Quan Thanh

Chương 578: Đánh vào mặt Tống Nghênh Xuân



“Khu dân cư nghèo tồn tại trong thành phố, sẽ không là nhược điểm của thành phố mà ngược lại còn có thể tạo phúc lợi cho dân chúng nghèo ở thành phố. Tôi cho rằng thành phố Phòng Sơn hoàn toàn có thể lợi dụng việc cải tạo khu dân cư sống trong lều ở phía nam thành phố để xây dựng lại đường sá, xây dựng rất nhiều công trình phục vụ cho dân chúng”. Giáo sư trường đại học Kinh tế Thương mại ở Yên Kinh Triệu Huy đã có bài phát biểu về “đô thị hóa và quyền lợi của dân nghèo.

Các hãng truyền thông lớn của thành phố Phòng Sơn đều đưa ngôn luận của Triệu Huy. Trong nhất thời, ngôn luận của Triệu Huy khiến cho các giới truyền thông trong và ngoài tỉnh đều chú ý mãnh liệt, và đưa tin trên khắp các báo. Đồng thời trên truyenfull.vn cũng đã xuất hiện sự tranh luận rất lớn.

Sự phản đối và nghi ngờ đều như thủy triều dâng lên không dứt.

“Chủ nghĩa xã hội khoa học hẳn là lá lành đùm lá rách, không nên thành lập những khu dân cư nghèo. Khu dân cư nghèo là điển hình của chủ nghĩa tư bản xã hội. Là một quốc gia theo chủ nghĩa xã hội khoa học hẳn là nên suy xét làm thế nào để nâng cao cuộc sống của người lao động từ tầm trung lên tầm cao nhất, mà không để cho họ tiến vào khu dân cư nghèo”.

“Từ một ý nghĩa nào đó, trong một thành phố thường phải có những khu dân cư như vậy. Nhưng tôi rất không tán thành sự tồn tại của những khu dân cư này. Nói cách khác, khu dân cư nghèo trong đó sẽ bao hàm các tệ nạn như hút chích thuốc phiện, nghèo khó, bạo lực và những tện nạn khác. Chủ nghĩa xã hội khoa học quan trọng nhất là tiêu diệt sự bần cùng”.

“Trong quá trình cải tạo thành thị hóa, Phòng Sơn hoàn toàn không thể tham khảo những cách thực hiện ở phương tây. Việc cấp bách của chúng ta chính là lợi dụng quyền lập pháp để cải tạo hình thức, biện pháp và chế định.”

Trong nước có rất nhiều các chuyên gia học giả đều bác bỏ quan điểm của Triệu Huy. Trong lúc nhất thời, vấn đề “Phòng Sơn có nên hay không xây dựng khu dân cư nghèo” đã trở thành một đề tài nóng bỏng.

Nhật báo Kinh tế cũng đã đưa tin, đồng thời còn đăng thêm bài luận văn nghi ngờ với tiêu đề “Không thể lấy việc phú bần để bảo đảm quyền lợi của người nghèo”.

Cách viết của bài văn này sắc bén, cường điệu: “Thành phố là nơi mà tất cả mọi người đều có thể ở lại, bất kể là người giàu hay là người nghèo, bất kể là dân nhập cư hay là dân bản xứ. Thành phố nghèo khó thì cũng có thể chia xẻ quyền lợi với thành phố phồn vinh. Nhưng việc xây dựng khu dân cư nghèo, nếu đứng ở một góc hạn hẹp nào đó, tuy rằng có thể ban ơn cho dân nghèo thành thị, nhưng xét từ khía cạnh lâu dài, sẽ mang đến sự không hài hòa trong xã hội. Tôi nghĩ rằng, là người quản lý của thành phố, điều không nên là suy xét làm thế nào để tạo nên khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, mà là tiến hành quy hoạch hợp lý, đem thành phố phát triển lên, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho toàn thể đại chúng”.

“Trong hoàn cảnh thực tế, việc bảo đảm quyền lợi của người nghèo và tiến hành đô thị hóa, kỳ thật cũng không có sự mâu thuẫn. Chỉ cần các loại chính sách, chế độ và quy hoạch thành thị dần dần tiêu trừ những chế độ bất công dẫn đến sự kỳ thị, có thể cam đoan người nghèo có thể an cư tại thành phố. Nếu chế độ và chính sách không thể giải quyết được, thì việc bảo đảm quyền lợi cho người nghèo chỉ là lời nói suông. Có thể sẽ an bài cho một số người nghèo có mảnh đất cắm dùi ở thành thị, nhưng giáo dục, y tế, bảo đảm công cộng và nhu cầu sinh tồn cơ bản sẽ giải quyết như thế nào?”

“Trước mặt, rất nhiều các quốc gia phương tây đang trù tính quy hoạch chung, ý đồ phá vỡ phân cách giới hạn khu vực, giải quyết được vấn đề chật chội của giao thông. Ví dụ như nước Anh năm đó đã phạm sai lầm trong việc phát triển quy hoạch thành thị. Hiện tại quốc gia đó đang dùng nhiều biện pháp để sửa chữa sai lầm đó. Trong đó quan trọng nhất là xây dựng lại tuyến đường sắt ngầm, đem lịch sử hình thành lại những khu khác biệt nhau như khu người người nghèo, khu người giàu, khu công nghiệp thông qua tuyến đường sắt. Người giàu và người nghèo có phân cách đối lập đã là một vết xe đổ. Chúng ta còn muốn phạm vào con đường sai lầm đó sao?”

Bài xã luận của Nhật báo Kinh tế đã khiến sự nghi ngờ của dư luận tiến đến cực hạn, tạo nên ảnh hưởng trong phạm vi cả nước rất lớn, thậm chí còn khiến cho các lãnh đạo cao tầng chú ý.

Ngày 24 tháng 8, An Tại Đào không ngừng nhận được điện thoại của lãnh đạo tỉnh. Có không ít cán bộ lãnh đạo chú ý đến vấn đề này. Trong những ngày này, An Tại Đào không biết là nên khóc hay nên cười. Ngôn luận của Triệu Huy chỉ có điều đại diện cho ý tưởng cá nhân của ông ta, cũng không có nghĩa là quyết sách của chính quyền thành phố Phòng Sơn, càng không phải là chuyện Phòng Sơn xây dựng cái gọi là khu dân cư nghèo. Mà trên thực tế, quan điểm của Triệu Huy kỳ thật cũng đã bị truyền thông xuyên tạc.

Triệu Huy miệng đề cập đến “khu dân cư nghèo” kỳ thật là dựa theo lý giải của An Tại Đào, hẳn là nhà cho người thu nhập thấp, cũng chính là một phúc lợi công cộng cho quần chúng từ chính phủ.

Triệu Huy đơn giản chỉ nói là đề nghị Phòng Sơn lấy việc cải tạo khu lều trại ở phía nam thành phố Phòng Sơn, thông qua con đường thị trường hóa, mạnh mẽ xây dựng nên những căn nhà cho người thu nhập thấp. Từ đó giảm bớt gánh nặng cho chính phủ, giải quyết rất nhiều khó khăn thực tế cho dân nghèo.

Đọc Truyện Online Tại http://truyenfull.vn

Lời đề nghị này mặc dù có chút lý tưởng hóa nhưng không phải là không thể được. Vấn đề mấu chốt ở chỗ, thời điểm Triệu Huy diễn thuyết đã không cẩn thận dùng từ “khu dân nghèo”. Nếu ông ta dùng từ “nhà cho người có thu nhập thấp” thì căn bản sẽ không khiến cho nhiều người hiểu lầm như vậy.

Trong cơn lốc xoáy của dư luận, Triệu Huy đã sớm kết thúc chuyến điều tra nghiên cứu tại Phòng Sơn. Tuy rằng, ông ta đối với việc cải tạo khu dân cư lều trại phía nam thành phố đề ra phương án có tính thực chất, nhưng trong lúc nhất thời lại lâm vào phê bình của dư luận. Cho nên, Cổ Vân Lan không dám nhắc lại lời đề nghị của Triệu Huy trong hội nghị Chủ tịch thành phố làm việc, chỉ lẳng lặng đặt lên trên bàn của An Tại Đào, chờ đợi hắn đánh nhịp.

Ngày 25 tháng 8, Hội Giám sát Chứng khoán dưới ý kiến phúc đáp của tập đoàn Vân Lan Phòng Sơn đã chính thức đưa cổ phần của tập đoàn Vân Lan vào lại thị trường. Tập đoàn Năng Nguyên Phòng Sơn tuyên bố thông báo, thủ tục sang tên tài sản và phát hành cổ phiếu toàn bộ đã tiến hành xong.

Ngày 26 tháng , tập đoàn xí nghiệp Vân Lan tuyên bố thông báo, cổ phần của tập đoàn xí nghiệp Năng Nguyên Phòng Sơn sẽ chính thức thay đổi thành cổ phần của tập đoàn Năng Nguyên Phòng Sơn, cổ phiếu sẽ có tên gọi là cổ phiếu Năng Nguyên Phòng Sơn, đại diện hợp pháp là Lý Kiệt. Vì thế, tập đoàn Năng Nguyên Phòng Sơn đối với việc tổ chức lại tài sản cho tập đoàn Vân Lan đã thành công hoàn toàn.

Tập đoàn Vân Lan tuy rằng vẫn còn tồn tại, nhưng đại bộ phận tài sản đều thuộc sở hữu của tập đoàn Năng Nguyên Phòng Sơn và tập đoàn Dân Thái.

Bởi vì “Phòng Sơn có nên hay không xây dựng khu dân cư nghèo” vẫn còn đang tiếp tục tranh luận. Cho nên việc tổ chức lại thành công tài sản cho tập đoàn Vân Lan trở nên lu mờ.

Tuy nhiên, bất kể là đối với chính quyền thành phố Phòng Sơn hay đối với An Tại Đào mà nói, đây đều là một chuyện đại sự. Cho nên Ủy ban nhân dân thành phố liên tiếp tổ chức hai ngày hoạt động, còn chuẩn bị chuyên môn vào đầu tháng chín sẽ tổ chức một đại hội mừng công, tiến hành khen thưởng cho những đơn vị và cá nhân đã có sự cống hiến to lớn.

Vào tháng 9, đại hội tổ chức mừng công trong việc tổ chức lại tài sản cho tập đoàn Vân Lan được cử hành tại Ủy ban nhân dân thành phố Phòng Sơn.

Theo lý, việc tổ chức lại tài sản cho tập đoàn Vân Lan thành công đối với Phòng Sơn mà nói là một chuyện lớn. Tuy rằng Ủy ban nhân dân thành phố ra mặt tổ chức nhưng là Bí thư Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt của Phòng Sơn, Tống Nghênh Xuân vẫn có thể tham dự. Nhưng Tống Nghênh Xuân lại lấy cớ sức khỏe không tốt làm lý do từ chối tham dự đại hội, chỉ ủy thác cho Phó bí thư Thành ủy Tống Tử Lâm thay mặt tham dự. Ông ta vì sao không tham dự đại hội này thì nếu là người Phòng Sơn chắc ai cũng biết.

Buổi sáng 8h, Tống Nghênh Xuân ở trong phòng làm việc, chán chường lật xem tờ báo cũ của ngày hôm qua. Ước chừng đại hội mừng công ở bên Ủy ban nhân dân thành phố đã bắt đầu, Tống Nghênh Xuân liền gọi điện thoại cho thư ký của mình, hỏi thăm tình hình tham dự của các lãnh đạo Thành ủy khác.

Từ nơi thư ký biết được, ngoại trừ ông ta không tham dự, còn lại tất cả các Ủy viên thường vụ Thành ủy đều có mặt. Tống Nghênh Xuân biến sắc, trong lòng cơn giận vốn đã bình ổn nay lại bốc cháy lên.

Thật sự là quá đáng! Quả thật là quá đáng! Tại Phòng Sơn này không chủ có cái tên tiểu tử An Tại Đào đó không xem ông ra gì, mà những Ủy viên thường vụ Thành ủy khác cũng đã bắt đầu không để Bí thư Thành ủy ông vào mắt. Tống Nghênh Xuân nghiến chặt răng, ánh mắt hung ác cúp điện thoại, căm giận nhìn ra ngoài cửa sổ.

Không bao lâu, Chánh văn phòng Thành ủy Hoàng Phủ Cương gõ cửa bước vào:

– Bí thư Tống, sao ngài không nhanh chóng đến Ủy ban nhân dân thành phố đi?

Tống Nghênh Xuân tâm trạng vốn không thoải mái, không đợi Hoàng Phủ Cương nói hết lời, liền lạnh lùng cắt ngang lời y:

– Sức khỏe của tôi không được tốt, tôi không đi đâu. Có lão Tống và các Ủy viên thường vụ khác đại diện Thành ủy tham dự hội nghị là được rồi.

Hoàng Phủ Cương cười khổ một tiếng:

– Bí thư Tống, không phải như thế. Tôi nghe được tin tức, nói là Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực Cung Minh Quân cũng đến tham dự đại hội.

– Cái gì?

Tống Nghênh Xuân kinh hãi, nhìn chằm chằm vào Hoàng Phủ Cương:

– Nói mau, sao lại như thế? Một lãnh đạo tỉnh đến tham gia hoạt động, Ủy ban nhân dân thành phố lại không báo cáo với Thành ủy một tiếng? An Tại Đào rốt cuộc là muốn làm cái gì? Hắn ta muốn tạo phản sao?

Tình thế cấp bách, Tống Nghênh Xuân căn bản không thể chỉnh đốn lại cách ăn nói của mình, trực tiếp trút sự phẫn nộ của mình lên An Tại Đào. Trong lúc giận dữ đó, ông ta hung hăng dùng sức bẻ gẫy cây bút máy màu hồng lam. Hoàng Phủ Cương có chút xấu hổ nhìn Tống Nghênh Xuân, nhẹ nhàng nói:

– Bí thư Tống, nghe nói, lúc trước Chủ tịch thành phố An có mời Phó chủ tịch tỉnh Cung tham dự hoạt động, nhưng lúc đó Phó chủ tịch tỉnh Cung cũng không xác định được là sẽ đến hay không. Cho đến sáng hôm nay, Ủy ban nhân dân tỉnh mới thông báo cho Ủy ban nhân dân thành phố, nói là Phó chủ tịch tỉnh Cung sẽ bớt chút thời gian đến tham dự hội nghị.

Tống Nghênh Xuân sắc mặt bỗng trở nên có chút tái nhợt. Ông ta xem đồng hồ rồi vội vàng nói:

– Được rồi, tôi lập tức đến đó ngay. Phó chủ tịch tỉnh Cung đến, tôi là Bí thư Thành ủy không ngờ là không biết. Đi mau thôi!


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.