Đứng trên bờ, Ngột Truật vô cùng giận dữ khi thấy con thuyền đã vượt qua tầm bắn của cung nỏ.
Ngột Truật quay lại hỏi quân sư:
– Bây giờ biết liệu sao đây?
Hấp Mê Xi đáp:
– Bất quá chúng trốn qua Hà Nam tìm Nhạc Phi là cùng, chúng ta cứ việc đến đó thì gặp.
Ngột Truật nói:
– Nếu vậy để ta dẫn binh đi trước đuổi theo chúng nó, còn quân sư ở lại thôi thúc lương thảo đem đốn cho mau.
Nói rồi Ngột Truật hô quân cứ dọc theo sông Tiền Đường đuổi theo. Đi được
hồi lâu bỗng thấy ba người dân chài đang đứng bờ sông câu cá, Ngột Truật hỏi:
– Ba vị đứng đây câu cá có thấy một chiếc thuyền chở bảy tám người đi ngang qua đây không?
Ba người đồng thanh đáp không nghĩ:
– Có, có chiếc thuyền chở độ bảy tám người già có, trẻ có đi ngang qua đây.
– Thế thì ba vị dẫn ta đuổi theo, nếu bắt được ta sẽ trọng thưởng.
Ba người kề tai nói nhỏ:
“Để ta lừa hắn chạy theo mé sông khi nước triều lên chết cho bõ ghét”.
Một người lên tiếng nói:
– Được ông hãy theo chúng tôi.
Rồi Ngột Truật dẫn binh theo ba người ấy chạy dọc theo mé sông. Chẳng bao
lâu bỗng thấy nước triều lên, sóng bủa dữ dội, dâng cao hơn mười trượng, sóng dữ cuồn cuộn như muôn ngựa phi nhanh. Chỉ vì tại chỗ sông Tiền
Đường này, nước thủy triều lên vô cùng nguy hiểm, chỉ trong giây phút
sóng bủa mịt trời, rủi đang đứng dưới mé sông không tài nào thoát khỏi.
Ngột Truật hoảng vía kinh hồn, vội quay ngựa chạy nhanh lên chỗ cao
đứng, còn cả vạn quân lẫn ba ông chài đều bị cuốn trôi theo dòng nước… Về sau mới biết ba người ấy là dân châu Kim Chúc, quyết liều chết cứu
chúa, nên giả làm kẻ chài lưới đánh lừa Ngột Truật. (Sau này Cao Tông
phong là Một Tràng Thổ Địa Châu Kim Chúc tam tướng công. Đến nay di tích ấy vẫn còn).
Ngột Truật biết mình lầm kế ông chài bị hao binh tổn tướng nên giận lắm, kế thấy quân sư hớt hải chạy đến, nói:
– Tôi nghe quân báo hết hồn hết vía, tuy hao hết một số quân nhưng Chúa
công bình yên vô sự là may lắm rồi, thôi bây giờ phải theo đến Hồ Quảng
bắt cho được Khương Vương để rửa hờn.
Nói rồi vội thôi thúc binh mã đuổi theo.
Cao Tông được hải thuyền cứu thoát, chạy một hồi, bỗng thấy một chiếc
thuyền lớn từ bên kia xăm xăm lướt tới Khi đến sát, mấy tên cường đạo từ thuyền lớn nhảy sang muốn ra tay, bỗng nghe các đại thần la lớn lên:
– Không được làm kinh động thánh giá.
Mấy tên cường đạo hỏi:
– Thánh giá nào, ở đâu?
Lý Thái sư nói:
– Ấy là vua Cao Tông Tống triều thiên tử đó.
Mấy tên cường đạo nghe nói vội chạy vào trong khoang thuyền bắt cả Cao Tông cùng các quan đại thần trói lại bỏ hết qua thuyền lớn giải thẳng về Xà
Sơn nạp cho một vị đại vương.
Vị đại vương ấy hỏi:
– Hôm nay nghe chúng bay bắt được ai đó.
Lâu la đáp:
– Chúng tôi bắt được Tống Triều hoàng đế.
Vị đại vương ấy nghe bốn tiếng Tống Triều hoàng đế lửa giận phừng lên, hét lớn:
– Hãy đem chém phắt cho ta!
Lý Can nói:
– Hãy khoan đã, chốn này là rừng biển chúng ta không có cánh bay đi đâu
mà sợ, hãy nói cho rõ ràng minh bạch, bọn ta có thù hận chi với ngươi,
thì dù có chết cũng cam lòng!
Đại vương ấy gật đầu:
– Được
rồi, muốn biết rõ căn nguyên bị bắt và cái chết của các ngươi, hãy theo
một tên đầu mục của ta đi ra ngoài kia xem thì biết.
Nói rồi cho gọi một tên đầu mục dẫn Vua tôi Cao Tông đi ra ngoài. Đến đây lại thấy hai bên vách đáy những bức tượng.
Lý Can hỏi tên đầu mục:
– Những bức tượng này là sự tích chi vậy?
Đầu mục đáp:
– Đó là sự tích Lương Sơn Bạc, Đại vương Tống Giang xuất thần. Còn đại
vương của ta đây chính là người ở Bắc Kinh rất có đanh vọng, xưng là
Lãng Tử Yến Thanh, vì thấy Tống đại vương một đời trung nghĩa lại bị
gian thần hại chết một cách oan ức, nên người vừa chán đời vừa căm hận
như vậy.
Lý Can nghe nói liền xem qua các bức tượng hồi lâu rồi gật đầu lẩm bẩm:
– Đúng là sự tích này đây.
Nói rồi tức khóc rống lên kể lể tiếc thương Tống Giang một bậc trung nghĩa
mà bị thác oan. Rồi lại nổi giận lôi đình mắng nhiếc Yến Thanh không
tiếc lời, Lý Can nhiếc:
– Yến Thanh, mi quả là đứa vong ân bội
chúa, đã bất tài chẳng biết làm sao giết cho được Thái Kinh và Đồng Quân là bọn gian thần để báo thù cho chúa minh, lại tham sinh úy, tử bỏ đến ở chốn này hưởng sự sung sướng một mình.
Lãng Tử Yến Thanh ngồi bên trong nghe Lý Can mắng nhiếc thậm tệ, không một chút tức giận lại nghĩ
thầm: “Lão già này mắng ta như vậy có lý lắm chứ chẳng phải không”.
Nghĩ rồi gọi đầu mục vào bảo:
– Ngươi hãy đưa bọn chúng xuống mé biển bỏ đó cho chúng đi đâu thì đi.
Đầu mục vâng lệnh dắt Vua tôi bảy tám người đem bỏ dưới mé biển rồi trở về
núi. Cao Tông cùng bọn đại thần nhìn nhau vừa khóc, vừa nói:
– Ở đây sông nước mênh mông, lũ cường đạo lại đem bỏ chúng ta chỗ này biết đường nào mà đi? Trước sau gì cũng chết đói.
Còn đang than khóc, bỗng thấy một chiếc thuyền lớn đang trương buồm xăm xăm lướt tới. Mấy vị đại thần mừng rỡ, đồng thanh kêu cầu cứu.
Chiếc thuyền lớn liền ghé lại lên bờ, bên trong có năm người ló đầu ra hỏi:
– Các ông muốn đi xứ nào?
– Chúng tôi muốn đi qua Hồ Quảng để tìm Nhạc Nguyên soái.
Năm người ấy ôn tồn nói:
– Vậy thì các ông hãy bước qua thuyền, sẵn có đồ điểm tâm đây xin hãy dùng cho đỡ đói, mấy anh em tôi sẽ đưa giùm cho.
Đang đói khát lại gặp cơm ngon, chúa tôi ngồi ăn ngon lành. Cao Tông nói:
– Trong thiên hạ lại có người tốt đến như vậy. Nếu trẫm về Triều được sẽ
phong quan cao chức trọng cho năm người này để đền ơn trả nghĩa.
Vừa nói đến đây, bỗng nghe dưới khoang thuyền có tiếng năm người nói vọng lên:
– Đã đến Hồ Quảng rồi, mấy ông hãy lên bờ đi.
Ai nấy đều ngạc nhiên hỏi:
– Có đâu lại đi mau như vậy? Xin các người chớ lừa chúng tôi.
Năm người ấy nói:
– Mấy ông cứ lên bờ xem có phải dây là Giải Bài quan đó không.
Bọn Lý Can vội phò Cao Tông lên bờ xem kỹ, thì quả nhiên chỗ này là Huỳnh
Châu Giải Bài quan thuộc địa phận Hồ Quảng, ai nấy mừng rỡ. Vừa muốn
quay lại để tạ ơn viên chủ thuyền thì con thuyền kia đã biến đâu mất
dạng, chỉ thấy giữa lưng trời có một đám mây, năm vị thần đang đạp mây
đi riu ríu.
Các quan đại thần nói:
– Bởi có thánh thiên tử nên mới có bá linh phù trợ, song chẳng biết năm vị tôn thần nào cứu chúa tôi mình vậy?
Cao Tông nói:
– Các khanh nên ghi nhớ lấy, chừng nào trẫm được hồi triều thì trẫm lập miếu thờ để đền ơn cứu nạn.
(Vì vậy nên sau này vua Cao Tông dời đô qua Lâm An có phong cho năm vị thần ấy là Ngũ Hiển Linh Quan, lập miếu tại Phổ Kế kiều mà thờ, đến nay
hương quả vẫn nồng đượm).
Khi vua Cao Tông cùng bảy viên đại thần
lên bờ rồi đi miết được nửa ngày thì gặp Trương Bang Xương, vua tôi mừng rỡ, Cao Tông hỏi Trương Bang Xương:
– Khanh có biết Nhạc Phi hiện nay ở tại đâu không?
Trương Bang Xương quỳ tâu:
– Nay Nhạc Nguyên soái đóng binh tại Đàn Châu, để hạ thần đi suốt ngày đêm đến đó triệu người đến đây gấp.
Vua Cao Tông mừng rỡ vô cùng, còn Trương Bang Xương thì ra phía sau nhà gọi gia tướng dặn dò phải canh phòng cho nghiêm ngặt không cho một ai thoát khỏi, rồi vào từ biệt Cao Tông nói dối ràng đi triệu Nhạc Phi nhưng lại đi thẳng qua dinh Hồ Hãn để báo tin và dẫn đến nhà mình bắt Khương
Vương.
Ngờ đâu Trương Bang Xương có người vợ cả là Trương thị tu
hành đã lâu, thường ngày tụng kinh niệm Phật việc nhà phó thác cho nhị
phu nhân là Từ thị cai quản.
Đêm ấy có con a hoàn đem việc Trương
Bang Xương bàn bạc với nhị phu nhân tìm cách giữ thiên tử lại và đi kêu
Hồ Hãn đến bắt. ả nghe rõ đầu đuôi nên thuật lại đầy đủ.
Trương thị phu nhân nghe nói thất kinh nghĩ thầm:
“Chúa tôi có nghĩa cả, sao lại có thể phản bội như vậy?”
Rồi chờ đến canh hai, lén đến thư phòng mở cửa khẽ gọi:
– Hãy dậy mà trốn đi cho mau.
Vua tôi nghe gọi bước ra hỏi, Trương thị phu nhân nói:
– Tôi là vợ Trương Bang Xương, vì thấy chồng tôi lập kế giam cầm thánh
giá lại đây rồi đi báo tin cho Hồ Hãn đến bắt, nên lập tức đến đây tin
cho chúa công biết để trốn đi cho chóng.
Cao Tông thất kinh nói:
– Trương tẩu có lòng cứu giúp, trẫm sẽ lo hậu báo.
Trương thị phu nhân nói:
– Xin chúa công hãy theo tôi.
Nói rồi Trương thị phu nhân dẫn Vua tôi ra phía sau vườn. Trương thị phu nhân quay lại nói:
– Cửa trước và cửa sau đều có người canh phòng nghiêm ngặt xung quanh thì có tường cao không thể ra được, chỉ có chỗ vườn hoa này phía sau có
vườn rau, xin Chúa công hãy trèo qua chỗ này mới thoát được.
Cao Tông cùng bảy viên đại thần ráng hết sức leo lên cây rồi chuyền qua bức tường thoát ra ngoài cắm đầu chạy miết.
Trương thị thấy chúa công đã đi rồi biết mình không thể nào sống nổi với
Trương Bang Xương nên cởi dây lưng cột trên cây đại thụ thắt cổ chết.
Hôm ấy Trương Bang Xương đến dinh Phiên báo cho Hồ Hãn, Hồ Hãn cả mừng lập
tức dẫn ba ngàn quân đến nhà Trương Bang Xương. Vừa bước vào khỏi cửa đã lớn tiếng hỏi:
– Nam man hoàng đế đâu? Hãy dẫn ra đây cho mau.
Trương Bang Xương liền dẫn bốn gia nhân chạy vào thư phòng thấy cửa phòng mở
toang mà Vua tôi Cao Tông đã đi đâu mất tự bao giờ, trong lòng thất
kinh, chạy đi tìm kiếm dáo dác. Chạy ra tới sau vườn trông thấy trên đầu tường có dấu người leo, liền nói:
– Ôi thôi, không xong rồi!
Vừa quay lại thì thấy Trương thị phu nhân chết treo trên cây, Trương Bang Xương hiểu ngay nghiến răng nói:
– Thế thì con mụ này nó đã làm hỏng việc đại sự của ta rồi!
Rồi rút gươm cắt lấy đầu Trương thị đem dâng cho
Hồ Hãn và bẩm:
– Vợ tôi đã thả Khương Vương đi rồi cho nên tôi phải chém đầu nó vào đây mà chịu tội.
Hồ Hãn nói:
– Nếu vậy chắc bọn chúng đi cũng chưa xa, ngươi hãy đi trước dẫn đường
cho ta theo chúng. Còn ngươi đã quy thuận theo ta rồi thì nay có ở đây
cũng vô ích, chi bằng theo ta trở về bổn quốc thì hay hơn.
Nói rồi liên tịch thu hết gia sản của Trương Bang Xương còn nhà cửa thì đốt
cháy rụi. Trương Bang Xương lấy làm tức giận song chẳng dám hé môi buộc
lòng cắn răng chịu vậy.
Sau khi tịch biên hết gia sản, ba quân đốt nhà, đốt cháy cả Từ thị phu nhân nên Trương Bang Xương uất ức lắm nhưng cũng gắng gượng đi theo Hồ Hãn.
Nhắc lại Cao Tông và các đại thần chạy miết quá nửa đêm mới tìm ra đại lộ. Lại gặp Vương Đạt đang phi
ngựa qua nhà Trương Bang Xương để bàn bạc việc đầu Kim, nên vừa trông
thấy Vua tôi Cao Tông lòng mừng khấp khởi, liền vội vàng xuống ngựa giả
vờ thất kinh, quì mọp xuống bên đường, tâu:
– Tại sao chúa công đến nỗi này?
Lý Can bèn đem chuyện thất thủ Kim Lăng thuật lại một hồi.
Vương Đạt nói:
– Nếu vậy thì nhà thần cũng gần đây, xin bệ hạ hãy đến đó dùng cơm rồi thần sẽ đưa bệ hạ đến Đàn Châu tìm Nhạc Nguyên soái.
Cao Tông nghe lời, bảo mấy vị đại thần cùng theo về nhà Vương Đạt.
Về đến nơi, vừa mới bước vào, Vương Đạt liền hô gia đinh bắt Cao Tông cùng bảy viên đại thần trói lại, giam cầm phía sau vườn rồi nhảy lên ngựa
chạy miết đến dinh Hồ Hãn báo tin.
Vương Đạt có người con tên là
Vương Hiếu Như đang ở tại thư phòng đọc sách nghe thư đồng nói rằng cha
mình đã bắt vua Cao Tông cùng mấy vị đại thần giam cầm phía sau vườn để
đem dâng cho quân Kim lập công. Chàng vội chạy thẳng ra sau vườn hét gia đinh bảo thả hết Vua tôi Cao Tông rồi dắt ra ngả sau tìm đường cho chạy trốn.
Vương Hiếu Như đưa vua đi chưa được bao xa, lại thầm nghĩ:
“Ta là dân của nước Tống mà không được đem thân bảo vệ xã tắc quả là bất
trung, lại chẳng tuân mệnh cha ấy là bất hiếu như vậy còn sống trên cõi
đời này làm gì nữa?”
Nghĩ rồi nói với Cao Tông:
– Bệ hạ ơi, tôi chính là con kẻ tôi gian, không có quyền đi xa hơn nữa!
Nói vừa dứt lời, liền nhào đầu xuống khe suối tự vẫn mà chết.
Vua tôi thấy vậy xót thương than thở một hồi rồi tiếp tục chạy.
Khi Vương Đạt bắt được vua tôi Cao Tông rồi lật đật chạy đến dinh Hồ Hãn,
đi dọc đường lại gặp Trương Bang Xương liền cùng đi đến dinh Hồ Hãn và
báo tin:
– Cao Tông và các quan của hàn bị tôi bắt trói tại phía sau vườn, nên đến đây báo để chúa công đến bắt.
Hồ Hãn cả mừng vội theo Vương Đạt về nhà, chẳng ngờ gia nhân chạy ra bẩm:
– Công tử đã thả Cao Tông ra và dẫn đi trốn mất rồi.
Hồ Hãn nghe nói nổi giận truyền tịch biên hết gia sản của Vương Đạt và đốt cháy hết nhà cửa lẫn thê tử rồi bảo Trương Bang Xương và Vương Đạt phải dẫn đường rượt theo bắt Cao Tông.
Vương Đạt uất ức nghĩ thầm:
– “Nếu ta sớm biết Hồ Hãn là đứa độc ác như vậy thì không đời nào ta chịu làm gian thần, làm nô bộc cho hắn. Vương Hiếu Như có một tên gia tướng
tên là Vương Đức Thọ nghe chủ mình đã thả Cao Tông và dẫn đi trốn rồi
nên muốn trốn theo chủ mình, chẳng dè Vương Đạt ngó thấy lại nói với Hồ
Hãn:
– Tên chạy phía trước kia là gia tướng của nhà tôi, hắn tên
Vương Đức Thọ, vốn thuộc đường sá lắm, nếu hắn mà dẫn đường đi bắt
Khương Vương thì hay biết bao nhiêu.
Hồ Hãn nói:
– Nếu vậy hãy kêu hắn trở lại.
Vương Đạt liền gọi Vương Đức Thọ lại ra mắt Hồ Hãn. Hồ Hãn liền sai Vương Đức Thọ cưỡi ngựa đi trước làm hướng đạo.
Vương Đức Thọ nói:
– Trời mưa đường trơn,quân bị ngã chết nhiều quá, mà chúng nó có chạy đi
đâu cũng không khỏi tay ta. Vậy bây giờ cứ việc kéo vào Ngưu bì trướng
tránh mưa đã, chờ cho trời tạnh rồi sẽ đuổi theo bắt.
Vua tôi Cao
Tông leo một hồi lâu đến một chỗ bình địa, trên ấy có một tòa Linh Quan
miếu bỏ trống, không một bóng người, phần thì quần áo ướt đầm, bèn tính
dắt nhau vào đó trú mưa, chờ cho tạnh mưa rồi sẽ liệu cách khác. Sự việc này xin dừng lại, để nói qua việc Nhạc Nguyên soái ở Đàn Châu.
Hôm ấy Nhạc Nguyên soái đang ngồi trong trướng thương nghị cùng các tướng, bỗng nghe quân thám tủ về báo:
– Ngột Truật phân binh làm năm đạo tấn công vào Trung Nguyên: Đỗ Sung đã
nộp Trường Giang, đầu hàng quân Kim, Kim Lăng thất thủ, vua và sáu viên
đại thần chạy trốn không biết đi đâu.
Nhạc Nguyên soái nghe báo kinh hãi vô cùng, cất tiếng than:
– Thánh thượng nuôi chúng tôi làm gì đây?
Nói đến đây vội rút gươm ra toan tự vẫn. May thay có Trương Hiển và Thi
Toàn lẹ tay lướt tới, một người thì ôm ngang lưng, một người nắm cánh
tay cản lại nói:
– Nguyên soái hành động như vậy không đúng tý nào cả. Nay thánh thượng ty nạn chạy ra ngoài, sao chẳng đi bảo giá lại đi
hủy mình thì sao gọi là bậc trượng phu.
Nhạc Nguyên soái nói:
– Lời xưa có nói, hễ Chúa bị nhục thì tôi phải chết, nay thánh thượng
không biết lưu lạc nơi nào, phận làm tôi này còn sống làm gì?
Gia Cát Anh bước tới nói:
– Xin Nguyên soái chớ phiền, tôi và Công Tôn Lang rất thạo việc làm lễ
cầu tiên thánh, chúng ta hãy thành tâm cầu tiên hỏi xem chúa thượng hạ
lạc nơi nào để cùng nhau đi bảo giá.
Nói rồi sai quân đặt bàn
hương án, Gia cát Anh và Công Tôn Lang ra vái lạy thần tiên cầu chỉ bảo. Chỉ trong giây phút, thấy cờ rung động viết ra bấn câu thơ:
“Lạc nhựt ánh Tương, Đàn
Tôi ngôi hành lộ nan
Tốc triển càn khôn thủ
Mít tích tại cao sơn”
Nhạc Nguyên soái suy nghĩ một hồi rồi nói:
– Đây quả là thần tiên mách bảo, cho ta biết thánh thượng ở hai nơi Tương Châu và Đàn Châu, lại ở trên núi, nhưng không biết chỗ nào cho đích xác mà tìm đây.
Nhạc Nguyên soái lại nghĩ ra một cách, bèn gọi Đàn Châu Tổng binh vào bảo:
– Tướng quân hãy biên hết những núi ở Tương Châu và Đàn Châu này cho ta.
Tổng binh liền biên hết rồi dâng lên Nhạc Nguyên soái Nhạc Nguyên soái vội
cắt riêng ra từng tên rồi vò bỏ vào hộp, đoạn đốt hương khấn vái xin
thần linh chỉ rõ xem thiên tử ở tại núi nào.
Vái xong, Nguyên soái thò tay vào hộp bốc ra một miếng mở ra xem thì là núi Ngưu Đầu. .
Nhạc Nguyên soái bèn kêu Ngưu Cao dặn:
– Hiền đệ phải dẫn năm nghìn binh mã hiệp với Tổng Binh Đàn Châu lên
thẳng Ngưu Đầu sơn tìm trước, ta sẽ dẫn đại binh theo sau.
Ngưu
Cao vâng lệnh đi như bay, vừa đến Ngưu Đầu sơn thì lúc ấy chúa tôi đã
trèo lên núi rồi, Ngưu Cao truyền quân đóng dinh lại nghỉ chờ cho mưa
tạnh rồi sẽ đi tìm, lại sai quân đi thám thính.
Giây lâu quân thám mã về báo:
– Phía trước đây có quân Phiên đóng.
Ngưu Cao nói:
– Nếu có quân Phiên đóng thì chắc có chúa thượng trên núi này rồi, chẳng hay Tổng binh có biết đường nào lên núi không.
Tổng binh đáp:
– Núi này hiểm hóc khó đi lắm, nhưng nếu đi theo con đường Hà Diệp lãnh mà lên thì đường rộng lớn.
Ngưu Cao nghe theo, vội đốc quân đi theo hướng Hà Diệp lãnh chẳng mấy chốc
đã lên tới đỉnh núi, Ngưu Cao thúc ngựa chạy trước.
Lúc ấy Vua tôi Cao Tông đang ở trong Linh Quang miếu, bỗng nghe có tiếng lạc ngựa chạy bên ngoài, ai nấy sợ hãi nhìn ra thì thấy Ngưu Cao vội gọi lớn:
– Ngưu tướng quân, hãy đến cứu giá cho mau.
Ngưu Cao nghe kêu vội đến trước miếu xuống ngựa vào quì lạy Cao Tông và nói:
– Nhạc Nguyên soái nghe Kim Lăng thất thủ chúa thượng lưu lạc liền tự
vẫn, may có chư tướng cứu khỏi, nay người sai tôi đi trước tìm giá,
thiệt quả nhiên bệ hạ ở tại núi này.
Nói rồi liền lấy cơm khô
trong mình đem dâng cho vua Cao Tông và các quan đại thần ăn cho đỡ đói. Đoạn truyền lệnh ba quân đi canh giữ những chỗ hiểm yếu.
Khi mưa
đã tạnh, quân Phiên muốn lên núi, bỗng thấy có quân Tống ngăn giữ liền
báo cho Hồ Hãn, Hồ Hãn vội thúc đại binh kéo đến, lại sai người trở lại
Lâm An nói rõ tình hình cho Ngột Truật biết để dẫn binh đến vây khốn
Khương Vương, quyết phen này vua Tống dù có cánh cũng không thể thoát
khỏi.
Còn Ngưu Cao thì cắt đặt binh mã canh giữ rồi lập tức sai
Tổng binh về bảo vệ Đàn Châu và mời Nhạc Nguyên soái đến cứu giá gấp.
Tổng binh ra về, dọc đường gặp đại binh của Nhạc Nguyên soái liền kể hết mọi việc và nói:
– Thánh thượng hiện đang ở tại Ngưu Đầu sơn, Ngưu tướng quân mời Nguyên soái tức tốc lên đó bảo giá.
Nhạc Nguyên soái nghe nói vội đốc quân đi rất nhanh, vừa đến nơi đã có Ngưu Cao chờ sàn, đón vào Linh Quang miếu.
Nhạc Nguyên soái vào bái kiến Cao Tông và nói:
– Bệ hạ ở đây mà kẻ hạ thần này không hay để kịp thời bảo giá, tội thật đáng chết.
Cao Tông sa nước mắt nói:
– Trẫm bị gian thần nó làm hỏng việc, chứ khanh có tội chi?
Rồi Cao Tông lại nói:
– Có lẽ trẫm bị dầm sương dãi nắng và mặc y phục ướt át nên hiện giờ trong mình sinh nóng lạnh, biết liệu sao đây?
Vua tôi còn đang tâm tình, bỗng nghe Trương Bảo vào bẩm:
– Thần vừa bắt được một tên gian tế, xin Nguyên soái định liệu
Nhạc Nguyên soái nói:
– Hãy dẫn hắn vào đây.
Trương Bảo ra ngoài dẫn vào bắt quỳ dưới đất, Nhạc Nguyên soái nhìn kỹ thì ra hắn là một tên đạo đồng bèn hỏi:
– Ngươi là ai, đến đây dò xét cái gì?
Tên đạo đồng đáp:
– Tôi là tiểu đồng ở tại Ngọc Hư cung trên đỉnh núi này, nghe có binh mã ở đây cho nên thầy tôi sai xuống xem cho biết, xin ông dung thứ.
Nhạc Nguyên soái lại hỏi:
– Ngọc Hư cung có rộng rãi không?
Đạo đồng đáp:
– Ngọc Hư cung xây cất đồ sộ và rộng rãi lắm, gồm có ba mươi sáu phòng.
Nguyên soái gật đầu nói:
– Ngươi hãy về nói với đạo sĩ trụ trì chớ có lo sợ, nay có thiên tử tị
nạn đến đây, nhân vì thánh thể bất an, bọn ngươi phải quét dọn vài căn
phòng cho sạch sẽ để ta đưa thánh thượng lên đó tạm nghỉ mình rồng.
Nói rồi lấy xe lương nhỏ chở thiên tử, còn các quan đại thần đều lên ngựa
đưa Cao Tông đến Ngọc Hư cung. Đến nơi Đạo sĩ trụ trì dắt hết đạo sĩ ở
ba mươi sáu cung ra nghênh tiếp. Thiên tử vào cung mười phần êm đẹp,
Nhạc Nguyên soái đem y phục thay cho Cao Tông. Chư tướng đến vấn an vừa
xong, bỗng thấy một đạo sĩ bước vào tâu:
– Núi này có một vị danh y ở tại Dược Vương điện, nguyên người này ở tại Lương Sơn Bạc khi xưa,
nay bệ hạ thánh thể chẳng an, xin triệu người ấy đến chữa chạy mới xong.
Vua Cao Tông mừng rỡ vội sai đạo sĩ ấy đi ngay, kế Lý Can bước vào tâu:
– Xin bệ hạ hãy lập một cái đài ngay trước Linh Quang điện giống như Hán
Cao Tổ lập đài bái tướng thuở xưa, để bái phong Nhạc Nguyên soái, làm
cho tướng sĩ khâm phục mới có thể liều mình vì nước.
Cao Tông y theo lời, liền sai Lộ Kim đôn đốc việc lập đài.
Ngày hôm sau vua Cao tông xuất cung, chư tướng nghênh giá trên đài, tung hô
xong xuôi, Cao Tông hạ chỉ phong Nhạc Phi làm Võ Xương Khai Quốc Công
Thiếu Bảo, Binh Bộ thượng thư, Đô Đốc Đại Nguyên soái.
Nhạc Phi tạ ơn xong, Cao Tông vừa muốn phong chức cho bọn Ngưu Cao và chư tướng thì cảm thấy xây xẩm, nhức đầu bèn truyền chỉ:
– Để trẫm mạnh rồi sẽ phong thưởng cho chư tướng.
Chư tướng vội đưa thiên tử về cung.
Hôm sau chư tướng tề tựu trước Linh Quang điện thấy có treo một tấm bản văn như sau:
– Võ Xương Khai Quốc Công, Thiếu Bảo, đô đốc Đại Nguyên soái Nhạc Phi bố cáo rằng:
“Nay bổn soái vâng mệnh vua thống lĩnh lục quân, hiệp với chư tướng diệt Kim phò Tống, hết lòng với vua, vì vậy quân tướng phải tuân theo những điều luật sau đây:
– Nghe điểm danh không đến thì chém.
– Tự tiện vào quân môn thì chém.
– Nghe chiêng chẳng lui thì chém.
– Ra binh một mình thì chém.
– Cướp giựt của dân thì chém.
– Gian dâm vợ con người thì chém.
– Tiết lậu cơ binh thì chém.
– Ra trận cãi lại thì chém.
– Cờ bạc trong cơ binh thì chém.
– Bày điều họa phúc thì chém.
– Chẳng giữ pháp độ thì chém.
– Cười nói rầy rà thì chém.
Say rượu vào dinh thì chém.”
Đời Đại Tống vua Kiếm Viêm năm… tháng… ngày…
Lúc ấy Ngưu Cao nghe chư tướng đọc rõ từng điều một. Khi nói đến hai điều sau cùng, trong lòng bất mãn vô cùng, nói:
Đừng đọc tầm bậy, đai huynh ta đã biết hễ chúng ta uống rượu say thì hay nói lớn tiếng, có lẽ nào đại huynh lại biên hai điều ấy vào đó? Thôi, để
chút nữa ta đi đại vào viên môn xem thử đại huynh có chém ta không?
Khi chư tướng vào đến trước dinh, bỗng thấy Trương Bảo chạy truyền:
– Hôm nay Nhạc Nguyên soái không ra trướng, xin chư tướng hãy lui về, mai sớm sẽ tề tựu đến hầu lệnh.
Chư tướng nghe lệnh bèn đưa nhau ra về, còn Ngưu Cao nói thầm:
– Để sớm mai ta uống rượu cho say vùi rồi sẽ đến xem thử đại huynh ta có thái độ gì thì biết.
Nhạc Nguyên soái khi thấy chư tướng về hết rồi liền sai Trương Bảo đi gọi
Thang Hoài, Thang Hoài theo chân Trương Bảo vào dinh ra mắt Nhạc Nguyên
soái. Nhạc Nguyên soái liền nói:
– Nay gọi hiền đệ đến đây không
có việc gì khác, chỉ vì điều luật ta truyền ra thì nhằm trúng chứng bệnh của Ngưu đệ cho nên hôm nay ta không thăng trướng, vì e lệnh mới phát
ra mà không chém nó thì làm sao điều khiển được ba quân được? Còn như cứ phép mà làm, thì phương hại nghiêm trọng đến tình huynh đệ. Vậy thì
hiền đệ hãy làm như vầy, như vầy… thì mới vô sự.
Nhạc Nguyên
soái nói nhỏ xong xuôi, Thang Hoài vội đi thẳng đến dinh Ngưu Cao, thấy
Ngưu Cao đang ngồi uống rượu, còn Ngưu Cao thấy Thang Hoài bước vào thì
nói lớn:
– Thang Nhị ca đến đúng lúc lắm, vậy hãy uống với đệ vài chén cho vui.
Thang Hoài lại rót uống vài chén rồi nói:
– Ta có một việc cần bàn bạc với hiền đệ:
Ngưu Cao hỏi:
– Việc gì vậy?
Thang Hoài nói:
– Hiền đệ có biết tại sao hôm nay Nhạc đại huynh không chịu thăng trướng
không? Ta biết rõ việc này lắm, vì đại huynh muốn sai người đi Tương
Châu thôi thúc lương thảo, ngặt vì có quân Phiên ngăn không ai dám đi,
nên Nhạc đại huynh buồn rầu không chịu thăng trướng, còn ta đây một mình cũng chẳng dám đi, không biết làm sao mà lập cho được cái công lao ấy,
nên phải đến đây bàn bạc với Ngưu đệ.
Ngưu Cao nói:
– Ồ, thứ quân Phiên nô mà sợ nỗi gì? Để mai đệ đi một mình cho Thang huynh xem.
Thang Hoài nói:
– Nếu vậy thì ngày mai đệ đừng uống rượu để vào nhận lệnh mà đi, kẻo để người khác giật công này thì uổng lắm.
Ngưu Cao nói:
– Đệ cảm ơn huynh.
Thang Hoài từ biệt ra về.
Sáng hôm sau, Nhạc Nguyên soái thăng trướng, chư tướng làm lễ ra mắt xong
xuôi phân đứng hai bên nghe lệnh. Thang Hoài xem thấy Ngưu Cao cúi đầu
lẳng lặng đi vào dinh trong lòng mừng thầm.
Nhạc Nguyên soái nói:
– Muốn thắng được địch quân, điều cần yếu là lương thảo phải đầy đủ, nay
là lúc giao binh vô cùng quan trọng, vậy việc lương thảo càng cần kíp
hơn nữa, ngặt vì dưới núi có quân Phiên ngăn trở, làm sao ra khỏi dinh
của chúng nó được? Chẳng hay có ai dám nhận lệnh bổn soái đi qua Tương
Châu vận lương không?
Nói chưa dứt lời, Ngưu Cao liền bước ra nói:
– Tôi xin đi.
Nhạc Nguyên soái dùng kế khích tướng, nói:
– Lần này đệ nên nhường cho tướng khác. Phải là người rất tài ba mới có thể vượt ra khỏi quân Phiên được!
Ngưu Cao đáp:
– Sao Nguyên soái lại đề cao địch quân lắm vậy? Quân Phiên tặc sức lực
tài cán bao nhiêu mà sợ? Nếu tôi ra không làm được thì xin dâng thủ cấp.
Nhạc Nguyên soái nói trịnh trọng:
– Vậy ta sẽ giao cho tiên phong Đô Thống lệnh tiễn và phong thư đây, hạn trong bốn ngày đêm phải
đến Tương Châu, Đô thống phải cẩn thận và đi cho mau, về cho chóng.
Ngưu Cao vâng lệnh cất bức văn thư vào mình, tung mình lên ngựa, vung giản côn xông thẳng xuống núi.
Nhạc Phi và chủ tướng xúc động trông theo vị tướng quân trung kiên mà lòng dung cảm có thừa.