“Đoàn lữ hành tới cũng hối hả như thời gian trôi”, nhà luyện kim đan thầm nghĩ khi nhìn cả trăm người và thú vật tới được ốc đảo.
Dân chúng lớn tiếng hò reo chạy về phía đoàn người mới tới. Bụi bay mù trời. Lũ trẻ reo hò, nhảy như choi choi khi thấy đoàn người lạ. Nhà luyện kim đan thấy tù trưởng ốc đảo lại chào trưởng đoàn lữ hành và hai người trò chuyện hồi lâu. Nhưng nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những điều ấy. Ông đã từng thấy nhiều người đến rồi đi, trong khi ốc đảo và sa mạc vẫn là ốc đảo và sa mạc. Ông đã thấy vua chúa và kẻ ăn xin đi qua biển cát này, cái biển cát thường xuyên thay hình đổi dạng vì gió thổi nhưng vẫn mãi mãi là cái biển cát mà ông đã biết từ khi còn nhỏ. Tuy vậy, tự đáy lòng mình, ông không thể nào không cảm thấy vui trước hạnh phúc của mỗi người lũ khách, sau bao ngày chỉ có cát vàng với trờ xanh nay đuợc thấy chà là xanh tươi hiện ra trước mắt.
“Có thể Thượng đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết quí trọng cây chà là”, ông nghĩ.
Rồi ông quyết định tập trung vào những chuyện cụ thể hơn. Ông biết trong đoàn này có một người mà ông cần truyền lại một phần bí mật của ông. Đã có điềm báo cho ông biết trước. Ông chưa biết người ấy nhưng đôi mắt già dặn của ông sẽ nhận ra ngay một khi ông nhìn thấy tận mặt. Ông mong rằng người này cũng sẽ ham học hỏi như người học trò trước của ông.
“Ta không biết tại sao cứ phải mật truyền những điều này”, ông ngẫm nghĩ, “khi mà chúng chẳng bí mật gì lắm, vì chính Thượng đế đã phơi bày mọi bí mật của Người một cách hào phóng cho mọi tạo vật”. Ông chỉ có một lí giải duy nhất: những điều này cân phải truyền miệng vì chúng hình thành từ cuộc sống trong sạch, tích cực và lối sống như thế khó diễn đạt qua hình ảnh hoặc chữ viết. Con người vốn quá dễ bị lôi cuốn bình hình ảnh và sách vở mà sao nhãng ngôn ngữ của thế giới