Quo Vadis

Chương 49



Những lều trại con người dàn trải khắp các khu vườn thượng uyển tuyệt vời của hoàng đế, trước kia được gọi là vườn Đomixxia và Agrypina, khắp cánh đồng thần Marx, trong những khu vườn Poppeius, Xaluxtius và Mexenax. Người ta chiếm lấy hàng cột những tòa nhà dùng để phơi phóng, những ngôi nàh nghỉ mùa hè xinh xắn và cả những nhà gỗ được dựng lên dành cho bọn súc vật. Lũ công, hồng hạc, thiên nga và đà điều, lũ nai vàng và linh dương của Phi châu, lỹ hươu và hoẵng dùng để trang điểm cho các khu vườn, đều làm mồi cho lưỡi dao của đám tiện dân. Lương thực bắt đầu được chuyển từ Oxtia đến nhiều đến nỗi người ta có thể vượt từ bờ này sông Tyber sang bờ kia qua các bè và tàu thuyền đủ loại đậu san sát, như bước qua cầu. Người ta bán rộng rãi ngũ cốc với giá rẻ chưa từng thấy là ba xexterxi, còn đối với người nghèo thì hoàn toàn cấp không. Người ta mang về đây không biết cơ man rượu vang, ooliu và hồ đào, từ vùng núi hàng ngày người ta lùa về hàng đàn bò và cừu. Đám dân nghèo, trước đám cháy thường ẩn náu trong những ngõ hẻm của khu Xubura và bình nhật thường chết đân chết mòn vì đối, nay sống sung sướng hơn trước. Bóng ma đói đã bị đẩy lùi hẳn, ngược lại khó lòng chống lại nạn cướp bóc và tham nhũng. Cuộc sống lang thang ngoài trời khiến cho bọn kẻ cắp không bị trừng trị, nhất là khi chúng tự tuyên bố là những kẻ nhiệt thành ủng hộ hoàng đế và không hề tiếc người những tràng vỗ tay, dù người xuất hiện ở bất cứ nơi nào. Thêm nữa, do tình hình thực tế, chính quyền hoàn toàn mất hiệu lực, đồng thời thiếu lực lượng vũt rang tại chỗ có thể ngăn chặn sự lộng hành, nên trong thành phố, nơi cả cái thế giới ấy sinh sống hỗn độn, xẩy ra biết bao chuyện vượt quá sức tưởng tượng của con người. Đêm đêm lại xẩy ra những vụ đánh nhau, những vụ giết người, bắt cóc phụ nữ và trẻ con. Cạnh cổng Porta Mugionĩ, chỗ dừng chân của những đàn súc vật được dồn từ núi Anban xuống, thường xẩy ra những vụ đánh nhau chết hàng trăm người. Cứ sáng sáng hai bờ sông Tyber lại đầy những xác người trôi, chẳng được ai chôn cất, những cái xác rữa ra nhanh chóng do tiết trời cực nóng nực cộng thêm với cái nóng của đám cháy, khiến không khí tràn ngập mùi hôi thối kinh tởm. Trong các lều trại, bệnh tật phát sinh thường xuyên và những người hay sợ hãi đoán trước là sẽ xẩy ra bệnh dịch.

Thành phố vẫn bốc cháy triền miên. Ngày thứ sáu, ngọn lửa gặp phải một khoảng trống trải trên đồi Exquilin, nơi người ta đã cố ý phá đi rất nhiều nhà cửa, nên bắt đầu yếu dân. Song những đám than hồng rừng rực vẫn chiếu sáng mạnh đến nối dân chúng không tin rằng tai họa đã chấm dứt. Quả tình đến đêm thứ bẩy đám cháy lại bùng lên với một sức mạnh mới trong những tòa dinh thự của Tygelinux, tuy nhiên do thiếu chất cháy nên nó kéo dài chẳng mấy đỗi. Đây đó chỉ còn những ngôi nhà đã bị cháy trụi thỉnh thoảng lại sụp đổ, ném lên không trung những lưỡi lửa uốn éo và những chùm tia lửa. Song dần dần những đống đổ nát – dẫu hãy còn cháy bỏng dưới sâu – cũng đã bắt đầu xám đén lại trên bề mặt. Sau lúc mặt trời lặn, bầu trời không còn cái quầng lửa đỏ bầm chiếu sáng nữa, chỉ trong đêm, trên cái hoang mạc đen thẫm mênh mông, mới leo heo những lưỡi lửa xanh lè thoát lên từ các đống than.

Trong số mười bốn khu phố của Roma chỉ còn lại mỗi bốn khu, kể cả khu Zatybre, những khu kia đã bị ngọn lửa nuốt chửng. Mãi tới khi những đống than đã hóa thành tro tàn mới thấy rằng, kể từ bờ sông Tyber đến tận đồi Equilin là cả một khoảng không gian mênh mông màu xám xịt, buồn thảm, chết chóc, trên đó nhô lên dàng dẫy ống khói mang hình các hàng mộ chí trên nghĩa địa. Giữa những hàng cột ấy, ban ngày thường rải rác những đám người đang tìm kiếm các đồ vật quý giá hay xương cốt những người thân. Đêm đến, lũ chó tru trên đống tro tàn và đổ nát của những ngôi nhà xưa.

Toàn bộ sự hào phóng và trợ giúp mà hoàng đế biểu lộ cho dân chúng vẫn không ngăn nổi những lời nguyền rủa và phẫn nỗ. Chỉ có bọn ăn cướp, bọn kẻ cắp và những kẻ bần cùng vô gia cư là hài lòng, vì chúng có thể được ăn, được uống và được cướp bóc tùy thích. Còn những người đã bị mất đi những sinh linh thân yêu nhất cùng của cải tài sản không thể hài lòng, bất chấp việc mở cửa các khu vườn thượng uyển, phát chẩn lương thực, những lời hứa hẹn về hội thi và quà tặng. Nỗi bất hạnh quá lớn lao và chưa từng có. Những người trong lòng còn le lói một đốm lửa nào đó của tình yêu thành phố quê hương thì tuyệt vọng bởi cái tin: Tên cũ “Roma” sẽ biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất và hoàng đế định xây dựng trên đống tro tàn một thành phố mới với cái tên Nerôpolix(1). Làn sóng phản kháng cồn dậy và lớn lên hàng ngày, bất kể những lời tán tụng của đám cận thần, bất kể những lời dối trá của Tygelinux, Nerô vốn nhậy cảm hơn tất thảy các hoàng đế trước ngài đối với lòng dân, vẫn lo sợ khi nghĩ rằng, trong cuộc chiến đấu một mất một còn thầm lặng mà ngài đang tiến hành chống lại giới quý tộc và viện nguyên lão, rất có thể ngài sẽ thiếu đi chỗ dựa. Chỉnh bản thân các vị cận thần cũng không kém phần lo lắng, bởi lẽ mỗi một sáng mai đều có thể mang tới cho họ sự diệt vọng. Tygelinux nghĩ tới việc đưa vài chiến đoàn từ Tiểu Á trở về. Vatynius, kẻ cười ngay cả khi bị người ta tát vào mặt, mất cả cui. Vitelius ăn mất ngon.

Ngững người khác bàn nhau tìm cách đối phó với nỗi nguy hiểm, vì chẳng một ai không biết rằng, một khi cơn bùng nổ kia quét đi hoàng đế, thì có thể ngoại trừ mỗi mình ông Petronius, còn không một ai trog đám cận thần có thể thoát chết. Bởi lẽ người ta cho rằng sự điên rồ của Nerô là do ảnh hưởng của bọn họ, tất cả những tội ác mà ngài phạm là do những lời sám tấu của bọn họ. Lòng căm thù dành cho bọn họ thậm chí có thể còn lớn hơn cả lòng căm thù hoàng đế.

Vậy nên họ cố nặn óc tìm cách trút bỏ khỏi mình trách nhiệm về việc đốt cháy thành phố. Nhưng muốn trút bỏ trách nhiệm cho bản thân, cần phải tẩy rửa cho cả hoàng đế tránh khỏi những lời dị nghị, bằng không chẳng một ai có thể tin rằng họ không phải là thủ phạm gây nên tai hạo. Nhằm mục đích ấy, Tygelinux thương nghi với Đomixius Apher, thậm chỉ cả với ông Xeneka, mặc dù y căm ghét ông. Poppea cũng hiểu được rằng cái chết của Nerô đồng thời cũng sẽ là bản án dành cho ả, nên ả tìm lời khuyên nhủ của đám bạn tâm giao thân hữu cùng các tăng lữ Hebrai, vì mọi người cho rằng, đã từ vài năm nay, ả gửi lòng tin vào đấng Jehova. Còn Nerô thì tự mình tìm ra phương sách, thường là những phương sách kinh khủng, nhưng nhiều hơn là những phương sách rất hề, do vậy lúc thì ngài rơi vào nỗi hãi hùng, lúc thì lại đùa vui như trẻ con, song trước hết ngài thường hay trình diễn những điều suy nghĩ của ngài.

Một lần nọ, tại ngôi nhà Teberius còn nguyên vẹn sau đám cháy, đã diễn ra một cuộc bàn luận kéo dài và không chút kết quả. Ông Petronius cho rằng để tránh những điều phiền toái nên đi Hy Lạp, rồi từ đó đến Ai Cập và Tiểu Á. Cuộc hành trình được dự liệu đã lâu, lần lừa mãi mà làm gì, trong khi đó ở lại Roma vừa chán ngán vừa nguy hiểm.

Hoàng đế nghe lời bàn một cách hăm hở, nhưng sau khi suy nghĩ hồi lâu, ông Xeneka nói.

– Đi thì dễ, nhưng sau đó khó mà trở về.

– Thề có Heraklex! – Ông Petronius đáp – có thể trở về dẫn đầu các chiến đoàn Châu Á được lắm chứ!

– Ta sẽ làm như thế! – Nerô thốt lên.

Song Tygelinux bắt đầu chống lại. Bản thân y không thể tìm ra được một phương sách gì và giá như phương sách của ông Petronius mà là của y, chắc chắn y sẽ trình bày nó như một giải pháp hữu hiệu, song y không muốn để ông Petronius lại là người duy nhất biết giải cứu mọi cái cho mọi người trong những giờ phút khó khăn.

– Xin thánh thượng hãy nghe thần! – Y nói – Lời tâu khuyên ấy là con đường chết! Trước khi người kịp đi tới Oxtia thì đã nổ ra nội chiến, ai cũng biết chắc là liệu có kẻ nào đó trong số những họ hàng con cháu của hoàng đế Auguxt thần thánh lại chẳng tự xưng danh hoàng đế và khi ấy chúng ta biết làm gì, nếu các chiến đoàn đó ngả sang phía y?

– Chúng ta sẽ thực hiện việc đó – Nerô đáp lại – và trước hết chúng ta sẽ cố gắng để không còn một hậu duệ nào của Auguxt nữa. Bọn chúng cũng chẳng còn mấy mồng, nên việc giải quyết chúng cũng dễ thôi.

– Có thể làm điều đó, nhưng đâu phải chỉ có bọn chúng? Những người của thân, mới hôm qua đây chứ chẳng lâu la gì, nghe thấy đám đông người ta báo rằng, lẽ ra phải là một người như Tradeas làm hoàng đế mới phải.

Nerô cắn môi. Nhưng lúc sau ngài ngước mắt lên trời và thốt ra ra:

– Bọn người không bao giờ thỏa mãn và vô ơn! Chúng nó đã có đủ bột mì và than để nướng bánh, chúng nó còn muốn gì hơn nữa kia chứ?

Tygelinux bèn đáp:

– Cần báo thù!

Im lặng bao trùm. Đột nhiên hoàng đế đứng dậy, giơ tay lên trời và đọc:

Những trái tim đòi báo thù

Sự báo thù đòi những vật hy sinh

Rồi quên hết mọi chuyện, ngài kêu lên với khuôn mặt rạng ngời:

– Hãy đưa cho ta bảng và bút đây, để ta ghi lại dòng thơ này! Lukan chưa bao giờ đặt được một câu thơ như thế! Các ngươi có thấy ta tìm ra nó trong một chớp mắt hay không?

– Ôi, thật khôn sánh! – Vài giọng nói vang lên.

Nerô ghi câu thơ rồi nói:

– Phải! Sự báo thù đòi những vật hy sinh!

Sau đó ngài dõi cái nhìn lướt qua những người có mặt:

– Thế nếu như phao tin rằng chính Vatylius ra lệnh đốt thành phố và hy sinh hắn ta cho cơn thịnh nộ của dân chúng thì sao?

– Ôi thánh thượng! Thần có là cái thớ gì đâu? – Vatynius kêu lên.

– Phải rồi! Cần một kẻ nào đó to hơn ngươi!…Vitenlius chăng?

Vitelius tái người, song lại bắt đầu cười:

– Mỡ của thần – hắn đáp – rất có thể sẽ lại làm bùng lên một đám chay mới.

Nhưng thực sự Nerô nghĩ tới một kẻ thù khác, bởi ngài thầm tìm kiếm một vật hy sinh quả thực có thể thỏa cơn giận dữ của dân chúng.

– Tygelinux – lát sau ngài nói – chính ngươi đã đốt cháy Roma!

Một cơn rùng mình chạy suốt lượt những người có mặt. Họ hiểu rằng lần này hoàng đế không đùa nữa và giây phút chứa đầy những sự biến đã đến rồi.

Mặt Tygelinux nhăn nhúm lại như mõm con chó sẵn sàng cắn.

Thần đã đốt cháy Roma theo lệnh của hoàng thượng – y nói.

Và họ bắt đầu gờm gờm nhìn nhau như hai con quỷ dữ. Im lặng bao trùm, đến nỗi có thể nghe thấy cả tiếng vo ve của những con ruồi bay qua gian chính sảnh.

– Tygelinux này – Nerô lại lên tiếng – khanh có yêu ta chăng?

– Người cũng biết đấy, tâu hoàng thượng.

– Vậy khanh hãy hy sinh vì ta.

– Tâu thánh thượng – Tygelinux đáp – sao người lại đưa cho thần thứ nước ngọt ngào mà thần không được phép đưa lên môi? Dân chúng đang xôn xao và nổi loạn, phải chăng người còn muốn cả quân cấm vệ cũng bắt đầu nổi loạn nữa chăng?

Cảm giác bị đe dọa bóp chặt trái tim những người có mặt. Tygelinux là tổng quản quân cấm vệ và những lời của hắn mang ý nghĩa của một lời đe dọa. Bản thân Nerô cũng hiểu điều đó và mặt ngài trắng nhợt đi.

Đúng lúc đó Epaphođyt, nô lệ giải phóng của hoàng đế, bước vào nói rằng Auguxta thánh hậu muốn được gặp Tygelinux, vì ở chỗ hoàng hậu đang có mặt những người mà quan tổng quan cần gặp.

Tygelinux cúi chào hoàng đế và bước ra với bộ mặt bình thản và khinh mạn. Đấy, khi người ta muốn đánh hắn, hắn đã nhe nanh, đã tỏ cho người ta biết hắn là ai và vì hiểu rõ tính hèn nhát của Nerô, hắn tin chắc rằng vị chúa tể thế gian này khong bao giờ dám giơ tay chống lại hắn.

Còn Nerô ngồi im lặng một hồi lâu, song thấy những người có mặt đang chờ ngài nói một lời gì đó, ngài thốt lên:

– Ta đã nuôi rắn độc trong lòng!

Ông Petronius nhún vai như muốn nói rằng thật dễ dàng dứt đứt đầu một con rắn như thế.

– Khanh muốn nói gì? Hãy nói đi, hãy khuyên ta với! – Nerô kêu lên khi nhìn thấy cử chỉ của ông – Ta chỉ tin mỗi một mình khanh, bởi lẽ khanh nhiều trí tuệ hơn tất cả bọn chúng và khanh yêu ta.

Ông Petronius chực nói: “Xin hãy phong thần làm tổng quản cầm quân, thần sẽ nộp Tegelinux cho dân chúng và chỉ trong một ngày thần sẽ làm yên thành phố!”. Nhưng sự lười nhác bẩm sinh đã thắng. Làm tổng quản cũng có nghĩa là phải gánh trên vai bản thân hoàng đế và hàng nghìn công việc xã hội khác. Ông cần gì đến những việc vất vả ấy kia chứ? Phải chăng tốt hơn là nên đọc thơ trong cái thư viện dễ thương, ngắm những chiếc bình cổ hoặc ôm vào lòng thân thể thần thánh của nàng Eunixe, luồn tay vào mớ tóc vàng của nàng và chìa môi đón đôi môi đỏ như san hô của nàng?

Ông bèn nói:

– Thần khuyên nên đi Akhai.

– A – Nerô trả lời – ta chờ ở ngươi một cái gì hơn thế. Viện nguyên lão căm thù ta. Một khi ta đã ra đi, ai có thể đảm bảo rằng bọn chúng không nổi loạn chống ta và không tuyên cáo một kẻ khác làm hoàng đế? Hồi trước, dân chúng trung thành với ta, nhưng bây giờ họ sẽ theo bọn chúng…Thề có Hađex! Giá như nguyên lão viện và đám dân chúng kia chỉ có một cái đầu duy nhất…

– Xin thánh thượng hãy cho thần được nói rằng muons duy trì được Roma cần phải giữ được dù chỉ vài cái đầu Roma chứ ạ – Ông Petronius nói với một nụ cười.

Song Nerô bắt đầu ca thán:

– Ta cần gì Roma và dân Roma! Ngay cả ở Akhai người ta cũng sẽ lắng nghe ta. Chốn này chỉ có sự phản bội vây quanh ta. Tất cả đều bỏ rơi ta. Và cả các người cũng sẵn sàng phản bội ta. Ta biết, ta biết rõ điều đó!…Các ngươi không hề nghĩ đến những điều mà những thế kỷ mai này sẽ nói, một khi các người rời bỏ một nghệ sĩ như ta.

Nói tới đây đột nhiên ngài đập vào trán kêu lên:

– Đúng rồi!…Mải lo những chuyện ấy, ta quên bẵng mất ta là ai.

Đoạn ngài quay sang ông Petronius với nét mặt đã hoàn toàn rạng rỡ.

– Này Petronius – ngài nói – dân chúng đang xôn xao, nhưng nếu ta cầm lấy cây đàn luýt và bước ra cánh đồng thần Marx, nếu ta hát cho chúng nghe bài ca mà ta hát cho các khanh nghe khi còn đám cháy, thì theo khanh liệu ta có thể khiến được chúng xúc động bằng tiếng hát của ta như chàng Orfeus xưa kia từng khiến lũ dã thú phải xúc động hay chăng?

Nghe thấy thế Tulius Xenexio, kẻ đang nóng lòng muốn được quay về với lũ nô tỳ mà y mang từ Anxium về, liền nói:

– Tâu hoàng thượng, không nghi ngờ gì nữa, chỉ cần chúng nó để cho người được lên tiếng.

– Vậy thì chúng ta hãy đi Hellađa! – Nerô chán nản thốt lên.

Nhưng chính vào lúc ấy Poppea bước vào, cùng với hoàng hậu là Tygelinux. Mắt của những người có mặt bất giác đều hướng về phía hắn, bởi chưa một người chiến thắng nào tự hào tiến lên đồi Kapiton như hắn khi dừng bước trước mắt hoàng đế.

Rồi hắn bắt đầu nói, khoan thai và đĩnh đạc, với giọng nói dường như vang lên tiếng loảng xoảng của sắt thép:

– Xin hãy nghe thần nói, tâu hoàng thượng, thần có thể nói cùng hoàng thượng rằng: Thần đã tìm được rồi! Dân chúng đang đòi báo thù và vật hy sinh, nhưng không phải một vật mà hằng trăm hằng nghìn. Đã có khi nào người nghe nói đến Crextox, kẻ đã bị Ponxius Pilat đóng đinh lên thập tự là ai hay chưa? Người có biết bọn Thiên Chúa giáo là ai không? Phải chăng thần đã không trình lên hoàng thượng những tội ác và những cuộc hành lễ vô luôn cùng những điều tiên đoán của bọn chúng, rằng chính lửa sẽ mang đến ngày tận thế? Dân chúng căm ghét và nghi ngờ bọn chúng. Không một ai thấy mặt chúng tại các thần miếu, bởi chúng xem các vị thần của chúng ta là quỷ dữ. Hoàng thượng không gặp chúng ở sân vận động, bởi chúng khinh bỉ các cuộc đua. Chưa bao giờ bàn tay của một tên Thiên Chúa giáo nào vỗ để tán thưởng người. Không một tên nào thừa nhận hoàng thượng là thần. Chúng là kẻ thù của người. Dân chúng đang xôn xao chống lại người, nhưng đâu phải người, thưa hoàng thượng, đã ra lệnh cho thần đốt cháy thành Roma, cũng như không phải thần đã đốt cháy thành đô…Dân chúng khao khát báo thù, vậy hãy cho chúng được rửa hận. Dân chúng nghi ngờ người, hãy để cho sự nghi ngờ của chúng quay sang phía khác.

Thoạt tiên Nerô nghe hắn với vẻ ngạc nhiên. Nhưng càng nghe những lời của Tygelinux, bộ mặt diễn viên của ngài càng biến đổi, mang những nét giận dữ, tiếc thương, đồng cảm, phần nộ thay nhay. Đột nhiên ngài đứng bật dậy, dứt bỏ chiếc áo toga, để cho nó tuột dài xuống chân, vươn cả hai tay lên trời và đứng dậy, im lặng hồi lâu.

Mãi sau ngài mới cất giọng một diễn viên bi kịch mà rằng:

– Hỡi các thần Zeux, Apolon, Hera, Atena, Perxefona, hỡi tất cả các vị thần linh bất tử, tại sao các người không giáng thể cứu giúp chúng tôi? Cái thành đô bất hạnh này đã làm gì lũ người bạo tàn kia để chúng đốt cháy nó một cách bất nhân đến thế?

– Chúng nó là kẻ thù của loài người và của hoàng thượng – Poppea nói.

Những người khác cũng bắt đầu kêu lên:

– Xin người hãy thực hành công lý! Hãy trị tội lũ đốt nhà! Chính các thần cũng đang đòi được trả thù!

Hoàng đế ngồi xuống, gục đầu xuống ngực và lại im lặng, dường như sự vô sỉ mà ngài vừa nghe nói đã khiến ngài bị xúc động mạnh. Song lát sau ngài vung vẩy hai tay thốt lên:

– Có hình phạt nào, có nỗi đớn đau nào tương xứng với tội ác này chăng? Song các thần đã tiếp sức cho ta và nhờ những sức mạnh của Tatar, ta sẽ hiến cho chúng dân của ta những cảnh trí huy hoàng đến nỗi nhiều thế kỷ sẽ còn nhắc đến ta với lòng biết ơn.

Một đám mây đen bỗng như bao phủ vầng trán ông Petronius. Ông nghĩ đến nỗi nguy hiểm đang treo trên đầu Ligia, Vinixius, người mà ông yêu mến, cũng như những người khác, mà dù có từ chối giáo thuyết của họ, ông vẫn tin chắc vào sự vô tội của họ. Ông cũng nghĩ rằng sắp diễn ra một cảnh cuồng hoan đẫm máu mà cặp mắt một nhà duy mỹ như ông không thể chịu đựng nổi. Song trước hết ông tự nhủ: “Ta phải cứu Vinixius, kẻ chắc chắn sẽ phát điên nếu cô gái kia bị hại” và cái quan điểm này chiến thắng mọi ý nghĩ khác. Bởi lẽ Petronius hiểu rất rõ rằng ông sắp bắt đầu một trò chơi nguy hiểm chưa từng có trong đời.

Tuy nhiên ông vẫn bắt đầu nói một cách phóng túng và khinh thị như thường lệ, khi ông phê phán hay cười chê những ý tưởng không mấy thẩm mỹ của hoàng đế và các cận thần:

– Thế là các ngươi đã tìm thấy vật hy sinh! Hay lắm! Các người có thể ném chúng ra đấu trường hoặc mặc cho chúng những chiếc áo “tunica đau đớn”. Đều hay cả, những xin hãy lắng nghe tôi nói. Các người có chính quyền, có lính cấm vệ, các người có sức mạnh, vậy xin các người chí ít cũng hãy thành thật một chút khi không có kẻ nào nghe lỏm các người. Các người đánh lừa dân chúng, nhưng xin chớ đánh lừa ngay cả chính mình. Các người cứ việc đưa bọn Thiên Chúa giáo cho dân chúng, các người cứ việc kết tội chúng phải chịu những cực hình nào các người nào các người muốn, song xin các người hãy can đảm mà tự nhận với mình rằng: Không phải bọn họ đã đốt cháy Roma…Phải! Các người gọi tôi là arbiter elegantiarum nên tôi xin tuyên bố cùng các người rằng: Tôi không chịu nổi những tên diễn viên kịch xoàng xĩnh! Phải! Ôi sao mà tất cả trò này khiến tôi nhớ đến cá nhà hát tồi tàn gần Porta Asinaria đến thế, nơi đó các diễn viên đong vai các thần linh và các vị hoàng đế để mua vui cho đám hạ lưu ngoại thành, để rồi sau khi biểu diễn sẽ được nhắm hành sống với rượu vang chua loét hoặc bị nện nhừ tử. Xin các người hãy làm những vị thần linh và những hoàng đế thật sự, bởi tôi xin phép thưa với các người răng, các người có thể cho phép mình làm việc đó. Còn nếu nói về người, thưa hoàng thượng, người đã mang sự xét xử của tòa án những thế kỷ ngày mai ra dọa chúng thần, song xin người hãy nghĩ thêm rằng, những tòa án ấy cũng sẽ tuyên án cả cho người nữa đấy. Lạy Klio thần thánh! Nerô chúa tể thế giới, Nerô thần thánh, người đã đốt cháy thành Roma bởi trên mặt đất người hùng mạnh như thần Zeux trên núi Olimpơ. Nerô thi sĩ yêu thi ca đến độ dám dâng hiến thi ca cả tổ quốc của mình. Từ thưở khai nguyên thế giới chưa có một ai hành động tương tự, chưa một ai dám làm một việc tương tự. Thề có chín vị thần Libetryđa, thần xin hoàng thượng chớ từ bỏ một vinh quang như thế, vì khi ấy những bài ca về người sẽ vang ngân đến tận cùng muốn thế kỷ. Bên cạnh người, vua Priam, Agamenon, Asilex sẽ là cái thớ gì, ngay cả các vị thần linh nữa cũng có ra gì? Chẳng cần biết việc đốt cháy thành Roma có là việc tốt hay không, nhưng đó là một hành động vĩ đại và phi thường. Thêm vào đó, thần xin nói với hoàng thượng rằng dân chúng không hề giơ một cánh tay nào chống lại hoàng thượng cả! Đó là một điều không đúng! Xin người hãy can đảm! Hãy coi chũng những hành động không xứng đáng với người, bởi người chỉ bị đe dọa bởi mỗi một điều thôi, đó là những thế kỷ ngày mai sẽ có thể nói rằng: “Nerô đã đốt cháy thành Roma, nhưng y là một hoàng đế non gan, một thi sĩ non gan, y đã chối một hành động vĩ đại vì sợ hãi, đã đổ lỗi cho những người vô tội”.

Lời của ông Petronius thường gây những ấn tượng mạnh đối với Nerô, song lần này chính ông Petronius cũng không hề có ảo tưởng, bởi ông hiểu rõ rằng điều mà ông nói là biện pháp cuối cùng, trong trường hợp may mắn lắm nó mới có thể cứu nổi những người Thiên chúa giáo, song nó cũng có thể làm ông mất mạng như bỡn. Tuy nhiên ông đã không ngần ngại vì ông lo cho tính mạng Vinixius, người mà ông yêu thương, đồng thời đây là cuộc đỏ đen ông đang chơi. “Quân bài đã quật xuống rồi – ông tự nhủ – ta hãy xem xem ở loài khỉ nỗi lo sợ cho tính mạng lớn hơn bao nhiêu so với lòng yêu chuộng vinh quang”.

Và trong thâm tâm ông không hề nghi ngờ rằng dù sao nỗi lo sợ kia vẫn chiếm phần thắng.

Lần này, tiếp theo sau lời ông là một sự im lặng bao trùm. Poppea và tất cả những kẻ có mặt đều nhìn chăm chăm vào mắt Nerô như nhìn ánh cầu vồng, còn ngài thì đang nhướng môi trên lên gần sát lỗ mũi như ngài vẫn thường làm khi chưa biết cư xử ra sao. Sau cùng, vẻ bối rối và sự ác cảm hiện rõ trên mặt ngài.

– Tâu hoàng thượng – Tygelinux kêu to khi nhìn thấy thế – xin hãy cho phép thần được ra đi, vì một khi người ta muốn đưa chính bản thân hoàng thượng ra thách đố, hơn nữa lại dám gọi người là một hoàng đế non gan, một nhà thơ non gan, là kể đốt nhà và là một diễn viên hài kịch, thì tai của thần đây không thể nào nghe nổi những lời như thế.

“Ta thua rồi” – Ông Petronius nghĩ thầm.

Song ông vẫn quay lại nhìn Tygelinux và cái nhìn đầy khinh miệt của một ông chủ vĩ đại và một con người quý phái dành cho một kẻ cùng đinh mạt hạng, rồi ông nói:

– Tygelinux, chính ngươi mới là kẻ mà ta gọi là diễn viên hài kịch, bởi vì thậm chí ngay cả lúc này đây ngươi vẫn đang đóng kịch.

– Phải chăng vì ta không muốn nghe những lời nhục mạ của ông?

– Vì ngươi đóng giả một tình yêu vô bờ bến đối với hoàng thượng, ấy thế mà mới một lát trước đây thôi, chính ngươi đã mang quân cấm vệ ra dọa người, điều mà tất thảy chúng ta và cả người đều hiểu rõ.

Tygelinux không ngờ răng ông Petronius dám ném những là bài như thế lên mặt bàn, hắn tái cả người, bối rối và không thốt ra lời nào. Song đó là thắng lợi cuối cùng của arbiter elegantiarum trước đối thủ, bởi chính lúc đó Poppea lên tiếng:

– Hoàng thượng ơi, sao người có thể cho phép một ý nghĩ như thế nảy sinh trong đầu óc của bất cứ kẻ nào, hơn nữa ai đó lại dám lớn tiếng tuyên bố nó ngay trước mặt người kia chứ?

– Xin hãy trừng trị kẻ táo gan! – Vitelius kêu to.

Nerô lại nhướn nhướn môi trên lên gần lỗ mũi, rồi quay đôi mắt thủy tinh cận thị của ngài sang nhìn ông Petronius, ngài nói:

– Ngươi đáp lại tinh thần thân hữu mà ta vốn dành cho ngươi như thế đó sao?

– Nếu như thần có lầm, xin hoàng thượng hãy chỉ cho thần được rõ – Ông Petronius đáp – Nhưng xin người hãy biết cho rằng thần nói những điều mà chính tình yêu hoàng thượng lệnh cho thần phải nói.

– Xin hãy trừng trị kẻ táo gan! – Vitelius lặp lại.

– Xin hãy trừng trị! – Vài giọng nữa họa theo.

Trong gian chính sảnh thông thiên ồn ào và náo động, bởi lẽ mọi người bắt đầu tránh xa ông Petronius. Tránh xa ông ngay cả Tulius Xenexio, người bạn thường xuyên của ông trong chốn cung đình và cả chàng trai trẻ tuổi Nerva, người cho đến nay vẫn dành cho ông một mối tình thân hữu cao nhất. Lát sau ông Petronius còn lại mỗi một mình ở phía trái gian chính sảnh, với một nụ cười trên môi, ông dùng tay vuốt lại những nếp gấp của chiếc áo toga và chờ xem hoàng đế sẽ nói hoặc là gì tiếp nữa.

Song hoàng đế nói:

– Các khanh muốn ta trừng phạt y, nhưng đó là kẻ thân hữu và người bạn của ta, nên dẫu y có làm đau đớn trái tim ta, hãy cứ để cho y biết rằng, đối với bạn bè, trái tim ấy chỉ mang lòng vị tha mà thôi.

“Ta đã thua cuộc và chết” – Ông Petronius nghĩ thầm.

Vừa lúc đó hoàng đế đứng dậy, cuộc nghị bàn kết thúc.

Chú thích:

(1) Latinh: Neropolius – Thành phố Nerô


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.