Quay Lại Tuổi 17 Để Cứu Rỗi Chính Mình

Chương 54: Ngoại truyện



Giải bóng đá nam – nữ trường THPT Yên Hải I lần thứ 20 năm 2021.

Tôi vừa giải xong bài tập trên lớp, quay lên quay xuống tìm Đăng. “Cậu ta đi đâu rồi nhỉ?” Tôi nghĩ thầm.

Vừa mới bán kết xong, giành được tấm vé chiến thắng tiến thẳng vào chung kết. Lũ con trai lớp tôi lại chẳng hồ hởi như lúc đầu. Bởi hôm bán kết đó đã xảy ra một sự cố.

Đăng cùng Lâm, mỗi đứa một bên, dìu Hải đang khập khiễng bước vào. Chân hậu vệ của chúng tôi vừa bị thương ngày hôm đó. Nếu may mắn thì có thể lành mà đá được vào chung kết, nhưng với tình hình không mấy khả quan là chỉ còn 2 ngày nữa thôi mà vẫn còn phải dìu thế này thì xem ra khá là khó.

Chúng nó còn cãi nhau xem ai sẽ thay thế được cho Hải vào trận đấu quan trọng này. Thằng bé ngồi giữa thì cứ kêu lên là tao đá được… rồi bị mấy đứa khác chửi cho.

Một đống hỗn loạn.

Tôi không quan tâm đ ến đám ồn ào ấy. Đăng đứng ngoài, vẻ mặt trầm tư, không nói nhiều như thường ngày.

Có lẽ gánh nặng trên vai cậu ta để gánh một trận chung kết khá lớn. Dù sao thì cũng đi đến tận cuối cùng như thế này là điều khó tin mà từ trước cả lớp chẳng trông chờ gì.

Tối. Đăng tỏ rõ vẻ lo lắng khi nói chuyện với tôi. Chúng tôi thức đến 3 giờ sáng chỉ để nói loanh quanh về buổi chung kết ấy phải làm thế nào. Tôi chẳng xem đá bóng nhiều nên không có khuyên được gì. Chỉ có thể dặn cậu ta phải chú ý cẩn thận, đừng để bị như Hải là được.

Đăng cuối cùng cũng thoải mái hơn được chút: “Chung kết phải đi cổ vũ đấy nhé.”

“Từ đầu giải đến giờ có thiếu trận nào đâu?”

Đang nhập… Dòng tin ba chấm chứ hiện lên rồi hiện xuống.

“Nhưng mà mày đi muộn. Tao đá được cả chục phút mới thấy vác mặt đến. Người thì nhỏ con, đứng trên sân để tia thấy mày rất là khó.”

“Tia tao làm gì? Tập trung mà đá chứ?” Tôi nhắn lại. Nói vậy nhưng thực tế là lòng tôi đang nở hoa đấy.

“Để tìm chỗ nhận nước. Có thấy bọn con gái lớp mình đứng phát nước không? Chung kết cầm sẵn một chai đứng im một chỗ cho tao.”

Tôi phì cười. Sao mà dễ thương thế?

Rốt cuộc là không biết tại sao lúc đó tôi lại có thể cười.

Chung kết diễn ra vào buổi chiều sau khi học xong ca học buổi sáng. Hôm nay tôi không về nhà nữa. Đang ngồi ăn trưa với Linh và Hoa ở quán ăn cổng trường, tiếng tin nhắn vang lên: “Không chúc tao đá tốt à?”

Bình thường trước khi vào mỗi trận đấu tôi thường nhắn cho Đăng một tin nhắn chúc may mắn bình an. Hôm qua nói lâu đến vậy rồi nên tôi nghĩ là không cần nữa.

Tôi buông đũa, vội bấm vài dòng chữ: “Chúc bạn đá tốt, cẩn thận, an toàn là trên hết. Mong bạn sớm được ôm cúp trên tay.”

Đăng vừa thả tim: “Chắc chắn rồi.”

Quay lại lớp học, dàn đội bóng lớp tôi đã thay quần áo. Ngồi rải rác khắp các nơi, đứa thì quấn băng vào chân, đứa thì buộc dây giày, đứa thì đứng dậy khởi động,… Sao mà có vẻ căng thẳng thế?

Tôi quét ánh mắt một lượt quanh lớp. Ở phía dãy cuối, một nhóm vài người đang túm tụm lại. Hải hôm nay đá được nhờ thứ keo bôi kỳ diệu mà Văn mang đến. Thứ thuốc lành lạnh giúp xoa dịu mọi cơn đau cơ bắp chỉ trong chốc lát.

Cơn ghen trong máu tôi bỗng chốc nổi lên. Đăng nằm lướt điện thoại và Hiểu Vy thì bóp chân giúp cậu ta? Một dấu hỏi chấm vô cùng lớn xoay quanh đầu tôi.

Hiểu Vy cùng một vài bạn nữ khác hôm nay là nhân viên matxa không công cho lũ này à? Mà chúng nó la lượt nằm ra bàn chờ đến lân của mình thế kia?

Bực mình đến đỉnh điểm. Tôi quay ngoắt ra ngoài. Tôi không bực Hiểu Vy, nhưng mà cậu ta đang có người yêu rồi, hành động như thế có bị hơi kỳ lạ không… Chẳng lẽ do tôi nghĩ nhiều nên mới thấy là không ổn.

Trận đấu cuối cùng nhanh chóng diễn ra. Nơi sân cỏ người đến xem đông gấp hai lần so với trận bán kết. Có lẽ vì hôm nay mở cửa cho học sinh trường khác vào nên lượng người tham gia tăng vọt.

Một vài người bạn trong đội bóng huyện của Đăng cũng đến xem. (Lúc này chưa đi đội tỉnh)

Suốt cả trận đấu, tôi không bén mảng gần đến vạch sân. Nói gì đến chuyện đưa nước. Và đương nhiên sẽ có bạn nữ khác thay tôi làm điều đó. Thấy chưa? Cậu ta vẫn nhận lấy một cách hoan hỉ vô cùng đấy thôi.

Mải nghĩ đến chuyện khác mà tôi còn không nhận ra người đưa nước là My, mập mờ lớp H của Đăng. Tôi tưởng họ đã kết thúc từ lâu cho đến khi nhìn vào tấm ảnh chụp chung cuối trận đấu của họ trên story của Đăng tối hôm đó. Tôi run rẩy chết lặng trong vài phút.

Giây phút hoàn hồn là lúc thứ nước lỏng sánh lại nóng hổi chảy ra từ khoé mắt. Giọt nước ấy còn chẳng thèm chảy trên má mà rơi bộp một tiếng rất mạnh trên trang giấy trắng chưa ghi được một chữ nào.

Lách tách lách tách thêm vài giọt nữa, là trang giấy dần trở nên nhàu nát, như cái cách mà Đăng trêu đùa khiến con tim tôi nát bấy dần, đau đớn dần. Mỗi lúc thêm một chút, rồi lại xoa dịu một chút, rồi đôi khi có những cú hích lớn như thế này.

Mới trước đó còn tỏ vẻ thả thính tôi, giờ lại là sao đây? Tôi không hiểu. Không muốn phải hiểu thứ làm mình khổ sở nhiều năm qua như thế. Nhưng không hiểu làm sao tìm được đường giải thoát đây? Tôi cứ loanh quanh trong mê cung do Đăng vẽ ra, mỗi lần dường như tôi sắp nhìn thấy ánh sáng của lối thoát, Đăng lại đưa tay kéo tôi lại bằng một hành động ân cần ngọt ngào nào đó.

Tôi soạn một đoạn tin dài gửi cậu ta trong lúc thần trí không còn tỉnh táo.

“Yêu chưa? Sắp yêu đến nơi rồi. Đẹp đôi đấy. Đúng là trời sinh một cặp ha. Tao tưởng lúc trước đứa nào kêu ca bảo là không qua lại với nó nữa? Bảo người ta thích người khác rồi? Rồi giờ lại vờn nhau rồi đấy hả? Thích nhỉ?”

“Mày bị điên à? Nói năng kiểu gì đấy?” Đăng trả lời lại ngay lúc đó. Việc trả lời luôn thế này là sai rồi. Bởi tâm lý hai đứa lúc ấy có đứa nào bình tĩnh đâu. Tôi đang điên sẵn, Đăng đọc được mà trả lời luôn tức là cũng đang khó chịu.

Hai dòng bức xúc chạm vào nhau là chỉ có thành chiến tranh cãi vã ác liệt thôi. Và quả không sai.

“Tao điên đấy. Tao tốn bao nhiêu thời gian để khuyên nhủ mày xong giờ mày bỏ hết ngoài tai mấy lời tao nói như thế? Tóm lại tao hỏi một câu mày coi tao là cái gì? Tao là trò đùa của mày à? Sao mãi mà mày không hiểu? Là mày không hiểu hay vốn dĩ là tao cũng không có cái khả năng đáng để mày phải hiểu? Có vẻ như là vế đằng sau rồi nhỉ?”

“Mày tự đặt vấn đề tự trả lời thế thì tao chịu. Không nói được gì nữa.”

Dòng tin của tôi rất dài. Câu nào cũng là câu hỏi. Nhưng không câu nào là nhận được đáp án.

Tôi tắt điện thoại, tắt luôn cả đèn bàn học. Khi không còn ánh đèn nào xung quanh. Tôi nhận ra mặt mình đã ướt hết từ khi nào.

Bộp. Tôi thả mình thẳng xuống bàn. Phần trán đụng phải mặt bàn kêu lên một tiếng khá to và rõ. Tôi khóc nấc lên. Là đau vì đầu đập vào bàn hay là đau vì mối lo nào khác?

Cảm giác nghẹn ở cổ mãi không dứt khi mà từng tiếng nấc luôn được kiềm chế ở cuống họng, không dám phát ra tiếng quá to. Tôi sợ bố mẹ nghe thấy.

Vì kiềm chế quá nhiều, dẫn đến việc cổ họng tôi đau nhói, đầu óc cũng ong ong quay cuồng theo. Tôi mơ màng mà thiếp đi ngay trên bàn học, trên chính trang giấy mà chẳng được chút kiến thức nào. Tôi chỉ mong mình gục hẳn đi, ngày mai đừng tới.

Tôi không muốn gặp Đăng một chút nào.

Tên khốn nạn từ ngày ấy lưu đậm trong tâm trí tôi.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.