Nhật Ký Sau Ly Hôn

Chương 17



Thứ sáu, ngày 9 tháng 11

Hôm nay tôi chạy vội về quê, ba mẹ vẫn còn buồn vì cái chết của Gia Gia. Ba
nói, “Đúng là một cô gái đã tông chết Gia Gia, cô ấy tên Từ Thành Phương, làm ở
cửa hàng rượu trên triền núi. Con cô ấy đang học trung học, ba năm trước cô ấy
đã ly hôn. Cả nhà sống nhờ vào chiếc xe honda ấy”. Nghe mẹ nói thế mà người tôi
vẫn cứ nóng ran như thể có thể đốt cháy tất cả mọi thứ. Một lúc sau tôi nói,
“Dù có như thế nào con cũng muốn người tông chết Gia Gia phải đền tội”. Mẹ tôi
nói, “Nhất định phải đòi cô ta bồi thường, lấy mạng đền mạng, đó là thuận theo
lẽ trời”.

Đến trưa tôi cùng ba đến đồn công
an, Tiểu Lý, người phụ trách vụ án của Gia Gia nói là, “Ngày hôm đó Thành
Phương phải đưa một người khách nước ngoài đến địa điểm du lịch, trên đường về,
cô ấy đi quá nhanh nên đã tông vào một cháu gái trên đường. Lúc đó thấy cháu bé
đi cùng với một ông lão, sợ phải chịu trách nhiệm, do dự một hồi rồi cô ấy bỏ
chạy. Lúc đó, cô ấy đội nón bảo hiểm nên không ai nhìn thấy. Mãi đến ngày hôm
qua, cô ấy mới gọi điện đến đồn cảnh sát thú tội. Cô ấy nói vì biết được người
chết là một đứa bé nên cô ấy không ăn ngủ gì được, lương tâm cắn rứt, nên cô ấy
đã…” Khi Tiểu Lý thuật lại chuyện này, tôi nhìn thấy mắt ba tôi ươn ướt, có lẽ
ông cụ đang tự trách mình. Tôi hỏi Tiểu Lý chỗ Thành Phương tạm giam. Tiểu Lý
nói, “Chúng tôi đã thẩm vấn cô ấy và chuẩn bị giao cô ấy cho tòa án xét xử. Căn
cứ vào hành vi này đã đủ để xử cô ấy vào tội giết người rồi. Hơn nữa, Bộ Công
an và Chính phủ từ trước đã có quyết định không cho chở khách đến các địa điểm
du lịch rồi, cho nên cô ấy cũng vi phạm quy định này nữa”. Tôi hỏi Tiểu Lý tôi
có thể gặp mặt cô ấy một lần không. Tiểu Lý đồng ý. Tiểu Lý dẫn tôi và ba vào
phòng tạm giam, trong phòng, tôi thấy Thành Phương đang ngồi gục đầu vào
giường. Tôi đứng ngoài cửa sắt còn cô ấy thì đứng phía trong, chúng tôi chỉ
thấy nhau qua cái ô cửa nhỏ. Tôi nói, “Tôi là mẹ của đứa bé mà chị đã tông
chết”. Cô ấy bán tín bán nghi nhìn tôi, rồi run rẩy, quỳ xuống, vừa khóc vừa
nói, “Tôi đáng chết, tôi xin lỗi chị”. Tôi lạnh lùng nói, “Chị quỳ làm gì, con
gái tôi có sống lại được đâu”. Chị ta khóc òa lên, “Tôi sợ tôi không gánh được
trách nhiệm này, tôi rất sợ. Lúc ấy tôi muốn đưa cháu đến bệnh viện, nhưng nghĩ
đến viện phí đắt đỏ và tiền phạt của công an, tiền bồi thường, tôi đã toát mồ
hôi. Đi được một đoạn rồi, tôi đã định quay xe lại để chở cháu đi bệnh viện.
Nhưng thấy đám đông người xúm lại, tôi đã do dự, tôi không đủ dũng khí. Chị ơi!
Chị tha thứ cho tôi nhé!” Tôi cũng khóc theo cô ấy, nhưng quay người đi, không
đành lòng nhìn cô ta khóc. Lúc này thì Tiểu Lý đến. Thấy tôi muốn bỏ đi, Thành
Phương đứng lên, tay đưa ra ngoài qua cái ô cửa nhỏ ấy như muốn níu lấy tôi,
miệng hét lớn, “Chị ơi! Tôi có tội với chị! Tôi xin chị! Tôi còn có con! Nó
đang đợi tôi ở nhà!” Tôi không nghe cô ấy phân trần nữa, tôi bỏ về mặc cho cô
ấy quỳ ở đó. Ba tôi cũng theo tôi về, ba nói, “Cô ấy cũng thật đáng thương!”
Nhưng mà luật pháp không thể dung tình cho kẻ đã cướp mạng sống đứa con gái nhỏ
dại của tôi.

Về đến nhà thì trời đã tối, mẹ đã
chuẩn bị cơm nước đâu đó sẵn sàng, chị Châu cũng có ở đó. Thấy tôi khóc, mẹ
cũng buồn theo. Tôi vội cười gượng nói, “Không có gì đâu mẹ!” Mẹ đã làm một bữa
cơm thật thịnh soạn nhưng tôi còn lòng dạ nào để ăn nữa kia chứ! Ba cũng không
nói lời nào. Một người mồm miệng liến thoắng như chị Châu mà cũng ngồi im. Tôi
nghĩ, nhìn thấy vẻ mặt của tôi như thế này, mẹ hẳn rất đau lòng, mấy ngày qua
mẹ đã đau buồn vì chuyện của Gia Gia nhiều rồi. Nên tôi giả vờ vui vẻ ăn uống
rất nhiệt tình. Thấy thế mẹ cũng vui, gắp thức ăn cho tôi đầy cả chén. Nhưng
tôi thì phải cố nuốt khổ đau vào lòng. Ba thì vẫn còn buồn, ba nói là mình
không đói, không muốn ăn. Ba muốn đi ngủ sớm. Tôi bảo mẹ hãy đi theo an ủi ba.
Chị Châu giúp tôi thu dọn chén bát rồi ra về. Một mình tôi ngồi đối diện với
chiếc máy vi tính mà viết những lời đau thương này.

Chủ nhật, ngày 11 tháng 11

Tôi về với cái tổ của mình, ngủ một giấc thật say, đến trưa thì ba gọi điện
thoại nói, “Cái chết của Gia Gia là do tai nạn giao thông, họ đã chuyển vụ án
cho cơ quan điều tra rồi. Mặc dù chúng ta không báo án nhưng họ vẫn thụ lý vụ
án này”. Tôi nói, “Con không muốn kiện cáo gì hết, chị ta đã vi phạm gì thì để
cho tòa án xử lý, con không để tâm đến. Gia Gia đã chết, bây giờ họ có xử như
thế nào thì Gia Gia cũng không thể sống lại được”. Ba nói, “Nhi! Chuyện đó,
thật ra là do ba không đúng, trước giờ ba rất muốn nói câu xin lỗi con nhưng ba
không thể nào thốt nên lời. Nhi con! Con có thể tha thứ cho ba được không?” Tôi
đáp, “Ba! Ba đừng tự trách mình như vậy. Đâu có ai muốn chuyện đó xảy ra! Ba
đừng nên quá đau buồn, con không trách ba đâu. Chuyện đã qua thì cho nó qua đi
ba. Con còn trẻ mà, con còn có cơ hội để làm mẹ nữa mà”. Đầu dây bên kia, ba
không nói lời nào. Tôi liền nói thêm, “Ba đừng như thế!” Gác điện thoại xuống
mà nụ cười của con cứ lởn vởn quanh tôi. Tôi lại cô đơn, sao nỗi cô đơn cứ xiết
chặt lấy tôi làm tôi muốn nghẹt thở. Tôi bèn lên mạng tìm bạn tâm sự để bớt buồn.
Trong chatroom có ba người đang nói chuyện, tôi vào chào họ. Họ hỏi tôi không
đi làm sao? Tôi nói là tôi đang thất nghiệp và đang được tự do.

Phù Nhi: Mình năm nay đã 26 tuổi
rồi, mình không muốn đi làm.

Tôi: Tại sao?

Phù Nhi: Bạn là nam hay nữ?

Tôi: Như cậu vậy!

Phù Nhi: Kết hôn chưa?

Tôi: Kết hôn rồi nhưng cũng ly hôn
rồi. Một cuộc hôn nhân đau buồn và nhiều n

Phù Nhi: Mình cũng đã từng yêu rồi,
nhưng chỉ chơi vậy thôi. Mình bỏ anh ta…

Sau đó chúng tôi kể cho nhau nghe về
chuyện của mình. Cô ấy an ủi tôi, cô ấy đưa cho tôi số QQ của cô ấy, chúng tôi
trở thành tri kỷ qua mạng. Đã rất lâu, rất lâu rồi tôi không cùng nói chuyện
với ai lâu và say sưa đến thế. Chúng tôi nói chuyện đến hơn 2 giờ trưa, Phù Nhi
nói bụng cô ấy đang “kháng kiện” (muốn ăn cái gì đó). Tôi cũng đã đói, nên gọi
điện xuống quán cơm đối diện để gọi cơm. Năm ngón tay tôi đã tê cứng vì đánh
máy quá nhiều, cầm đũa ăn cơm cũng không nổi. Phù Nhi lại gọi tôi, chúng tôi
tiếp tục tâm sự đến hơn 11 giờ đêm. Lúc này, điện thoại của tôi lại reo, Phù
Nhi gọi tới. Giọng cô ấy nghe rất dễ thương, cô ấy nói hôm nay là ngày cô ấy
vui nhất. Tôi nói tôi cũng thế. Phù Nhi người Nam Kinh, cô ấy hăm hở rủ tôi đến
Nam Kinh để phát triển sự nghiệp. Tôi đáp để vài ngày nữa xem sao, nếu như có
thể tôi sẽ đến đó. Sau khi tắt máy vi tính, tôi lại ngồi nhìn chăm chăm vào
điện thoại, có cái gì đó khoan khoái lạ thường. Tôi biết, tôi phấn chấn lên
được như vậy là do Phù Nhi. Tôi nên cảm ơn cô ta.

Thứ năm, ngày 15 tháng 11

Mấy ngày qua không ra khỏi cửa, ngày nào tôi cũng ngồi trước máy tính. Thế giới
muôn màu muôn vẻ của internet có thể tạm thời làm cho tôi vơi đi nỗi đau mất
con và nỗi trống trải trong lòng. Con người là vậy! Lúc có công việc, ngày nào
cũng đi làm rồi tan sở, đều đều nhàm chán thì muốn được tự do thoải mái. Nhưng
một khi đã thất nghiệp, đã được tự do rồi thì lại muốn làm việc, muốn được bận
rộn. Bây giờ tôi là người như vậy. Cả ngày lên mạng tôi đã thấy chán rồi! Bỗng
nhiên Hiểu Lâm gọi điện đến hỏi tôi mấy ngày qua đã đi đâu mà chị ấy tìm không
ra. Chị ấy còn hỏi tôi chuyện của Gia Gia xử thế nào rồi. Tôi trả lời, “Thì cái
gì nên làm cũng đã làm hết rồi”. Nghe giọng điệu của tôi như vậy, Hiểu Lâm cũng
buồn. Chị nói, “Nhi!… Không phải là chị trách gì em, nhưng có lúc em tỏ ra
rất là vô tình”. Tôi hiểu ý Hiểu Lâm muốn nói gì. Tôi nói “Em cũng chẳng biết
nên giải thích thế nào với ch nữa? Chứ chị thấy em là người như thế

Hiểu Lâm không nói đến chuyện này
nữa, mà nói ngày mai chị định về khu mỏ XX, đi lâu như vậy rồi, không biết sức
khỏe của con cái ra sao nữa.

Tôi nói, “Được đó, về là đúng rồi”.
Hiểu Lâm hỏi, “Em về cùng chị nhé? Dù sao đi nữa thì bây giờ em cũng đang rảnh
rang, đi đâu đó thư giãn thì tốt hơn”.

Tôi nghĩ một lát rồi nói, “Thôi chị
ạ, em đi cùng sẽ ảnh hưởng đến chuyện của chị”.

Hiểu Lâm nói, “Không sao đâu, em
cũng chưa đến đó bao giờ mà”.

Tôi nói, “Thôi, em không muốn đi,
chị đi với Đạt Minh không phải sẽ hay hơn sao?”

Hiểu Lâm nói, “Đạt Minh lại càng
không thể đi được”. Hiểu Lâm nghĩ một chút rồi nói tiếp, “Thôi được rồi, em
không muốn đi thì chị cũng không ép làm gì”.

Đặt máy điện thoại xuống, tôi lại
cảm thấy hơi hối hận. Khi Gia Gia mất, Hiểu Lâm đã bỏ cả chuyện làm ăn để đến
bên tôi, giúp tôi vượt qua được nỗi đau mất con, giờ người ta rủ đi chơi một
chuyến mà tôi cũng không chịu, tôi như vậy thì coi có được không cơ chứ.

Nghĩ như thế tôi liền gọi ngay cho
Hiểu Lâm nói là tôi sẽ đi, nhưng lại bị kẹt điện thoại nên tôi cũng thôi luôn.

Thật ra thì nguyên nhân mà tôi không
muốn đi cũng chẳng phải là do tôi vẫn đắm mình trong nỗi đau mất đi bé Gia Gia,
tôi vốn không có tâm trạng cứng nhắc như thế

Tôi chẳng có tâm trạng nào để làm
bất cứ chuyện gì nữa cả ngoài việc tán gẫu trên trang web “Khi con người ta đến
tuổi trung niên”, tìm đại một người đàn ông để trò chuyện, nghe anh ta kể chuyện
tình cảm của mình. Mãi đến hơn hai giờ sáng thì anh ta mới kể xong chuyện, tình
yêu là cái quái gì cơ chứ? Sao đàn ông, đàn bà trên đời này đều khổ sở, mệt mỏi
vì tình thế nhỉ?

Cứ như lời của Trần Minh hát Yêu thì
yêu đi, còn hối hận nữa làm gì?Nếu không yêu thì sẽ không có gì phải hối tiếc
sao? Không đâu, nhiều khi còn hối hận hơn nữa đấy.

Thứ ba, ngày 20 tháng 11

Hiểu Lâm từ khu mỏ XX đã về.

Trong điện thoại chị nói, “Tuyết
Nhi, chị định học kì sau sẽ rước con lên đây học, nhưng thằng bé lại không chịu
lên, em nói xem chị có phải là…”

Tôi nói, “Xem ra thì trong mắt con
trai chị, chuyện chị ly hôn lại có ảnh hưởng không hay như thế. Nó đã hiểu
chuyện rồi, với lại ba nó thể nào chả nói xấu chị với nó. Bởi vậy có lẽ nó hận
chị rồi đấy. Ly hôn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của con cái, tính
cách của những đứa con trưởng thành trong gia đình tan vỡ sẽ có những nét dị
dạng, những điều này chúng ta đều rõ cả mà”.

Hiểu Lâm nói, “Lúc trước, khi em
muốn đi Quảng Châu, chị còn khuyên em là không nên làm ảnh hưởng đến sự trưởng
thành của Gia Gia, thế nhưng chính chị lại chẳng nghĩ đến những điều đó, chị
chỉ mới đi có hai tháng thôi mà thằng bé đã giận chị đến vậy rồi”.

Tôi nói, “Chị phải hiểu cái cảm giác
bị bỏ rơi nó như thế nào chứ, chị ly hôn rồi bỏ đi, xem ra thì có vẻ bình
thường, nhưng thực tế thì chị đang bỏ rơi chồng và con đấy, chị hiểu không? Là
bỏ rơi đó”.

Hiểu Lâm nói, “Tuyết Nhi ơi, em nói
xem chị nên làm gì đây?”

“Làm gì ư? Chị có muốn cứu vãn cuộc
hôn nhân này không?”

Hiểu Lâm có vẻ căng thẳng, “Vậy phải
làm sao đây hả, Tuyết Nhi, em góp ý cho chị với”.

Tôi nói, “Giờ thì em cũng chưa nghĩ
ra cách gì hay cả, những gì đã mất rất khó mà tìm lại được, nhất là chuyện tình
cảm. Còn chuyện bị bỏ rơi thì em rất có kinh nghiệm, cho nên em nghĩ là chị
muốn bù đắp lại cũng khó lắm, có lẽ cần phải có thời gian chị ạ”.

Hiểu Lâm chẳng nói gì cả. Tôi lại
nói tiếp, “Chị Hiểu Lâm à, cũng đừng quá tự trách mình như thế, những việc của
quá khứ thì làm sao cứu vãn được, thôi thì mình nên quý trọng cuộc sống hiện
tại, chị và Đạt Minh vẫn tốt chứ?”

Hiểu Lâm nói, “Ừ thôi được, chẳng
qua là hôm nay tâm trạng của chị xấu quá, làm Đạt Minh cũng buồn lây”. Trong
điện thoại lại vang lên giọng của Đạt Minh, “Em Tuyết Nhi ơi, có khỏe không?”
Tôi cự, “Anh trở thành anh tôi từ khi nào ấy nhỉ?”

“Ê ê, sao em lộn xộn vậy, anh bây
giờ là chồng của chị họ em đấy nhé”. Tôi nói, “Anh rể ư, anh rể cái con khỉ,
chưa chắc là chị Hiểu Lâm của tôi sẽ lấy cậu đâu nhá”. Đạt Minh nói, “Làm gì có
chuyện ấy, em cứ đợi mà coi, anh rất có lòng t

Đạt Minh nói, Thành có gọi điện đến
hỏi thăm chuyện của tôi. Thành nói, sau khi xem nhật ký của tôi xong, cũng rất
đau lòng về cái chết của Gia Gia. Thành kể có gửi mail cho tôi, không biết tại
sao lại nói là hộp mail của tôi đã hết hạn rồi nên không thể gửi được. Thành
định gọi cho tôi, nhưng sợ hỏi đến chuyện của Gia Gia lại làm tôi đau lòng.

Tôi nghĩ cái cậu Thành ấy cũng hay
thật đấy, anh ta sống hạnh phúc rồi thì liền quên béng luôn tôi. Tôi nói với
Đạt Minh, tôi sẽ gọi cho Thành.

Thứ hai, ngày 26 tháng 11

Trời âm u

Có hai người nọ yêu nhau, thường
cùng nhau ngắm hoàng hôn, rồi sau đó cùng cầu nguyện được sống thật hạnh phúc
bên nhau. Thế nhưng vào một ngày kia, chàng trai không may mắc bệnh nan y. Cô
gái tuyệt vọng liền đến hỏi Thượng đế, phải làm sao để có thể cứu được người
yêu của mình. Thượng đế nói, chỉ có một cách thôi, con phải biến thành một con
bướm, trong vòng ba năm, con không thể gặp anh ấy với hình dạng con người được,
cũng không thể nói chuyện với anh ấy được, chỉ cần con làm được như thế thì sẽ
cứu được anh ấy. Cô gái chấp nhận. Cô yêu anh còn hơn cả mạng sống của mình.
Thế là cô gái biến mất. Chàng trai rất đau lòng, hàng ngày chàng đến bãi biển
mà họ đã từng nguyện ước để nhớ về cô.

Cánh bướm ấy cứ nhẹ nhàng bay quanh
anh, nó nghĩ, chỉ cần ba năm thôi thì chúng ta lại có thể ở bên nhau được rồi.
Anh có biết là em yêu anh lắm không?

Cứ thế từng ngày từng ngày trôi qua,
thời hạn ba năm ngày càng gần hơn. Trong lòng bướm tàn đầy niềm hy vọng. Nhưng
một ngày nọ, tại bãi biển mà họ đã từng ước nguyện, con bướm vô cùng đau xót
khi trông thấy bên cạnh người yêu của nó là một người con gái khác. Con bướm
nhẹ nhàng bay tới bên chàng trai, nghe anh nói với cô gái rằng, “Anh đã từng
yêu một người con gái, nhưng cô ấy lại đột ngột mất tích. Thật may là em xuất
hiện, xoa dịu đi nỗi đau của anh”. Con bướm nghe thấy như thế thì vô cùng đau
đớn và lặng lẽ bay đi luôn.

Chàng trai sắp cùng cô gái ấy kết
hôn, cũng chính ở nơi giáo đường mà anh đã từng nói sẽ kết hôn với cô. Con bướm
trân trân nhìn anh trao nhẫn cho cô gái. Nước mắt nó tuôn rơi, chầm chậm bay
đi, nhẹ nhàng đậu lên vai anh, sau đó nghe anh nói,… “tôi đồng ý lấy em làm
vợ!”

… Thế là con bướm chẳng còn biết
gì nữa cả…

Thượng đế thấy con bướm đau lòng đến
thế, liền nói với nó, “Con đã hy sinh cho anh ta nhiều đến vậy mà anh ta chẳng
hề hay biết, lại lấy người con gái khác, bây giờ thì con có thể quay trở lại
hình dáng con người rồi, không cần phải làm bướm nữa đâu…”

Con bướm lắc đầu, “Không, hay là con
cứ làm một cánh bướm vậy…”

Đó là câu chuyện mà người bạn trên
mạng tên là Phù Nhi kể cho tôi nghe. Câu chuyện thật buồn, đọc xong lòng tôi
trĩu nặng, một sự trĩu nặng khó diễn tả thành lời.

Câu chuyện này có tên Đã từng có
cánh bướm nào đậu trên đôi vai của bạn chưa? Phù Nhi nói, cô ấy chính là cánh
bướm ngốc nghếch ấy đấy.

Tôi nói, tại sao trong chuyện tình
cảm, phụ nữ luôn là người sẵn sàng hy sinh tất cả, những câu chuyện tình cảm
của phụ nữ thường luôn thê lương như vậy, sự chung thành và sự cống hiến của
phụ nữ đối với tình yêu luôn vượt qua sinh mệnh của họ.

Phù Nhi nói, hãy xem câu chuyện cảm
động và buồn bã này đi, lúc nào phụ nữ cũng là người hy sinh, sao đàn ông lại
không làm như thế được cơ chứ? Muốn có được người phụ nữ nào đó thì họ luôn
dùng lời ngon ngọt, làm người kia hài lòng, mãn nguyện. Đến khi người phụ nữ
bắt đầu mê muội vì tình yêu thì đàn ông lại chẳng thèm đoái hoài gì đến tình
cảm của người phụ nữ. Trong chuyện tình cảm, đàn ông chỉ muốn nhận mà thôi.

Tôi không hiểu Phù Nhi đang nói
những gì, giống như một nhà triết học vậy, cứ như là đang trút hết bất mãn ra
khỏi con tim vậy. Thật ngạc nhiên là cô ấy còn trẻ vậy mà sao tâm trạng đầy
chua xót.

Phù Nhi nói, “Chị Tuyết Nhi à, em
chính là cánh bướm tội nghiệp, là cánh bướm đã bị thương ấy đấy”.

Phù Nhi kể rằng, cô từng được một
người đàn ông đã có vợ yêu thương, cô cũng rất yêu anh ta, anh ta cũng hứa là
sẽ ly dị vợ rồi cưới Phù Nhi làm vợ. Phù Nhi đã sống trong những lời đường mật
của anh ta, đã sống kiểu “già nhân ngãi non vợ chồng” với anh ta ba năm nay.
Phù Nhi chỉ mới 23 tuổi, và từng phá thai một lần. Quay nhìn lại thì anh ta vẫn
đang rất hạnh phúc vui vẻ bên vợ, còn Phù Nhi thì lại cô đơn lẻ loi một mình
trong gian phòng nhỏ, nước mắt thường tuôn rơi vì thương cho thân phận mình.
Phù Nhi đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho tình yêu, bây giờ thì
trắng tay.

Tôi khuyên, “Phù Nhi ơi, hãy cứng
rắn lên, đừng trở thành nô lệ của tình yêu nữa”.

Phù Nhi nói, “Tại chị không biết đấy
thôi, trong lòng em đau xót lắm, em cũng muốn cứng rắn lên nhưng lại không làm
được…”

Phù Nhi vội vã thoát khỏi mạng.

Tôi ngây người ra trước máy tính một
hồi lâu mới định thần lại, tôi lại vào QQ một lần nữa để xem phần ghi nhớ câu
chuyện bươm bướm mà Phù Nhi đã kể, trong bóng tối mờ ảo ấy, tôi dường như cũng
trở thành một con bướm, một con bướm có bề ngoài thật xinh đẹp nhưng trong lòng
lại mang một vết thương mệt mỏi đớn đau.

Phù Nhi à, tối nay em sẽ bay đến đâu
chứ? Em cũng vẫn đậu trên vai người đàn ông ấy ư?

Thứ năm, ngày 29 tháng 11

Tối hôm qua, trò chuyện trên mạng với Phù Nhi cả đêm.

Phù Nhi nói, “Chị Tuyết Nhi, chị vẫn
ở vậy à?”

Tôi biết thật ra thì Phù Nhi cũng
chỉ sống có một mình mà thôi. Cô là bồ nhí của người ta, có chung một người đàn
ông với một người phụ nữ khác, nhưng cái thứ tình cảm anh ta dành cho Phù Nhi
dường như chỉ là một sự bố thí mà thôi.

Phù Nhi nói, “Chị Tuyết Nhi này, chị
cứng rắn hơn em nhiều, chị dám yêu dám hận, còn em thì, ngoài chuyện đau khổ
một mình ra, chẳng tìm thấy cách nào hay hơn cả”. Tôi không biết nên an ủi Phù
Nhi như thế nào nữa, thật ra thì cả hai chúng tôi đều là người bị hại trong
tình yêu.

Mãi đến lúc trời sáng tôi mới thoát
khỏi mạng, gọi điện thoại kêu một hộp cơm để ăn rồi sau đó muốn ngủ thiếp đi.

Nhưng, càng nghĩ thì lại không ngủ
được, nằm trên giường, mặc dù mí muốn sụp xuống nhưng trong đầu thì luôn thấy
hình ảnh một cánh bướm xinh đẹp đang bay lượn, ánh mắt đau buồn của Phù Nhi cứ
như lượn lờ đung đưa trước mắt tôi, không tài nào gạt đi được.

Đột nhiên tôi nghĩ đến Minh Quyên,
vào chiều tối hôm đó, cái người mà tôi thấy ở trước cửa quán rượu có thật là
Minh Quyên không nhỉ? Chẳng phải Quyên hiện đang ở trong trại cai nghiện sao?
Sao lại ra ngoài được chứ. Tôi liền gọi đến trung tâm cai nghiện để hỏi thăm
Minh Quyên, người ở phòng trực ban của trung tâm cai nghiện nói là không biết. Thế
là tôi đành phải đích thân đi thôi. Đã lâu rồi tôi chưa gặp Minh Quyên, không
biết bây giờ cô như thế nào nữa?

Hơn một giờ trưa thì tôi đến trung
tâm cai nghiện, đến đó mới biết nửa tháng trước Minh Quyên đã ra trại rồi. Cái
cô Minh Quyên này thật tình, ra trại rồi mà cũng chẳng thèm báo cho tôi một
tiếng nữa, lúc đó thì tôi mới tin, người mà chiều tối hôm ấy tôi nhìn thấy ở
quán rượu Tân Trào chính là Minh Quyên.

Từ trại cai nghiện về, tôi không
biết nên làm gì nữa, nên đi đâu để giết thời gian bây giờ nhỉ. Ma xui quỷ khiến
tôi lại vào một quán rượu ở đường Sơn Tây, vì mới là buổi chiều nên trong quán
cũng vắng vẻ, chỗ quầy bar rượu có hai người đàn ông đang ngồi cười cười giỡn
giỡn với cô phục vụ quầy, thấy tôi vào nhưng họ vẫn tỏ ra rất thờ ơ, trong quán
rượu, âm nhạc dập dìu khắp phòng, mang lại cho người ta một thứ không khí ấm áp
ngọt ngào kỳ bí.

Tôi tìm một chiếc bàn trong góc để
ngồi, lúc đó tôi mới để ý thấy là ở trong mấy góc kín và tối có mấy cặp nam nữ
đang ôm ấp nhau. Người phục vụ đến, lịch sự hỏi tôi muốn dùng chi, tôi gọi một
ly rượu nho đỏ của Úc. Tôi buồn ngủ đến nỗi hai mí mắt cứ như là bị keo dán
dính lại vậy, tôi nhắm mắt lại, mặc cho tiếng nhạc saxophone thấm vào tai.

Lúc ấy có một chàng trai đến, ngồi
đối diện với tôi. Anh ta đặt cái hộp quẹt lên bao thuốc lá hiệu “Trà hoa”, tôi
chỉ liếc nhìn anh ta một cái và không thèm để ý đến nữa. Chàng trai trẻ ấy
không nhịn nổi liền hỏi tôi, “Chị gì ơi, chị đi một mình hay sao?”. Tôi cũng
chẳng nói gì hết. Anh ta lại hỏi tiếp, “Chị à, có rảnh không, c tôi phục vụ chị
không, tôi có thể trò chuyện với chị”. Tôi trừng mắt nhìn anh ta rồi nói, “Thôi
cám ơn cậu, tôi chỉ muốn được yên tĩnh thôi”. Anh ta lại nói tiếp, “Cứ một mình
như thế làm sao mà vui lên được, tôi không lấy nhiều tiền đâu, nếu cảm thấy
không hài lòng thì chị khỏi trả tiền cũng được”. Lúc ấy tôi mới biết cái gã này
là những người đàn ông chuyên làm cái nghề “Phục vụ nhu cầu tình cảm”, mà người
đời thường gọi là “trai bao”. Thường thì mấy gã “trai bao” này là những người
kiếm sống dựa vào tướng mạo và thân xác của mình, chuyên phục vụ cho những
người đàn bà có nhu cầu về tình cảm và sinh lý, so với mấy cô gái bán hoa thì
cũng là “đồng môn huynh đệ” cả thôi.

Cái gã trai này đúng là lì thật, đã
bảo không cần rồi mà gã vẫn cứ bám dai như đỉa, rồi lải nhải đủ chuyện, tức
giận tôi chỉ còn cách bỏ đi.

Ra khỏi quán rượu, trời vẫn chưa
tối. Một cơn gió lạnh ùa đến, tôi vội vã thắt lại chiếc khăn quàng cổ, tôi định
vào quán rượu để giết thời gian, nhưng thật ra, quán rượu lại không phải là nơi
mà những phụ nữ độc thân như tôi nên lui tới.

Tôi gọi điện cho Hiểu Lâm, muốn mời
Hiểu Lâm cùng đi đâu đó ăn, nhưng chị ấy nói là đang bận. Xem ra tôi lại phải
tiếp tục gậm nhấm nỗi cô đơn một mình rồi.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.