Ôn Lại Chuyện Ngày Xưa

Chương 1-2: Hát tặng mọi người bài Hẹn ước 1998



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Năm 1998, tôi 10 tuổi, sắp vào lớp 4.

Mùa hè vẫn nóng như mọi khi, tiếng ve kêu rả rích. Bà chủ sạp hàng chuyển ghế đẩu ra trước cửa, vừa cắn hạt dưa vừa phẫy quạt, tán gẫu câu được câu chăng với cô chủ tiệm chụp hình bên cạnh.

Đúng lúc đi ngang qua, thế là bị bọn họ gọi lại: “Lộc Lộc đi đâu với mẹ đấy?”

Tôi đang tập trung vào máy nuôi thú, nghe thấy tiếng thì ngẩng đầu lên, nở nụ cười cho có: “Đi dự đám cưới ạ.”

“Đám cưới của ai?”

Nhưng tôi chưa kịp trả lời thì đã thấy mẹ sắp rẽ ở đằng trước, bèn vội vã đuổi theo, đút máy nuôi thú ảo vào trong túi.

“Nè Lộc Lộc, ai cưới thế?” Sao người lớn tò mò vậy nhỉ.

“Cháu không biết!” Tôi ngoái đầu, chỉ để lại một câu như vậy.

—-

Đúng là không biết đám cưới của ai cả, nhưng điều đó không ngăn cản bé đoạt giải Xuất sắc trong cuộc thi Tiếng hát thiếu nhi hát tặng cô dâu chú rể.

Nhân tiện nói luôn, chỉ cần đăng ký tham gia là đảm bảo có giải thưởng không thấp hơn Xuất sắc.

Hồi ấy khách sạn nào có điều hòa, hội trường cũng không mát hơn bên ngoài là bao. Tiệc tùng linh đình, người người chen chúc nhộn nhịp, nhưng tôi chẳng mấy hứng thú, cúi người chơi game tiếp.

Một lúc sau, có cảm giác mẹ đang kéo tay áo tôi. Tôi đứng dậy nhìn, hóa ra chú Hoàng đi cùng mọi người đến mời rượu.

Chú Hoàng là đồng nghiệp của bố mẹ tôi, vì khéo ăn nói lại còn nhiệt tình nên thường xuyên phụ trách dẫn chương trình trong các buổi lễ.

Chú ấy đã ngà say, cầm micrô thao thao bất tuyệt.

Cánh tay cầm nước ngọt của tôi mỏi nhừ, đành phải chuyển chú ý sang nơi khác – men theo đường dây micrô, tôi thấy một bộ thiết bị karaoke ở giữa hội trường.

Nhìn chằm chằm cả buổi, cuối cùng chú Hoàng cũng lè nhè nói: “Có phải Lộc Lộc mới tham gia thi hát trong khu phố không?”

Tôi đáp phải ạ, hèn gì người ta có thể làm dẫn chương trình, người có mắt nhìn nhất hội trường này chính là chú ấy.

“Đúng rồi đấy.” Vừa trả lời xong, mẹ tôi đã khiêm tốn bổ sung, “Được giải Xuất sắc.”

“Con bé này từ nhỏ đã hát hay rồi.” Lập tức có người hùa theo.

Cô dâu mới gặp lần đầu cũng tiếp lời, cứ như quen biết đã lâu: “Lộc Lộc thích hát bài gì?”

Vì được khen quá nhiều nên tôi nhanh chóng lấy làm đắc ý, khóe miệng toét tận mang tai, cao giọng nói: “Cháu xin hát tặng mọi người bài

Hẹn ước 1998

ạ!”

Mọi người sững ra. Trong hai giây dừng lại, tôi lại chớp cơ hội: “Không thì

Người tình tri âm

cũng được ạ.”

“Được! Con bé này khá lắm!” Chú Hoàng vỗ tay đầu tiên, lại gọi nhân viên tìm nhạc đệm.

Tôi nhận lấy micrô, hóa thân thành Na Anh, hát rất nhập tâm.

Bây giờ vẫn có thể tìm được ảnh chụp ca hát trong đám cưới đó. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy anh xuất hiện trong ống kính, ngồi bên dưới với vẻ mặt thẫn thờ.

Hồi ức về ngày xưa bắt đầu từ đây. Ôi, tôi phát hiện mình hồi bé có biểu hiện dữ dội ghê, chí ít trước năm 12 tuổi là như vậy.

—-

Hát xong một bài, tôi vừa thấy vui lại thấy chán. Ngồi trên ghế đung đưa hai chân, lại lôi máy nuôi thú trong túi ra, muốn xem gà con của tôi đang làm gì.

Chợt một cơn gió phất qua, đưa tới một câu nói: “Hát dở ghê.”

Tôi cau mày ngoái đầu, thấy Lý Miễn đi tới, thế là đốp lại: “Có cậu mới hát dở.”

“Xì.” Cậu ta không dừng lại.

Một ủy viên thể dục thì biết hát hay là gì. Tôi lẩm bẩm trong bụng, nhưng vẫn đứng dậy chạy tới, “Cậu không ăn à?”

“Chán chết đi được, tớ về trước đây.”

“Nè, cậu có tham gia tranh cử ủy viên liên đội trong học kỳ tới không?” Chúng tôi đã đi đến cửa khách sạn.

“Không tham gia.” Cậu ta chạy ra ngoài, đứng dưới ánh nắng, ngoái đầu lại nói, “Nhờ cậu báo với mẹ tớ, nói tớ về nhà trước.”

“Hứ,” Tôi chống nạnh, “Sao cậu không tự đi mà nói?”

“… Thôi, không cần cậu giúp nữa.” Cậu dừng lại, như sực nhớ ra chuyện gì đó, vừa nói xong câu đã quay người bỏ đi.

Nhờ vả mà thái độ thế đấy à. Tôi làu bàu quay về, tiếng ồn ào náo nhiệt lập tức ập đến, nhìn quanh một hồi mới tìm được chỗ của mẹ cậu ta.

“Dì Chu ơi, Lý Miễn nói cậu ấy về nhà trước.”

“Cái thằng này…” Dì ấy đặt đũa xuống, giở túi xách ra, “Không cầm theo chìa khóa thì về nhà kiểu gì.”

Tôi sửng sốt, nhìn dì ấy lấy chìa khóa ra, bỗng không biết có nên đi hay không. Nhưng tôi mới di chân được hai bước thì nghe thấy tiếng kim loại va nhau kêu *ting tang*, “Lộc Lộc, nó đi lâu chưa?”

“Mới đi ạ.”

“Cháu nhìn giúp dì Chu xem nó còn ở cửa không?” Dì ấy vừa nói vừa dúi chìa khóa vào tay tôi, “Không có thì thôi, biết không có chìa khóa nó sẽ tự về lấy.”

“… Vâng.” Tôi lại nghĩ, cậu ta đi rồi, làm gì còn ở cửa nữa, nên lúc đáp cũng rất chần chừ.

“Lúc nãy Lộc Lộc hát hay ghê.” Dì Chu vỗ nhẹ vào vai tôi, cười rất tươi, “Sao lại hát hay thế này?”

Lại lần nữa tôi không kham nổi lời khen, thế là cười toe toét để lộ hàm răng đều tăm tắp, “Cũng tạm thôi ạ, hì hì. Cái đó, cháu sẽ đi liền!”

Ở cửa làm gì còn bóng dáng cậu ta đâu.

Sắp đến giờ ăn, trước mắt toàn là sinh viên kéo nhau đến nhà ăn. Tôi lội ngược dòng người đến khu chung cư gia đình, vừa đi vừa nghịch chùm chìa khóa trên tay.

Ném lên, bắt lấy.

Ném lên, bắt lấy.

Ném lên, không bắt được.

Chìa khóa rơi cái *keng*, tôi cúi đầu nhìn, “khéo” quá đi, nó rơi xuống kẽ hở nắp cống rồi.

Lập tức tóc tai dựng thẳng đứng, con tim đập thình thịch liên hồi. Lớn chuyện rồi, tôi làm rớt chìa khóa nhà Lý Miễn, mồ hôi lạnh túa ra như tắm.

Tôi lật đật ngồi xổm xuống nhìn vào trong. May mà không sâu, còn thấy được bùn khô và lá thối ở bên dưới, chiếc chìa khóa rơi ở giữa, phản chiếu ánh sáng lấp lánh.

Dù biết với không tới nhưng tôi vẫn thò tay vào lắc lắc, sau đó cảm thấy dùng cành cây là có thể khoèo lên, bèn đi nhặt một cành cây dưới tán lá xung quanh.

“Này, làm cái gì thế?” Một giọng nói bất thình lình vang lên làm tôi giật bắn mình.

Xoay đầu nhìn lại, là gương mặt lạ. Một đứa con trai trông bằng tuổi tôi, ăn mặc gọn gàng.

“Tìm đồ…” Tôi lẩm bẩm rồi xoay người về.

“Có phải cậu làm rơi chìa khóa xuống cống không?” Cậu ta nhướn mày, “Tớ thấy rồi.”

“Ừm… không có.” Cảnh giác nhìn một cái, lại bước ra xa một bước.

Tôi lớn lên trong khuôn viên trường đại học, các cô chú xung quanh tôi đều là đồng nghiệp của bố mẹ, anh chị tôi đều là học trò của bố mẹ, bạn học bạn bè đều là con em hàng xóm, tạo thành một xã hội người quen thu nhỏ vô cùng đơn giản ổn định.

Bỗng gặp người xa lạ khiến tôi nâng cao đề phòng, cho dù cậu ta đồng lứa với mình.

Tôi đi vòng vòng nhặt cành cây, trong tay cầm một đống cành khô, thấy cậu ta vẫn đi theo mình. Tôi mới đứng lại, lặng lẽ nhìn chằm chằm nắp cống, sợ cậu ta khoèo chìa khóa lên trước.

“Nè, sao cậu lại hát bài người lớn như vậy?”

“Cái gì?” Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, hai chữ “người lớn” thốt ra từ miệng một học sinh tiểu học thật sự khiến tôi chấn động.

Hẹn ước 1998

.” Trông mặt cậu ta có vẻ hơi tái, cười gượng, “Tớ hay nghe mẹ hát.”

“… Cậu cũng tham dự đám cưới à?”

“Ừ, đi cùng với bố.”

Nghe thấy thế tôi mới yên tâm, hóa ra là người quen. Cũng chẳng màng tới đề tài

Hẹn ước 199

8 gì đó nữa, lập tức đi tới đưa cành cây trong tay ra: “Tớ làm rớt chìa khóa nhà Lý Miễn xuống cống, cậu lấy lên giúp tớ được không?”

Cậu ta chọn một cành cây ngoằn ngoèo, nói: “Được.”

***

Hẹn ước 1998

được Na Anh và Vương Phi trình bày tại chương trình Giao thừa của đài CCTV năm 1998.

Máy nuôi thú ảo – một bầu trời tuổi thơ.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.