Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 40: Hồi thứ bốn mươi



Vương Quới xuống núi trước, vừa đi vừa nghĩ:

“Việc bắt một tên
lính Phiên, thì dễ như trở bàn tay. Còn bắt một con lợn trong dinh trại
chúng lại đâm ra rất khó dù chúng có nhiều lợn đi nữa lẽ nào chúng lại
chịu bán cho ta? Bằng đi cướp giựt thì biết chúng nhốt ở đâu mà giựt?
Huống hồ bảy mươi ngàn binh mã nó lại để cho ta giựt một cách dễ dàng
như vậy sao? Thôi để ta đi bắt một tên quân Phiên đem về thế lợn xem thử có được hay không?”

Nghĩ rồi giục ngựa xông đại vào dinh.Phiên
chẳng nói năng gì cả cứ việc vung đao xông thẳng vào dinh chộp bắt một
tên cặp vào nách giục ngựa lui ra chạy tuốt lên Hà Diệp lãnh.

Vừa gặp Ngưu Cao đi xuống, Ngưu Cao thấy Vương Quới không bắt lợn lại kẹp nách một tên tiểu Phiên mang về.

Ngưu Cao nghĩ thầm:

– Té ra lính Phiên đem thế lợn cũng được, vậy thì chắc là thế dê cũng
được, thôi ta đừng cho hắn lập công đầu, để ta cắt phứt cái đầu tên lính Phiên đi là xong chuyện.

Nghĩ rồi giả vờ nói đùa:

– Cha chả! Vương ca đi mau đến thế.

Vừa nói vừa giục ngựa đi sát mình Vương Quới, lén lén rút đao phớt ngang
một cái, lưỡi đao đã bén, mà động tác lại quá nhanh nên chiếc đầu tên
tiểu Phiên rớt dưới đất lúc nào Vương Quới không hay biết.

Khi về đến núi, Gia Cát Anh trông thấy vội hỏi:

– Vương huynh bắt lợn tế cờ về rồi đấy sao? Nhưng con lợn sao hình thù kỳ lạ vậy?

Vương Quới đáp:

– Con lợn Kim Phiên hình thù như vậy đó đệ ạ.

Gia Cát Anh nói:

– Đệ muốn nói tại sao con lợn lại mất đầu cơ.

Vương Quới quay lại xem rồi nói:

– Nếu vậy thì Ngưu Cao đã cắt mất rồi.

Dứt lời quăng cái thây đi, quay ngựa trở xuống định bắt đứa khác. Đi nửa đường lại thấy Ngưu Cao bắt được một đứa xách lên.

Ngưu Cao trông thấy Vương Quới thì gò ngựa đứng nép sang một bên đường nói:

– Vương ca, đệ nhường đường cho rộng để huynh đi đó.

Vương Quới nói:

– Thiệt trên đời này không có ai lòng gai, dạ độc như Ngưu đệ vậy, đã
muốn lập công đầu thì cứ lập chứ sao lại cắt đầu thẳng tiểu Phiên của ta vậy?

Ngưu Cao nói:

– Hành động ấy đệ quả có lỗi, xin chịu tội vây, nhưng cái công đầu ấy, xin Vương ca phải nhường lại cho đệ.

Vương Quới không thèm nói thêm tiếng nào nữa, giục ngựa đi liền, còn Ngưu Cao thì về đến trại liền kêu gia tướng trói tên tiểu Phiên lại, rồi vào
trướng bẩm:

– Tôi bắt được một con “dê” đem về phục lệnh.

Nhạc Nguyên soái truyền quân dắt con “dê” đem để sau dinh, Ngưu Cao lại bẩm:

– Con “dê” ấy là con “dê” biết nói.

Nhạc Nguyên soái nạt lớn:

– Hãy đi đi, chớ có nhiều lời.

Ngưu Cao vừa lui ra ngoài vừa cười tủm tỉm.

Nói lại việc Vương Quới chạy thẳng xuống dinh Phiên một lần nữa, vừa xông
vào dinh Phiên thì quân Phiên áp đánh. Vương Quới tả xung hữu đột một
hồi rồi bắt quách một đứa tiểu Phiên quay ngựa trở về. Khi Hồ Hãn hay
được thi Vương Quới đã lên khỏi Hà Diệp lãnh rồi nên theo không kịp đành phải thu quân trở lại, còn Vương Quới về đến đại dinh đem “heo” vào
nạp. Nhạc Nguyên soái bèn sai ghi công cho hai người.

Hôm sau Nhạc Nguyên soái thỉnh thánh thượng đến dinh để xem tế cờ. Các quan đại thần đều hộ giá ra khỏi Ngọc Hư cung.

Đến đại dinh, Nhạc Nguyên soái quỳ tiếp rồi vào dinh đem tiểu Phiên ra giết chết đặng thế làm “heo, dê” tế cờ xuất trận.

Nhạc Nguyên soái quỳ tâu:

– Ngày mai bệ hạ hãy ngự lên đài mà xem chúng thần giao chiến với Ngột
Truật. Xin Vương Nguyên soái báo công, còn Lý Thái sư thì ghi công cho
chư tướng.

Thiên tử nhận lời rồi các quan đại thần hộ giá về Ngọc Hư cung.

Nhắc về Ngột Truật đang ở trong dinh thương nghị với quân sư. Ngột Truật nói:

– Nhạc Phi đã khinh thường, sai tướng xuống núi bắt quân ta đem về giết
chết làm lễ tế cờ, ta giận căm gan. Nay ta muốn lên bắt lại của chúng nó vài tên đem về tế cờ để trả lại mối thù ấy.

Quân sư Hấp Mê Xi nói:

– Không được đâu Chúa công ạ! Nếu có thể lên núi bắt được quân chúng nó
thì cái núi này đã phá được lâu rồi. Chúa công chớ nên làm điều ấy sẽ
mang hại đấy.

Ngột Truật nghe nói nghĩ thầm:

– “Quân sư nói
cũng có lý lắm, hòn núi này lên sao được? Chi bằng sẵn có Trương Bang
Xương và Vương Đạt ở đây chúng cũng đều là Nam man và nhắm cũng không
còn dùng được việc gì nữa, hãy bắt nó giết đi tế cờ là xong?”

Cũng vì Trương Bang Xương và Vương Đạt lúc làm giám khảo tại Võ trường có
mắc lời thề rằng, nếu có ăn hối lộ thì ngày sau làm trâu làm dê cho
ngoại bang mà chết, cho nên ngày nay phải làm “heo dê” cho Ngột Truật tế cờ, thật là quả báo nhãn tiền, lời thề thốt trốn đâu cho khỏi?

Khi Ngột Truật tế cờ rồi, vội hiệp chư tướng trước Ngưu bì trướng ăn uống. Bỗng nghe quân sĩ vào báo:

– Có Nguyên soái Hấp Thiết Long trẩy thiết hoa xa đến. Hấp Thiết Long vào ra mắt, Ngột Truật truyền lệnh cho Hấp Thiết Long dẫn bốn đạo quân ra
tại phía tây mai phục. Hấp Thiết Long vâng lệnh đi liền.

Hôm sau đúng kỳ hẹn, Ngột Truật đích thân dẫn binh mã đến dưới chân núi khiêu chiến.

Nhạc Nguyên soái liền cắt đặt chư tướng gìn giữ mấy con đường hiểm yếu, đặt
thêm đá gỗ rất nhiều đề phòng quân Phiên có tràn lên thì lăn xuống, sai
Trương Khuê lo việc điều khiển ba quân, Trịnh Hoài giữ việc đánh chiêng
còn Cao Lũng thì cầm cây đại kỳ tư mạng.

Sắp đặt đâu đó xong xuôi
liền vung thương giục ngựa dẫn theo Mã Tiền Trương Bảo và Mã Hậu Vương
Hoành thẳng xuống giao chiến với Ngột Truật.

Bỗng thấy bên kia trận, Ngột Truật phi ngựa xông tới kêu to:

– Nhạc Phi, nay trong thiên hạ như Sơn Đông, Sơn Tây, Hồ Quảng, Giang Tây đều thuộc về ta cai quản cả rồi, còn chúa tôi ngươi quân sĩ không đầy
mười vạn lại bị ta vây khốn như vậy, lương thảo không đủ, chẳng khác nào cá nằm trong chậu, sao không đem Khương Vương ra và đầu hàng ta cho
rồi, nếu ngươi nghe lời ta thì sẽ chẳng mất ngôi Vương. Chẳng biết ngươi nghĩ sao?

Nhạc Nguyên soái chiếu đôi mắt sáng như đèn vào mặt đối phương, nói:

– Ngột Truật, bọn ngươi thật là những kẻ vô luân đã giam cầm thiên tử nơi sa mạc lại đuổi chúa ta nơi Hồ Quảng, nay tuy bổn soái binh ít nhưng
tướng mạnh rất nhiều, nếu chẳng giết hết bọn ngươi ta thề chẳng thu
quân.

Nói rồi hét lên một tiếng rung động cả cây rừng, giục ngựa
vung thương đâm tới tấp. Ngột Truật cả giận vung búa đón đánh, hai bên
đánh nhau ước chừng mười mấy hiệp, bốn phương tám hướng quân Phiên hò
hét vang dậy rồi ào lên một lượt đánh phá Ngưu Đầu sơn. Chư tướng đâu đó đều ra sức chống lại.

Nhạc Nguyên soái thấy thế khinh động thành nên đâm bậy một thương rồi quay ngựa trở về núi.

Trịnh Hoài xem thấy Nhạc Nguyên soái về rồi liền gióng chiêng thu quân. Cao Lũng thấy vậy nghĩ thầm:

– “Nhạc Nguyên soái đánh với Ngột Truật chưa đầy mấy hiệp mà bỏ chạy về
núi, thế thì võ nghệ của Ngột Truật giỏi lắm sao? Thôi, để ta đi đánh
thử với hắn một phen xem thủ ra thế nào cho biết”.

Nghĩ rồi nói với Trương Khuê:

– Trương huynh, xin cầm thế cây cờ này cho đệ một chút.

Trương Khuê vội bước đến giữ cờ. Cao Lũng vội vàng vung thương lên ngựa chạy
dông xuống núi. Lại vừa gặp Ngột Truật chạy lên. Hai đàng giáp mặt nhau, Cao Lũng nhằm ngay đầu Ngột Truật đâm tới một thương. Ngột Truật đưa
búa ngăn đỡ, ngờ đâu cây thương nặng không thể tưởng tượng được, Ngột
Truật không tài nào ngăn nổi, buộc lòng phải cúi thấp đầu xuống tránh
né, bị Cao Lũng đâm nhằm đứt tóc văng mũ. Ngột Truật thất kinh hoảng vía liền quay ngựa bỏ chạy.

Cao Lũng hét lên một tiếng rung đông hòn
núi Ngưu Đầu rồi giục ngựa đuổi theo, xê.lo thăng vào dinh Phiên, cây
thương trên tay Cao Lũng vừa chém vừa đâm, gặp quân Phiên thì rụng đầu
nát thây, gặp ngựa, ngựa chết, giết chết không biết bao nhiêu mà kể.

Cao Lũng trong lòng khoái chí cứ việc vào ra Tây dinh như vào chỗ không
người, giết đến nỗi quân Phiên kêu khóc ầm ĩ tiếng rú thất thanh thảm
khốc.

Khi mặt trời đã xế, Cao Lũng giục ngựa xông ra khỏi dinh
Phiên vừa muốn trở về núi lại thấy tại góc Tây Nam một tòa Phiên dinh,
chàng thầm nghĩ: “Lương thảo là căn bản của binh gia, chi bằng ta đến đó lấy lửa đốt cháy rụi để quân lính Kim Phiên không lấy chi ăn là thượng sách”.

Nghĩ rồi bèn giục ngựa xông lên phía Tây Nam đánh thẳng
vào kho lương của địch. Tiểu Phiên lật đật chạy vào phi báo. Hấp Thiết
Long vội thôi thúc quân sĩ đẩy thiết hoa xa ra.

Quân sĩ vâng lệnh
đẩy ào ra. Cao Lũng xem thấy loại xe bằng sắt đúc nặng lắm nên mỗi xe có đến bốn năm tên quân mới đẩy chạy được.

Cao Lũng lẩm bẩm:

– Xe gì lạ lùng vậy?

Vừa nói vừa lấy thương hất lên khỏi đầu ném ra phía sau xa hàng mấy trượng. Quân Phiên xem thế đều lắc đầu lè lưỡi Nhưng Hấp Thiết Long lại hối
quân đẩy cái khác ra. Cao Lũng hất luôn một hơi hết mười một cái Đến cái thứ mười hai Cao Lũng cũng hất luôn như trước, ngờ đâu con ngựa đã đuối sức bốn chân sụm xuống, miệng hộc máu ngã lăn khiến Cao Lũng bị sa
xuống đất bị Thiết Hoa xa đè chết.

Người sau thương tiếc Cao Lũng có thư than:

“Vì nước xả thân giữa sa trường

Ngàn thu còn mãi tiếng trung lương

Công danh chưa tạo hy sinh trước

Đáng mặt anh hùng một tấm gương”.

Khi Cao Lũng bị Thiết Hoa xa đè chết rồi, Hấp

Thiết Long vội đem thây dâng cho Ngột Truật và nói:

– Tên Nam man này có sức mạnh tưởng trên thế gian này không ai bì kịp. Nó đã hất đến mười một chiếc Thiết Hoa xa, thiệt quả là Sở Bá Vương tái
thế.

Ngột Truật truyền Hấp Thiết Hoa trở về lo sửa thiết hoa xa,
đồng thời sai tiểu Phiên dựng một cây cần thật cao tại trước dinh rồi
đem xác Cao Lũng treo lên trên đó làm lệnh.

Trong lúc Nhạc Nguyên
soái và chư tướng đang đứng trên núi để dò nghe tin tức Cao Lũng, bỗng
thấy phía trước dinh Phiên có treo một thây người. Ngưu Cao trông thấy
rõ ràng vùng la lên:

– Nguy tai rồi.

Vừa dứt lời, Ngưu Cao
giục ngựa chạy tuốt xuống núi, lúc ấy không ai có thể ngăn cản được,
Nhạc Nguyên soái bèn sai Trương Lập , Trương Dụng, Trương Bảo và Vương
Hoành, bốn người chạy bay xuống núi, lại sai Hà Nguyên Khánh, Dư Hóa
Long, Đổng Tiên và Trương Hiển chạy theo Ngưu Cao ứng cứu.

Chư tướng vâng lệnh xuống núi một lượt.

Ngưu Cao vì nóng lòng như lửa đốt, nên giục ngựa chạy xuống xông vào dinh
Phiên vung cặp giản bổ xuống như sấm sét, quân Phiên ngã lăn ra chết
hết, . Ngưu Cao chạy bừa lên, chạy thẳng một mạch đến chỗ cây cần, chàng rút gươm ra chặt một cái đứt tiện, thây rớt bịch xuống đất, Ngưu Cao
chạy lại ôm chầm nhìn vào mặt Cao Lũng rồi la lên một tiếng thất thanh
nhào lăn ra bất tỉnh nhân sự.

Quân Phiên thấy thế vừa muốn áp đến
bắt thì bọn Trương Hiến, bốn viên mã tướng và bọn Trương Lập cùng bốn
viên bộ tướng vừa đến kịp đánh lui quân Phiên.

Trương Lập và
Trương Dụng bảo vệ trước sau, Vương Hoành liền đỡ Ngưu Cao lên ngựa, còn Trương Bảo vác thây Cao Lũng dắt nhau chạy về.

Bọn Bình chương
hay được vội đuổi ùa theo bị bọn Hà Nguyên Khánh và Dư Hóa Long quay
ngựa lại đánh vùi một trận, đầu quân Phiên rụng lăn lông lốc, bọn sống
sót vội chạy về không dám rượt theo nữa. Chư tướng đều hiệp nhau chạy về Ngưu Đầu sơn. Đến lúc Ngột Truật hay được dẫn binh đến thì Tống tướng
đã lên núi hết rồi.

Ngột Truật thu quân trở lại, vừa đi vừa nghĩ:

– Bọn Nam man này thật dũng cảm và nghĩa khí quá, nó làm ta mất hai viên dũng tướng và hao tổn quá nhiều binh sĩ.

Rồi sai quân chôn cất thi hài quân lính và gìn giữ cửa dinh cho nghiêm ngặt.

Khi các Tống tướng cứu Ngưu Cao về đến núi, Ngưu Cao khóc rống lên rồi chết đi sống lại mấy lần, ai cũng phải rơi lụy. Cao Tông bèn hạ chỉ:

“Cao tướng quân vì nước bỏ mình, phải lấy ngự bào của trẫm mà khâm liệm rồi
tạm chôn trên núi này, chờ đến lúc thái bình sẽ đem về quê hương mai
táng”.

Nhạc Nguyên soái lại sai Thang Hoài đến dinh Ngưu Cao ngày
đêm khuyên giải sợ Ngưu Cao khóc thương sinh ra đau ốm. Thang Hoài vâng
lệnh bèn qua ở với Ngưu Cao.

Tối hôm ấy Ngột Truật đang ngồi ăn cơm, không biết nghĩ sao đập bàn đổ cả thức ăn rồi nói lớn:

– Thiệt là lợi hại.

Hấp Mê Xi thất kinh, hỏi:

– Chúa công nghĩ việc chi mà gọi rằng lợi hại?

Ngột Truật đáp:

– Ta nghĩ hôm nọ ta bị Cao Lũng đâm một thương thật may phúc quá, nếu
không thì bị rồi đời, hắn lại quăng luôn mười một chiếc Thiết Hoa xa
bằng sắt đúc nặng ngàn cân, thế không phải lợi hại là gì?

Quân sư Hấp Mê Xi nói:

– Dù hắn có lợi hại cho mấy cũng đã chết rục rồi, bây giờ tôi nghĩ ra một kế có thể bắt Ngưu Cao, Nhạc Nam man như chơi, chẳng hay chúa công ưng
bắt sống hay giết chết chúng?

Ngột Truật nghe nói lấy làm lạ, hỏi:

– Quân sư nằm mơ hay sao lại nói vậy? Hôm trước ta muốn bắt vài tên quân
của nó để tế cờ, quân sư lại cho rằng không thể bắt được một tên, nếu
cưỡng lên đó thì mang hại. Chỉ có vài tên tiểu tốt mà còn chẳng bắt được thay, huống hồ hôm nay quân sư lại đòi bắt đến chủ soái của chúng có lẽ quân sư nằm chiêm bao đó chăng?

Quân sư Hấp Mê Xi đáp:


Thưa Chúa công, tôi xin dâng Chúa công cái kế bắt Nhạc Phi. Đúng như
Chúa công nói, lên núi bắt một tên quân Nam man thì quả là khó thật,
nhưng muốn bắt Nhạc Phi, chỉ cần làm một việc thì dầu nó có tài thăng
thiên độn thổ đi nữa cũng không thoát khỏi tay tôi.

Rồi Mê Xi làm ra vẻ quan trọng, bắt đầu hiến kế.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.