Tiếng nói dưới khung cửa sổ tôi đang phàn nàn về sức nóng.
Tôi hẳn phải nửa mơ nửa tỉnh khi nghe, trong một thoáng trước khi mở mắt, nghĩ tôi trở lại phòng mình ở quán Eagle. Thứ âm thanh mỏng tang, rõ rệt đang dậy lên từ sân trong ở phía ngoài khiến tôi quên mất căn phòng ngủ ngột ngạt, và những lời thì thầm xung quanh chiếc giường ngủ; thoáng chốc tôi trở lại trong phòng ngủ nhỏ phía trên tấm bảng hiệu của quán trọ, và tiếng huyên thuyên của những người khách cùng người hầu dậy lên từ bên dưới, giống những con ruồi khuấy động mùa hè.
Tôi đang nằm yên lặng – có nửa trông mong nghe Celia oang oang gọi tên – thì sự căng thẳng từ cơ thể làm xáo trộn đứa bé đến mức nó khuấy đảo trong bụng tôi, và tôi rên rỉ, mở mắt.
Ngay lập tức hiện thực ùa về. Nơi đây tối tăm, dù ngoài kia mặt trời tỏa sáng; những ngọn đuốc đã cháy lên cả hàng giờ quanh giường ngủ, và sức nóng gần như không chịu nổi. Nằm ngửa, tôi chỉ có thể nhẹ thở – không khí chẳng xuyên qua những tấm màn phòng ngủ, và tóc tôi ướt đẫm dính vào trán. Tất cả tiếng thì thầm xung quanh nghe như lời giễu cợt của cơn gió.
Khi những tiếng nói bên dưới chết dần đi, tôi có thể nhận ra đôi mắt dõi theo tôi, đợi chờ đứa trẻ đến, và tôi ao ước họ để tôi một mình. Hương thơm của họ, thứ xạ hương, màu hổ phách, và chất cầy che kín sự mục rỗng, đang chế ngự. Tôi nhắm mắt, thử xóa họ ra khỏi tâm trí – nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài sự hiện diện của họ và sức nóng đến không thể chống cự kia…
Trời đã nóng như thế vào lúc mùa hè bắt đầu.
Toàn thể Fidena bốc mùi. Cái mùi hôi hám từ khu vịnh, nơi những con tàu nằm trên bãi biển và hàng hóa mục nát vì mong muốn của loài người không dỡ chúng ra, trộn lẫn với mùi mồ hôi cùng rác rưởi trong không khí nặng trĩu bụi bẩn. Ruồi nhặng cùng dòi sinh sản, và cơn gió uể oải với trông mong về cơn bệnh dịch truyền nhiễm. Người nằm xuống những con đường rồi chết, hàng xóm cũng chẳng chạm đến thi thể, không cả kéo họ ra khỏi ánh nắng mặt trời chói chang.
Đó là sự nóng bức phát sinh ra bất mãn trong tâm trí con người, làm chậm lại dòng máu và đẩy nhanh cơn giận dữ, thế nên những cơn kiềm nén như một cái ấm gần như sôi lên. Nhưng tôi đã ít có thời gian nhàn rỗi sau đó để đo cơn giận dữ của Fidena, vì năm ấy anh trai tôi, Antonio, cưới Celia Danoli, và cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi.
Hôn nhân của họ không có nhiều tình yêu; họ cũng cư xử cứng rắn với nhau như đối với tôi, và họ cãi nhau ầm ĩ giống những kẻ đồng hành trong công việc không hòa hợp, hơn là giống một người chồng và một người vợ. Antonio chỉ thấy niềm vinh quang của việc trở thành chủ quán của một căn trọ quá tốt ở Eagle; Celia chỉ thấy công việc và tiền bạc của những nhân công có thể đem về. Họ chỉ đồng nhất với nhau ở hai điểm – thói vụ lợi và ghét bỏ tôi.
Antonio đã luôn xấu hổ vì tôi. Khi còn là một đứa bé, tôi đã nhận thức được việc ấy khá lâu trước khi biết tại sao, và Celia ngay lập tức miễn cưỡng khi đặt mắt vào tôi. Chị ấy đã hạ thấp mình trong việc lấy một chủ quán trọ, và sự tồn tại của tôi làm chị khó chịu như một cơn nhức nhối lộ rõ. Chị luôn luôn xỉ vả tôi vì cái thân phận con hoang, như thể nó là một tội ác có chủ tâm; và như Antonio, chị không bao giờ mệt mỏi trong việc nói rằng tôi đã may mắn đến thế nào khi được cho một ngôi nhà, sau cái cách mẹ tôi sử dụng người cha nuôi. Không kiếp trâu ngựa nào, không sự bẽ bàng nào có thể hoàn trả được lòng tốt đó. Và vì tất cả họ đều nói sẽ giữ phần cốt lõi sự thật ấy, tôi phải chịu đựng trong câm lặng.
Tôi chưa bao giờ biết cha tôi là ai. Khi ông đến, mẹ tôi đã lấy Battista Guardi một thời gian dài, người giữ quán trọ tan hoang nằm dưới bức tường thành phố, và người đàn ông quá yêu mến món hàng của chính mình để có một cuộc bán buôn thành công. Cuộc sống của bà với ông đã khó khăn, và tôi nghĩ khi Antono được sinh ra sau nhiều lần sinh nở thất bại, rồi lộ ra đến từng dấu hiệu trưởng thành hệt như cha, bà lặng lẽ từ bỏ hy vọng hạnh phúc. Nhưng dù vậy, khi cha tôi đến và trải qua một đêm duy nhất, rồi bỏ đi khi bà mang đứa con hoang, không gì có thể làm bà nói ra tên ông. Có lẽ bà chưa bao giờ biết.
Battista dùng hết sức ông biết để khiến bà nói ra – đánh đập, nguyền rủa, thậm chí cả lôi mạnh bà đến trước linh mục – nhưng bà không bao giờ nói với ất kỳ ai. Bà mang thai tôi không một lời phàn nàn, và sau khi tôi được sinh ra, bà che chở tôi tốt đến mức bà có thể, che chở tôi khỏi sự oán hận tồi tệ nhất của chồng bà.
Linh mục đã thuyết phục Battista cho kết quả tội lỗi của bà nơi nương tựa, và trong khi còn rất nhỏ, tôi nghĩ những ánh mắt tối tăm của ông là do thất vọng rằng tôi không phải một đứa con trai. Mãi cho đến khi mẹ qua đời, lần đầu tiên tôi nghe đến hai chữ con hoang.
Antonio nhận lấy nỗi đau giải thích cho tôi, trước khi đám tang mẹ tôi kết thúc, rằng tôi không thể còn trông mong được đối xử như một đứa con gái trong nhà. Với sự thẳng thắn hung bạo, anh nói với tôi tại sao tôi không thể đòi hỏi mối quan hệ họ hàng với người đàn ông tôi gọi là cha. Chính anh, anh lỗ mãng nói, là anh em cùng mẹ khác cha của tôi và không gì hơn; nếu tôi muốn được anh giúp đỡ, tôi sẽ không gọi anh là anh trai từ giờ trở đi. Nếu khúm núm, biết ơn và làm việc chăm chỉ, tôi có thể ở lại nhà – bằng không, anh sẽ phủi tay khỏi tôi.
Khi ấy tôi chưa tới mười tuổi, và không hiểu những từ ấy có nghĩa là gì – tôi chỉ biết mẹ tôi đã chết, và giờ đây tôi mất đi nơi duy nhất tôi từng biết là nhà. Vậy nên, thút thít, tôi đồng ý với những giới hạn của Antonio, và đặt bản thân trở nên khúm núm, hàm ơn.
Thật khó, nhưng không quá khó khi học cách chấp nhận nội sự có mặt của tôi cũng là một nỗi xấu hổ với cha và anh trai – hay, tôi phải học để nói rằng, cha kế và người anh cùng nửa dòng máu. Tôi được dạy ngay lập tức rằng không bao giờ tôi có thể trông đợi được ngang bằng với những người được chính họ gọi là đứa con hợp pháp, và rằng nếu Chúa có ghét một tội lỗi nào trên tất cả mọi tội lỗi, thì đó là sự vô ơn – hay Antonio đã nói thế. Tôi giữ giới hạn của mình, lưu tâm nhiều đến công việc, và làm tất cả những gì có thể để giữ nhà trọ bẩn thỉu được sạch sẽ như mẹ tôi đã làm. Lúc đầu, Battista trả cho một người phụ nữ để nấu ăn cho chúng tôi, nhưng khi ông bắt đầu uống rượu nhiều hơn, và tiền bạc hao mòn dần, công việc đó, rồi cũng đổ xuống tôi. Có những đêm tôi gieo mình xuống đụn rơm, quá mệt mỏi để bận tâm đến những tiếng ngáy say xỉn của ông có thể đánh thức mình dậy.
Gánh nặng về sự kinh tởm từ ông là thứ khó chịu đựng nhất, và khi tôi lớn hơn, sự bất công khiến tôi giận dữ và hoảng sợ. Đôi khi dường như cả cuộc đời tôi bị trách mắng vì những thứ không phải lỗi mình gây ra. Ông sẽ dõi theo tôi đến cả giờ đồng hồ kế tiếp nhau, dưới hàng lông mày cau có để sự hốt hoảng đó khiến tôi lóng ngóng, và lỗi lầm nhỏ nhất sẽ như lý do để ông sử dụng thắt lưng lên tôi. Một lần, đau đớn từ một cú đánh không mong đợi, tôi đề nghị biết tại sao ông ghét tôi nhiều đến thế, và nếu tôi không cách ông cả bước chân, tôi nghĩ ông sẽ giết tôi. Mẹ tôi ra đi được bảy năm thì Battista bị gãy cổ trong một trận cãi vả inh ỏi say khướt, và tôi không cảm thấy gì hơn ngoài sự nhẹ nhõm khủng khiếp, khi biết ông đã chết.
Giáng sinh tiếp theo, lúc những người trong nhà thôi tiếc thương, Antonio lấy Celia, con gái của một người bán rượu vang phát đạt. Đó thông thường có thể nói là một sự kết hợp tốt đẹp – giọng lưỡi đanh đá của Celia được nói rằng sẽ làm khiếp hãi nhiều kẻ cầu hôn cũng như trúng số bởi của hồi môn giàu sụ, nhưng rồi Antonio không phải là Adonis[1] , với gương mặt béo ục ịch đỏ kè, và cái bụng của người nghiện rượu. Tuy vậy tôi đã kinh ngạc. Tôi biết khẩu vị của anh là những người phụ nữ béo tròn, ngu dốt, như em gái người bào chế thuốc ở đường kế bên; Celia vuông vức và cứng cáp, với gương mặt chanh chua khó ưa, và mái tóc rực rỡ, không giống màu vàng bơ. Nhưng anh dường như đủ hạnh phúc với lựa chọn của mình, và tôi hiểu khi anh nói anh đã mua quán Eagle với của hồi môn của chị.
Quán Eagle tọa lạc ngay Via Croce ở trung tâm thành phố, giữa khu chợ và Thánh đường xứ San Domenico, và đó là một trong những khu kinh doanh thịnh vượng nhất Fidena. Antonio, tôi nghĩ, hẳn phải còn hơn cả sẵn lòng để chịu đựng mái tóc vàng của vợ anh vì mục đích số vàng trong rương hòm hôn nhân của chị.
Tôi không bao giờ biết anh đã thuyết phục rằng tôi sẽ ở với họ bằng những cuộc tranh cãi nào, ngoại trừ anh khẩn khoản chị tằn tiện, và thắng được sự ưng thuận móc ngoặc của chị rằng, một kẻ hầu sẽ làm việc mà không có lương. Khi cô dâu chú rể rời khỏi căn nhà cũ và nắm quyền sở hữu Eagle, tôi đi theo họ, biết ơn một cách chính đáng vì vận may tốt đẹp của mình. Nhưng sự thay đổi được ếm bùa tốt lành cho của cải gia đình Guardi đã mang lại cho tôi kết quả mà tôi không mơ tưởng tới.
Những sự thay đổi đến dồn dập và nhanh chóng. Lòng căm giận Celisa của tôi là vô cớ, một thứ mà cả hai chúng tôi đều không thể ngăn được, và chị dày vò tôi như một con mèo sẽ săn đuổi một con chim, không vì lý do gì. Chúng tôi chỉ vừa được xếp vào Via Croce khi những ngày kiểu mẩu của tôi bắt đầu biến đổi.
Tôi đã nghĩ tôi làm việc chăm chỉ trong nhà cũ, nhưng giờ đây nhiệm vụ tôi có nhân lên đáng kể. Suốt ngày tôi lau chùi và cọ rửa, ra sạch những cái chảo giữa ngập đầy đống dầu ăn ôi thiêu, hay làm việc trong căn phòng đóng kín, ngoài tầm nhìn tất cả khách của Eagle.
Lúc đầu tôi không nhận thấy chuyện gì đang xảy ra. Tôi quá biết ơn khi nghỉ ngơi vào cuối ngày làm việc, mà không để tâm đến cách những người hầu khác nhìn vào tôi, hay không chú ý họ ít khi nói chuyện với tôi. Chẳng bao giờ trong những ý nghĩ của tôi xâm nhập vào thực tế rằng tôi không đi ra giữa những người khách như họ làm, rằng tôi bị xa lánh khỏi thế giới thông thường như một con hủi.
Vào một buổi sáng mùa xuân, tôi ở trong gian bếp, đánh bóng chiếc đĩa tốt nhất của Antonio và săm soi tò mò hình ảnh phản chiếu ở tôi, mập mờ và không rõ lắm trên thứ kim loại vững chắc. Đó là một hình bóng mơ hồ, mờ nhạt, với mái tóc đen dài và đôi mắt xám kỳ lạ – giống và không giống hình ảnh tôi nhớ. Tôi không thể nghĩ đâu là sự khác biệt, cho đến khi cái nhìn chăm chăm tôi rớt xuống, và tôi thấy cánh tay trần của mình cạnh cánh tay Celia ngay khủy tay tôi. Nước da tôi đã trở nên trắng nõn như bà xơ trong tu viện.
Không suy nghĩ, tôi hỏi, “Celia, sao em không bao giờ được ra ngoài?”
Chị đang chặt miếng thịt với sự nhanh chóng, dứt khoát trong khoảnh khắc, và tiếng lách cách nhịp nhàng của con dao không ngừng lại khi tôi nói. Cuối cùng dừng lại, chị không nhìn tôi, mà nhìn cái đĩa trong tay tôi.
“Mày xong chưa. Mày làm cái đó đủ lâu rồi đấy.”
“Chưa, vẫn chưa. Em…”
“Vậy thì ngừng líu lo đi và đừng làm phí thời gian của tao!”
“Em muốn biết tại sao em không được ra ngoài.”
Tôi đứng bất động ngoan cố, chiếc đĩa giữ phía trước như một tấm khiên. Tôi chưa bao giờ không tuân theo lời chị trước kia, và tim tôi đang đập nhanh hẳn lên, khi chị đặt con dao xuống và quay sang đối mặt với tôi. Trong thoáng chốc, tôi thấy chị đã nửa trông mong có câu hỏi đó; chẳng có dấu hiệu ngạc nhiên nào trên gương mặt chị, chỉ có thứ cảnh giác thù địch.
“Tao không biết ý mày là gì.” Giọng chị
“Chị phải biết. Em không phải đang mơ!” Tôi gần như lắp bắp, nhưng tôi đấu tranh nói kiên quyết. “Lần duy nhất em rời nhà là để đến Mass – em chưa bao giờ nghĩ về việc đó trước đây.”
“Và điều gì khiến bây giờ mày nghĩ tới?” Miệng Celia đanh lại; chị ấy đang quan sát tôi như nghĩ tôi là một kẻ thù.
Tôi giơ tay ra trả lời, ửng hồng và nguyên vẹn nhưng không có dấu hiệu nào của sạm nắng. “Da em cũng có màu nâu như da chị khi chúng ta lần đầu tiên đến nơi này – Em không được tự do đi dưới mặt trời kể từ khi chị lấy Antonio. Trước khi chúng ta sống ở đây, em chạy việc vặt cho hàng xóm – tìm rượu cho ông lão Fracci…”
“Lão già nghiện rượu đó!”
“… nhưng ở đây em không biết hàng xóm chúng ta là ai, và nếu có bất kỳ ai ở Via Croce biết em, thật đáng ngạc nhiên, vì em chưa bao giờ trông thấy họ. Chúng ta đã sống ở đây cả nhiều tháng, và…”
“Vẫn chưa đến ba tháng, im đi! Mà vậy thì chúng tao nên làm gì? Tổ chức một buổi yến tiệc vĩ đại, mời những thương gia giàu có ở Via Croce đến và tán tỉnh đứa em gái con hoang quý giá của chúng tao?”
Máu tôi dâng lên trên hai gò má với sự sỉ nhục mà tôi không bao giờ điều khiển được. “Không, em không có ý đó. Nhưng em chưa bao giờ được ra ngoài. Em cũng giống như ở trong một nữ tu viện vậy.”
“Nơi tốt nhất cho mày!” Celia bất giác chua cay, và tôi giật mình bởi mối oán hận trên gương mặt chị. “Hãy yên tâm tin chắc rằng nếu một trong những hội phụ nữ từ thiện có nhã ý mang mày đi mà không cần đến món của cải lớn, tao sẽ tụng bài thánh ca ngay bây giờ. Nhưng chúng tao không thể lãng phí tiền bạc vào việc trả cho những bà xơ mang mày khỏi, nên đây là nơi mày ở cho đến khi mày tìm được một cách khác thích hợp! Và điều đó sẽ sớm thôi, tao cam đoan thế.”
“Em sẽ không đến chà chứa, nếu đó là ý chị.”
“Đó là mày nói, nhưng dòng máu sẽ cho biết. Mẹ mày là một con điếm, và chỉ có Chúa mới biết người cha tử tế của mày có thể là ai. Chúng tao đã làm hết sức, tao và Antonio, để kéo mày ra khỏi ngôi nhà dâm ô và chẳng được gì ngoài nỗi đau sỉ nhục. À, ra ngoài đi nếu mày quá sôi nổi – đi đi rồi ở lại ngoài đó, và ra sức làm việc trong những nhà thổ, nơi mày thuộc về! Đừng bao giờ nói rằng tao nhốt ý định của mày lại!”
Tôi không nghe phần còn lại phía sau chị nói gì; tôi đang run lên giận dữ.
“Mẹ tôi không phải một con điếm.”
“Ôi, tao khóc cho lòng nhân từ của mày!” Celia đặt tay lên tấm hông rộng, đôi mắt hắt lên cứng rắn và ngời sáng. “Tao làm bẩn ký ức sạch sẽ về bà ta sao? Chắc chắn bà ta là một mảnh ghép đức hạnh vô giá, chung thủy và yêu thương chồng – đó là tại sao mày trông giống Antonio đến mức người là nghĩ rằng anh ấy giữ một con điếm!” Lòng thù hận trong mắt chị thật kinh khủng. “Mày nghĩ tao không nghe những câu hỏi chắc? ‘Bà Guarid không quan tâm sao…?’ ‘Có thật không, sớm đến thế sau lễ cưới ư…?’ Tao nói cho mày biết, tao đã chịu đựng đủ lâu rồi. Mày biến ra khỏi tầm mắt tao khi nào tao còn ra lệnh cho mày, cô gái tốt lành ạ, và hãy cám ơn Chúa rằng tao cho mày một mái nhà – tao sẽ không để đám đông giàu có biết bọn tao cho một thảm họa ở trọ!”
“Em sẽ không ở đây nếu chị không muốn.” Giọng tôi là một tiếng thì thầm khô khốc. “Em sẽ tìm một nơi…”
“Mày không rời khỏi ngôi nhà này!” Tay chị tát mạnh vào má tôi, và chiếc đĩa rơi xuống đất. “Mày có thể là đứa con gái bẩn thỉu biếng nhác, nhưng tao không thể miễn cho mày một cái bạt tai. Mày sẽ đi sớm thôi nếu tao cho mày làm thế, và bỏ cả tao cùng người anh trai tội nghiệp của mày lại không được chuẩn bị trước.”
Tôi lắc đầu, nhìn không rõ bởi nước mắt, nhưng chị không để ý đến.
“Và mày sẽ đi thẳng đến nhà chứa, tao biết mày mà – mày khát khao một thằng đàn ông. Lời bàn tán sẽ thành thế này, em gái Antonio Guardi tự bán mình vào nhà thổ.”
“Em gái cùng mẹ khác cha.” Tôi cay đắng sửa lại, và chị tát tôi lần nữa.
“Biến ra khỏi tầm mắt tao, và nhanh đi! Nhặt cái đó lên.” Chị dí chân chỉ vào cái đĩa rớt. “Và lau chùi nó cho tốt. Tao sẽ không để mày rên rỉ việc được ra đường như một con ả lẳng lơ phát cuồng – cám ơn thánh tao không kể với Antonio, hay anh ấy sẽ đánh vào mông trần mày!”
Run rẩy vì giận dữ nhiều hơn là vì hoảng sợ, tôi nhặt cái đĩa lên và bỏ chạy. Tôi không tin bản thân mình có thể nói, vì sự im lặng ở tôi không phải là tính nhu mì của Thiên chúa, mà là cơn tức giận quá mãnh liệt đến mức nếu tôi mở miệng ra, tôi có thể nói điều gì đó mình sẽ hoàn toàn hối tiếc. Tôi chạy biến vào trong phòng rửa bát, và sau một cái liếc nhìn vào gương mặt tôi, tiếng xì xầm nơi những cô hầu gái rơi vào sự im lặng, và họ trở nên sốt sắng với công việc. Mãi cho đến khi an toàn trên giường mình, những giọt nước mắt tôi bắt đầu lăn xuống.
Sau đó, tôi biết tốt hơn lẽ ra không nên phàn nàn về quyền tự do, và khi thời gian trôi qua, tôi thôi không nhớ tới việc thiếu tự do ấy nữa. Ở đây có quá nhiều việc khác để làm: tẩy trắng tấm vải lanh nằm trên những tủ đứng to lớn, nhổ những cụm bông và ướp muối cá, việc quét dọn và cọ rửa không dứt. Những người hầu khác ở mọi nơi thấy đủ rõ việc Celia ghét bỏ chịu đựng tôi, và sẽ không mạo hiểm sự phẫn nộ từ chị bằng cách lộ diện thân thiện – đến cả nhiều ngày không ai nói với tôi một từ cứu giúp khỏi Antonio và Celia. Ngay cả những người chuyên chở, cố giễu cợt tôi khi họ đến cung cấp cho Eagle, đã nhận sự khiển trách sắc bén từ chị vì sự quấy rầy ở họ.
Sau đó, từng chút một khiến ngay lúc đầu tôi không chú ý, những người chuyên chở đến thưa dần, và hàng hóa họ mang đến từ bến cảng trở nên kém và đắt đỏ hơn. Khi Antonia chửi rủa, đám đàn ông ấy nói một cách đơn giản rằng có ít tàu thuyền hơn ở vịnh; họ không thể mang đến đồ đạc không có ở đó. Anh đã mong đợi gì? Một mùa hè nóng, đầy bồn chồn xuyên suốt vùng đất, và tin đồn Naples chuẩn bị cho chiến tranh…
Những cư dân Fidena ban đầu chẳng băn khoăn về điều đó. Ngài Công tước đã có quá nhiều kẻ thù đến mức gần như mỗi mùa hè, có đến vài sự đồn thổi hiếu chiến phải bị dập tắt. Vào đông, với những dòng sông dâng lũ làm chậm lại Romagna ở tây bắc và Naples ở phía nam, cùng những ngọn núi phía tây kiềm lại Giáo hoàng, người đã một lần thống trị Carbia và vẫn đăm đăm để giữ lấy quyền đó, rồi những cơn thủy triều tràn lên chống lại các tên cướp biển Thổ Nhĩ Kỳ ám ảnh bờ biển phía Đông, người dân Cabria cảm giác yên tâm. Dù ngay cả bây giờ, khi những con sông đang bị chậm lại một cách nhanh chóng thành dòng chảy nhỏ giọt phơi khô ngoài nắng, và Fidena mở ra một danh vọng tốt đẹp cho vua xứ Naples, nguy hiểm dường như không thực.
Ngày ngày trôi qua và tin đồn hình thành, mặc dù vậy thành phố ngỡ như chẳng quan tâm chúng là thực hay giả, mối bận tâm là thực tế rằng những cuộc nh quân đã đốt nóng đến nâu cháy và việc thu hoạch rượu vang bị chôn vùi trong nguy hiểm. Thực phẩm tươi trở nên càng ngày càng khan hiếm, sự cau có của Antonio trở nên tối tăm hơn khi bán buôn trở nên tụt giảm, thế mà cuộc xâm lăng vẫn chỉ là một chủ đề lý tưởng cho tin chợ trời.
Rồi đột ngột, tại đỉnh cao của mùa hè, lời xì xào dừng lại. Dân cư túm tụm e sợ trong những góc đường, dưới những tấm biển hiệu quán trọ; lực lượng xứ Naples đã tràn vào hướng bắc trong một cơn càn quét dễ sợ, cướp bóc và đốt phá. Tin tức truyền tới rằng chúng đã chiếm thị trấn Arriccio, chỉ cách vài ngày hành quân, và cuối cùng thì, sự nguy hiểm không còn giống lời đồn không thể xảy ra.
Gần như bất ngờ, Fidena trở thành một thành phố khiếp sợ – lính tráng cùng tướng lĩnh bao quanh các đường phố, những người đưa hàng bỏ mặc công việc, và nông dân buông rơi mùa vụ vì sự an toàn của những thành lũy vững chắc. Đây đã trở thành một pháo đài trong gần ba trăm năm, thành phố này, một đồn lũy Raffaelle lâu năm trước khi thuộc về những Công tước xứ Cabria. Thật không tưởng nổi nó sẽ sụp đổ trong khi chính bản thân Raffaella ở tại pallazzo[2]. Tôi nghe nhiều lần về nó trong những ngày đong đầy sợ hãi này – từ khách qua đường, từ những kẻ nghiện ngập ở lại, chuyện trò trong sân quán và không bao giờ nghĩ tới việc ngước lên. Từ độ cao đó, căn phòng hẹp bên trên cánh cổng, với những xe ngựa và người đánh xe lạch cạch tuốt bên dưới, tôi nghe tất cả thanh âm hối hả của thế giới bị quẳng vào hỗn loạn.
Và với Celia, ngay cả viễn cảnh của chiến tranh cũng không làm giảm sự cảnh giác của chị với tôi; khi thấy nhiều người bắt đầu xúm xít vào quán trọ nhiều đến thế nào, chị bước tới những trừng phạt cao hơn để giũ tôi ra khỏi tầm mắt. Giờ đây, nhiệm vụ tôi là trong phòng rửa chén bát hay trong căn phòng tĩnh lặng, hoặc giả nếu tất cả thứ ấy thất bại, chị sẽ giam tôi vào phòng làm công việc thêu thùa mà tôi căm ghét. Tôi bị từng giờ của những ngày không chắc chắn này vây lấy, và tôi biết ơn rằng theo cách đó, tôi sẽ có thời gian để suy nghĩ. Chỉ có một đêm duy nhất khi tôi bồn chồn thao thức trong căn phòng gác mái bé nhỏ ngột ngạt, lắng nghe tiếng răng rắc của tấm biển hiệu Eagle kẽo kẹt đu đưa bên ngoài cửa sổ, rằng những ý nghĩ tôi có thể tự do, ghép chung lại những mảnh nhỏ hội thoại vô nghĩa tôi nghe được, và chống lại bức tường tuyệt vọng hăm he giam cầm tôi chắc chắn hơn tất cả mưu mẹo của Celia.
Vào một đêm tương tự thế, lần đầu tiên tôi nghe giọng nói Beniamino.
Lời rầm rì rằng ngài Công tước đã gọi quân đội để gửi đến chống lại bọn xâm lăng, và hiển nhiên những con đường tràn ngập với lính lác, tiếng cãi vả ầm ĩ, sự huyên náo, choán đầy những quán trọ vào đêm, nhưng vào ban ngày, những tên canh gác cục cằn giữ trật tự của Công tước đã yêu câu giải tán bất kỳ đám đông nào, và có thể treo cổ bất cứ gã đàn ông nào chúng chọn. Antonio xun xoe bợ đỡ, chào mừng chúng làm khách; nhưng nỗi sợ hãi vẫn còn đó; vì luôn luôn, những khiếp sợ cũ kỹ từ những tên đàn ông của Công tước làm nín lặng giọng nói và đẩy nhanh bước đi, khi những tên cưỡi ngựa vận đồ đen băng qua.
Beniamino là đại úy trong quân đội Công tước, và đến Eagle vào mỗi tối rất khuya. Tôi không bao giờ biết tên chính xác của gã – chỉ biết gã là Beniamino, vì đó là những gì họ thét lên để mang gã trở lại. Tất cả những gì tôi từng biết về gã là âm thanh giọng nói.
Đó là một chất giọng kỳ lạ – khàn khàn, làm gai người, với trọng âm hơi đớt – và lúc đầu tôi không thể hiểu được gã ta đang nói điều gì. Tôi căng tai lên nghe lời gièm pha, giọng lè nhè say mùi rượu lớn dần trong đêm,và cuối cùng ra khỏi gường đến bên cánh cửa sổ đóng để nghe gã rõ hơn.
Có ai nghe thấy sẽ tin được những tên đồng hành với rượu sẽ chọn một sân quán trọ để xầm xì về những bí mật. Trong sự quan tâm không bị nghe lỏm được trong tiệm rượu, họ sẽ lảo đảo ra ngoài trời đêm và nói về nhà nước và chính sách bằng một giọng mà ai cũng có thể nghe. Lời nói của Beniamino đến rõ ràng khi tôi khụy gối xuống trong bóng tối, với má ấn chặt vào cửa chớp bằng gỗ thô ráp.
Gã ta đang nói trôi chảy về thứ gì đó gã sẽ làm nếu gã chỉ huy quân đội Cabria, và tên đồng hành đang thử làm gã câm đi, dù một lời nói tự do khiến gã nóng nảy. Ngạc nhiên nhỏ, vì giữa những kế hoạch vĩ đại và nhiều trận chiến vẻ vang hơn cả xô đẩy ẩu đả của thông tin là việc chiến tranh giờ đây trong tầm tay.
“Lão Carlo muốn chúng ta nghĩ chúng ta đang chiến đấu với Naples.” Beniamino nói và khùng khục cười. “Cứ như không ai biết Naples là thằng hầu của vua Philip, và sẽ phá mệnh lệnh lão ta ấy!”
“Im đi! Không an toàn khi nói về nó đâu.” Tên bạn đồng hành nghe lo lắng.
“Tao biết – ngài Công tước sẽ lấy lưỡi tao. Và mắt t, và mọi thứ khác nữa, không chừng, lão ấy quá âu yếm trước danh tiếng của nữ Công tước. Chà, lão sẽ có một người vợ nóng bỏng sau hai con bò cái lạnh băng đã cưới trước đó, và thấy nơi nào sẽ mang cơn thèm khát đến!”
“Giữ mồm miệng đi, vì Chúa! Cả hai ta sẽ bị treo cổ!”
“Treo cổ cũng là một nguyên nhân để chết thôi, tao nói thế đó.” Có một sự táo bạo nhuốm trong giọng Beniamino. “Sao nào, bị giết trong những xung đột kiên quyết ở việc nhà của lão Carlo – vi Bà Gratiana tìm kếm chiếc giường ở những thằng đàn không khác, thứ mà kẻ phóng đáng già nua ấy không còn có thể tự cho mụ ta?”
Có một trận xô đẩy, khi tên còn lại gằn mạnh bỏ đi.
“Tao đi đây – đi vào trong. Tao sẽ – sẽ không nghe mày nữa.”
“Ở đây có gì phải sợ? Tao nói thứ mày đã biết – Công tước Carlo mang một cô dâu Tây Ban Nha về với gương mặt như vẹt và thói quen của một con dê để thỏa mãn chiếc giường hoàng gia của lão. Và khi lão tìm ra những mánh mụ ta đang chơi với lão, ngay khi cả nửa Cabria đã biết từ rất lâu-”
“Nói khẽ thôi! Những tên lính gác…”
“- lão trách mắng mụ ta quá thẳng thừng, và công khai đến mức, mụ ấy sắp đặt để người bà con nam của mụ, con chó cảnh xứ Naples của Philip khơi lên cuộc báo thù bằng cuộc chiến này.”
“Mày đang mê sảng đấy. Bà ta có thể báo thù thế nào bằng cách đặt Naples tại cổ họng chúng ta?”
Beniamino hềnh hệch lần nữa. “Ồ, Luigi! Luigi, mày cũng biết rõ như tao mà! Gratiana muốn cảnh góa chồng và châu báu để trả cho mất mát của mụ – mụ có thể không bao giờ vớ được nó nữa. Mất một cô thôn nữ giản dị để làm nguội lão Carlo; lão đủ nóng bỏng cho bất kỳ phụ nữ nào ngoài trẻ măng và mơn mởn.”
Với một tiếng ồn như tiếng càu nhàu sợ hãi, Luigi giật mình ra khỏi sự ghì chặt từ Beniamino, và tôi nghe những tiếng bước chân loạng choạng lộp cộp trở lại quán rượu. Beniamino tặc lưỡi và rồi, với một tiếng thở dài, theo sau một cách chậm rãi.
Tôi vẫn ở trong bóng tối, bỏ quên sự băn khoăn của chính mình. Trong sâu thẳm tận đáy lòng, tôi đã luôn tin những bải giảng của nhà thờ, rằng chiến tranh là công cụ của Chúa; những cái chết sẵn lòng là một phần nguyện vọng Người, và sợ hãi bất kỳ cuộc chiến nào là một tín hiệu của mong muốn tin tưởng. Đó là một cuộc chiến tranh có thể ăn sâu vào những hành động con người, chiến đấu vì ích kỷ và những kết cuộc nhỏ nhen, không xứng đáng với bất cứ giọt máu nhỏ xuống nào của người lính, dường như với tôi sau đó như một ý niệm thấp thoáng trong một vực thẳm không mơ tưởng được.
Ngày tiếp theo, tôi không chú ý đã làm việc chăm chỉ đến mức nào hay được bảo những gì. Tâm trí tôi quá đầy ắp những thứ đã được nghe thấy, và trọn ngày tôi sống với hy vọng kinh khủng rằng bằng cách nào đó, tôi có thể biết nhiều hơn. Celia hẳn phải nghĩ tôi đần độn, vì tôi chuyển qua các nhiệm vụ của ngày với một tính kiên nhẫn thản nhiên, mà những lời chị chế giễu không thể làm bật ra sự trả miếng.
Đêm đó, Beniamino trở lại với một tên đồng hành mới và một mẩu tin sốt dẻo. Ngài Công tước đang chuẩn bị cùng đi với quân lính để hất cẳng bọn xâm lăng.
“Mang theo con trai lão.” Beniamino nói. “Mấy thằng con trai. Cả hai đứa. Những Công tước và Công tước con tất cả đều tham gia cuộc chiến.”
“Sandro không phải một Công tước.” Tên bạn của Beniamino say gần như gã. “Thằng ấy là một đứa con hoang.”
“Ngài ấy là một tên con hoang tuyệt vời. Một người lính từng trải thực sự. Tao yêu ngài. Xứng đáng gấp mười lần so với thằng em trai đồng bóng.”
“Ssh! Domenico là người thừa kế ngai vị. Và có quyền củng cố cánh phải.”
“Thằng ấy có nó vì hắn là một thành viên của gia tộc Raffaelle. Cho hắn ta một kẻ thù – chỉ một – và mày sẽ không bao giờ thấy hắn đáng một hạt bụi. Tao thề hắn chỉ đồng ý đến để gần như trở thành tên chỉ huy đẹp trai.”
“Không.” Đột ngột có sự e sợ trong giọng người còn lại. “Hắn ta sẽ không bỏ chạy, Beniamino. Tao phục vụ dưới trướng hắn ở Genoa khi lão Carlo gửi chúng ta ra ngoài chống lại Hapsburgs, và hắn không hề biết sợ.”
“Nếu hắn có một tên cấp dưới giỏi giang-”
“Hắn ta không có. Tao nói với mày…”
“Không. Đừng nói với tao về hắn.” Beniamino thở nặng nhọc. “Với bất kỳ may mắn nào hắn sẽ bị giết thôi, và tao phù hộ cho tên Tây Ban Nha nào có thể làm điều đó.”
“Đó là lời phản nghịch. Phục vụ Domenico trẻ tuổi khiến mày phát ốm đến vậy sao?”
Một sự im lặng, rồi Beniamino thì thầm gì đó tôi không thể nghe. Tôi chỉ bắt được những từ “thằng em trai nhỏ của tao” và rồi tên còn lại nói gì đó, cáu gắt và cân nhắc.
“Tao luôn nghe hắn chắc chắn là với một cô gái trẻ. Trong phòng canh giữ, họ nói bất kỳ ả đàn bà nào cũng đủ tốt cho hắn – một lần – như cha và anh trai.”
Beniamino tạo ra một âm thanh rúc rích. “Tao cóc quan tâm; hắn có thể mang một con cóc cùng lên giường nếu sẵn lòng. Nhưng ta nói hắn không phải là một tên lính xứng đáng! Cơn điên của lão Carlo đã mạo hiểm quá nhiều mạng sống dưới trướng một thống lĩnh thiếu kinh nghiệm. Cám ơn thánh tao phục vụ bên cánh trái, dưới trướng Sandro tốt lành! Ngài ấy nhìn thấu suốt lính của mình. Thật là một tội ác ngài không phải là người thừa kế khi lớn hơn năm tuổi so với… thằng em trai đó.”
“Một tên con hoang,” bạn gã nhận xét sáng suốt, “không thể kế vị.”
“Ngài ấy sẽ kế vị nếu con quỷ bạc kia chết đi.” Beniamino quay lại. “Thôi nào, tao muốn uống vì vận rủi của Domenico. Có lẽ hắn sẽ bị giết trước khi tất cả người của hắn bị tàn sát.”
Hai ngày sau đó, Beniamino đã đi với quân đội còn lại của Công tước Carlo, những tên lính uể oải ngáp dài trống rỗng đã vội vã bỏ lại Fidena như những con kiến đen băng qua con đường phát sốt hừng hực. Những người lính cánh trái ra đi tiếp tục công việc với cõi lòng nặng trịch, và bây giờ, lần nữa, tôi nghe tên nữ Công tước từ miệng lưỡi của ai đó như một lời nguyền rủa.
Đó là những ngày chờ đợi, những ngày nóng bức, khi Fidena ủ ê dù đợi chờ vài thứ ái dị sinh ra, và mọi người ngay lập tức mất kiên nhẫn, lo lắng. Thành phố che đậy trong sự thinh lặng u uẩn. Ngày ngày trôi qua mà không có tin tức từ biên giới, và tin đồn bắt đầu rù rì lần nữa như lũ muỗi giận dữ; nhưng giờ Antonio ít quan tâm hơn, vì cư dân tụ tập liên tục hết ngày này sang ngày khác, để trao đổi những tin tức mới nhất, và uống cho thành công của Công tước. Vẻ sưng sỉa của ngài ấy giờ đây biến mất – nếu Cabria trên bờ vực thảm họa, nó không phải là mối bận tâm, chừng nào mà ngài ấy còn làm ra tiền.
Tin tức đến vào một tuần sau. Tôi đang giúp Celia trong nhà bếp khi, ngay giữa buổi sáng, những người đưa tin phi nước đại vào tại cánh cửa phía bắc thành phố, và hò la tin trên những con đường. Tất cả những gì chúng tôi nghe là tiếng ồn la hét đinh tai và âm thanh bối rối. Rồi một tiếng rống nổ tung từ ngoài phố, và Antonio bắt đầu chạy ra khỏi cánh cửa như một tên điên. Celia và tôi chạy đuổi theo anh, khi ấy cùng chia sẻ ngạc nhiên.
Trên con phố, Antonio đang chiến đấu xuyên qua đám đông, kích thước to lớn của anh thúc ép được một lối đi mở ra hướng đến người cưỡi trên lưng con ngựa màu hạt dẻ. Người đàn ông đã nỗ lực thắng cương – đám đông quanh anh ta quá dày để có thể di chuyển – và lực ép của những người la hét đang bắt đầu khiến con ngựa hoảng hốt, cáu kỉnh và cựa quậy khó khăn. Người cưỡi ngựa đang gào toáng, nhưng không một lời nào anh ta nói có thể nghe thấy trong tiếng hỗn loạn này.
Một tay to lớn của Antonio gần dây cương – tôi thấy người cưỡi ngựa thoáng liếc nhanh xuống, tay chuẩn bị rút gươm ra, nhưng rồi Antonio thét lên thứ gì đó trong tiếng ồn và kéo mạnh đầu con ngựa xoay đi. Người đàn ông vẫn ngồi trên yên, khi con vật bắt đầu quay, hiện tại không chú ý đến những câu hỏi của đám hỗn tạp, chỉ cúi đầu xuống khi cưỡi qua cánh cổng quán Eagle.
“Nhanh lên, vợ!” Giọng Antonio khàn đi với hứng thú. “Rượu cho người đưa tin của Công tước Carlo!”
Celia quay sang tôi. “Làm như anh ấy bảo! Và bảo đám người hầu sẵn sàng – nếu tất cả theo sau để nghe tin, đó là vận may của chúng ta!”
Tôi quay lưng và chạy với đầu rung lên từ cái tát nóng vội của chị. Một bình rượu tốt nhất từ hầm rượu và một trong những bộ tách mới – và rồi tôi ở tiệm rượu, thở dốc yêu cầu những chú nhóc phục vụ, và Celia đang vồ lấy những thứ từ tay tôi để rót cho người đưa tin của Công tước. Căn phòng đầy ngập, ngày càng nhiều người tập trung trong từng khoảnh khắc, và tôi bỗng tôi đã bị quên lãng.
Tôi giấu bản thân sau bức tường đám đông chen lấn, cầu nguyện ở giữa nhiều người đến thế tôi có thể ở đây mà không bị chú ý. Đôi mắt Celia chỉ dán vào người đưa tin, người đã nốc một ngụm rượu và đang giơ ly ra để lại được đổ đầy. Không có mũ sắt, anh ta trông ít kinh khủng hơn; một chàng trai trẻ với đôi mắt màu trời xanh rực sáng, đôi mắt trên gương mặt với sự hả hê hài lòng vì sự chú ý anh đang nhận được. Khi anh uống lần nữa, tôi chú ý những người phục vụ di chuyển ra giữa đám đông, phục vụ hết mức có thể, thế nên ngay cả những ai tiến đến vì tò mò cũng đang trả tiền để ở lại.
Ít nhất năm mươi cặp mắt dõi theo cử động cánh tay của chàng trai, khi anh ta đặt ly xuống và mở miệng; rồi ai đó la, “Tin tức là gì?”
Ngay tức khắc, mớ tạp âm hỗn độn bùng lên lần nữa, từng người một rú lên tin tức mới nhất mà không đợi nghe họ nói gì. Antonio gầm rống, “Im lặng, và để ngài ấy nói!” và khi người đưa tin đứng lên, âm thanh chết đi thành tiếng thì thào lo lắng.
“Chuyện gì xảy ra với quân đội của Công tước Carlo?” Ai đó hét.
“Đó là một chiến thắng tuyệt vời.” Chàng trai trẻ mìm cười trước tiếng hoan hô cho lời anh ấy. “Kẻ thù đã rút trở lại Naples, và những người lính của chúng ta đang trên đường trở về nhà lần nữa.”
“Có phải họ đã chiến đấu?”
“Chuyện đó xảy ra khi nào?”
“Ngài Công tước đã chiếm lại Arriccio?”
“Ngài ấy sẽ hoàn tất việc đó bằng cách này.” Người đưa tin nhìn vào người nói câu cuối cùng. “Ngài ấy gặp quân thù trên ngọn đồi giữa Arriccio và Lâu đài Fucino, đánh chúng tan tác đến mức tôi nghi ngờ họ sẽ đợi ông ấy đến Arriccio.”
“Lâu đài Fucino!” Celia ré vang. “Đồn trú mùa hè của ngài Công tước! Nhưng nơi đó chỉ cách đây hai ngày hành quân!”
Chàng trai trẻ cười toét miệng. “Bà không cần lo lắng. Kẻ thù đã bị đẩy lùi một cách an toàn. Chúng không đi xa hơn năm lý[3] về hướng bắc Arriccio, và chúng ta đuổi sát nút. Ngài Công tước đã đi xa chúng và rồi đột ngột quay lại, có nghĩa là tấn công chúng bất ngờ từ phía sau.”
Có một tiếng xầm xì; vài người lớn tuổi không thích chiến lược, nhưng phần lớn hơn nín thở vì nôn nóng như tôi.
“Chuyện gì đã xảy ra?” Câu hỏi đến từ hàng tá cổ họng.
“Đó là nơi con đường đến Lâu đài Fucino chạy xuống dốc và vòng qua Sant’Angelo. Chúng tôi theo sau chúng rón rén đến mức chúng đã không cảnh giác. Công tước phân chia quân đội, rồi đặt chính ngài và quân lính bên cánh trái, con trai ngài ấy – Đức ngài Domenico và lực lượng bên cánh phải. Họ đợi phía trên và thu dọn sau khi Quý Ngài Con Hoang – Quý ngài Alsessandro của tôi – lãnh mệnh lệnh xuống trung tâm.”
Anh ta dừng lại và hớp một ngụm rượu. Cả căn phòng thinh lặng, chờ đợi.
“Lúc đầu trông như nó sẽ có kết quả. Quân lính của Ngài Sandro băng qua đỉnh ngọn đồi gần nhất và tiến thẳng lên tốp lính bảo vệ đằng sau. Chúng tách ra, bỏ chạy xuống đồi, và cứ như một sự thảm bại hoàn toàn, cho đến khi một trong đám Tây Ban Nha chết tiệt đó tập hợp người lại, và chúng kháng cự giữa những tảng đá nơi con đường độc đạo. Quân lính của Ngài Sandro ngay lập tức dừng chân, vì đường hẹp và dốc, bọn Tây Ban Nha không thể bị càn quét bởi một toán quân khác từ phía trước hay phía sau.”
Antonio liếm môi. “Quý Ngài Con Hoang đã làm gì?”
“Thúc đám quân ngài ấy tiến lên trong bất cứ tình huống nào. Họ bị tàn sát như đám gia súc thế mạng. Hơn ba trăm người chết, họ nói, nhưng tôi đã đi khỏi trước khi họ đếm.”
Tôi nghĩ đến lòng trung thành lúc chếnh choáng say của Beniamino ở người chỉ huy gã, và hy vọng điều đó vẫn sống sót sau cuộc chiến. Celia vung tay.
“Chúa linh thiêng, thật là một thứ kinh khiếp! Làm sao anh có thể gọi đó là một chiến thắng?”
Gương mặt dữ tợn của người đưa tin bừng sáng. “Nó là thế, vào lúc kết. Kẻù đã chế giễu chúng ta quá lâu để rồi cuối cùng, chúng không kịp tập hợp lại một cuộc đột kích mới; chúng nói là vô vọng và sẽ không nhúc nhích vì tất cả những lời chửi rủa của Ngài Con Hoang. Chúng tôi nghĩ đã mất tất cả – quân Tây Ban Nha ở đó gấp ba lần – nhưng rồi đội quân cánh phải bắt đầu di chuyển.”
“Đội quân cánh phải!” Tôi không nhận ra tôi đã nói cho đến khi nghe giọng của chính mình. Người đưa tin liếc nhanh xung quanh.
“Phải, mà không đợi lệnh của Công tước. Ngài Domenico quay ngựa thẳng xuống quân địch ngay tại nơi con đường độc đạo. Mặt đất nơi đó quá dốc, thật là một điều kỳ diệu rằng ngài ấy và ngựa không bị giết. Nhưng ngài chuyển động nhẹ nhàng ra khỏi con đường đầy mưa bụi cùng đá, và nhảy xổ vào bên sườn quân địch. Ngay khi quân lính ngài ấy thấy điều đó có thể thực hiện, họ cũng ồ ạt tấn công xuống, và quân Tây Ban Nha tan nát và bay biến. Với những kỵ binh rơi ra khỏi bầu trời như những viên đạn súng thần công, tôi dám thề chúng đã có đủ.”
Ngay lúc đó, tôi bắt được đôi mắt Celia và nguyền rủa lời nói bất cẩn của mình. Giá như chị quay đi khỏi tôi trong thoáng chốc, tôi có thể nhẹ nhàng trở lại nhà bếp an toàn – nhưng chỉ khi tôi bắt đầu thụt lại, người đưa tin tiếp tục câu chuyện lần nữa, và tôi bất động đứng đó, bị mê hoặc.
“Chúng vồ chụp lấy đường thoát thân ở phía bên kia đường, phần lớn bọn chúng, và chạy thẳng lại chỗ quân của Công tước Carlo. Một vài tên thoát ra phía bắc, nhưng sau đó Đức ngài Sandro quá cáu gắt về phần ngài trong trận chiến và được cứu thoát bởi chính người em trai của mình nhiều đến mức, ngài ấy gột tẩy cơn giận bằng cách săn đuổi bọn loạn binh.” Anh ta nốc mội hơi rượu cuối cùng xuống cổ họng. “Tôi nghe rằng họ chặt một người đàn ông xuống khi hắn giấu mình nơi vườn nho của ai đó, và Đức ngài Sandro cười phá lên và nói máu sẽ làm mùa thu hoạch nho màu mỡ hơn.”
Tôi rùng mình, phần nhiều là do nhận định khát máu hơn là trước lời chế nhạo.
Celia nói. “Và hiện tại thì sao? Quân đội sẽ quay lại đây với ngài Công tước hay quay về đồn trú?”
Chàng trai lắc đầu. “Tôi không biết. Trận chiến chỉ vừa mới bắt đầu khi tôi đi khỏi – Công tước gửi sáu người chúng tôi hấp tấp mang tin tức đến cho nữ Công tước, để bà biết ngài ấy an toàn.
Nhớ tất cả những gì đã nghe, tôi không thể ngăn được mình mỉm cười – giống như ngài Công tước đã gửi tin tức để làm người vợ ngài ghê tởm bực tức hơn, và đập tan nát những hy vọng báo thù của bà ấy. Giờ đây người đưa tin đang chuẩn bị rời đi; anh ta phải nhanh chóng đến palazzo, anh ấy nói, và công bố tin khi đi khỏi. Giờ là lúc để tôi đi nếu muốn thoát khỏi sự trừng phạt. Nhẹ nhàng hết mức có thể, tôi vòng ra sau bức tường đến cánh cửa gần nhất; tôi có thể thoát ra từ đây vào sân, và từ đó có thể đến bếp. Tiếng cạch của chốt cửa lấn át những lời chào tạm biệt khi tôi trượt ra ngoài và đóng nó lại đằng sau.
Ngoài đường, âm thanh la hét đã chết đi, nhưng một hay hai người vẫn thơ thẩn đợi tin tức ở cổng. Tôi do dự bởi những cái nhìn chòng chọc tò mò và đang chạy về phía cửa bếp, thì một bàn tay kẹp chặt lấy khủy tay tôi từ phía sau. Tôi nhanh chóng quay lại trong sự túm chặt đau đớn để nhận thấy bản thân tôi không phải đang đối mặt với Antonio, mà là một người hoàn toàn xa lạ.
Ngay khi hắn nói, tôi nhận ra giọng hắn. Đó là một trong những tên thương gia, một khách hàng thường xuyên quan tâm nhiều đến những gái điếm hạng sang, những cô nàng kinh doanh ở Eagle nhiều hơn so với rượu của Antonio. Tôi thường nghe Celia phàn nhàn rằng Messire Luzzato đến ít như thế nào vào buổi tối. Đôi mắt nâu lục nhạt của hắn đang lóe lên lấp lánh khi chăm chú vào tôi, và hắn bĩu môi như thể tưởng tượng tôi là một món mồi ngon ngọt ngào.
“Em đang làm gì ở đây, cô gái trẻ? Đường ra là xuyên qua cánh cửa phía xa kia.”
“Tôi biết.” Tôi cố để thoát ra khỏi sự kẹp chặt của hắn. “Tôi làm việc ở đây trong bếp.”
“Vậy sao? Thế thì tại sao ta không thấy em trước đó? Ta đến đây thường xuyên, và sẽ không thể nào quên một cô gái trẻ như em.”
“Tôi không đi xuống đợi khách.”
“Họ đợi em ở trên những bậc thang, phải thế không?” Đôi mắt tên thương gia lóe sáng. “Nghĩ đến việc thằng đần độn béo ục Guardi không bao giờ nói cho ta! Chà, điều đó sẽ được cứu vãn sớm thôi. Đưa tay em ra nào.”
Tôi đặt bàn tay tự do ra phía sau lưng, và hắn phá ra cười
“Không cần phải bẽn lẽn thế này! Hỏi chủ nhân em liệu ta có hào phóng đủ không khi một cô gái trẻ tử tế. Đưa tay em đây, và chúng ta có thể đến chuồng ngựa ở kia và làm việc của hai ta.”
Hắn ta đang sờ mó túi tiền khi nói, và tôi tuyệt vọng cố gắng giật mạnh mình ra khỏi hắn. Những đồng tiền rơi xuống, và hắn ngước lên nhìn tôi với nụ cười biến khỏi gương mặt.
“Sao, mày quá kiêu hãnh với tao? Tao đã thỏa thuận với những đứa tử tế như mày trước kia, với vẻ mặt tu sĩ và những trò lừa của con điếm để nâng cao giá trị của mình. Tới đây nào.” Nụ cười hắn giờ đây nhăn nhó. “Ta sẽ không làm đau em, và sẽ có một đồng bạc cho em sau đó.”
Hắn ta đang cố ấn tiền vào lòng khi tôi vùng vẫy, hoảng sợ. Rồi một bàn tay khác, vuông vức và sạm đỏ, chộp lấy vai và giật mạnh tôi ra.
“Mày đang làm gì ở đây sau khi tao cấm mày?” Gương mặt Celia đỏ ửng, môi mím chặt và mắt rực cháy. “Đồ con gái hư hỏng hỗn xược!”
“Cô gái này,” tên thương gia ngắt lời, “đang gạ gẫm tiền của ta. Ta hiểu bà giữ gìn một quán trọ đức hạnh, thưa bà.”
Celia bắn cho hắn một cái liếc nhanh, nhưng nếu chị thấy sự hài lòng ẩn giấu phía sau lời xúc phạm ấy, chị không để tâm tới. “Tôi không thể lắng nghe sau lưng từng cô gái ở nơi này, thưa messire. Nó đã nói gì?”
Đôi môi bĩu ra nghiêm nghị. “Tôi không thể nói cô ta đã đề nghị tôi điều gì để có tiền bạc của tôi. Tôi đang vội trở về nhà để kể với vợ tin tức thì cô ta chạy đến phía sau, bám chặt lấy tay tôi…”
“Không!” Bằng cách nào đó, tôi tìm thấy giọng. “Hắn ta đang nói dối. Là hắn đã bắt em…”
“Chuyện gì vậy?” Giọng Antonio cắt ngang. “Felicia, mày làm gì ở đây? Chuyện gì xảy ra, vợ?”
Tôi cố để nói, nhưng Celia cộc lốc bảo, “Giữ miệng lưỡi mày lại.”, và tôi nghe tên thương gia kể câu chuyện của hắn lần nữa; lần này phải chịu đựng sự thật ít đến mức tôi không thể nhận ra chính mình trong giọng hắn. Khi hắn xong, chị ấy nói. “Đừng lo, chúng ta sẽ thấy nó bị trừng phạt.”
“Và ả ta xứng đáng với sự trừng phạt đó.” Tên thương gia khẽ liếc qua tôi. “Những con gái điếm như thế này sẽ mang lại tiếng tăm xấu đi cho quán.”
“Chúng tôi sẽ dạy nó cư xử tốt hơn.” Antonio nhìn lại. “Vào trong đi, cô gái, và ở trong phòng cho đến khi anh đến.”
Không một lời nào, tôi quay đi và chạy băng qua sân, vào trong quán trọ và lên các nấc thang đến gác mái. Từ cửa sổ, tôi có thể thấy nhóm nhỏ ở đó dưới ánh mặt trời. Antonio và Celia vẫn đang làm dịu Messire Luzzato, hắn đang giữ cái áo choàng và chuẩn bị rời khỏi. Thêm vài lời nữa và rồi hắn sải bước hướng về cánh cổng với cái liếc thoáng qua hiểm độc vào hai người khác.
Tôi quan sát họ thảo luận, cả hai vào bên trong rồi chú tâm đến những vị khách; rồi họ nhìn xung quanh, giật mình, khi người đưa tin gấp gáp ra khỏi tiệm rượu để trèo lên con ngựa lần nữa, với đám đông sát gót. Trong một khắc, khoảnh sân đầy ắp hàng ngàn người, và chỉ khi nghe tiếng bước chân lên bậc thang, tôi nhanh chóng quay đi khỏi cửa sổ.
Họ cùng nhau đứng chỉ ngay cửa, gương mặt đanh cứng và chẳng chút khoan dung. Antonio đang chảy mồ hôi vì nóng, áo sơ mi dính chặt vào tấm lưng mập mạp; hai tay anh, những ngón cái bấu vào sợi dây lưng to bản quanh chiếc bụng phệ, đang giật giật như làn da trên lưng một con bò cái. Celia đứng chống nạnh trên hai tay, gương mặt rộng cháy lên khủng khiếp với thuần nỗi căm ghét.
“Em đã cảnh cáo anh, Antonio.” Có một nhắc nhở về chiến thắng trong giọng chị. “Em nói với anh nó sẽ chứng tỏ không gì tốt hơn ngoài một con điếm. Có lẽ giờ đây anh sẽ biết ơn những gì em nói.”
“Người đàn ông đó…” Tôi đang lắp bắp, khó có thể nói ra lời. “Hắn ta nói dối. Em không bao giờ yêu cầu hắn tiền bạc. Hắn nói thế vì em sẽ không đi với hắn.”
“Một câu chuyện thú vị làm sao! Có phải nên nghe lời mày hơn lời một trong những vị khách có giá nhất của bọn tao?”
“Vâng, đúng thế!”
Celia nhếch mép. “Rất giống – khi một người đàn ông với btiền có thể tìm thấy năm mươi ả tóc vàng ở bất cứ góc đường nào! Có phải tính e lệ ở cô gái trinh nữ của mày khiến mày từ chối, hay mày sợ bị khám phá ra?”
“Em… em sợ bị chạm phải.” Tôi khẩn nài nhìn Antonio. “Anh biết em đang nói sự thật mà.”
Anh ấy lưỡng lự, và Celia quay sang tôi. “Không quan trọng mày ra sao – mày cãi lời tao, mày con ả dâm đãng nhỏ bé, và đó là đủ để bị trừng phạt. Nếu mày không ở nơi không có phận sự, gã sâu bọ Luzzato đó sẽ không bao giờ gặp mày. Hơn nữa, tao không nghi ngờ gì việc mày sẽ đi với hắn nếu tao không đến.”
Phát ốm, tôi nói không, nhưng chị phủi đi.
“Tất cả những tháng ngày bọn tao đã nuôi mày, cho mày một mái nhà, thậm chí cho mày cả cái mặc, và chuyện này là lời cảm ơn mày dành cho chúng tao, đồ chó cái bạc bẽo vô ơn! Ở đây chẳng có cặp đôi mới cưới nào sẽ cho một đứa hư hỏng không một xu dính túi, không tên tuổi như mày về nhà, bỏ mày một mình cũng là đối xử quá tốt!”
“Vậy thì sao lại giữ em?” Hiểu biết và gần như quên mất những lời tự nhủ phải kiên nhẫn, tôi quay sang đối mặt chị. Trong một thoáng, đôi mắt chị ngạc nhiên, rồi chúng trở nên cứng rắn. Môi chị siết chặt.
“Tao biết nhiệm vụ đức tin của tao đủ tốt.”
“Nhưng chị biết chị không muốn em ở đây. Tại sao…”
“Hỏi anh ấy đấy.” Chị hất đầu một cách khinh bỉ về phía Antonio. “Anh ấy là người duy nhất muốn giữ mày.”
“Im lặng nào, phụ nữ!” Antonio rống. “Đây không phải chuyện của cô.”
“Ồ, không phải sao? Vậy thì để tôi nói cho anh…”
“Con bé có thể chịu sự trừng phạt vì không vâng lời! Không thêm gì nữa.” Gương mặt Antonio tím lại. “Đây, anh sẽ dạy nó cư xử!”
Bàn tay anh đánh vào lưng khiến tôi chao đảo; tôi đến gần dựa vào cạnh giường và đứng đó, loạng choạng, đợi lần đánh tiếp theo. Nhưnggạc nhiên, nó không đến – chỉ có tiếng cánh cửa đóng sầm và âm thanh giọng Celia tăng cao phản đối trên những nấc thang.
Chông chênh, tôi ngồi xuống giường. Tôi biết tại sao Antonio chấp nhận trông nom tôi, và tại sao anh tin câu chuyện của tôi hơn của Messire Luzzato – anh biết nỗi sợ tôi có với đàn ông là thật và không giả vờ, và trong cái khẽ liếc ngấm ngầm trao cho tôi, tôi có thể đọc được ký ức vẫn còn day dứt lương tâm anh. Anh không bao giờ quên cái đêm bảy năm về trước, sau khi mẹ tôi qua đời thì cha dượng quyết liệt cố tìm đường vào giường tôi, và anh đã phải lôi ông ra khỏi đó. Anh biết rõ tôi đã sợ hãi đến mức nào sau ấy, và những năm tháng về sau tôi đã không thể chịu được việc ngủ trong bóng tối nhiều đến nhường nào. Lần này, ngay cả lời chua cay của Celia cũng không khiến anh trừng phạt tôi vì một tội lỗi anh biết tôi sẽ chẳng bao giờ phạm phải.
Tôi ở trong phòng cả ba ngày, và không ai đến gần tôi ngoài Celia. Chị không nói với tôi hay trả lời tôi bất cứ câu hỏi nào, nhưng tôi có thể thấy cái nhìn hả hê trong mắt chị như thể thấy tôi câm lặng khiến chị hài lòng. Chị mang thức ăn cho tôi mỗi ngày – không nhiều – vài thứ để may vá, để dù tôi bị nhốt trong sự ghét bỏ cũng sẽ không làm chị phí phạm một đôi tay. Trong những ngày đó, tôi trải qua những giờ may vá trong vô tận vào ban ngày, và không có công việc nào cho tôi làm trong bóng tối ngoài những suy nghĩ của chính mình, vì bây giờ tôi không được phép thắp cả một ngọn nến.
Không có tin tức nào từ quân đội của Công tước; ít nhất không ai nói về điều đó trong tầm nghe của tôi, và tôi bắt đầu nghĩ hẳn phải có một trận chiến thứ hai, và tất cả binh lính bị giết chết trên đường trở về Fidena. Nhưng vào ngày thứ tư, tôi nghe những người trông coi chuồng ngựa trò chuyện.
“Ngày mai, đúng không? Lão ấy đã không hào hứng lắm trong chuyện mang quân đội về nhà.”
“Tại sao lão phải vội vã khi chiến thắng? Lão đã phá hoại và cầm tù đủ để làm vướng bận mình, với những gì tao nghe được.”
Anh chàng đầu tiên càu nhàu. “Ít nhất lão sẽ không ở lại trên cánh đồng trước thành phố khi đến. Ở độ tuổi đó lão sẽ thiết tha có một cái giường của riêng lão.”
“Phải, và cả người vợ đáng yêu nữa.”
Một trận cười bùng nổ, lại.
“Mày có nghe lão có ý lôi mụ ta đi sau khi chiến thắng và khiến mụ cám ơn cùng lão vì trận thắng trước tên bà con nam của mụ?”
“Tin lão Carlo đi. Lão sẽ thuần mụ đàn bà cay độc thù hận đó.”
Giọng cười họ nhạt đi khi tách ra làm việc, và tôi dữ dội móc mũi khâu khi bị những lời họ đâm vào. Với tôi, tin tức như chương mới trong câu một chuyện cổ tích của trẻ nhỏ; khi đó chẳng có nhân vật tuyệt vời nào với tôi là thật hơn những chàng hiệp sĩ và những con rồng mẹ tôi thường kể, nhưng những hành động con người họ khiến tôi cô độc. Sau đó ít lâu, tôi nghe Antonio rống, nói về đám diễu hành khải hoàn ca sẽ đi qua từng cánh cửa. Anh là một người sửa soạn công việc, anh khoác loác; anh có thể cho thuê cửa sổ nơi nhìn ra con phố và trở nên giàu sụ trong một ngày. Tôi nghĩ về nữ Công tước Gratiana và tự hỏi bà ấy làm sao chịu đựng được sự hân hoan công khai chống lại việc đất nước bà thua trận; thậm chí đau lòng cho những người đã chết vì mối bất hòa giữa bà và chồng. Nhưng giờ đây, nhìn lại, tôi biết bà ấy sẽ không bao giờ nghĩ về bất cứ gì của sự tiếc thương.
Công tước Carlo thong dong về hướng bắc và không đến vào ngày kế tiếp, mà là ngày tiếp nữa, và rồi hấp tấp qua thành phố để đến palazzo trong bí mật. Tin đồn rằng đó là do ngài ấy chưa bao giờ là một kẻ khoác lác lừa người, một người chiều theo đám đông, và không có ý phá hỏng ấn tượng xuất hiện trong đám rước hoành tráng bằng cách bị quá nhiều người trông thấy. Giờ đây, tôi không còn trao cho Celia sự hài lòng của việc hỏi khi nào tôi có thể tự do – tôi rèn cho bản thân tự bằng lòng, từ chối van xin tự do, và sống nhờ những mảnh thông tin rời rạc nghe được từ cửa sổ để nuôi dưỡng tinh thần đói khát.
Từ một người bạn của Celia, một người phụ nữ bán hoa quả trong chợ, tôi nghe được Đức ngài Alessandro trở lại thành phố. Hắn không bị lời cảnh báo của cha quấy rầy, và lượn lờ quanh con đường xuyên qua khu chợ, tắm trong tiếng vỗ tay tán thưởng của cư dân.
Celia đã đi ra đến cánh cửa, vẻ hung hăng, nhưng chị ở lại, vẻ hứng thú bất chấp người phụ nữ đó đã nói gì.
“… không, không ngạo mạn chút nào, và với một nụ cười vui vẻ mà bà ước ao có thể thấy! Ngài ấy cho ngựa bước đi hết sức cẩn thận, bà sẽ nghĩ ngài e sợ làm đám trẻ sợ hãi – nhưng chúng bu quanh ngài, và rồi ngài nâng thằng nhóc lên và để cu cậu trước trên lưng ngựa – tôi tự hỏi sao ngài ấy chưa kết hôn; ngài sẽ là một người cha tuyệt vời!”
“Tất cả những gi tôi nghe,” Celia chanh chua nói, “ngài ấy sẽ không thỏa mãn với một người phụ nữ.”
“Và tại sao ngài ấy nên thế? Ngài ấy hãy còn trẻ, rõ là vậy.”
“Ba mươi bốn hay xấp xỉ cỡ đó.” Celia xấu xa cung cấp.
“Chà, vẫn còn khối thời gian. Không nghi ngờ gì ngài ấy có ý định cưới vì tình yêu.” Người phụ nữ thở dài. “Ngài hôn tay những cô thiếu nữ trên phố chợ – vỗ vào vai đám đàn ông – và tương tự với các cô gái trưởng thành xinh xắn, ngài hôn tay họ cứ như họ đã trở thành nữ Công tước! Ngài ấy cũng sẽ hôn cả tôi, nhưng có một thằng cha cực kỳ cao phía trước, và tôi sẽ không làm loạn lên, nên thay vào đó ngài cúi chào tôi.”
“Những cung cách tán tỉnh!” Celia khịt mũi, nhưng nghe đố kỵ. “Ngài ấy chẳng có ý gì trước việc đó, tôi thề, ngoài nghịch ngợm với những ả đàn bà trẻ.”
“Giờ bà đang đánh giá sai ngài ấy rồi, Bà Guardi, tôi dám thề bà sai. Ngài ấy không có ý đùa giỡn; nó chảy tràn từ trái tim nhân ái.”
Celia từ bỏ quan điểm. “Ngài ấy trông thế nào, khi nhìn gần?”
“Ồ, đẹp trai và phấn khởi – ngài ấy giống gia đình ngài Công tước già nua. Thấp như Công tước Carlo và ngăm đen như cha ngài khi còn trẻ, nhưng với gương mặt góc cạnh như một chiếc hộp. Và ngài ấy có đôi mắt biếc xanh, và đôi mắt ấy không bao giờ đến từ bên gia đình Raffaelle.”
“Bà nghe như có nửa yêu ngài ấy.” Celia khinh miệt nói.
“Cả Fidena đều thế, bà Guardi. Tôi thề đấy! Không ai thấy ngài ấy có thể nói điều gì khác, ngài ấy quá vui vẻ và nhã nhặn.”
Nhưng hắn ta đã có ít nguyên nhân để mà vui thích, tôi nghĩ. Fidena vang vọng với sự trở về nổi tiếng của Ngài Alessandro quá mức, đến nỗi mọi người đã quên phần kém vẻ vang mà thần tượng của họ đã diễn trong trận chiến, quên những người lính đã theo sau hắn ta đến cá chết, và chỉ thấy mỗi nụ cười chiến thắng trên gương mặt gã Con Hoang. Với họ, hắn là bông hoa của Cabria, là hy vọng của dòng họ, là niềm kiêu hãnh của Fidena. Người con kế vị của Công tước và con tuấn mã bị bỏ quên, trong khi những cư dân lạc lối trong toàn bộ sự khâm phục cho người đáng lẽ phải trả giá trước quá nhiều mạng sống. Quá háo hức, họ bày tỏ lòng chấp thuận của mình đến nỗi thức giấc vào rạng đông của ngày trong nỗi hân hoan chiến thắng, cổ vũ cho Ngài Sandro.
Những tiếng nói trên con phố thức tỉnh tôi, và nhanh như chớp, tôi đứng dậy, vội vã khoác vào bộ váy màu đen cũ. Tôi dám chắc rằng hôm nay, trong suốt nhiều ngày, Celia phải dịu lại. Thành phố đang tiếp tục kỳ nghỉ, và thậm chí cả bến cảng hôm nay cũng nhàn rỗi, khi Công tước cưỡi ngựa đến thánh đường để cám ơn Chúa vì chiến thắng của ngài trước quân Tây Ban Nha. Thật không thể hình dung được rằng tôi bị nhốt kín trên đây, nơi căn phòng trống rỗng, ngột ngạt trong khi những âm thanh hè hội đang bắt đầu vọng lại qua lớp thạch cao và vôi vữa.
Tôi muốn nôn nóng đi lại trên sàn nhà, nhưng nơi đây quá tù túng; thay vào đó, tôi ngồi xuống đợi, với sự kiên nhẫn tập hợp được, vì âm thanh Celia giẫm đạp lên những nấc thang. Tôi nghĩ hẳn mình phải đang mơ khi nghe giọng chị bên dưới, ngoài khoảnh sân. Chị ấy không thể, tôi luống cuống nghĩ, chị không thể đã quên mất tôi.
Chiếc áo dài đẹp nhất của Celia nổi bật đầy chói lọi giữa đám đông bên dưới trong ánh mặt trời, màu tím lấp lánh với sợi chỉ vàng; và giọng chị nghe rõ trên tiếng huyên náo. “… không đủ trí tuệ để dành lại một khung cửa sổ trong cả ngôi nhà cho vợ anh, cái đồ bo bo giữ của, đần độn ngu dốt! À, giờ thì anh có thể trả cho cậu bé của Barilli những gì tôi đã hứa vì đã dành chỗ cho chúng ta ở những nấc thang của San Domenico, và thấy anh thích thú đến mức nào!”
Sự lên án kịch liệt của chị bị nuốt chửng bởi âm thanh ồn ào xung quanh khi hai người họ tan biến vào đám đông. Antonio đáng thương, tôi nghĩ. Anh không bao giờ suy nghĩ bất cứ gì ngoài lợi ích trước mắt; và rồi tôi nhớ ra, với cảm giác phát ốm, rằng họ đã bỏ mặc những hy vọng của tôi. Tôi sẽ không được tự do. Tôi phải trải qua những ngày còn lại như thế này, ăn năn hối lỗi vì một lỗi lầm không phải do tôi – và chắc chắn, tôi châm biếm nghĩ, mãi cho đến khi Celia quay lại và nghĩ đến việc gửi cho tôi thứ gì đó để ăn.
Tôi quay đi khỏi cửa sổ, tính toán thời gian. Công tước sẽ đến thánh đường vào giữa trưa, và sẽ đi ngang qua đây một lúc trước đó; đó có thể là lúc Antonio và Celia trở lại, nhưng không có vẻ gì giống họ sẽ đợi, lo sợ để mất nơi mua được thân thương này vào đám đông, đến khi đám rước đã băng qua lần nữa trên đường trở về palazzo. Bất kể họ làm gì, ngày của tôi sẽ buồn chán với những hy vọng rỗng tuếch.
Rồi, đột ngột, tôi cười lớn, và âm thanh rung lại lạ kỳ từ những bức tường thạch cao.
Tôi nghĩ, tôi cũng là một đứa ngốc như Antonio, nhăn nhó vì không thể thấy đám diễu hành. Trừ khi tôi muốn một cái ban công để treo vải lụa và một kẻ chiều chuộng để quạt cho tôi khi tôi chiêm ngưỡng, tôi không thể ở nơi tốt hơn!
Đến tận khoảnh khắc này, tôi mới nhận ra mình có thể thấy đoàn quân chiến thắng từ chính cửa sổ phòng tôi. Tôi đoán, cả Antonio cũng không nghĩ thế, hay tôi lẽ ra nên nhanh chóng ra ngoài. Nhưng giờ đây tôi chỉ cần kéo cánh cửa chớp ra rộng hơn, ngồi vững chắc trên lớp gỗ hẹp, và sẽ có một tầm nhìn tốt vượt ra khỏi đám đông Via Croce hơn bất cứ ai bên dưới.
Những cái then cửa thật cứng đầu, và những ngón tay tôi trắng bệch khi đẩy chúng; rồi, với một tiếng kèn kẹt bất chợt, chúng trượt đi và tôi đẩy cửa chớp ra rộng hơn.
Ánh nắng ngập căn phòng nhỏ tù túng, bắt những hạt bụi khiến chúng trở nên lửng lơ thành những đốm vàng trong tia sáng; hơi nóng của bầu trời lóe sáng sắc xanh phản chiếu lại từ lớp vỏ ngoài bức tường đối diện, làm tôi nhói lòng khi nhìn ra ngoài với một nhận thức mới về tự do.
Người bên dưới đang bị những binh lính dùng giáo xô đẩy ra khỏi đường đi, dồn ngược về phía cánh cổng và dưới mái hiên ngôi nhà. Những tiếng nguyền rủa cùng đe dọa của tên lính trộn lẫn với tiếng phản đối của nạn nhân, và chẳng mấy chốc, con đường vắng hoe và trống toác khi những khối chen lấn bị ép lấy, nhớp nhúa mồ hôi ở cả hai bên. Đám đông xấn tới trước một ít khi binh lính đi qua, nhưng không ai đủ táo bạo để bước lại nơi con đường lần nữa.
Tôi có thể thấy người túm tụm tại từng cửa sổ suốt chiều dài của Via Croce – phụ nữ trong những chiếc váy lụa tỏa sáng như cùng gộp lại thành những bông hoa, những gã đàn ông lầm rầm, và những đứa trẻ chán nản. Tôi nghĩ, đây như một ngày hội, chẳng chút nào giống với nghi lễ nghiêm túc của buổi lễ tạ ơn, và tôi cười trước sự lạ lùng ấy. Cả khoảng thời gian dài chờ đợi là một niềm thích thú với tôi, ngắm nhìn con đường bên dưới, tôi quên tất cả mọi thứ khác, quên ngay cả cái bụng rỗng m
Cuối Via Croce, phủ lên con dốc dài, tôi có thể thấy thánh đường của San Domenico, với từng khối đá dường như run lên và bơi trong hơi nóng. Những tiếng chuông đang bắt đầu một giai điệu tưng bừng, và âm thanh vang xuống hàng loạt con đường, ra khỏi thành phố – đắm trong tiếng gào thét của mòng biển và náo động của loài người cùng sự hỗn loạn cho lễ khải hoàn của Công tước xứ Cabria.
Tiếng ồn trên con phố từ từ trở nên lớn hơn. Những tên lính di chuyển lên xuống, khản cổ giữa âm thanh tiếng chuông, nghe như tiếng những chú chó giữa bầy cừu ngang ngạnh, dù mặt trời đã vô cùng mệt lử nơi con phố phủ trắng bụi đường.
Thứ gì đó rực rỡ đang di chuyển xuyên qua khu chợ nơi chân đồi, và một tiếng thét nổ tung từ đám đông đằng ấy, lan ra hết từ người này đến kẻ nọ. Cả con đường đang hò hét, vẫy gọi, và cổ vũ trong nỗi đê mê ngây ngất tột cùng.
Tôi vươn người một cách nguy hiểm qua ngưỡng cửa khi đoạn đầu đám diễu hành dường như khó khăn cất bước và bắt đầu xuống Via Croce: một con thằn lằn phù lên lộng lẫy, mọ mẫm di chuyển đến nơi tiếng nhạc của trống và kèn trompet đang đấu tranh chống lại tiếng ồn chói tai. Tôi không biết rằng sau đó những cận thần di chuyển quá chậm để những người thường thấy và há hốc; trông cứ thể cứ mỗi bước đi hẳn phải là bước cuối cùng, khi dòng người nhích tới từng chút một trên con đường dài, thẳng tắp.
Nhưng chầm chậm, nặng nề, đám rước đến gần hơn. Tia sáng rạng ngời yếu ớt trên hàng lính đầu tiên hiện ra giống mặt trời trên áo giáp tráng lệ của những người lính gác. Họ diễu hành bước đi, làm ngơ bụi bẩn và sức nóng; rồi đến những người lính bình thường, mắt họ lướt qua đám đông tìm gương mặt thân quen, vừa mới chường ra gần đây, đủ để hãnh diện trước sự chào mừng của thành phố.
Rồi, khi hàng ngựa đầu tiên của những cận thần đến ngang bằng, tôi nghe dấu hiệu cổ vũ thay đổi. Nó không giảm đi – đúng hơn, là tăng cao – nhưng có sự chế nhạo trong đó, một trộn lẫn của ngạc nhiên và khinh rẻ lỗ mãng vụn ra từ những cổ họng khô khốc của đám đàn ông. Nhưng sự chú ý giới quý tộc dồn hết vào tiếng hỗn loạn, âm thanh vang vọng trên con đường chẳng khác nào trên một cánh đồng hoang vắng; chúng có thể đến từ một thế giới khác, của một lòng tốt khác, đến những người ở đó đã cổ vũ họ.
Từ bên dưới, giờ đây con đ chẳng khác nào một tòa nhà kính đông đúc, những sắc đỏ sang trọng cùng sắc tím và xanh vón cục lại từ phía sau bầy ngựa như những sọt trái cây chín nẫu. Những sinh vật dị thường, nổi bật và kỳ quặc như những bông hoa nở trên xác chết; tôi dường như bắt được mùi vị của sự thối rữa khi họ đi qua, vì tất cả họ nhìn như chết, gương mặt, mái tóc và đôi tay trắng bệch như đúc. Đó đây, là nước da tự nhiên của một ai tránh được thứ bệnh hủi hợp thời – ánh sáng lập lòe nơi mái tóc một người phụ nữ bới cao như một cái mũ đồng, những lọn tóc quăn đen bóng của một gã đàn ông – nhưng tất cả phần còn lại giống những thi hài sống trang hoàng cho một buổi khiêu vũ rùng rợn của cái chết, đôi mắt thằn lằn họ chớp dính trong nắng.
Tôi quan sát với cảm giác khiếp sợ khi họ hành binh qua, bồn chồn và kêu la sốt sắng trước sự chậm chạp của đoàn cưỡi ngựa. Giờ đây, khi đám diễu hành di chuyển xuống con đường, ngựa cùng người đang trở nên vướng víu, và cả hàng người đang sẵn sàng dời đi, tôi có thể nghe những giọng mỏng nhẹ, lè nhè kêu ca lớn lên bên trên những tiếng hò thét. Sau đó, với một cú xóc nảy, đám cận thần dâng tràn trong cử động và phi nước kiệu tới khi sự tắc nghẽn phía trước đã rõ ràng. Ngoài họ ra, tôi có thể thấy một tấm biểu ngữ được vác cao phía trên: một con diều hâu bạc trên nền đen, với một cái mũ tế cẩn hồng ngọc trên đó. Đám đông bỗng dưng nín lặng, và tôi biết dáng vẻ cao lớn trong trang phục đỏ tươi cưỡi ngựa đằng sau hẳn phải là Tổng giám mục Francesco của dòng họ Raffaella, chú ngài Công tước.
Tôi có thể nhớ mẹ kể cho tôi câu chuyện, mà tôi chỉ có nửa phần hiểu, về việc cha ngài Công tước và Đức Giáo hoàng đã tranh chấp như thế nào, và Đức Giáo hoàng chỉ đợi cho Tổng Giám mục chết đi trước khi cả lãnh thổ bị rút phép thông công vì bọn dị giáo. Tôi đã không tin bà, nhưng tôi chấp nhận, vì bà dường như đau đớn quá mức, và sự thật của việc đó đã chẳng là vấn đề khi tôi còn bé. Nhưng giờ đây, nhìn xuống ngài Tổng giám mục huyền thoại, tôi có thể thấy vẻ hằn sâu trên gương mặt gầy gò gánh nặng của cuộc đời như chỉ mành treo chuông.
Ngài ngồi trên lưng ngựa đầy kiêu hãnh, lưng rất thẳng. Ngài hẳn phải quá bảy mươi, nhưng ngạo mạn quá mức chịu đựng mà tôi nghĩ không thể có ở độ tuổi đó. Đôi mắt ngài có vẻ lấp lánh hùng dũng bên dưới chiếc mũ tế cao, và gương mặt tái nhợt lộ vẻ thích thú; Có nhiều chất hoàng tử gia tộc Raffaelle trong người đàn ông kinh khủng này hơn chất linh mục của Chúa. Khi ngài ấy đi qua, có một âm thanh giữa mọi người, nghe như tiếng thở dài, và đột ngột tiếng hét họ tăng cao lần nữa.
Con diều hâu bạc xiên qua con đại bàng Tây Ban nha với tôi không có nghĩa g, nhưng tôi đoán người phụ nữ trong chiếc kiệu bên dưới hẳn phải là nữ Công tước Gratiana. Tất cả những gì tôi thấy ở bà là chiếc mũi khoằm thoáng qua nơi nét mặt nhìn nghiêng, một chiếc váy nặng đá quý, và bàn tay với móng vuốt đôi lúc vẫy vẫy đám đông. Không có cách nào để nói bà chịu đựng nỗi nhục nhã đến thế nào.
Nhiều lính hơn, hàng nối hàng, theo sau chiếc kiệu, và cuối cùng, tôi thấy huy hiệu duy nhất tôi biết – chiếc vương miện con diều hâu màu bạc của Công tước xứ Cabria và ở bên hông là hai thiên sứ màu mè. Quên mất lớp vải mỏng hở ra bên dưới, tôi hăm hở chồm ra, và những mái đầu khác trên con đường cũng vươn tới. Đám diễu hành cuộn xoáy lần nữa, khựng lại, và lộn xộn dừng hẳn. Ngài Công tước và những người theo sau đã tạm nghỉ chỉ một lúc ngắn gần trước cánh cửa của chúng tôi, nếu tôi rướn người ra hết mức, tôi có thể thấy họ.
Với một nhịp tim đập nhanh, tôi duỗi người ra khỏi cửa sổ, cảm giác ánh nắng phía sau đầu, và nhìn ra xa nơi những tấm biểu ngữ màu đen và bạc. Một tiếng cười lớn nổ tung làm tôi giật mình; một người đàn ông trên con phố đang chỉ vào cửa sổ một trong những nhà đối diện, nơi một nhóm phụ nữ tụm lại, ăn vận đẹp nhất. Đám phụ nữ đang đỏ mặt, cười đùa và hôn gió với ngài, và tôi dõi theo họ với sự ghen tỵ cảm thấy như một đợt nhộn nhạo sáng lên. Rồi tôi nhìn xuống người cưỡi ngựa đang cúi chào họ chậm chạp quá mức và thấy tia sáng vàng mỏng manh trên mái đầu ấy.
Nhưng tôi chưa bao giờ biết ngài ấy, vì ngài đã già. Tin đồn nói rằng Công tước Carlo đã qua thời sung sức nhất, nhưng ngài ấy trông quá mức – già hơn so với người chú Tổng giám mục – bằng cách nào đó thật khó coi. Thân người thấp và chắc nịch được tô điểm trong bộ giáp bạc lộng lẫy, khoác trong màu đỏ tươi và vàng, và nước da trắng tái nhợt như người hủi đã biến Công tước thành tục tĩu quá mức. Lớp phấn vàng phủ trên mái tóc trắng đưa ra một minh họa về tuổi trẻ; trang điểm phủ lên hai gò má trĩu nặng là màu bột phồng lên. Đôi mắt nhỏ cứng rắn săm soi tò mò hướng lên trong khi một bàn tay béo lùn dừng con ngựa lại, và ra hiệu với người đàn ông bên phía trái.
Người cưỡi ngựa thúc con ngựa đến gần ngài Công tước và cúi đầu lắng nghe, và rồi cũng ngước nhìn lên; những mảnh vỡ của câu chữ lắp đầy tâm trí tôi cứ như ai đó đang thì thầm bên tai.
“Thấp như Công tước Carlo… ngăm đen như cha ngài khi còn trẻ… nhưng với gương mặt góc cạnh như một chiếc hộp. Và ngài ấy có đôi mắt biếc xanh…”
Nhưng tôi ở quá xa để có thể thấy màu đôi mắt Alessandro della Raffaelle.
Công tước hẳn phải đưa ra vài lời bình luận vào những người phụ nữ xì xầm, vì đứa con hoang của ngài ấy cười thầm trước khi quay đi lần nữa, và tôi có thể thấy sự thú vị mỉa mai trên gương mặt hắn từ nơi cửa sổ cao này.
Tóc tôi rũ về phía trước và lòa xòa như một tấm màn cửa ngoài ban công, nên tôi phải vén ra sau để nhìn rõ hơn; chỉ là tôi hối hả vén tóc ngược ra sau lưng để nhận rõ người cưỡi ngựa thứ ba, đứng lặng như một bức tượng trong đám bụi trắng của con đường.
Anh ta thờ ơ ngồi trên lưng ngựa, vẻ ảm đạm sầu não tương phản đến ngạc nhiên với những màu sắc sặc sỡ xung quanh, ánh mặt trời làm mái tóc màu bạch kim của anh sáng chói. Không giống như ngài Công tước và đứa con hoang của ngài, không vẻ cười cợt nào trên gương mặt anh, và đôi mắt anh không nghiên cứu phía trước nhà để tiêu khiển – thay vào đó, anh ta đang chăm chú lom lom nhìn thẳng vào khung cửa sổ tôi.
Dạ dày tôi co giật và bóp chặt trong sự hoảng loạn không thể cắt nghĩa. Tôi không muốn chú ý đến nó, để cười như những phụ nữ khác đã làm, nhưng tôi không thể. Đôi mắt người cưỡi ngựa đang nheo lại ngược ánh mặt trời, và có gì đó ở anh khiến tôi nhớ lại một con mèo trước cửa hang chuột.
Với tiếng ầm ầm và âm thanh leng keng của bộ yên ngựa, đám diễu hành tiến tới trước lần nữa, và tôi thở ra một hơi dài nhẹ nhõm khi người cưỡi ngựa cao lớn thúc ngựa tới sát cạnh Công tước. Cả cơ thể tôi run rẩy; cô gái ngốc nghếch, tôi tự nói với chính mình, không có gì phải sợ. Tôi không làm gì ngoài bắt gặp ánh mắt một trong những người của Công tước, và có vẻ như anh ta cũng đã không thấy rõ tôi – chẳng có gì ở việc đó khiến tôi phát ốm và hoảng sợ. Nhung tôi trượt xuống khỏi cửa sổ, chốt cửa chớp, và khi nghe tiếng đám diễu hành trở lại, tôi rùng mình như thể đã thoát khỏi sự đe dọa nào đó trong chân tơ kẽ tóc.
Vẫn chưa tối lắm khi Celia trở về. Tôi nghe giọng chị ở khoảnh sân nhà, rồi tiếng những bước chân chị trên nấc thang, và sau đó cánh cửa bật mở, và chị đứng ngay ngưỡng cửa, tóc rối bù, gương mặt đỏ như gấc vì rượu. Chị trừng trừng xuống tôi một cách hiếu chiến.
“Chà, mày đã diễn vai một quý cô tử tế cho ngày hôm đủ lâu. Tao về nhà để thấy tất cả người bọn kẻ hầu đã lỉnh đi mất để ra ngoài đứng và nhìn chằm chặp palazzo trong hy vọng có được những mảnh nhỏ từ hứng thú của Công tước – đó là những gì họ tin. Mày sẽ xuống dưới nhà và giúp đỡ – thế giới sẽ không đến ngày kết thúc chỉ bởi vì một vài gã đàn ông cảm thấy tự hài lòng với chính mình.”
Tôi im lặng đứng dậy, và chị chòng chọc nhìn tôi.
“Có chuyện gì với mày vậy? Mưu kế của mày biến mất rồi sao? Mày nhìn như một đứa ngớ ngẩn. Mày đã làm gì suốt ngày?”
“Không gì hết.” Tôi gần như thì thầm. “Ở đây chẳng có việc gì để làm.”
“Chà, sẽ không có nhiều chẳng thứ gì để làm như thế trong phần còn lại của ngày đâu! Có hàng đống đĩa để rửa sạch và cả đống bàn để cọ rửa – không ai trong đám người hầu khác động đến một tý công việc khi chúng tao ra ngoài. Mày sẽ bận bịu cả hai tay, cô gái của tao.”
Tôi nhăn mặt trước cụm từ “đám người hầu khác”, nhưng nó chỉ xác nhận những gì tôi đã biết; tôi không là gì cả với Celia ngoài một đôi tay được thuê mướn mà chị phải cho ở trọ, nhưng sẽ không bao giờ thừa nhận. Tôi tự hỏi liệu tôi có thể nhắc chị rằng cả ngày tôi đã chẳng có gì ăn không; rồi tôi nghĩ, tốt hơn là không, có lẽ tôi có thể lấy thứ gì đó trong lúc băng qua bếp. Gần như mắc nghẹn phân nửa với một mảnh bành mì chôm được còn tốt hơn là có sự châm chọc từ miệng lưỡi Celia vì hỏi nhiều hơn thứ chị đã chuẩn bị đưa ra.
Trong lúc hai tay tôi bận rộn, những ý nghĩ tôi tự do, và tôi thấy hoạt cảnh nhỏ lạ lùng trên con đường đó quay về đến lần thứ một trăm – ba người cưỡi ngựa tách biệt giữa tiếng ồn và sự lòe loẹt, giữa đoàn cưỡi ngựa hào hứng, hai người trong số họ cùng nhau pha trò như một cặp đôi nghiện ngập say sưa, và người thứ ba dang chân ngồi trên ngựa như một hình ảnh và chăm chú nhìn lên tôi. Tôi vẫn không thể tự giải thoát bản thân khỏi cảm giác khiếp sợ quét qua người, bất cứ khi nào nghĩ đến cái nhìn chằm chằm đầy cân nhắc, tính toán đó.
m thanh một tiếng vỗ mang những suy nghĩ tôi trở lại hiện tại, và tôi nhìn quanh một cách mãnh liệt vào Celia. “Mày bằng lòng khi bị nhốt trong cái lỗ hỏng sao?” Sự ngờ vực trên gương mặt chị. “Có chuyện gì với mày
Tôi lầm bầm thứ gì đó và hướng đầu về những cái ấm. Tôi không thể giải thích; dù có nghĩa là nói cho chị nghe tôi đã ngồi trong ánh nắng và thấy đám diễu hành bất chấp lời chị như thế nào, tôi không thể nói tại sao ký ức về thứ gì đó quá tầm thường có thể giày vò những suy nghĩ tôi. Tôi cảm giác như một tội phạm chờ đợi bị bắt giữ, từng quả bóng làm trái tim tôi đập nhanh với tội lỗi sợ hãi.
Chẳng mấy chốc Antonio đi tới, càu nhàu về sự đồi bại của những kẻ hầu thất lạc và hành động điền rồ của những Công tước lấy mất kế sinh nhai của những con người chân thật. “Nếu lão ta phải sống bằng cách mớm cho những thằng ăn xin trong thành phố hôi thối này, lão sẽ không quẳng miếng sinh nhai đi nhẹ nhàng quá mức như thế. Làm sao ta có thể thu được lợi nhuận khi phân nửa dân số sục mõm vào rác rưởi từ bữa ăn của lão?”
“Có lẽ tất cả họ sẽ đến đây sau đó.” Tôi cả gan lên tiếng.
Anh khịt mũi. “Phải, tọng vào quá đầy để chúng ta có thể bán chúng – tất cả chúng sẽ chán ngấy món thịt bê, thịt gà gô quay và hếch mũi lên trước thức ăn trong nhà này! Chúng ta sẽ may mắn nếu có đến một tá khách hàng trong phần còn lại của đêm!”
Anh bước đi, bốc khói, và Celia theo sau. Tôi có thể nghe giọng chị từ khoảng cách này, nhiếc móc anh vì để bọn kẻ hầu chuồn đi; anh lẽ ra phải ở đây mới phải, chị nói, thay cho việc đến đứng cạnh chị như một con thú nuôi, khi thằng đàn ông gần đấy đã chứng minh là hiểu biết nhiều về những người nổi tiếng hơn anh! Anh sẽ phải ở nhà nhiều hơn, và giờ có lẽ anh sẽ giữ lấy lời bàn bạc với chị vào lần khác!
Câu đáp trả ầm ĩ của Antonio lạc mất trong một âm thanh nơi cánh cổng. Theo bản năng, tôi căng thẳng, hai tay đu đưa bất động trong lớp nước vấy mỡ khi lắng nghe, và tôi thấy chính mình nín thở. Những vị khách đến muộn, tôi tự nói với chính mình. Có thể là những tên thương gia, đến từ xa để thấy đoàn diễu hành thắng lợi của Công tước, và giờ đang tìm kiếm nơi nào đó để ở lại, không phải về nhà đối mặt với những bà vợ thận trọng. Chà, họ sẽ có một đêm đói meo, vì những ả gái điếm hạng sang đang ở nơi béo bở hơn, đợi bên ngoài những cánh cổng của Palazzo della Raffaelle.
Tiếng lọc cọc khẽ khàng của cỗ xe và tiếng leng keng từ những bộ yên ngựa băng qua dưới cảnh cổng và tiến vào sân. Ngay tức khắc, tôi phóng qua bếp và chăm chú nhìn; những người cưỡi ngựa, gần như nửa tá. Tôi có thể dễ dàng thấy họ trong ánh sáng từ chiếc đèn – những con ngựa quá tốt cho những người đưa hàng, vậy mà quần áo lại đơn giản quá mức so với những cư dân thông thường khác. Một người trong số họ xuống ngựa và bước về phía cánh cửa tiệm rượu, và khi lắng nghe giọng những gã khác, một cơn ớn lạnh sợ hãi dâng lên xâm chiếm tôi. Họ đang mặc những chiếc áo choàng đen cùng những chiếc mũ rộng che kín khuôn mặt, và lời thì thầm họ nghe lén lút, như một âm mưu.
“Nơi này phải không?” Một giọng mềm mỏng. “Thật đáng khinh!”
“Một mục đích ngu xuẩn.” Một giọng khác, lớn hơn, nghe đầy phẫn nộ. “Chúng ta đã hỏi khắp nơi, bỏ mũ lưỡi trai để thành những quý ngài lịch lãm trên đường phố xung quanh, vậy mà câu trả lời vẫn giống thế – không phải căn nhà như thế này.”
Một người khác thều thào thứ gì đó, và tôi chỉ bắt được từ, ‘một sai lầm’. Một tiếng cười nhạt rung lên trả lời.
“Mày dám nghĩ thế sao, chiến hữu thân mến? Tuân theo mệnh lệnh, và hãy để những suy nghĩ như thế khóa chặt giữa hai răng mày!”
“Ngài ấy rất chắc chắn.” Một giọng khác lên tiếng.
“Ngài ấy luôn chắc chắn. Khi sự lục soát chứng tỏ không có kết quả, ngài ấy sẽ nói ngài không bao giờ thực sự tin ngài nói gì.”
Tôi nắm chặt khung cửa sổ, lớp vỏ thô ráp làm đau bàn tay ướt của tôi. Tâm trí tôi đột ngột lắp đầy những câu chuyện ghi nhớ được về sự bạo ngược của những tên lính gác của Công tước, của đàn ông và phụ nữ đã đơn giản bị loại trừ vì họ bị các tên lính hoàng gia bắt gặp chú ý. Họ nói rằng những tên lính của dòng họ Raffaelle ban đầu sẽ tống tù, và rồi sáng chế ra một tội ác…
Những kỵ binh đang dời chỗ, để con ngựa dẫn họ về hướng ngưỡng cửa. Giờ đây họ im lăng, tiếng lầm bầm làm lặng đi như một lời cảnh báo từ gã nói câu đầu tiên. Rôi tôi thấy đường nét đồ sộ của Antonio lắp đầy ngưỡng cửa sáng đèn, và nghe tiếng lạo rạo từ đôi chân của những gã kỵ binh trên nền sỏi khi họ xuống ngựa. Tiếng ồn nghe như thể một hồi chuông báo tử.
Tôi không ngừng suy luận – như một con thú bị mắc bẫy, ý nghĩ duy nhất là. Tôi nghĩ những tên kỵ binh với áo choàng có thể là bất cứ ai chứ không phải là những tên lính được ra lệnh đuổi theo tôi. Tôi choáng váng và lảo đảo vì thiếu thức ăn, nhưng tôi đã không nhận ra sau đó.
Sự hoang mang khiến tôi chụp lấy cánh cửa bếp trước khi nhận ra mình không thể đến những bậc thang, mà không băng qua lối đi dài chạy dọng theo ngôi nhà, lối đi mà Antonio hiện đang đứng, tiếp đón những vị khách đến muộn. Tôi sẽ phải xuyên qua tiệm rượu, băng qua khoảng sân, và đến cánh cửa dẫn ngược lên những nấc thang. Lòng bàn tay tôi ướt đẫm sợ hãi khi đấu tranh để suy nghĩ sáng suốt. Tôi không biết những gã đàn ông đó sẽ nói về những thứ lặt vặt của họ trong bao lâu; chẳng còn thời gian để mất.
Tôi bắt được âm thanh giọng nói có học thức lớn dần trong cuộc trò chuyện khi đi ngược về phía cánh cửa khác, và tôi do dự trong vài giây khi giọng nói ấy kéo dài như bất tận. Thật khó để phán đoán âm thanh ấy đến từ đâu, nhưng tôi cầu nguyện rằng Antonio đã đi với họ vào phòng ăn riêng. Tôi sẽ phải tin rằng tôi có thể lướt qua tiệm rượu mà không gây chú ý và thoát đi an toàn vào phòng.
Tôi ngập ngừng lần nữa với bàn tay trên chốt cài của cánh cửa tiệm rượu, quẳng một cái liếc băn khoăn qua vai, nhưng tất cả đều yên tĩnh. Rồi, hai tay ghì chặt vào nếp gấp váy, tôi đẩy cửa mở, nhanh chóng dọ dẫm băng qua căn phòng với sự chào mừng của bóng tối nơi xa.
Một giọng nói, nhẹ nhàng và gần như trêu chọc, khiến tôi dừng lại. “Quạ con bé nhỏ!”
Tôi lảo đảo quay lại, ngờ vực chăm chăm nhìn vào cái gì xuất hiện trong căn phòng trống; rồi một bóng người di chuyển cạnh lò sưởi, và tôi thấy một người đàn ông đứng đó.
Anh ta cởi bao tay sắt ra và giờ đứng như thể đã đóng băng trước âm thanh tiếng cửa mở. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là anh cao lớn một cách dị thường: tôi không thể thấy gương mặt, vì chiếc mũ rộng che bóng mờ trên biểu cảm ở anh. Rồi khi anh di chuyển, ánh sáng bắt được anh, và tôi thấy đôi môi anh chậm rãi cong lên thành một nụ cười thuần túy hài lòng.
Tôi bấu thật chặt vào chiếc váy đen tồi tàn, run lẩy bẩy khi chăm chăm nhìn lại anh. Nếu tôi đã từng lo sợ trước kia, thì đó chẳng là gì so với cơn khiếp đảm nhìn thấy người lạ cao lớn này biếng nhác dựa lưng vào lò sưởi ở tiệm rượu của Antonio
“Tôi nghĩ không ai ở đây.” Giọng tôi là một tiếng thì thào hèn nhát.
“Điều gì khiến nàng vội vã?” Anh ta thẳng lưng lên trong một cử động uyển chuyển. “Nàng nhìn như thể tất cả quân đoàn La Mã dưới địa ngục đang ở sau lưng. Sao nàng lại bỏ chạy đi?”
Tôi lắc đầu và nói qua đôi môi khô khốc. “Tôi phải trở lại phòng. Tôi đáng ra không nên thử – nếu Antonio tìm ra-”
“Antonio là tên chủ mập mạp? Chồng nàng hay người tình nàng?”
“Người bà con của tôi.” Tôi không dám nói anh trai. “Tôi ở trọ chung với anh và vợ, nhưng anh ấy cấm tôi không được gây rắc rối với khách.”
“Một rắc rối khá lớn.” Đôi mắt người đàn ông lóe sáng vào tôi theo cách khiến tôi đỏ mặt một cách không tự chủ được, và sự chế giễu nhuốm trong giọng anh. “Nhưng âm thanh của những vị khách mang nàng lẻn ra ngoài do thám họ. Có phải nàng thường không nghe lời?”
Giọng tôi dường như chết trong cổ họng, vì tôi thấy tia sáng màu trắng bạc nơi hàm râu viền quanh quai hàm vững chắc. Đây là người đàn ông tôi đã thấy cưỡi ngựa sát bên ngài Công tước, và tôi đã chạy thẳng vào tay anh ta.
Anh lười nhác cởi đôi găng tay đen khi quan sát tôi, chờ đợi tôi trả lời. Một lần tôi đã thấy một con báo trong cũi chỉ đứng đó, hững hờ, kêu grừ grừ sâu trong cổ họng; và nó đã xé toạc cổ họng một người đàn ông trước khi ai đó thấy nó nhảy vào.
Anh ta hẳn phải thấy nỗi sợ của tôi, vì sự biếng nhác rút hết ra khỏi anh và mắt anh nheo lại. “Nàng đang run.” Anh dịu dàng nói.
Môi tôi hé ra, nhưng không thanh âm nào đến; tôi đang cầu nguyện như chưa bao giờ cầu nguyện trước kia để đủ sức bỏ chạy. Sự hiện diện ở anh dường như tháo hết sức mạnh ra khỏi tôi khi đứng tì vào cửa, bị giữ chặt bởi cái nhìn anh chăm chú tàn nhẫn như một con chim trước một con rắn. Rồi khi anh bước tới, tôi giật mạnh mình ra khỏi cửa và quay lưng khỏi anh. Phải chi tôi có thể đến cánh cửa dẫn ra khoảng sân…
Bàn tay tôi duỗ chạm đến một cái lưng ghế khi trốn ra sau nó, đặt cái hàng rào chắn nhỏ nhoi giữa hai chúng tôi, và anh cười như thể anh thật sự rất hứng thú. Tôi đang lẩn trốn trước anh với nỗi khổ sở chậm chạp thì anh đi vòng quanh căn phòng đến chỗ tôi; tôi không thể – không dám nhìn vào mắt anh, tôi tìm đường theo bản năng và dò dẫm với những ngón tay.
Khi chạm đến cạnh bàn tôi biết mình đã đánh giá sai. Tôi đang bị dồn ngược lại như một con thú trong ô chuồng ngựa, những ngón tay tôi điên cuồng di chuyển để tìm đường thoát thân. Nhưng nó vẫn ở đó, nặng nề và cứng rắn, đập vào phía sau đùi tôi và cắt đường trốn. Tôi quay đi ngay lập tức, cố gắng chống lại cái nhìn săm soi tàn nhẫn kia. Tôi cảm giác nghẹt thở, bị chôn vùi trong bóng anh, và không thể nghĩ ra một từ chống đối.
Khi cảm thấy những đầu ngón tay anh trên má tôi, tôi ngần ngại như đang bị đóng nhãn. Nhưng anh quay gương mặt tôi lên tình cờ như thể anh có thể xoay một bông hồng để ngửi, và không cẩn thận, tôi nhìn thẳng vào mắt anh.
Tôi tự hỏi có phải mình đang mơ. Đôi mắt ấy màu đen, quá tăm tối đến mức chúng không dò được và không thể dò được, tối tăm đến kinh khủng trên gương mặt đẹp đến thế. Tôi nghĩ đến Lucifer[4] khi nhìn vào anh, nghĩ về đôi mắt của quỷ dữ trên gương mặt của một thiên thần sa ngã. Rồi, khi tôi dõi theo, một ánh sáng lạ bắt đầu lóe lên trong chúng – màu đen tối bị nuốt chửng trong một sự rực rỡ khiến đôi mắt rạng lên sắc bạc.
Tôi ngưng thở, và căn phòng, ngôi nhà, cả thành phố, bỗng đột ngột lặng ngắt trong đợi chờ.