Hai quý ông trong phòng rửa mặt lúc đó cố gắng nâng anh ta dậy: nhưng anh ta gần như không cử động. Anh ta nằm co quắp ở chân cầu thang đúng chỗ lăn xuống. Họ khó khăn lắm mới lật được anh ta. Mũ anh ta lăn lóc cách đấy vài mét và quần áo thì lấm bẩn thấm đầy nước trên sàn, mặt đập xuống đất. Mắt anh ta nhắm nghiền và anh ta thở khò khè. Một vệt máu nhỏ rỉ ra từ khóe miệng.
Hai quý ông cùng một người hầu bàn khênh anh ta lên gác và đặt anh ta nằm lại trên sàn quán rượu. Hai phút sau một nhóm nhỏ đã quây tròn lấy anh ta. Người quản lý quán rượu hỏi mọi người xem anh ta là ai và anh ta đến đây cùng với ai. Không ai biết anh ta là ai. Nhưng một trong những người hầu bàn nói anh ta đã mang phục vụ quý ông này một ly rượu rum nhỏ.
– Lúcđó chỉ có một mình ông ta thôi à? – người quản lý hỏi.
– Không, thưa ngài. Lúc đó có hai quý ông đi cùng ông ta.
– Thế họ đâu?
Không ai biết, một giọng cất lên:
– Cho anh ta thở với chứ. Anh ta bị ngất kia mà.
Vòng tròn người xem dãn ra rồi co lại. Một vũng máu nhỏ sẫm màu bắt đầu đọng lại gần cái đầu của người đàn ông trên mặt sàn đá hoa. Người quản lý lo lắng trước sắc mặt tái nhợt của người đàn ông, bèn cho người gọi cảnh sát.
Cổ áo sơ mi của anh ta được mở ra và ca vát được nới bớt. Anh ta mở mắt một giây, thở dài, rồi nhắm lại. một trong hai quý ông đã khênh anh ta lên gác cầm trong tay một cái mũ lụa méo mó. Người quản lý hỏi đi hỏi lại có ai biết người đàn ông bị thương này là ai không hoặc có ai biết bạn ông ta đâu không. Cửa quán rượu mở ra và một viên cảnh sát khổng lồ bước vào. Đám đông đi lên theo anh ta giờ tụ tập bên ngoài cánh cửa, chen nhau nhìn vào qua lớp kính.
Người quản lý lập tức kể lại những gì ông ta biết. Viên cảnh sát, một người đàn ông trẻ dáng dấp nặng nề, ù lì, lắng nghe. Anh ta quay đầu chậm chạp từ phải sang trái và từ người quản lý xuống người dang nằm trên sàn, như thể sợ mình bị biến thành nạn nhân trò lừa đảo nào đó. Rồi anh ta tháo một bên găng, rút từ bên sườn ra một quyển sổ nhỏ, liếm đầu bút chì và sẵn sàng ghi chép. Anh ta hỏi với giọng tỉnh lẻ đầy nghi ngờ:
– Người đàn ông này là ai? Tên và địa chỉ của anh ta là gì?
Một người đàn ông trẻ trong trang phục đua xe đạp rẽ đám đông bước vào. Anh ta lập tức quỳ xuống cạnh người bị thương và gọi đem nước lại. Viên cảnh sát cũng quỳ xuống trợ giúp . Người đàn ông trẻ lau sạch máu từ miệng của người bi .thương rồi gọi mang lại một ít rượu cô nhắc. Viên cảnh sát nhắc lại lời yêu cầu với giọng đầy quyền uy cho đến khi một anh hầu bàn chạy lại tay cầm ly rượu. Cô nhắc được đổ vào trong cổ họng người đàn ông. Mấy tích tắc sau anh ta mở mắt và nhìn quanh. Anh ta nhìn những khuôn mặt vây quanh và rồi, hiểu ra mọi chuyện, cố gắng tự nâng mình dậy.
– Ngài ổn rồi chứ? – chàng trai mặc đồ đua hỏi.
– Dào, có ì âu – người bị thương nói, cố gắng đứng lên.
Anh ta được giúp đứng dậy. Người quản lý nói gì đó về chuyện bệnh viện và mấy người đứng quanh bàn tán góp ý. Chiếc mũ lụa méo mó được đội lên đầu người đàn ông. Viên cảnh sát hỏi:
– Ngài sống ở đâu ?
Người đàn ông không trả lời, bắt đầu vân vê ria mép. Anh ta cố tỏ vẻ bình thản trước tai nạn của mình. Có gì đâu, anh ta nói, chỉ là một tai nạn nhỏ thôi mà.
Anh ta nói rất chắc chắn.
– Ngài sống ở đâu? – viên cảnh sát nhắc lại.
Người đàn ông nói họ cần gọi giúp xe cho anh ta. Trong lúc yêu cầu đó còn đang được tranh cãi thì một quý ông cao, nhanh nhẹn, da sáng màu, mặc áo choàng ulster [2] màu vàng bước tới từ góc bên kia quán rượu. Nhìn thấy sự vụ, anh ta gọi to:
– Ê chào, Tom, ông bạn. Có vấn đề gì thế?
– Dào, có ì âu – người đàn ông nói.
Người mới đến nhìn ngắm cái thân hình thảm hại trước mắt r rquay sang viên cảnh sát nói:
– Không sao đâu, ngài cảnh sát. Tôi sẽ đưa ông ta về.
Viên cảnh sát đặt tay lên vành mũ, trả lời:
– Được, thưa ngài Power!
– Đi nào, Tom – Mr Power nói, đỡ tay anh bạn – không gãy cái xương nào chứ ? cái gì cơ? Cậu có đi được không đấy?
Chàng trai trong bộ đồ đua đỡ tay kia người đàn ông và đám đông rẽ ra nhường lối cho họ.
– Là msao mà nên nông nỗi này? – Mr Power hỏi.
– Quý ông bị ngã cầu thang – chàng trai nói.
– Tôi ôi ang nợ ông rất nhiều, thưa ngài – người bị thương nói.
– Có gì đâu.
– Chúng ta uống tí gì chứ?
– Lúc khác . Lúc khác.
Ba người đàn ông rời khỏi quán rượu và đám đông dịch chuyển từ cửa xuống đường. Người quản lý dẫn viên cảnh sát xuống gác kiểm tra hiện trường tai nạn. Họ nhất trí rằng quý ông chắc hẳn đã bước trượt chân. Các khách hàng quay trở lại quầy rượu và một anh hầu bàn bắt đầu lau dọn những vết máu trên sàn.
Ra tới phố Grafton, Mr Power huýt sáo gọi một chiếc xe ngựa. Nó bị thương lại cố hết sức nói:
– Tôi ang nợ ông ất iều, thưa ài. Tôi y vọng úng ta sẽ gặp lại nhau. Ên tôi là Kernan.
Cơn đau choáng giờ làm anh ta tỉnh rượu chút ít.
– Đừng bận tâm , thưa ngài – chàng trai nói .
Họ bắt tay nhau. Mr Kernan được đỡ lên xe và, trong lúc Mr Power đang chỉ dẫn đường đi cho người đánh xe, anh ta thể hiện lòng biết ơn đối với chàng trai và lấy làm tiếc rằng họ đã không thể cùng uống với nhau một ly.
– Lần khác – chàng trai nói.
Chiếc xe chuyển bánh đi về phía phố Westmoreland. Khi nó đi qua tòa nhà Ballast Office đồng hồ đã chỉ chín rưỡi. Một làn gió từ phía đông lùa vào từ phía cửa sông. Mr Kernan co người lại vì lạnh. Bạn anh ta bảo anh ta kể lại tai nạn đã xảy ra như thế nào.
– Tớ ông thể – anh ta trả lời – lưỡi ớ đau lắm.
– chÌa ra xem nào.
người kia rướn sang nhìn vào miệng Mr Kernan nhưng anh ta không thấy gì. Anh ta quẹt một que diêm lên và, khum tay bao quanh nó, nhìn một lần nữa vào miệng Mr Kernan đang mở ra ngoan ngoãn. Chiếc xe lắc nhẹ làm que diêm rung rung trước cái miệng đang há. Hàm răng dưới và lợi đầy máu đọng và một phần lưỡi hình như bị rách. Que diêm bị thổi tắ.
– trông kinh quá – Mr Power nói.
– Ào, có gì đâu – Mr Kernan nói, ngậm miệng lại và dựng cổ chiếc áo khoác bẩn thỉu của mình lên.
Mr Kernan là người chào hàng the trường phái cổ lỗ sĩ, tin tưởng vào sự cao quý của nghề này. Anh ta không bao giờ để người ta nhìn thấy mình đi trong thành phố mà không đội chiếc mũ cao bằng lụa và đi ghệt. Nhờ vào hai món trang phục này, anh ta nói , mà một người đàn ông luôn được coi trọng. Anh ta tiếp nối truyền thống vị anh hùng Napoleon của mình, Blackwhite vĩ đại [3], người anh ta vẫn luôn luôn tưởng nhớ qua truyềnthuyết hoặc bắt chước theo. Hệ thống thương mại hiện đại đã chẳng mang lại cho anh ta cái gì ngoài một văn phòng bé tí xíu trên phố Crowe, trên màn cửa sổ có đề tên hãng anhta làm việc với địa chỉ – London, E.C. Trên bệ lò sưởi của cái văn phòng bé xíu đó là một tiểu đoàn hộp thiếc đựng trà và trên mặt bàn trước cửa sổ có bốn hay năm cái bát sứ trong đó chứa đến lưng bát luôn là một thứ nước màu đen. Mr Kernan uống trà từ những cái bát này. Anh ta thường nhấp một ngụm to, thưởng thức nó , đẩy nó ngập vòm miệng và rồi nhổ toẹt vào lò sưởi. Rồi anh ta ngừng lại đánh giá.
Mr Power, một người trẻ hơn rất nhiều, làm việc ở sở cảnh sát Hoàng gia Ireland đóng tại lâu đài Dublin. Cung đồ thị thăng tiến xã hội của anh ta cắt với vòng cung xuống dốc của người bạn, nhưng sự xuống dốc của Mr Kernan được giảm nhẹ đi nhờ một số người bạn, từng biết anh ta hồi còn huy hoàng, vẫn nhìn anh ta như một nhân vật quan trọng. Mr Power là một trong những người bạn đó. Những món nợ khó hoàn toàn luôn là trò cười cho đám bạn bè anh, anh là một người đàn ông trẻ nhu nhược.
Chiếc xe dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ trên đường Glasnevin và Mr Kernan được dìu vào nhà. Vợ anh ta đỡ anh ta lên giường, trong khi Mr Power ngôi chỗ bậc cầu thang trong bếp hỏi lũ trẻ chúng học trường nào và đang học quyển gì [4]. Bon trẻ, hai đứa con gái và một đứa con trai, ý thức rõ cha chúng đang bất lực không làm gì được và mẹ chúng không có ở đấy, bắt đầu bày ra những trò đùa nhả với anh. Anh ngạc nhiên trước những cử chỉ và giọng phát âm của chúng, và nhíu mày nghĩ ngợi. Một lúc sau Mrs Kernan bước vào bếp ,kêu lên:
– Thật khiếp quá! Trời ạ, cứ kiểu này thì chẳng bao lâu nữa lão ấy sẽ đi tong thôi, thề có Chúa. Từ thứ Sáu đến giờ hôm nào lão cũng say khướt.
Mr Power cẩn thận thanh minh với chị ta rằng anh không có trách nhiệm gì trong chuyện này hết, rằng anh chỉ tuyệt đối tình cờ có mặt tại nơi sự việc xảy ra.Mrs Kernan, nhớ lại sự can thiệp tử tế của Mr Power trong những lần gia đình họ cãi nhau, cũng như rất nhiều những khoản giúp vay nhỏ nhưng kịp thời của anh, bèn nói:
– Ôi vâng, anh không cần phải giải thích cho tôi đâu, ngài Power. Tôi biết anh là một người bạn thực sự của lão ấy, không như những người khác lão ấy vẫn đi lại. Họ chỉ tử tế với lão chừng nào lão còn có tiền trong túi đủ để ăn chơi bỏ mặc vợ con. Bạn bè tử tế thế đấy! Tối nay không biết lão đã đi cùng ai kia chứ?
Mr Power lắc đầu nhưng không nói gì cả.
– Tôi rất xin lỗi – chị ta nói tiếp – chẳng còn gì trong nhà để mời anh. Nhưng nếu anh chờ một phút tôi sẽ chạy ra hiệu Forgaty xem sao, ở ngay góc phố thôi.
Mr Power đứng dậy.
– Mẹ con chúng tôi đang chờ lão mang tiền về . Lão ta dường như chẳng bao giờ bận tâm là còn có cái nhà này nữa.
– Không, từ bây giờ, chị Kernan – Mr Power nói – chúng tôi sẽ giúp anh ấy bắt đầu lại. Tôi sẽ nói chuyện với Martin. Anh ấy có thể giúp được. Mấy hôm nữa chúng tôi sẽ đến và nói chuyện với anh ấy.
Chị tiễn anh ra cửa. Người đánh xe đang giậm chân đi đi lại lại trên đường tay vung vẩy giữ ấm.
– Anh thật tử tế đã đưa chồng tôi về nhà – chị ta nói.
– Không có gì đâu – mr Power nói.
Anh ngồi vào xe. Khi xe chuyển bánh, anh vui vẻ nâng mũ chào chị ta.
– Chúng tôi sẽ lột xác cho anh ấy – anh nói – Tạm biệt chị, chị Kernan.
Đôi mắt đầy dò hỏi của Mrs Kernan nhìn theo chiếc xe cho đến khi nó khuất hẳn, rồi chị ta quay đi, vào nhà và lộn tung túi áo chồng.
Đó là một phụ nữ trung tuổi, nhanh nhẹn, thực tế. Cách đây chưa lâu chị ta vừa làm lễ kỷ niệm lễ cưới bạc của mình và làm sống lại tình âu yếm với chồng bằng điệu nhảy valse với anh ta trên nền nhạc đệm của Mr Power. Hồi còn hẹn hò yêu đương, Mr Kernan đối với chị ta dường như không thiếu hào hoa phong nhã, và giờ đây chị ta vẫn luôn chạy hộc tốc đến nhà thờ mỗi lần nghe nói đang có đám cưới và, nhìn thấy cô dâu chú rể, chị ta lại vui sướng nhớ lại cảnh mình bước đi từ Nhà thờ Ngôi sao biển ở Sandymount, dựa vào cánh tay của một người đàn ông vui vẻ khỏe mạnh đẹp đẽ trong chiếc áo choàng dài và quần màu tím thẫm, tay kia cầm chiếc mũ vải lụa cao thật phong nhã làm sao. Sau ba tuần chị ta nhận ra cuộc đời làm vợ thật tẻ nhạt và, sau đó, khi bắt đầu thấy nó co mnên không thể chịu nổi thì chị ta đã làm mẹ. Vai trò làm mẹ không thể gây ra cho chị ta thêm khó khăn khủng khiếp nào nữa và trong suốt hai mươi lăm năm chị ta khéo léo chăm sóc nhà cửa cho chồng. Hai thằng con lớn của chị ta giờ đã bay nhảy. Một đứa đang làm cho tiệm vải ở Glasgow còn đứa kia làm nhân viên cho hãng buôn trà ở Belfast. Chúng nó là những đứa con ngoan, bao giờ thư về đều đặn và thỉnh thoảng còn gửi tiền. Mấy đứa còn lại thì vẫn đi học.
Hôm sau Mr Kernan gửi giấy báo đến văn phòng và nằm liệt giường. Chị vợ làm súp thịt bò nghiền cho chồng và quở mắng luôn miệng. Chị ta chấp nhận thói rượu chè say sưa tối ngày của chồng như chấp nhận thời tiết, ngoan ngoãn chăm sóc mỗi lần anh ta ốm và luôn cố ép anh ta phải ăn sáng. Có những ông chồngcòn tồi tệ hơn ấy chứ. Anh ta không còn đánh đập vợ nữa từ khi bọn con trai lớn lên, và chị ta biết chồng mình sẽ chịu cuốc bộ đến tận cuối phố Thomas rồi quay lại chỉ để đặt mua dù chỉ một món nhỏ.
Buổi tối hai hôm sau đó, các bạn anh ta đến thăm. Chị ta dẫn bọn họ vào phòng ngủ của chồng, căn phòng đượm mùi người ốm, và mời họ ngôi xuống bên lò sưởi. Lưỡi của Mr Kernan , nguyên nhân làm ban ngày anh ta cáu giận lúc nó lên cơn nhức, giờ trở nên lịch sự hơn. Anh ta ngồi trên giường dựa vào đống gối và màu hơi đỏ trên đôi má sưng phồng của anh ta làm hcúng trông giống đám tro hồng. Anh ta xin lỗi khách vì sự lộn xộn của căn phòng, nhưng cũng lại nhìn họ với một vẻ khá tự hào, niềm tự hào của một cựu chiến binh.
Anh ta không hề biết rằng mình là nạn nhân của một kế hoạch các bạn anh ta sắp bày ra, kế hoạch mà Mr Cunningham, Mr M’Coy và Mr Power vừa tiết lộ cho Mrs Kernan biết ngoài phòng khách. Ý tưởng là của Mr Power, nhưng việc phát triển nó được tin tưởng giao cho Mr Cunningham. Mr Kernan vốn là người Tin lành, và mặc dù anh ta đã cải đạo sang Thiên chúa giáo hồi cưới vợ, hai mươi năm nay anh ta đứng ngoài địa phận giáo hội. Thêm nữa, anh ta còn thích châm chọc thiên Chúa giáo.
Mr Cunningham chính là người họ cần cho một ca như thế này. Anh ta là đồng nghiệp cũ của Mr Power. Cbsn gia đình của chính anh ta cũng không được hạnh phúc lắm. Mọi người vô cùng thông cảm với anh ta, bởi ai cũng biết anh ta đã lấy phải một người đàn bà đáng hổ thẹn, một kẻ nghiện ngập vô phương cứu chữa. Anh ta đã phải mua sắm lại đồ đạc trong nhà sáu lần, và lần nào cô ta cũng mang đồ đi cầm cố.
Ai cũng khâm phục Martin Cunningham đáng thương. Anh ta là một người đàn ông biết phải trái, có uy tín và thông thái. Những hoàn toàn biết sâu sắc về con người của anh ta, sự sắc sảo thiên phú cộng với kinh nghiệm lâu năm với những vụ ở tòa án, tất cả được tưới tắm bằng vốn triết học rộng khắp. Anh ta thật uyên bác. Bạn bè anh ta luôn phải ngả mũ cúi chào những ý kiến của anh ta và đều đồng ý rằng khuôn mặt anh ta trông rất giống Shakespeare.
Khi kế hoạch được tiết lộ cho chị ta, Mrs Kernan nói:
– Tôi nhờ cậy cả vào ngài, ngài Cunningham.
Sau một phần tư thế ky/ sống cuộc sống hôn nhân, chị ta còn lại rất ít ảo tưởng. Đức tin tôn giáo gần đây với chị ta cũng trở thành một thói quen, và chị ta nghi ngờ chuyện một người đàn ông ở tuổi chồng mình lại có thể thay đổi hoàn toàn trước khi anh ta qua đời. Chị ta cũng muốn được biết lý do khó hiểu của vụ tai nạn này của chồng, nhưng không muốn tỏ ra quá quắt, nếu không thì chị ta đã nói với các quý ông rằng lưỡi của Mr Kernan nếu có bị ngắn đi nữa thì anh ta cũng chẳng sao đâu. Tuy nhiên, Mr Cunningham là một người giỏi giang, và tôn giáo thì vẫn là tông giáo. Kế hoạc của ho .có thể mang lại điều tốt và, ít nhất, thì nó cũng chẳng hại gì. Chị ta một lòng tin Thánh Tâm là gần như có ích nhất trong các phụng hiến Thiên Chúa giáo và ủng hộ tất cả các bí tích. Đức tin của chị ta bị giới hạn bởi cái bếp của chị ta, nhưng, nếu có thể, chị ta cũng sẽ tin vào thần banshee và Chúa Thánh thần.
Các quý ông bắt đầu nói về vụ tai nạn. Mr Cunningham nói trước đây anh ta từng biết một ca tương tự. Một người đàn ông bảy mươi tuổi đã cắn mất mẩu lưỡi của mình trong cơn động kinh và lưỡi ông ta đã liền lại, không ai phát hiện ra vết căn nữa.
– Nhưng tôi đã bảy mươi đâu – người ốm nói.
– Lạy Chúa tôi – Mr Cunningham nói.
– Giờ lưỡi cậu không đau nữa chứ? – Mr M’Coy nói.
Mr M’Coy có thời là một giọng nam cao khá nổi tiếng. Vợ anh ta,từng là nghệ sĩ giọng nữ cao, giờ vẫn dạy bọn trẻ chơi piano với giá khiêm tốn. Cuộc đời của anh ta không thuận buồm xuôi gió chút nào và có thời anh ta đã phải vật lộn xoay xở kiếm sống. Anh ta từng làm nhân viên phòng giấy cho hãng xe lửa Midland Railway, nhân viên quảng cáo cho tờ Thời báo Ireland, và tờ Người Tự Do, nhân viên chào hàng hưởng hoa hồng cho một hãng buôn than, điều tra viên tư, nhân viên phòng giấy cho phòng xử lý nước đọng, và gần đây anh ta trở thành thư ký cho Phòng Điều tra tử nạn thành phố. Công việc mới khiến anh ta quan tâm đến trường hợp của Mr Kernan.
– Đau á? Không đau lắm – Mr Kernan đáp – nhưng khó chịu. Tớ thấy như sắp ọe ra.
– Đấy là tại bữa say – Mr Cunningham khẳng định
– Không – Mr Kernan nói – tớ nghĩ tớ đã bị cảm lạnh lúc ngồi trên xe. Cứ có cái gì đó dâng lên trong họng, đờm hay….
– Mù – mr M’Coy nói.
– Nó cứ xộc lên từ đáy họng, cái thứ kinh tởm ấy.
– Phải, phải – Mr M’Coy nói – chỗ lồng ngực đấy mà.
Anh ta nhìn Mr Cunningham và Mr Power cùng một lúc với một vẻ thách thức. Mr Cunningham gật nhanh đầu và Mr Power nói:
– Không sao đâu, rồi tất cả sẽ ổn thôi.
– Tớ rất biết ơn cậu, ông bạn – người ốm nói.
Mr Power xua tay:
– Thế hai gã tớ uống cùng hôm đó…
– Cậu uống cùng ai? – Mr Cunningham hỏi.
– Một gã. Tớ không biết tên. Chệt tiệt. Tên hắn là gì nhỉ? Gã nhỏ thó tóc hung….
– Với ai nữa?
– Harford
– Hừm – Mr Cunningham nói.
Nghe thấy Mr Cunningham tỏ thái độ như vậy, tất cả đều im lặng . Rõ ràng là người nói có ý bí mật nào đó. Trong trường hợp này từ đơn âm tiết kia mang một hàm ý đạo đức. Mr Harford thỉnh thoảng lại triệu tập một biệt đội cứ ngay sau trưa Chủ nhật là rời thành phố làm sao đến thật nhanh trong một quán rượu nào đó vùng ngoại ô, nơi những thành viên của nó tự xếp mình một cách thích đáng ọ giữa những lữ khách bona-fide [5]. Nhưng những đồng nghiệp chào hàng chưa bao giờ cho phép bỏ qua gốcgác anh ta. Anh ta đi lên từ một tay cho vay mờ ám, chuyên cho công nhân vay những khoản nhỏ lãi suất cắt cổ. Sau đó anh ta trở thành đối tác của một quý ông béo lùn, Mr Goldberg, tại ngân hàng Liffey Loan. Mặc dù anh ta chưa bao giờ áp dụng nhiều hơn là bộ luật đạo đức Do Thái, những người Thiên Chúa giáo đồng nghiệp của anh ta, mỗi lần khốn khổ bị anh ta đích thân hay ủy quyền cho người khác đến đòi tiền, gọi anh ta một cách cay độc nào là tên Do Thái người Ireland với gã vô học, và rủa rằng thằng con trai anh ta ngu đần như thế là bởi nó đã phải gánh chịu thay bố nó hình phạt tội cho vay nặng lãi. Nhưng những lúc khác thì họ lại ca ngợi những điểm tốt của anh ta.
– Tớ không biết anh ta đi đâu – Mr Kernan nói.
Anh ta muốn những chi tiết của vụ tai nạn ở trong vòng mơ hồ. Anh ta muốn bạn mình nghĩ rằng đã có nhầm lẫn nào đó, rằng Mr Harford và anh ta đã không gặp nhau. Bạn anh ta thừa biết khi Mr Harford mà uống thì có nghĩa là thế nào, tất cả đều im lặng. Mr Power nhắc lại.
– Rồi tất cả sẽ ổn thôi.
Mr Kernan ngay lập tức lái câu chuyện sang hướng khác.
– Cậu ấy thật tử tế, cái cậu sinh viên y khoa đó – anh ta nói – Nếu không có cậu ta….
– Vâng, nếu không có cậu ta – Mr Power nói – có khi đã phải ngồi tù một tuần, làm gì có chuyện được nộp tiền phạt.
– Phải, phải – Mr Kernan nói, cố gắng nhớ lại – Giờ tớ đã nhớ ra ở đấy còn có viên cảnh sát. Một chàng thanh niên trông cũng tử tế. Rốt cuộc thì mọi chuyện đã xảy ra thế nào vậy?
– Chuyện xảy ra là cậu đã say mèm chứ còn sao, Tom – Mr Cunningham nói một cách nghiêm trang.
– Đúng vậy – Mr Kernan nói, giọng cũng nghiêm trang không kém.
– Tớ cho rằng cậu đã thu xếp được ổn thỏa với gã cảnh sát, phải không Jack? – Mr M’Coy nói.
Mr Power không thích thú lắm khi bị gọi bằng tên riêng. Anh không phải là người quá trọng hình thức, nhưng anh không thể quên được rằng gần đây Mr M’Coy đã đôn dáo hỏi mượn vali và mắc áo khắp nơi giúp Mrs M’Coy có thể thực hiện dcz sự mệnh tưởng tượng ở vùng nông thôn [6]. Anh bực dọc trước thói chơi bẩn đó nhiều hơn là bực tức chuyện bị chế giễu. Anh trả lời câu hỏi, vì vậy, như thể cậu hỏi đó là của Mr Kernan.
Câu chuyện thuật lại làm Mr Kernan phẫn nộ. Anh ta luôn ý thức được tinh thần công dân, muốn được sống với thành phố của mình một cách hòa thuận tôn trọng lẫn nhau và bực dọc trước mọi sự sỉ nhục gây ra bởi những người anh ta gọi là lũ nhà quê thô lậu.
– Chúng ta phải nộp thuế vì những kẻ như thế sao? – anh ta kêu lên – Nuôi ăn nuôi mặc một lũ ăn hại ngu dốt ấy…và đấy là tất cả những gì bọn họ làm sao?
Mr Cunningham phá lên cười. Anh ta là nhân viên Sở Cảnh sát chỉ trong phạm vi giờ làm việc.
– Thế bọn họ còn có thể làm gì được khác nào, Tom? – anh ta nói.
Anh ta lấy giọng nặng âm địa phương và nhại theo kiểu mệnh lệnh:
– Số 65, bắt lấy bắp cải này!
Tất cả cười ồ lên. Mr M’Coy, đangchăm chăm tìm chỗ để chen được vào câu chuyện, giả vờ rằng anh ta chưa được nghe kể chuyện đó, Mr Cunningham nói:
– Chuyện này, họ nói vậy, các cậu biết đấy, xảy ra tại doanh trại nơi người ta huấn luyện các chàng lính nhà quê cao lớn, những gã ngốc ấy, các cậu biết đấy. Viên trung sĩ bắt cả bọn đứng thành một hàng trước tường và giơ đĩa lên.
Anh ta minh họa câu chuyện bằng những cử chỉ lố bịch.
– Lúc đấy là lúc ăn tối, các cậu biết đấy. Rồi anh ta mang một nồi bắp cải to tướng đặt lên bàn cùng một cái thìa to như cái xẻng. Anh ta múc một thìa bắp cải rồi hất ngang qua phòng và những gã ngốc khốn khổ phải cố hứng cho được vào đĩa mình: số 65, bắt lấy bắp cải này.
Ai nấy lại cười ầm lên, nhưng Mr Kernan vẫn có vẻ phẫn nộ. Anh ta nói đến chuyện phải gửi thư tố cáo lên báo.
– Những gã thô lậu đấy lên đây – anh ta nói – tưởng muốn làm gì ai cũng được. Tớ nghĩ chắc cũng không cần phải nói với cậu , Martin, rằng họ là loại người thế nào.
Mr Cunningham gật đầu đồng ý.
– Thì cũng giống như tất cả những thứ khác trên thế gian này – anh ta nói – Có kẻ xấu và người tốt.
– Tất nhiên rồi, phải, phải, vẫn có những người tốt, tớ công nhận – Mr Kernan nói, vẻ hài lòng.
– Tốt hơn là không dính dáng gì đến bọn họ – Mr M’Coy nói – Đấy là ý kiến của tớ.
Mrs Kernan bước vào phòng, đặt một cái khay lên bàn và nói:
– Xin các ngài tự nhiên
Mr Power đứng dậy đáp lễ và nhường ghếcho chị ta. Chị ta từ chối, nói còn đang phải là quần áo dưới nhà, và, sau khi trao đổi cái gật đầu nhẹ với Mr Cunningham đang ở phía sau Mr Power, toan rời khỏi phòng.
Chồng chị ta gọi theo:
– Không mang gì cho tôi à, bà xã?
– Ông ấy à! Có mà cho ông ăn vào mắt! – Mrs Kernan đáp lại chanh chua.
Chồng chị ta với theo:
– Không có gì cho ông chồng bé nhỏ tội nghiệp này sao!
Anh ta làm nét mặt và giọng nói hài hước đến nỗi không khí chia bia trở nên khá vui nhộn.
Các quý ông rót bia và uống, đặt lại ly lên bàn rồi dừng lại. Mr Cunningham quay sang Mr Power và nói với một giọng làm như chợt nhớ ra:
– Tối thứ Năm, cậu nói thế, phải không Jack?
– Thứ Năm, phải – Mr Power nói.
– Duyệt! – Mr Cunningham nói nhanh.
– Chúng ta có thể gặp nhau ở quán M’Auley- Mr M’Coy nói – Chỗ ấy là tiện nhất.
– Nhưng không được đến muộn – Mr Power nói một cách nghiêm túc – bởi sẽ chật cứng đấy.
– Chúng ta có thể hẹn nhau lúc bảy rưỡi – Mr M’Coy nói.
– Duyệt! – Mr Cunningham nói.
– Thế quyết định là bảy rưỡi ở quán M’Auley đấy nhé!
Rồi im lặng một lúc. Mr Kernan đợi để xem anh ta có được chia sẻ câu chuyện của các bạn không. Rồi anh ta hỏi:
– Có vụ gì đấy?
– Dào, có gì đâu – Mr Cunningham nói – chỉ là chuyện nhỏ bọn tớ thu xếp cho thứ Năm thôi mà.
– Xem opera phải không? – Mr Kernan hỏi.
– Không, không – Mr Cummingham nói giọng thoái thác – Chỉ là một vấn đề nhỏ về…tâm linh thôi ấy mà.
– À – Mr Kernan nói.
Lại im lặng một lúc, rồi Mr Power nói toạc ra:
– Nói thật cho cậu biết,Tom, bọn tớ đang định tổ chức một buổi cầu kinh chay tịnh.
– Phải, đúng thế – Mr Cunningham nói – Jack và tớ và M’Coy đây, bọn tớ sẽ gột sạch tâm hồn.
Anh ta dùng phép ẩn dụ với một vẻ phấn chấn và , được khuyến khích bởi chính giọng nói của mình, tiếp tục:
– Cậu biết đấy, tất cả chúng ta dù có là ai đi nữa, thì cũng chỉ là một đám vô lại, tất cả – anh ta nhấn mạnh với vẻ sôi nổi thô lỗ và quay sang Mr Power – Thú nhận đi!
– Thú nhận – Mr Power nói.
– Tớ cũng thú nhận – Mr M’Coy nói.
– Thế là chúng tớ định sẽ cùng nhau gột sạch tâm hồn – Mr Cunningham nói.
Dường như một ý nghĩ vừa nảy ra trong đầu anh ta. Anh ta quay ngoắt sang người ốm và nói:
– Cậu biết tớ vừa nghĩ ra điều gì không, Tom? Cậu có thể tham gia và chúng ta có thể làm thành một bộ tứ.
– Ý hay đấy – Mr Power nói – Bốn chúng ta với nhau.
Mr Kernan im lặng. Lời đề nghị chg có gì rõ nghĩa lắm, nhưng, hiểu rằng có một tổ chức tâm linh nào đó chuẩn bị can thiệp cứu giúp mình, anh ta nghĩ để giữ tự trọng, cần tỏ ra cứng rắn. Anh ta không tham gia vào cuộc trò chuyện một lúc lâu, chỉ lắng nghe, với một vẻ thù địch thầm lặng, trong khi các bạn anh ta nói về những thầy tu Dòng Tên [7].
– Tớ không có gì chê bái các cha Dòng Tên – cuối cùng anh ta chen vào – Họ là dòng tu có học thức. Tớ cũng tin mục đích của họ là tốt.
– Họ là dòng tu lớn nhất của Giáo Hội, Tom – Mr Cunningham nói một cách sôi nổi – Cha Tổng bề trên Dòng Tên chỉ đứng sau Đức Giáo Hoàng thôi.
– Không sai – Mr M’Coy nói – nếu cậu muốn giải quyết chuyện gì đó một cách đúng đắn, không có điều tiếng gì, cứ đến gặp một cha Dòng Tên. Họ là những gã có uy tín. Tớ sẽ kể cho cậu nghe một trường hợp…
– Các cha Dòng Tên là những người tốt – Mr Power nói.
– Kể cũnglạ – Mr Cunningham nói – về Dòng Tên này. Tất cả các dòng tu khác của Giáo hội đều đã từng bị cải cách thời này hay thời kia, nhưng Dòng Tên chưa bao giờ bị cải cách dù chỉ một lần. Nó chưa bao giờ sai lầm cả [8].
– Đúng thế ư? – Mr M’Coy nói.
– Đó là sự thật – Mr Cunningham nói – đó là lịch sử.
– Hãy nhìn nhà thờ của họ nữa – Mr Power nói – Nhìn xem họ có những giáo đoàn như thế nào.
– Các cha Dòng Tên chăm sóc linh hồn cho xã hội thượng lưu – Mr M’Coy nói.
– Tất nhiên – Mr Power nói
– Phải – Mr Kernan nói – Đấy lá lý do tại sao tớ thích họ. Chỉ có một vài giáo sĩ triều [9], ngu dốt, tự mãn…
– Họ đều là người tốt – Mr Cunningham nói – theo cách riêng của họ. Các đức cha Ireland được cả thế giới này kính trọng.
– Ồ vâng – Mr Power nói.
– Không như mấy ông linh mục trong Lục địa – Mr M’Coy nói – thật hổ danh.
– Có lẽ các cậu nói đúng – Mr Kernan nói, giọng dịu lại.
– Tất nhiên là tớ nói đúng rồi – Mr Cunningham nói – tớ sống trên đời này chừng ấy năm, chứng kiến đủ mọi chuyện, chẳng lẽ lại không đủ khả năng nhìn nhận con người.
Các quý ông lại uống tiếp, người này làm theo người kia. Mr Kernan có vẻ như đang cân nhắc điều gì đó trong đầu. Anh ta đã bị thu phục. Anh ta đánh giá vào những ý kiến của Mr Cunningham cũng như khả năng đánh giá qua bề ngoài của anh ta. Anh ta hỏi thông tin cụ thể.
– Ừ thì cũng chỉ là một buổi cầu kinh chay tịnh thôi mà, cậu biết rồi đấy – Mr Cunningham nói – Cha Purdon sẽ chủ trì. Dành riêng cho giới doanh nhân, cậu biết đấy.
– Ông ấy sẽ không khắt khe quá với bọn mình đâu, Tom – Mr Power nói, giọng thuyết phục.
– Cha Pudon? Cha Purdon à? – người ốm hỏi.
– À, mà chắc chắn cậu phải biết ông ấy chứ, Tom – Mr Cunningham nói, quả quyết – tử tế, vui vẻ! ông ấy cũng là người bình thường như bọn mình thôi.
– À…ư…tớ nghĩ tớ biết ông ấy. Mặt hơi đỏ, cao…
– Chính là ông ấy đấy.
– Nói cho tớ, Martin…Ông ấy có phải là nhà thuyết giáo hay không?
– Thế nào nhỉ? Đó không hẳn là một buổi thuyết giáo, cậu biết đấy. Chỉ là kiểu một buổi nói chuyện thân tình thôi mà, kiểu thông thường ấy.
Mr Kernan do dự, Mr M’Coy nói:
– Cha Tom Burke [10] mới chuyên giảng đạo kìa.
– Ừ phải, cha Tom Burke – Mr Cunningham nói – ông ấy đúng là một nhà thuyết giáo bẩm sinh. Cậu đã bao giờ nghe nói về ông ấy chưa,Tom?
– Đã bao giờ tớ nghe nói về ông ấy! – người ốm nói, giọng tức giận – hơi hơi! Tớ nghe ông ấy…
– Thế nhưng họ lại nói ông ta không xứng đáng là một nhà thần học cho lắm – Mr Cunningham nói.
– Thật thế sao? – Mr M’Coy nói.
– Ừ,tất nhiên , không có gì tội lỗi cả, các cậu biết đấy. Chỉ là, họ nói đôi khi những gì ông ta giảng không chính thống lắm.
– A, ông ta là một người khác thường – Mr M’Coy nói.
– Tớ từng nghe ông ấy giảng một lần – Mr Kernan tiếp tục – giờ tớ quên mất chủ đề bài giảng hôm ấy rồi. Crofton và tớ ngôi ở cuối…sảnh, các cậu biết đấy, cuối…
– Gian chính [11] – Mr Cunningham nói.
– Phải, đàng sau gần cửa. Giờ tớ quên mất là giảng về gì rồi..À phải, về Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng quá cố. Tớ nhớ ra rồi. Thực sự bài giảng hôm đó hay lắm, phong cách thuyết giảng ấy. Và giọng của ông ấy chứ! Chúa ơi! Giọng ông ấy quả là có một không hai! Người tù tòa Vatican [12], ông ấy gọi Giáo hoàng như thế. Tớ nhớ Crofton nói với tớ khi chúng tớ đi ra…
– Nhưng anh ta là người phe Cam [13], Crofton ấy, có phải không? – Mr Power nói.
– Tất nhiên là thế – Mr Kernan nói – và là một gã phe Cam cực kỳ tử tế nữa. Chúng tớ tới quán Bulter trên phố Moore – thật vậy, tớ đã thực sự cảm động , thề có Chúa, tớ nói với các cậu như vậy – và tớ nhớ như in những gi cậu ta nói. Kernan, cậu ta nói, chúng ta quỳ gối trước những bàn lễ khác nhau, cậu ta nói, nhưng đức tin của chúng ta giống nhau. Thực sự vô cùng chín chắn và cảm động.
– Đúng đấy chứ – Mr Power nói – Bao giờ nhà thờ chẳng chật cứng người Tin lành mỗi lần cha Tom giảng đạo.
– Cũng chẳng có gì khác biệt lắm giữa chúng ta và bọn họ – Mr M’Coy nói.
– Cả hai cùng tin vào…
Anh ta ngần ngừ giây lát.
– Chúa Cứu thế. Chỉ khác là họ không tin vào Giáo hoàng và Đức Mẹ.
– Nhưng, tất nhiên – Mr Cunningham nói một cách điềm đạm và chắc chắn – tôn giáo của chúng ta mới chính là tôn giáo, đức tin lâu đời.
– Tất nhiên chuyện đó không có gì phải nghi ngờ rồi – Mr Kernan sôi nổi.
Mrs Kernan hiện ra nơi cánh cửa phòng ngủ và thông báo:
– Có một vị khách đang chờ mình.
– Ai vậy?
– Ngài Fogarty.
– A mời vào, mời vão
Một khuôn Jack?
Mr Power lại đứng ra. Ly cốc được tráng qua và whisky được rót. Dưới ảnh hưởng mới này câu chuyện trở nên phấn chấn hơn. Mr Fogarty, ngồi nhón trên mép ghế, tỏ ra cực kỳ thích thú.
– Giáo Hoàng Leon XIII [14] – Mr Cunningham nói – là một trong những vì sao sáng của thời đại. Tư tưởng vĩ đại của ngai, các cậu biết đấy, là hợp nhất hai Giáo hội La mã và Hy Lạp. Đó là mục tiêu của đời ngài.
– Tớ thường nghe nói ngài là một trong những trí thức uyên bác nhất châu Âu – Mr Power nói – Ý tớ là, bên cạnh cương vị Giáo hoàng.
– Đúng vậy – Mr Cunningham nói – nếu không muốn nói ngài là người vĩ đại nhất. Phương châm của ngài, các cậu biết đấy, với tư cách Giáo hoàng, là Lux upon Lux – Ánh sáng bên trên ánh sáng [15].
– Không, không phải – Mr Fogarty sôi nổi – Tớ nghĩ cậu nhầm chỗ đó. Phải là Lux in Tenebris, tớ nghĩ vậy – Ánh sáng bên trong Bóng tối.
– Ừ đúng rồi – Mr M’Coy nói – Tenebrae [16].
– Xin phép các cậu – Mr Cunningham nói chắc chắn – nhưng nó đúng là Lux upon Lux. Và câu châm ngôn của Giáo hoàng Pius IX [17], người tiền nhiệm của ngài, là Crux upon Crux – nghĩa là , Thánh giá bên trên Thánh giá – để thể hiện sự khác nhau giữa hai nhiệm kỳ [18].
Lời kết luận được chấp nhận. Mr Cunningham tiếp tục.
– Giáo hoàng Leo, các cậu biết đấy, là một học giả và nhà thơ vĩ đại.
– Trông mặt ông ấy cứng rắn lắm – Mr Kernan nói.
– Phải – Mr Cunningham nói – Ngài viết thơ bằng tiếng Latin.
– Thật thế sao? – Mr Fogarty nói.
Mr M’Coy nhấp ly whisky của mình một cách thỏa mãn và lắc lắc đầu đầy hàm ý, nói:
– Không nói đùa đâu, tớ đảm bảo với cậu.
– Bọn mình không được học những cái đó, Tom nhỉ? – Mr Power nói, bắt chước Mr M’Coy, hồi còn ở ngôi trường kiết xác ngày xưa [19]
– Có rất nhiều người tử tế đã đi học ở những ngôi trường kiết xác đó nách lúc nào cũng cắp mảng than bùn [20] – Mr Kernan lên mặt – Hệ thống cũ là tốt nhất: một nền giáo dục đơn giản trung thực. Không một thứ hàng mã hiện đại nào của các cậu…
– Cũng đúng – Mr Power nói.
– Không thừa – Mr Fogarty nói.
Anh ta phát âm cẩn thận các từ rồi uống rượu một cách điềm tĩnh.
– Tớ nhớ đã từng đọc – Mr Cunningham nói – rằng một trong những bài thơ của Giáo hoàng Leo bằng tiếng Latin, tất nhiên, là về chuyện phát minh ra máy chụp ảnh.
– Về chụp ảnh sao? – Mr Kernan kêu lên.
– Phải – Mr Cunningham nói.
Anh ta cũng đưa ly rượu lên uống.
Mà các cậu biết đấy – Mr M’Coy nói – khi nghĩ về chụp ảnh, chẳng lẽ nó không tuyệt vời sao?
– Ừ, tất nhiên rồi – Mr Power nói – Những trí tuệ vĩ đại luôn nhìn thấy mọi thứ.
– Như thi sĩ nói, Trí óc vĩ đại rất gàn với sự điên dại [21] – Mr Fogarty nói.
Mr Kernan có vẻ đang vướng bận điều gì. Anh ta cố gắng nhớ lại mấy điểm gai góc trong Thần học Tin lành và cuối cùng hỏi Mr Cunningham.
– Nói cho tớ biết, Martin – anh ta nói – Chẳng phải đã có một số Giáo hoàng – tất nhiên, không phải là người hiện giờ, hay người tiền nhiệm, nhưng một số Giáo hoàng trước kia, thế nào nhỉ..cậu biết đấy…không được hoàn hảo lắm, phải không ?
Im lặng một lúc, rồi Mr Cunningham nói:
– Phải, tất nhiên, cũng có những ông hư đốn…Nhưng điều đáng kinh ngạc chính là ở chỗ đó. Không một ai trong số họ, dù là gã nghiện rượu nặng nhất, dù là tên vô lại nhất, không một ai trong số họ từng giáo huấn thượng tòa dù hỉ một từ giáo lý sai trái nào. Nào, giờ có đúng là một chuyện đánh kinh ngạc không?
– Đúng vậy – Mr Kernan nói.
– Phải, bởi một khi Giáo hoàng công bố một tín điều – Mr Fogarty giải thích – ông ta phải bất khả ngộ.
– Phải – Mr Cunningham nói.
– Ừ, tớ biết về tính bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng. Tớ nhớ hồi đó khi tớ còn trẻ…Có phải không ấy nhỉ?
Mr Fogarty cắt ngang. Anh ta nhấc chai rượu lên và rót cho những người khác thêm chút nữa. Mr M’Coy nhận thấy chỗ rượu còn lại không đủ cho tất cả, bèn nói anh ta chưa uống xong lượt trước. Những người khác phản đối chiếu lệ. Tiếng whisky róc rách rơi xuống ly làm nên một quãng nghỉ dễ chịu.
– Cậu đang nói gì ấy nhỉ, Tom? – Mr M’Coy hỏi.
– Tính bất khả ngộ của Giáo hoàng – Mr Cunningham nói – đó là chương vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Giáo hội.
– Sao lại thế, Martin? – Mr Power hỏi.
Mr Cunningham giơ hai ngón tay mập mạp lên
– Trong hồng y đoàn hôm đó, các cậu biết đấy, gồm hồng y, tổng giám mục và giam mục, có hai người đã ra phản đối nó trong khi tất cả những người khác đều ủng hộ. Toàn bộ cơ mật viện đều nhất trí, trừ hai vị này. Không! Họ nhất quyết không chịu!
– Ha! – mr M’Coy thốt lên.
– Và họ là một hồng y người Đức tên là Dolling…hay Dowling….hay…
– Dowling không phải là người Đức, điều này thì chắc như đinh đóng cột – Mr Power nói, cười lớn.
– Ừ, vị hồng y người Đức vĩ đại đó, tên ông ta là gì cũng chẳng sao, là một, còn người kia là John MacHale [22]
– Ai cơ? – Mr Kernan kêu lên – Có phải là John xứ Tuam không?
– Lần này cậu có chắc không đấy? – Mr Fogarty ngờ vực. Tớ nghĩ phải là một người Ý hay Mỹ gì đó chứ? [23]
– John xứ Tuam. Mr Cunningham nhắc lại – Chính ông ấy.
Anh ta uống rượu và những quý ông khác uống theo anh ta. Rồi anh ta tiếp tục:
– Và họ cứ như vậy, tất cả các hồng y và giám mục và tổng giám mục đến từ mọi ngóc ngách trái đất và hai kẻ phá đám chống đối này, cho đến khi cuối cùng Giáo hoàng phải thân chinh đứng dậy và tuyên bố tính bất khả ngộ sẽ trở thành giáo lý thượng tòa của Giáo hội. Đúng vào giây phút đó John MacHale, người vẫn kiên quyết tranh cãi chống lại nó, đứng dậy và gầm lên với giọng của một con sư tử: Credo! [24]
– Tôi tin! – Mr Fogartry nói.
– Credo! – Mr Cunningham nói – Điêu đó thể hiện đức tin của ông ta. Ông ta đã nhượng bộ khi Giáo hoàng cất tiếng.
– Còn Dowling thì sao? – Mr M’Coy cất tiếng hỏi.
– Vị hồng y người Đức không chịu nhượng bộ. Ông ta rút khỏi Giáo hội.
Những lời nói của Mr Cunningham đã vẽ nên hình ảnh hoành tráng của Giáo hội trong tâm trí người nghe. Cái giọng trầm khàn bí hiểm của anh ta làm họ hồi hộp khi nó phát ra những từ về đức tin và sự phục tùng. Khi Mrs Kernan bước vào phòng, vừa đi vừa lau khô tay, chị ta thấy cả bọn họ đang nghiêm nghị. Chị ta không làm kinh động sự im lặng, mà đứng dựa vào thành chân giường.
– Tớ từng gặp John MacHale một lần – Mr Kernan nói – và chừng nào còn sống tớ sẽ không bao giờ quên.
Anh ta quay sang vợ mình để nhấn mạnh.
– Tôi vẫn nói với mình thế, phải không nào?
Mrs Kernan gật đầu.
– Đó là dịp khánh thành bức tượng Sir John Gray [25]. Edmund Dwyer Gray [26] đang thuyết giảng, huyên thuyên, và rồi ông già này, một ông già trông cáu bẳn, nhìn ông ta từ phía dưới đôi lông mày rậm rạp.
Mr Kernan nhíu hai mày, cúi thấp đầu xuống như một con bò đực đang nổi giận, nhìn đăm đăm vào vợ.
– Chúa ơi! – anh ta kêu lên, lấy lại nét mặt bình thường – Tớ chưa bao giờ nhìn thấy một đôi mắt như thế. Như thể nó muốn nói: Tôi đã nghe hết những gì ông nói rồi, anh bạn. Ông ta có một đôi mắt như diều hâu.
– Họ nhà Gray chẳng ai nên trò trống gì [27] – Mr Power nói.
Lại có một khoảng im lặng. Rồi Mr Power quay sang Mrs Kernan và nói với một giọng vui vẻ bất ngờ:
– Chị Kernan này, chúng tôi sắp biến ông chồng chị đây thành một tín đồ ngoan đạo, một người Công giáo La ma kính Chúa.
Anh ta khoát tay về phía hội bạn.
– Tất cả chúng tôi sẽ cùng tĩnh tâm và xưng tội và có Chúa chứng giám tất cả chúng tôi đều thực sự muốn làm.
– Tôi không ngại – vợ Kernan nói, mỉm cười hơi bối rối.
Mrs Kernan nghĩ có lẽ sẽ khôn ngoan hơn nếu che giấu sự hài lòng của chị ta. Nên chị ta nói:
– Tôi thương cho vị linh mục tội nghiệp nào phải lắng nghe những thiên chuyện của các anh
Mặt Mr Kernan hơi biến sắc.
– Nếu ông ta không thích chúng – anh ta nói một cách bất cần – ông ta có thể…làm cái khác. Tôi sẽ chỉ kể cho ông ta nghe mấy chuyện nho nhỏ, khiến tôi khổ sở thôi. Tôi không phải là một gã tệ đến nỗi…
Mr Cunningham can thiệp đúng lúc.
– Chúng ta, tất cả nguyện sẽ tránh xa quỷ Xa tăng – anh ta nói – Tránh xa mọi tội lỗi và cám dỗ của hắn.
– Bớ quỷ Xa tăng, hãy lui ra đàng sau ta [28] – Mr Fogarty, cười lớn và nhìn những người khác.
Mr Power không nói gì. Anh ta cảm thấy hoàn toàn lạc lõng. Nhưng một vẻ hài lòng thoáng hiện trên gương mặt anh.
– Tất cả những gì chúng ta phải làm – Mr Cunningham nói – là đứng và cầm những ngọn nến cháy và hứa lại lời hứa rửa tội của chúng ta.
– Ấy, mà đừng có quên nến nhé, Tom – Mr M’Coy nói – dù cậu có làm gì.
– Sao? – Mr Kernan nói – Tớ bắt buộc phải có nến ư?
– Ừ, đúng thế – Mr Cunningham nói.
– Không, chết tiệt chứ – Mr Kernan nói một cách sáng suốt – tớ dừng ở đây. Tớ sẽ làm tốt chuyện kia. Tớ sẽ làm mấy vụ cầu nguyện và xưng tội, và…tất cả những vụ đó. Nhưng..không nến gì hết! Không, quỷ tha ma bắt tất cả đi, tớ cạch mặt cái lũ nến!
Anh ta lắc lắc đầu với một vẻ nghiêm trang hài hước.
– Nghe đấy nhé! – vợ anh ta nói.
– Tớ cạch mặt cái lũ nến – Mr Kernan nói, nhận ra tác động mình tạo ra cho khán giả của anh ta và tiếp tục lắc đầu quầy quậy – Tớ cạch mặt mấy cái vụ đèn lồng, nến niếc.
Tất cả cười lớn.
– Tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo cho các anh! – vợ anh ta nói.
– Không nến gì hết! – Mr Kernan bướng bỉnh nhắc lại – Chấm hết!
Gian ngang Nhà thờ Dòng Tên phía trên phố Gardiner đã gần hết chỗ, vậy mà mỗi lúc lại thấy các quý ông bước vào từ cửa bên và được thầy giúp việc chỉ dẫn, nhón gót dọc theo các lối đi giữa cho đến khi họ tìm được chỗ ngồi. Các quý ông đều ăn mặc lịch sự và gọn gàng. Ánh đèn trong nhà thờ tỏa xuống những bộ trang phục màu đen cổ cồn trắng, đây đó dịu đi trên chất vải len, trên những cây cột đá cẩm thạch màu lốm đốm và trên những bức sơn dầu buồn thảm. Các quý ông ngồi trên ghế băng, sau khi đã sửa nhẹ đầu gối quần và làm yên vị những chiếc mũ của họ. Họ ngồi thẳng lưng và nhìn trang trọng vào vầng sáng màu đỏ xa xa phía trước đang tỏa mờ mờ trước bàn thờ Chúa.
Ở một trong những hàng ghế gần bục giảng kinh là Mr Cunningham và Mr Kernan. Hàng phía sau là một mình Mr M’Coy, và ở hàng ghế sau anh ta là Mr Power và Mr Fogarty. Mr M’Coy đã cố gắng tìm một chỗ ngồi cùng hàng với bạn bè nhưng không được, và khi cả hội đã ngôi yên vị theo hình nanh sấu, anh ta lại cố gắng đưa ra một cách không thành công những lời nhận xét hài hước. Bởi những lời này không được đón nhận nhiệt tình cho lắm, anh ta đã thôi. Ngay cả anh ta cũng cảm nhận được không khí đứng đắn và ngay cả anh ta cũng bắt đầu hưởng ứng lại với sự kích thích tôn giáo này. Thầm thì, Mr Cunningham hướng sự chú ý của Mr Kernan vào Mr Harford, người cho vay nặng lãi, đang ngồi cách đấy một đoạn, và Mr Fanning, viên lục sự phụ trách bầu cử thị trưởng, đang ngồi ngay phía dưới bục giảng kinh bên cạnh đám hội viên hội đồng khu vực mới được bầu. Phía bên phải là ông già Michael Grimes, chủ ba tiệm cầm đồ và cháu trai của Dan Hogan, ứng cử viên chân thư ký trưởng Tòa Thị chính. Phía xa bên trên là Mr Hendrick, phóng viên gạo cội tờ Người tự do, và O’Carroll khốn khổ, một người bạn cũ của Mr Kernan, từng có thời là một nhân vật tài chính tầm cỡ. Dần dần, khi nhận ra những khuôn mặt quen, Mr Kernan bắt đầu cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Cái mũ của anh ta, đã được vợ chỉnh lại, yên vị trên đầu gối. Một hay hai lần anh ta một tay kéo măng sét tay kia cầm nhẹ vành mũ, nhẹ, nhưng chặt.
Một dáng người trông quyền uy, phần thân trên phủ trong cái áo lễ màu trắng lùng thùng, dang khó nhọc bước lên bục giảng. Ngay lập tức giáo đoàn chuyển động, rút khăn mùi xoa trải xuống đất và cẩn thận quỳ lên. Mr Kernan làm theo những người khác. Hình dáng đức cha giờ đã thẳng tắp phủ kín hai phần ba bục, ngự bên trên đỉnh là một khuôn mặt to bè đỏ lựng, hiện ra phía sau hàng lan can.
Cha Purdon quỳ xuống, hướng về vệt ánh sáng đỏ và, lấy tay che mặt, bắt đầu cầu nguyện. Sau một quãng nghỉ, ông ta bỏ tay xuống và đứng lên. Giáo đoàn cùng đứng lên và ngồi xuống ghế. Mr Kernan đặt lại mũ lên đầu gối và thể hiện một vẻ mặt chăm chú hướng về người thuyết giáo. Người thuyết giáo vén lần lượt hai bên tay áo lễ rộng thùng thình với một cử chỉ chậm rãi và tỉ mỉ quan sát những hàng khuôn mặt phía trước. Rồi ông ta đọc
“Vì con đời nầy trong việc thông công với người đồng đời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng. Còn ta nói với các ngươi: Hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn, để khi của ấy hết đi, họ tiếp các ngươi vào nhà đời đời [29]”
Cha Purdon diễn giải đoạn kinh với một giọng vang rền tin tưởng. Đây là một trong những đoạn khó nhất trong Kinh thánh, ông ta nói, để có thể diễn giải một cách đúng đắn. Với những người theo dõi bình thường thì đoạn này dường như ít nhiều có vẻ trái ngược với đạo đức tối cao Jesus Christ từng giảng những chỗ khác. Nhưng, ông nói với những người nghe của mình, đối với ông đoạn này đặc biệt hợp để chuyển thành lời soi đường cho những người có số phận phải dẫn dắt cuộc sống của cõi đời này, tuy nhiên, lại chưa muốn dẫn dắt cuộc sống đó theo cách của người trần tục. Đó là một bài kinh cho các thương gia lớn. Jesus Christ, bằng trí tuệ thần diệu của Người thấu hiểu từng ngóc ngách bản chất con người chúng ta, hoàn toàn rằng không phải ai cũng được gọi đến với cuộc sống tôn giáo, rằng cho đến giờ phần lớn bị buộc phải sống trong cõi đời này, và, tới một mức nào đó, sống cho cõi đời này, và trong câu này Người chỉ bảo cho họ đôi lời, đưa ra cho họ mẫu những kẻ tôn thờ Mammon [30], những kẻ, so với người khác, ít quan tâm nhất đến những vấn đề tôn giáo.
Ông nói với những người nghe của mình rằng ông có mặt ở đây tối nay không phải vì một mục đích to tát hay quá mức gì, mà như một người bình dị trò chuyện với bạn hữu của mình. Ông đến đây để trò chuyện với các thương gia, và ông sẽ nói với họ theo phong cách thương gia. Nếu dùng phép ẩn dụ, ông nói, thì ông sẽ là viên kế toán tinh thần của họ, và ông muốn các thính giả của ông hãy mở những quyển số của họ ra, những cuốn sổ đời sống tinh thần của họ, và xem xem chúng có ăn khớp hoàn toàn với lương tâm hay khác.
Jesus Christ không phải là một viên đốc công độc đoán. Người hoàn toàn những lỗi lầm nho nhỏ của chúng ta, hiểu những nhược điểm của bản chất yếu đuối khốn khổ của chúng ta, hiểu những cám dỗ của cõi đời này. Chúng ta có thể đã từng, tất cả chúng ta lúc này hay lúc khác đều đã phải đối mặt với cám dỗ chúng ta có thể từng có, chúng ta đều có, những lúc thất bại. Nhưng có một điều duy nhất, ông ta nói, ông sẽ đề nghị những người nghe làm. Đó chính là: hãy trung thực và can đảm với Chúa. Nếu như những tài khoản của họ ăn khớp hoàn toàn, hãy nói”
– Vâng, tôi đã kiểm tra những tài khoản của tôi. Tôi thấy tất cả đều ổn.
Nhưng nếu, rất có thể xảy ra như vậy, có những chỗ sai lệch, hãy thừa nhận sự sự thật, hãy thẳng thắn và nói như một người đàn ông:
– Vâng, tôi đã xem xét các tài khoản của tôi. Tôi thấy cái này và cái kia không được đúng đắn lắm. Nhưng nhờ ân sủng của Chúa, tôi sẽ chỉnh lại cái này và cái này. Tôi sẽ chỉnh lại các tài khoản của tôi.
— —— —— —— ——-
1. Trong Thần học Công giáo La Mã, ân sủng là món quà siêu nhiên Chúa Trời ban tặng cho những tạo vật qua Đức tin để giúp họ có được cuộc sống bất tử, tuy nhiên tồn tại mâu thuẫn giữa ân sủng và tự do
2. Áo choàng dài, rộng, có đai, nguồn gốc ở Ulster, Ireland
3. Nhân viên chào hàng huyền thoại đối với Kernan có tầm vóc ngang với Napoleon này có thể hư cấu (Gifford)
4. Nghĩa là đang học lớp mấy
5. Pháp luật quy định hồi đó các quán rượu chỉ được phép mở cửa ngoài giờ thông thường để phục vụ những lữ hành thực sự (bona fide), việc đi quãng đường ít nhất năm dặm không nghỉ. Điều này khiến các quán rượu vùng ngoại ô rất đông khách (Brown)
6. M’Coy mượn đồ cho những chuyến đi tưởng tượng của vợ anh ta nhưng thực ra có thể để mang chúng đi bán hoặc đi cầm (Brown)
7. Dòng tu so St. Ignatius Loyola (1491-1556) sáng lập năm 1534, nổi tiếng về sứ mệnh truyền giáo và những ngôi trường với tiêu chuẩn giáo dục cao. Tuy nhiên năm 1773 Đức Giáo hoàng Clement XIV buộc lòng phải ra sắc lệnh giải tán Dòng Tên dưới áp lực chính trị và trào lưu chống Giáo Hội Công giáo. Năm 1814, Dòng Tên được tái lập.
8. Trong thực tế lịch sử của Dòng Tên ngắn hơn rất nhiều so với lịch sử các dòng tu đòi hỏi cải cách Giáo hội Công giáo La mã
9. Giáo sĩ Giáo hội Công giáo La mã được chia làm giáo sĩ triều (secular elergy) là giáo sĩ thuộc địa phận, và giáo sĩ dòng (repular clergy) giáo sĩ thuộc dòng tu
10. Tên thân mật của Đức Cha người Ireland Thomas Nicolas Burke (1830-1882) dòng Dominican, nổi tiếng với những bài giảng hùng biện tại Ireland, Anh , Mỹ. Những bài giảng của ông ngoài tôn giáo còn đê cập đến tình hình chính trị tại Ireland.
11. Mr Kernan dùng từ pit (sảnh nhà hát) mà không biết từ body (gian chính nhà thờ)
[12]Tên Giáo hoàng Pius IX (từ năm 1846 đến năm 1878) tự nhân khi quân đội của vua Victor Emmanuel II, vua dẫn đầu của nước Ý thống nhất, chiếm được Rome năm 1870 và truất quyền trị vì của Giáo hoàng. Cụm từ này cũng được dùng để chỉ các đời Giáo hoàng sau (cho đến Giáo hoàng Pius XI, trị vì từ năm 1922 đến 1939). Trong đó có giáo hoàng Leo XIII (1878 đến 1903) khi đó đã qua đời (1903).
13. Thành viên hội Cam (Orange Order) một tổ chức Tin lành thành lập năm 1795 tại miền Bắc ireland, chủ trương bảo vệ đạo Tin lành ở Ireland, được đặt theo tên của vua William III of Orange của Anh (gốc Hòa Lan), người bắt đầu sự thống trị của đạo Tin Lành tại Ireland năm 1690. Từ này cũng để chỉ những người Tin lành ủng hộ sự hợp nhất của Ireland với Anh mà không nhất thiết liên quan đến Hội Cam.
14. Giáo Hoàng Leo XIII: thường được ví như ngôi sao sáng. Giáo hoàng Leo XIII tên thật là Gioacchino Pecci (1810-1903), được coi là một trong những vị giáo hoàng nổi bật nhất trong thế kỷ XIX, nổi tiếng về học thức và tài ngoại giao. Quan điểm chính trị bảo thủ và chủ trương khôi phục lại việc thống nhất các giáo hội (trong đó có giáo hội các nước nói tiếng Anh) có thể là nguyên nhân ông không nhiệt tình với công cuộc đấu tranh Dân tộc của Ireland. Làm thơ bằng tiếng Latin là một trong những thú vui của ông.
15. Theo Gifford, thực ra các Giáo hoàng không có câu phương châm chính thức, và ở đây các nhân vật trong truyện có thể đang nhớ nhầm sang câu Lumen in calo (Ánh sáng trên trời) dành cho Giáo hoàng Leo XIII, theo sách Prophecy of Popes (Tiên đoán về các Giáo hoàng) gồm những câu bằng tiếng latin Thánh Malachy nói vào thế kỷ XII, ứng với số phận của mỗi Giáo hoàng về sau
16. Ở đây M’Coy nhầm câu châm ngôn với lễ Tenebraem (lễ Bóng tối) trong Tuần Thánh lễ, khi nhà thờ dần tăt hết đèn nến để biểu tượng cái chết của Chúa trên Thập tự giá, rời bỏ các con chiên trong thế giới chi còn bóng tối (Brown)
17. Giáo hoàng Pius IX: tên thật là Giovanni Maria Mastai-Ferretti (1792-1870) là người có nhiều quyết định quan trọng để củng cố quyền lực của Giáo hội La mã bấy giờ, cho dù gặp nhiều tranh cãi. Năm 1854, Giáo hoàng Pius IX đặt ta tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (The dogma of immaculate Conception – Đức Mẹ Maria là người duy nhất, ngoài Chúa Jesus, được miễn trừ tội tổ tông). Năm 1869, ông triệu tập Cộng đồng Vatican Một và đến năm 1870 công bố tính bất khả ngộ (Infallibility) của Giáo hoàng (tất cả những gì Giáo hoàng phán định từ thượng tòa, dùng quyền Tông Đồ tối cao (ex cathedra) là đúng tuyệt đối, không thể sai lầm.
18. Mr Cunningham trích dẫn sai từ câu Crux de cruce (Thánh giá từ Thánh giá), câu dành cho Giáo hoàng Pius IX theo sách Prophecy of Popes
19. Nguyên văn: trường mỗi tuần trả thây một xu. Đây là những ngôi trường nhỏ cho người nghèo, học sinh mỗi tuần lại mang tiền học đi nộp (Gifford, Brown)
20. Học sinh thời đó mỗi ngày phải mang một mảng than để đóng góp sưởi ấm lớp học (Gifford)
21. Nguyên văn là “Great mnds are very near to madness”, trích dẫn từ câu “Great wits are sure to madness near allied” (trí tuệ lớn thường đi đôi với điên rồ) trong bài thơ châm biếm Absalom and Achitophe của nhà soạn kịch người Anh John Dryden (1631-1700)
22. Trong thực tế đúng là có hai giám mục bỏ phiếu chống lại điều luật Bất khả ngộ, nhưng không phải là hai người mà Cunningham nhắc tên. Johann Dollinger (1799-1890) linh mục người Đức, tuy chống lại điều luật này, nhưng ông ta không phải là hồng y và cũng không có mặt tại Cộng đồng Vatican đó. Ngoài ra ông bị rút phép thông công chứ không phải ông tự ý rút khỏi Giáo hội. John MacHale (1791-1881) là Tổng giam mục xứ Tuam, Ireland, là một nhà đấu tranh Dân chủ, nhưng ông cũng không có mặt tại cuộc bỏ phiếu của Cộng đồng Vatican làn đó.
23. Hai giám mục đã bỏ phiếu chống lại điều luật là Giám mục người Ý Abisio Riccio và Giám mục người Mỹ Edward Fitzgerald.
24. Tôi tin (tiếng Latin)
25. Bức tượng trên phố Sackville (nay là O’Connell) dựng năm 1879 ghi nhớ Sir John Gray (1815-1875) chủ bút tờ Người tự do, ủy viên HỘi đông thành phố Duplin, đã có công xây dựng hệ thống cung cấp nước mới cho Dublin năm 1868. Ông còn là một nghị sĩ ủng hộ phong trào Dân tộc của Parnell.
26. Edmund Dwyer Gray (1845-1888) con trai của Sir John Gray, tiếp nối cha làm chủ bút tờ Người tự do, ủng hộ phong trào Dân tộc và Parnelll. Ông là nghị sĩ và là ủy viên Hội đồng thành phố Dublin.
27. Dù Sir John Gray và Edmund Dwyer Gray đều là những người ủng hộ Parnell , đến đời thứ ba, Edmund John Chisholm Dwyer Gray (1870-1945) con trai của Edmung Dwyer Gray, đã từ bỏ truyền thống này.
28. Sách Phúc âm Matthew,
29. Đoạn này trong sách Phúc âm Luke,” Vì con đời nầy trong việc thông công với người đồng đời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng. Còn ta nói cho các ngươi: Hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn, để khi của ấy hết đi, họi tiếp các ngươi vào nhà đời đời” (Kinh Tân ước, sđ, trang 77)
30. Trong kinh Tân ước, đây là thần đại diện cho của cải và lòng tham