Tôi rất nhanh tỉnh lại, lúc ấy Lệ Lệ đang lau nướt mắt thay
quần áo cho tôi, còn Trần Dũng cầm một cái hộp nhỏ đứng bên cạnh chờ
đợi, biểu tình trên mặt xơ xác tiêu điều, hai mắt mông lung nhìn chằm
chằm vào phòng, có chút dữ tợn, có chút hung hãn, có chút… giống muốn
ăn tươi nuốt sống.
Đến tận lúc tôi gọi anh, anh mới hoàn hồn, cơ thể cứng ngắc lập tức
buông lỏng, không nói gì, anh bế tôi xuống lầu, một bàn tay còn nắm chặt chiếc hộp nhỏ kia, Lệ Lệ định đỡ lấy nhưng anh không cho.
Tôi hơi tò mò, bên trong đó là thứ gì? Đáng tiếc đầu thì choáng bụng
thì đau trướng, tôi không có khí lực hỏi nhiều, ngẫm nghĩ : thôi quên
đi, là gì cũng được.
Sau đó, ngồi trong phòng khám, tôi mới biết được —- Trần Dũng mở hộp
ra, bên trong là một khối màng thịt màu trắng tròn tròn như quả trứng,
bác sĩ nhìn nhìn, vừa lòng gật đầu. “Đúng rồi, là nó, phải như vậy mới
là sạch hoàn toàn”.
Tôi hiểu ngay, thứ đó, chính là túi thai của tôi!
.
.
.
“Hu hu hu, chị nói thử anh Hổ tại sao lại chia tay với em, em không
tốt chỗ nào, người đâu suốt ngày bỏ đi biền biệt, em mới nói ảnh hai câu ảnh liền đòi chia tay, ảnh, trong lòng ảnh căn bản không có em! Nhìn
anh Dũng đi, vì không muốn ảnh hưởng đến việc khám bệnh của bác sĩ,
không quản một bồn máu đưa tay vớt cái kia, cái thai gì gì đó, ngược lại anh Hổ thì sao, bất quá chỉ muốn ảnh về nhà sớm một chút thôi tự nhiên
nổi khùng la mắng người ta không muốn về nhà, đòi chia tay, đó, đó có
phải người không!”.
Giữa khung cảnh ồn ào, tiếng Lệ Lệ trong điện thoại xen lẫn tiếng
thông báo đến trạm, tiếng kiểm phiếu vang lên từ radio lờ mờ không rõ.
“Chị, chị đừng khuyên em, ảnh không nghe điện thoại thì em tới cửa
tìm ảnh, trực tiếp nói cho ảnh biết, chia tay qua một cuộc điện thoại?
Không dễ như vậy đâu! Thôi, không nói nữa, chị bảo trọng, em sẽ đến thăm chị sau, em cúp đây”.
Rụp! Lệ Lệ hấp tấp ngắt điện thoại, ngàn dặm đi tìm chồng, để lại tôi một câu tạm biệt cũng chưa nói xong.
“Bà xã, em lại ngẩn ra làm gì? Mau, uống canh đi”. Giọng nam cắt
ngang tiếc nuối của tôi, quay đầu nhìn, Trần Dũng mặc tạp dề cầm một
chén canh đang đứng sau lưng, mỉm cười nhìn tôi.
“Ai gọi vậy?”. Nhấc ghế ngồi vào bên giường, vừa hỏi vừa thổi canh
cho nguội, múc lên đưa đến tận miệng tôi. “Mau uống, tranh thủ lúc canh
còn nóng”.
“Là Lệ Lệ gọi”.
Mùi này là mùi canh gà, mấy ngày nay ba bữa cơm đều là nó.
Tôi chán ghét nhíu mày, thật sự không muốn ăn, giương đôi mắt tội nghiệp năn nỉ Trần Dũng. “Ông xã, không uống không được sao?”.
“Không được, mau uống đi, anh hỏi rồi, phụ nữ sảy thai uống canh gà là tốt nhất, mau uống một miếng đi”.
Muỗng cọ cọ lên môi tôi, nhìn tôi đau khổ há miệng, vẻ mặt anh hài
lòng, tiếp tục vừa múc vừa động viên, vô cùng cao hứng đút cho tôi. “Lệ
Lệ nguôi giận chưa? Hổ cũng thật là, lời chia tay sao lại nói tùy tiện
thế không biết, đều là người lớn cả rồi, không biết nặng nhẹ chút nào”.
Múc chân gà ác ra, anh bỏ vào đĩa rồi đẩy về phía tôi. “Ăn nó đi”.
Không cần đâu, canh uống đã ngán lắm rồi, lại ăn thịt nữa chắc tôi nôn ra mất.
Kiên quyết kháng cự, vùi mặt vào chăn trốn tránh. “Uống một đống canh rồi, no nước, anh Dũng ăn chân gà đi, coi như là, chân gà yêu nước,
không ăn không được”.
Phì! Anh phụt cười, bàn tay to vỗ vỗ đầu tôi. “Chân gà yêu nước thì
em cũng phải có phần chứ? Được, không ăn thì thôi, chồng để dành cho em, anh tan tầm rồi nói sau”.
A? Còn phải đi làm!
Mau chóng chui ra khỏi ổ chăn, vẻ mặt nịnh nọt, ngữ điệu thành khẩn.
“Ông xã thực vất vả, cho nên anh ăn đi, hai ta cùng nhau bổ”.
“Cảm tạ!”. Anh cười, ánh mắt híp lại hiện ra bốn chữ “thật là hiếm
lạ”, đứng dậy thu dọn bát đũa đi hướng phòng bếp, chỉ bỏ lại một câu nói nhẹ nhàng vờn quanh. “Anh không ăn thịt”.
Từ ngày tôi sảy thai lần đó, Trần Dũng bắt đầu kiêng thịt, cơm vẫn
ăn, nhưng không đụng vào tí đạm nào, hỏi anh vì sao anh không nói, bức
đến cùng thì chỉ một câu “không muốn ăn” qua loa cho xong. Động vật sống quen ăn thịt đã ba mươi năm đột nhiên đột biến gene chuyển qua ăn cỏ?
Hoặc là Trần Dũng tiên sinh giác ngộ, hiểu chốn hồng trần cuộc đời là ảo ảnh, tính xuất gia làm hòa thượng?
Vớ vẩn, tôi nghĩ tôi biết vì sao Trần Dũng đổi tính : từ nhỏ tôi luôn thấy mẹ tôi là một người cổ quái, bà không ăn cá do mình làm, nói ghê
tởm, thịt kho tàu thơm ngào ngạt trong mắt bà là một đống tanh tưởi. Lúc ấy tôi không hiểu, cảm thấy bà rất lập dị, đến tận khi lớn rồi, tự mình làm thức ăn nấu cơm tôi mới phát hiện thì ra mẹ nói rất có lý, có lẽ
bản thân tôi hơi mẫn cảm, hơi cẩn thận quá đáng, nhưng khi nhìn thấy
sinh vật vẫn còn sống lúc mình chạm vào nay chình ình trên bàn cơm mình
ăn thì dù có bỏ thứ quý lạ nào vào miệng cũng nhạt đi một phần ý vị. Cứ
nhớ đến mình đã cắt nó, đã mổ xẻ nó, đã rửa hết máu, hết dịch trong nội
tạng… thì ngay lập tức dĩa thức ăn ngon lành biến thành tảng thịt
sống, tôi không cách nào ăn nó được, giống như đa số người không thể ăn
đồ ăn sống vậy. Trần Dũng từng thay tôi chùi máu ướt đẫm chân, lại tự
tay vớt lấy túi thai, có lẽ đây là lí do. Tuy nói bề ngoài mọi thứ vẫn
như cũ, nhưng bên trong vẫn tổn thương nhiều lắm, giấu giếm – cách chối
bỏ hữu hiệu nhất, tổn thương lại càng lớn hơn.
Tôi thở dài, một tiếng thở dài cho cả hai chúng tôi. Hạ thắt lưng,
lại quay về ổ chăn, tùy tay tìm kiếm remote TV, nhàn nhìn màn hình không yên lòng.
Phải làm sao mới có thể phá vỡ kiêng kị của anh? Tôi rất muốn, nhưng không biết cách nào.
“Sinh mệnh là một quá trình kì diệu, từ lúc trứng kết hợp với tinh
trùng cho đến khi em bé cất tiếng khóc chào đời, mười tháng, cơ thể trải qua một loạt thay đổi về chất lẫn về lượng”. Tiếng TV oang oang ảnh
hưởng đến suy nghĩ của tôi, TV đang chiếu gì đấy? Động lỗ tai, chuyển
ánh mắt, sau đó sững người mất hồn.
“Bà xã em trước ngủ một lát đi, anh đi mua nước trái cây. Xem gì vậy? Chuyên tâm quá nhỉ”.
Giường bỗng lún xuống, tôi biết Trần Dũng đã cởi tạp dề và ngồi bên
cạnh mình, nhưng tôi không rảnh tiếp đón anh, toàn tâm toàn ý nhìn
chương trình đang giải thích sự huyền bí của sinh mệnh trong TV, nghe
người dẫn kể về việc phôi thai phát triển thành một đứa trẻ như thế nào. Anh Dũng anh xem, một cơ thể nhỏ bé, làn da mỏng đến trong suốt, thì ra bảo bối khi còn nằm trong lòng người mẹ đã đáng yêu như thế này rồi.
Bụp!
TV bị tắt, tôi nghiêng đầu, Trần Dũng rất không hài lòng.
“Nè, sao anh tắt, xem đang hay”.
“Ân Sinh, xem TV nhiều sẽ bị ngu đầu, đừng xem nữa”. Giọng anh nghe
qua thật khẩn trương, thật là, tôi cũng đâu có xem phim cấm, chỉ là một
tiết mục khoa giáo, khẩn trương cái gì?
“Không sao, không phải ai xem TV cũng bị ngu đầu, nếu ngu thì phải
ngu hết không riêng gì em”. Tôi giật lại remote, mở TV, mong mỏi chờ màn hình bật lại.
“Cái đó, cái đó, TV vô nghĩa, Ân Sinh, để ông xã hát cho em nghe, đến đây, em muốn nghe cái gì, nói anh hát cho”.
Bóng dáng cao to đứng che trước TV, như một tấm bình phong đen thùi,
tôi bĩu môi, không biết làm sao với sự kiên trì của anh, đành phải buông remote ra, được rồi, muốn hát thì hát, thật ra không có tiền đi KTV
không quan trọng, ở nhà hát có khi còn vui hơn, không cần nhạc đệm mới
biết được giọng thật ra sao.
“Anh Dũng, em muốn nghe bài Trên đời này mẹ em là tốt nhất”.
“Bài này… Anh không biết”.
“Vậy hát Hôn bé ngoan của mẹ”.
“Cái đó… Anh quên lời rồi”.
“Hoa Lupin?”.
“… Không nhớ bài đó”.
Anh Dũng ngu ngốc, bài gì cũng không biết! Tôi trừng mắt liếc anh một cái, kéo anh ngồi xuống. “Rồi, em dạy cho anh, hát theo em… Sao trên
trời chẳng nói lời nào”.
“… Sao trên trời chẳng nói lời nào”.
“Bé ngoan dưới đất chỉ muốn mẹ thôi”.
“… Bé ngoan dưới đất chỉ muốn mẹ thôi”.
Anh hát, chỉ là âm điệu hơi vỡ, tiếng khàn khàn hòa với giọng run, như nghẹn ngào trong cổ họng, không hay cũng chẳng dở.
“Hằng đêm nhớ mẹ, hoa Lupin lòe lòe nước mắt”.
“…………”.
Anh Dũng, hát đi, nhìn em làm gì, câu đơn giản như vậy không hát được? Thôi thôi, gỗ mục không thể khắc, tự em hát là được rồi.
“Ok, anh không hát, em hát”.
Điều chỉnh hô hấp, tôi nhẹ nhàng hát cho Trần Dũng nghe.
“Sao trên trời chẳng nói lời nào
Bé ngoan dưới đất chỉ muốn mẹ thôi
Hằng đêm nhớ mẹ, hoa Lupin lòe lòe nước mắt…”.
Kỳ quái, sao tôi cũng bị lạc giọng, Trần Dũng trước mắt dần dần mơ
hồ, dụi mắt, tay ướt nhẹp, tôi hơi hoảng, quay đầu che giấu hít hít cái
mũi, rồi lại quay về cười với Trần Dũng. “Vừa rồi không chuẩn bị tốt,
đồng diễn, đồng diễn”.
“Sao trên trời chẳng nói lời nào
Bé ngoan dưới đất chỉ muốn mẹ thôi
Hằng đêm…”.
Lại nghẹn, thanh thanh giọng, tôi bơm hơi cho bản thân, không sao hết, thất bại là mẹ thành công.
“Sao, sao trên bầu trời không nói lời nào
Bé ngoan dưới đất, dưới đất…”.
“Sao trên bầu trời, bầu trời…”.
Ngắn ngủn bốn câu mà tôi không hát được trọn vẹn, tôi cứ hát lại hết
lần này đến lần khác, mỗi lần càng cố gắng hơn, nhưng giọng hát không
nghe lời, nó phản bội ý chí của tôi, không chịu hát cho hết. Đến tận lúc anh ôm tôi vào lòng, gầm nhẹ thống khổ bên tai. “Đủ rồi, Ân Sinh, đủ
rồi!”. Tôi mới dừng lại, như một con rối gỗ mặc cho năm đầu ngón tay run rẩy của anh vuốt ve mái tóc, mặc anh ôm tôi khóc, lớn tiếng nói. “Đừng
hát nữa, Ân Sinh!”.
Ánh mắt rất cay, nhưng không có nước mắt, tôi tựa vào lòng anh, ngực
phập phồng như một chiếc lá khô, bất lực và tuyện vọng đong đưa.
“Ân Sinh, anh biết em khổ sở, khóc đi, đừng nhẫn nhịn, cứ khóc đi”.
Khóc? Thứ chất lỏng xa xỉ này sớm đã bị tôi dùng cạn, tôi chỉ có một
vấn đề, nó làm tôi phiền não không thôi, làm tôi mỗi ngày nôn nóng, ăn
không ngon ngủ không yên. Tôi ngẩng đầu, nắm tay áo anh giật giật.
“Anh Dũng, anh nghĩ cục cưng có nhớ em không? Hằng đêm nó có hận em không?”.
“Ân Sinh!”. Nắm lấy cằm tôi, Trần Dũng hét lên, không thể tiếp tục
nữa, anh đau đớn nhìn tôi, hai giọt nước mắt chảy dài từ hốc mắt, nhỏ
lên má tôi, ẩm ướt và nóng.
Anh Dũng, như vậy không đúng, đàn ông đàn ang, sao lại khóc thế? Đầu
óc hơi hỗn loạn, tâm tư của tôi dần tập trung đến hai hàng nước mắt,
càng nhìn càng chướng mắt. Tay bị anh nắm chặt, không dùng được, nghĩ
nghĩ, tôi sát lại gần, mặt dán mặt, cọ cọ. Chùi hết nước mắt của anh,
chà sát vết thương cho anh, tôi nói vào lỗ tai của anh thật nhẹ nhàng,
dụng tâm an ủi. “Anh Dũng, đừng khóc, đừng khóc…”.
Thời gian lặng lẽ trôi, anh ôm tôi, tôi ôm anh, người trong lòng người, cho nhau an ủi.
“Đúng, không khóc, không khóc”. Dường như qua rất lâu, lại dường như
chỉ ngắn ngủi vài giây, anh buông tôi ra, quay đầu lau nước mắt, khi anh quay lại trên mặt đã là ánh dương rực rỡ. “Ân Sinh đừng nghĩ loạn, tiểu tử thối nếu dám hận em, anh là ba nó chắc chắn là người đầu tiên đét
đít nó!”. Kéo tôi, anh cố chấp lại nhét tôi vào lồng ngực lần nữa. “Chưa kể cho em, mấy bữa trước anh nằm mơ”. Anh kéo cao chăn, cuốn tôi lại.
“Anh nằm mơ thấy con chúng ta, nó mặt áo trắng, hai cánh thiên thần bé
tí sau lưng hăng hái đập đập, nó nói với anh : ‘ông già này, Thượng Đế
bận rất nhiều việc, con phải đi về trước giúp đỡ, bất quá con khảo sát
thấy nhà mình không tồi, chờ mấy ngày nữa xong việc con nhất định lại
đến, ông già nhớ nói với mẹ, dặn mẹ thoải mái đi, đừng nghĩ nhiều. Còn
nữa, trong lúc con không ở, ông già nhớ chăm sóc tốt cho mẹ, nếu lúc con về mẹ gầy nhom con sẽ tìm ông già tính toán sổ sách’ “. Kể xong, Trần
Dũng nhăn mày. “Bà xã, em thấy không, sinh con trai có gì tốt đâu, nó
gọi em là mẹ, nhưng gọi anh là ‘ông già’! Hơn nữa còn dám uy hiếp anh!
Ai nha trong nhà này anh còn địa vị gì nữa chứ, bà xã à, em phải làm chủ cho anh”.
Cúi đầu, một chiếc hôn ôn nhu đặt lên trán, anh nói chuyện, thanh âm
như nước suối reo giữa đêm. “Ân Sinh, cục cưng hiện tại đang ở trên trời chờ đợi, chắc chắn thằng bé sẽ quay lại, ông xã cam đoan với em, chờ
thêm vài năm điều kiện đúng lúc, nó nhất định sẽ trở về, cục cưng không
thể hận em, vì nó biết em là muốn tốt cho nó, thằng bé rất yêu em, thực
yêu em, thực yêu…”.
Tiếng nói nhỏ vụn trộn vào những cái hôn lên tóc tôi, cảm giác mọi
thứ đều tan ra, tôi ở trong lòng người đàn ông của tôi, sắp tan thành
một bầu nước xuân.
Cục cưng thật sự không trách tôi sao? Thằng bé thật sự báo mộng cho
Trần Dũng, nói rằng vài năm sau sẽ quay về? Thật thoải mái, thoải mái
đến muốn ngủ, đầu óc rỉ sét bắt đầu lay không động nữa rồi, thay vì tự
hỏi mãi vấn đề thâm thúy này không bằng lựa chọn tin tưởng chồng tôi,
tin tưởng người bị thương chắc chắn không thể thua kém tôi, còn tự tin
mạnh miệng vui cười, là người ôn nhu săn sóc tốt nhất thế giới – Trần
Dũng.
Ngẩng đầu, tôi cũng hôn nhẹ cằm anh. “Ông xã, từ hôm nay trở đi anh
phải ăn thịt, cộng thêm mỗi ngày phải rèn luyện thân thể, không như vậy
không được, bảo bối tiểu tử đó, không cường tráng thì cứ đợi nó ăn hiếp
anh đi”.
“A?”. Anh cười, ánh mắt mị mị nheo lại thành hai vầng trăng khuyết. “Ân Sinh, em nghĩ thông suốt?”.
“Vậy, anh chịu ăn thịt?”.
“Được, anh ăn, chỉ cần em không có việc gì, anh ăn thứ gì cũng ăn”.
Thì ra ba chữ Niếp Ân Sinh rất có hiệu lực, vì tôi, khả năng tiềm
tàng của anh có thể được mở khóa. Sớm biết đã dùng nhiều hơn rồi, anh
nên may vài bộ đồ mới, nếu vừa rồi nói ra không biết có bị cho là vô
phép không nữa. Ánh mắt tôi dần khép lại, khóe miệng bất giác nhếch cao, tôi muốn ngủ, ngủ trong chăn đệm mềm mại, trong một vòng ôm, như một cô công chúa vô ưu vô lự.
Con yêu, vài năm sau gặp lại, mẹ chờ con.