy đủ !

Dita cúi xuống chăm chú nhìn anh :

-Có thật giờ đây anh thấy vui vẻ trong lòng không?

Ruồi trâu giương cao đôi mày :

-Còn phải nói nữa ? Ăn no rồi ngắm cảnh đẹp , một cảnh đẹp nhất châu Âu , bây giờ lại được uống cà phê , nghe dân ca Hungary. Tâm hồn thư thái ,tiêu hoá lại bình thường.Người ta còn ước mong gì hơn nữa ?

-Em biết còn thiếu một thứ !

-Thứ gì ?

-Thiếu cái này , anh bắt lấy ?

Nàng ném vào lòng anh một chiếc hộp giấy xinh xắn .

-À ! Hạnh … hạnh nhân rán ! Sao cô không nói trước khi tôi hút thuốc ? – anh trách vậy.

-Anh trẻ con quá ! Hút thuốc xong ăn cũng ngon chứ sao ? Cà phê đây rồi !

Ruồi trâu ngon lanhg nhai hạnh nhân và nhấm nháp từng ngụm cà phê, với một khoái cảm chăm chú của một con mèo liếm sữa.

Anh xuýt xoa nói :

-Về nhà uống cà phê ngon tuyệt ! Cà phê này mới thật là cà phê, chứ như ở Livorno thì tồi quá .

-Thế thì anh càng nên ở nhà thôi. đừng đi nữa.

-Không ở lâu được đâu. Mai tôi lại đi rồi.

Nụ cười vụt tắt trên môi Dita :

-Mai à ? … Đi làm gì ?Anh đi đâu ?

-Ồ … đi hai , ba nơi . Đi có việc .

Anh và Giêma đã cùng nhau quyết định là anh phải đích thân đến vùng núi Apenanh để thương lượn với những người buôn lậu về vấn đề chuyên chở vũ khí . Vượt qua biên giới lãnh địa Giáo Hoàng thì tính mạng anh coi như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng chuyến đi này của Ruồi trâu lại quyết định sự thành bại của toàn bộ công tác.

-Lúc nào cũng công việc !

Dita khẽ thở dài , rồi cất cao giọng hỏi :

-Đi có lâu không anh ?

-Không lâu , có lẽ độ hai , ba tuần thôi.

Nàng lại hỏi giật :

-Cũng lại những việc ấy à ?

-“Những việc ấy ” là những việc gì ?

-Những việc đã có lúc làm anh suýt bỏ mạng chớ còn những việc gì nữa . Suốt đời chỉ chính trị .

-Phải , việc có liên quan ít nhiều tới chính … chính trị.

Dita quẳng điếu thuốc ra vườn , và dằn giọng :

-Anh còn giấu em . Chuyến đi này nguy hiểm lắm , em biết.

Ruồi trâu uể oải kéo dài giọng nói :

-Phải, tôi sẽ đi thẳng vào . .. vào vùng âm ty địa ngục. Cô có cần gửi một cành hoa thiên lý tặng bạn bè nào dưới đó không ? Miẽn sao đừng vặt hết hoa ở đây là được .

Dita đã bực tức ngắt một nắm hoa thiên lý ở cột , giận dỗi ném xuống đất.

Nàng lại nói :

-Chuyến đi này rất nguy hiểm mà anh vẫn không muốn nói thật cho em biết. anh cho em là kẻ chỉ đáng để lừa dối và bông đùa thôi hay sao ? Một ngày nào đó anh có thể bị treo cổ mà anh vẫn không nói với em được một câu nhiều hơn là câu tạm biệt ! Lúc nào cũng chính trị với chính trị … Em nhức đầu vì chính trị lắm rồi .

Ruồi trâu vừa uể oải ngáp vừa nói :

-Tôi … tôi cũng thế. Vì vậy ta nói chuyện khác đi thôi. Hay là Dita hát một bài nhé ?

-Vâng đưa đàn guitar cho em. Hát anh nghe bài gì nào ?

-Bài ca Nhớ ngựa . Bài ấy rất hợp với giọng của cô.

Dita cất giọng hát bài dân ca xưa cũ của Hungary. Bài hát tả một người , đầu tiên mất ngựa , rồi mất đến mái nhà trên đầu mình, sau cùng mất cả người yêu . Nhưng anh ta tự an ủi rằng ” chưa đau khổ bằng trận thất bại Mô-hát (1)” . Ruồi trâu rất thích bài hát đó. Điệu nhạc mạnh mẽ , lời ca bi tráng và tính chất khắc khổ chua xót của đoạn điệp khúc , đã rung động lòng anh hơn bất cứ loại nhạc êm dịu nào.

Hôm ấy giọng của Dita rất tốt. Tiếng hát của nàng mạnh mà trong , rạt rào lòng khát khao cuộc sống. Rõ ràng là những bài dân ca Hungary nàng hát hay hơn những bài dân ca Ý và Xlavơ , nhất là dân ca Đức thì nàng hát càng kém.

Ruồi trâu há mồm, trố mắt lắng nghe. Anh chưa bao giờ nghe Dita hát hay đến thế. Và tới câu cuối cùng ” Nhưng có hề chi ! Chưa đau khổ bằng trận thất bại Mô-hát “, thì giọng nàng bỗng dưng run lên rồi đứt đoạn nửa chừng.

Nàng thổn thức , gục đầu vào giàn hoa thiên lý.

Ruồi Trâu đứng dậy, đỡ lấy cây đàn.

– Di-ta, cô làm sao thế ?

Nhưng nàng chỉ bưng mặt khóc nức nở hơn.

Anh đặt tay lên vai Di-ta, giọng dỗ dành :

– Sao, làm sao thế ? Cô nói đi !

Nàng đẩy tay ra nói trong nước mắt :

– Bỏ tôi ra ! Anh bỏ tôi ra !

Ruồi trâu liền trở về chỗ cũ, kiên nhẫn đợi cho những tiếng nức nở tắt dần. Bỗng dưng Di-ta ôm chặt lấy cổ anh quỳ sụp bên anh :

– Phi-lê-trê ! Anh đừng đi nữa ! Đừng đi nữa anh ơi !

Ruồi trâu nhẹ nhàng gỡ tay nàng ta .

– Chuyện ấy rồi ta sẽ nói sau. Giờ đây tôi muốn biết vì sao cô khổ tâm, cô đang sợ hãi điều gì ?

Di-ta lặng lẽ lắc đầu .

– Tôi có gì làm cô không vừa lòng chăng ?

– Không.

Nàng đưa tay lên chặn lấy cổ anh.

– Thế thì tại sao ?

Cuối cùng nàng khẽ nói :

– Người ta sẽ giết anh. Anh sẽ bị nguy mất… hôm nọ có người đến đây nói với em như thế… Vậy mà lúc nãy em hỏi anh lại cười em !

Ruồi trâu sững sờ trong giây lát , rồi nói :

– Di-ta quý mến ! Sao cô tưởng tượng quá mức thế ! Rất có thể một ngày kia người ta sẽ giết tôi, đối với những người cách mạng thì đó là lẽ thường tình. Nhưng tại sao, tại sao lần này tôi có thể bị giết được ? Biết bao người còn xông pha mạo hiểm hơn tôi ?

– Biết bao người ! Biết bao người đó có quan hệ gì tới em đâu ! Nếu anh yêu em thì anh đã không bỏ đi như thế, để bao đêm ròng em trằn trọc không ngủ được, lúc nào em cũng nghĩ không biết anh đã bị bắt hay chưa ? Mỗi khi thiếp đi thì em lại mơ thấy hình như người ta đã giết mất anh. Anh quan tâm đến con chó kia còn hơn cả em !

Ruồi trâu đứng dậy, chậm rãi đi về phía cuối sân. Cảnh tượng này đến với anh một cách bất ngờ và anh chưa sẵn sàng trả lời câu hỏi đó nên không biết nói gì hơn với Di-ta. Phải, Giê-ma nói rất đúng. Đời anh đã rơi vào tình thế rồi ren, phải khổ công lắm mới hòng gỡ ra nổi.

Sau giây lát, anh quay lại nói với Di-ta :

– Chúng ta hãy ngồi nói chuyện cho bình tĩnh. Có lẽ chúng ta chưa hiểu được nhau. Nếu tôi biết thật là cô có điều gì đó lo lấng thì tôi chẳng nói đùa. Cô cứ nói rõ tại sao cô lo lắng thì mọi chuyện sẽ rõ ngay.

– Có gì mà rõ với không rõ. Thế cũng đủ thấy anh không để tâm đến em một mảy may nào rồi.

– Di-ta thân mến, ta cứ nói thẳng với nhau đi. Tôi bao giờ cũng hết sức thật thà với cô, và theo chỗ tôi hiểu thì chưa lần nào tôi lừa dối Di-ta trong…

– Ồ, phải ! Anh thật thà hết sức, không bao giờ anh che giấu ý nghĩ cho em chỉ là một gái giang hồ, từng qua tay nhiều người…

– Im đi Di-ta ! Tôi không bao giờ có ý nghĩ như vậy đối với bất kỳ ai ! Nàng cay đắng nhắc lại :

– Anh không hề bao giờ yêu em cả.

– Phải, tôi không hề bao giờ yêu Di-ta cả. Nhưng cô hãy lắng nghe và hãy cố tránh nghĩ xấu về tôi.

– Ai bảo anh là em nghĩ xấu về anh, em chỉ…

– Khoan đã. Điều mà tôi muốn nói với Di-ta là : tôi không bao giờ tin và cũng chẳng bao giờ coi trọng khuôn sáo luân lý cổ truyền. Tôi cho rằng mối quan hệ đàn ông và đàn bà chẳng qua là vấn đề sở thích cá nhân mà thôi…

DI-ta cười mát, cướp lời :

– Và là vấn đề tiền tài nữa.

Ruồi trâu cau mày tỏ vẻ khó chịu và ngần ngại trong giây lát.

– Dĩ nhiên đó là mặt xấu của vấn đề. Nhưng tôi quả quyết với Di-ta rằng nếu tôi nghĩ là Di-ta không thích tôi và chán ghét mối quan hệ đó thì không bao giờ tôi gợi ý hoặc lợi dụng hoàn cảnh của Di-ta để quyến rũ Di-ta. Trong đời tôi tôi không bao giờ đối với phụ nữ như thế, và không bao giờ tôi lừa dối tình cảm của họ. Tôi nói thật, mong Di-ta hãy tin lời tôi…

Anh ngừng trong giây lát nhưng Di-ta không trả lời.

Ruồi trâu lại nói :

– Tôi nghĩ nếu một người đàn ông sống cô đơn trên đời này và cảm thấy cần có một người đàn bà bên cạnh mình và nếu anh ta ưa thích một người đàn bà và nếu người ấy cũng không ghét anh ta, thì anh ta có quyền nhận lấy mọi niềm vui mà người đàn bà ấy có thể cho anh ta với một tâm tình biết ơn và thân ái, mà không cần phải bước vào mối quan hệ mật thiết hơn. Tôi thấy quan hệ như thế chẳng có gì xấu cả, miễn là lương thiện thật thà và không mất lòng nhau. Còn như trước đây cô liên hệ với những người đàn ông khác như thế nào điều đó tôi không hề nghĩ tới. Tôi tưởng mối quan hệ như thế sẽ là tươi vui và vô hại cho cả hai bên và mỗi bên đều có thể tự do cắt đứt khi nào nó đã trở nên quá nặng nề. Nếu tôi đã làm… nếu bây giờ Di-ta có gì khác, thì…

Ruồi trâu lại ngừng lời.

Di-ta không nhìn anh, khẽ nói :

– Thì sao hở anh ?

– Thì có lẽ tôi đã có phần nào không tốt đối với Di-ta và tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng điều đó không phải tự tôi muốn.

– Anh “rất lấy làm tiếc, điều đó không phải tự anh muốn” có phải không? Phi-lê-trê ! Trái tim anh là trái tim đá hay sao ? Có lẽ nào trong đời anh chưa từng yêu người đàn bà nào và do đó anh không nhận ra em đã yêu anh hay sao ?

Ruồi trâu thốt nhiên rùng mình trước những câu hỏi ấy.

Lâu nay anh chưa hề nghe ai nói “em yêu anh”. Nhưng Di-ta đã vùng dậy ôm chầm lấy anh, nhắc lại :

– Phi-lê-trê ! Chúng mình hãy đi đi thôi ! Hãy rời bỏ đất nước đáng sợ này, rời bỏ những con người lúc nào cũng vùi đầu vào chính trị ! Ta cần gì họ ? Ta hãy đi sang Nam Mỹ nơi anh đã quen sống hồi xưa. Ở đó chúng mình sẽ sống trong hạnh phúc !

Những kỷ niệm hãi hùng do mấy lời nói đó gợi lại đã làm cho Ruồi trâu bừng tỉnh. Anh gỡ tay Di-ta và nắm chặt lấy đôi tay nàng :

– Di-ta ! Hãy cố tìm hiểu lời tôi nói. Tôi không yêu cô. Và dù có yêu tôi cũng không thể rời bỏ chốn này được. Tôi có công việc phải làm ở nước Ý này, cùng với các đồng chí của tôi…

Di-ta kêu lên một cách dữ tợn :

– Và cũng với một người mà anh yêu hơn ai hết nữa ! Tôi muốn giết anh ! …Chẳng có đồng chí nào giữ anh cả ! Tôi biết ai đã giưa anh ở lại đây rồi.

Ruồi trâu bình tĩnh nói :

– Di-ta im đi ! Cô quá xúc động và đã tưởng tượng quá nhiều.

– Anh tưởng tôi nói bà Bô-la có phải không ? Không, tôi không dễ bị lừa như anh tưởng đâu ! Với chị ấy, anh chỉ có nói chính trị mà thôi. Đối với anh chị ấy cũng chẳng hơn gì tôi…Kẻ giữ anh ở lại đây chính là Hồng y giáo chủ !

Ruồi trâu bàng hoàng như bị trúng đạn. Anh nhắc lại như một cái máy :

– Hồng y giáo chủ ?

– Phải, chính Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li, người đã giảng dạy ở đây mùa thu vừa rồi. Làm như tôi không nhận thấy anh nhìn theo xe của ông ta như thế nào hay sao ? Lúc đó mặt anh tái đi chẳng khác gì chiếc khăn tay này. Cả đến bây giờ nghe nhắc đến tên ông ta anh cũng đang run rẩy như một chiếc lá cơ mà !

Ruồi trâu đứng dậy. Ạnh nói rất chậm và nhỏ nhẹ :

– Cô không hiểu những lời cô nói. Tôi…tôi căm thù Hồng y giáo chủ. Hồng y giáo chủ là kẻ thù không đội trời chung của tôi.

– Kẻ thù hay không tôi không biết, nhưng anh yêu ông ta hơn ai hết trên thế gian này. Anh thử nhìn thẳng vào mắt tôi và nói với tôi rằng anh đã nói không đúng sự thật đi !

Ruồi trâu ngoảnh mặt đi, nhìn ra phía vườn. Di-ta lấm lét nhìn anh, hoảng sợ về việc mình vừa làm. Trong thái độ trầm lặng của anh có một cái gì đáng khủng khiếp. Cuối cùng, không thể chịu được nữa, nàng len lén tới sát bên anh như một đứa trẻ con sợ hãi, và bẽn lẽn kéo tay áo anh. Ruồi trâu quay lại nói. Anh nói :

– Phải, đúng thế.

Chú thích :

1.Mô-hát —-một địa phương ở Hungary. Tại đây năm 1526 quân Hungary thua quân Thổ Nhĩ Kì.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.