Toàn văn hoàn thành nhưng
tôi vẫn có cảm giác bất ổn, một năm sau vẫn cảm thấy một đoạn chuyện xưa này còn có nhiều chỗ chưa hài lòng.
Trong đó điểm làm tôi suy nghĩ nhiều nhất chính là tính nhân văn của bản thân.
Chuyện xưa cuối cùng cũng chỉ là chuyện xưa, câu chuyện này dựa vào hình tượng người anh hùng của Hồ nhân – Thạch Lặc, hư cấu mà thành, trong
cách hành văn đã phải sửa đổi, thêm thắt rất nhiều nhân vật, sự kiện
trong lịch sử.
Quyển sách dựa vào bối cảnh lịch sử Nam – Bắc triều Đông Tấn. Trong lịch sử Trung Quốc không có giai đoạn nào mà mâu thuẫn dân tộc được đẩy lên
cao độ như giai đoạn này, Hồ – Hán tranh đấu so với thời Nguyên, Thanh
thì còn khốc liệt gấp mấy lần.
Mâu thuẫn được nảy sinh giữa nhân tính và đại nghĩa của dân tộc.
Kiếp người trong mâu thuẫn là một kiếp người đầy bi kịch, cũng giống như Tiêu Phong dưới ngòi bút Kim Dung.
Vương Tuyệt Chi nhìn đời bằng nửa con mắt, so với Tiêu Phong thì tự tại
hơn, song đối mặt với mâu thuẫn trước mặt thì lại cảm thấy xấu hổ, không chịu công nhận sự thật, cuối cùng phải đánh với anh hùng Thạch Lặc,
người mà hắn kính nể trong lòng.
Khi tôi chưa hoàn thành bản thảo thì bằng hữu đã hỏi tôi rằng, cuối cùng tôi an bài kết quả trận đánh của Vương Tuyệt Chi và Thạch Lặc như thế
nào.
Tôi đã lắc đầu, nói rằng tôi không biết, để cho đám bạn hữu của tôi tự an bài kết quả.
Trận quyết chiến giữa hai nhân vậy này hiển nhiên không thể nào tránh
khỏi. Nguyên nhân chủ yếu không nằm ở sự phân biệt Hồ – Hán cũng như mối thù giết cha giữa Vương Tuyệt Chi và Thạch Lặc, mà bởi vì Vương Tuyệt
Chi là người thẳng thắn, hắn muốn khiêu chiến một Thạch Lặc siêu việt
hơn cả bản thân mình là để vượt qua chính mình, vì trong tiềm thức của
hắn, hắn không thể đánh thắng được Thạch Lặc. Thế nhưng kết quả trận
chiến này tôi lại không thể nào hạ bút được, tôi không muốn thấy bất cứ
ai trong hai người tham gia cuộc chiến đó phải chết.
Có một số việc ta làm không thể nào thu phát như tâm, cho dù Vương Tuyệt Chi có tuyệt kỹ “Kháng Long Hữu Hối” có thể thu phát chiêu thức tùy ý
thì khi gặp cao thủ có võ công tuyệt đỉnh như Thạch Lặc cũng phải toàn
lực xuất kích, bởi vì trận quyết đấu này chính là sinh tử chiến, kết quả nhất định chỉ có một: Cuối cùng phải có một người chết đi.
Thực ra trong cuộc sống của chúng ta, có một số việc cũng tương tự như
vậy, không thể nào thu phát như tâm, nếu đã không thể nắm bắt được, hà
cớ gì phải theo đuổi.
Thạch Lặc chết.
Vương Tuyệt Chi chết.
Thạch Lặc, Vương Tuyệt Chi đều chết!
Thạch Lặc, Vương Tuyệt Chi đều sống!
Nếu để lựa chọn thì mỗi người sẽ có đáp án của trận chiến này khác nhau. Trong bốn kết quả ở trên thì tôi không thể lựa chọn bất cứ kết quả nào
có thể thỏa mãn suy nghĩ của tôi cả. Có lẽ suy nghĩ của đa số mọi người
đều cầu mong hai người anh hùng này có thể sống sót, nhưng đó cũng chỉ
là ước mong mà thôi, không phải là sự thật.
Nếu thế giới này đã đa dạng nhiều màu sắc như vậy, vì sao lại phải cưỡng cầu một kết quả? Tôi muốn trong lòng các bạn luôn tồn tại một câu
chuyện xưa. Một câu chuyện xưa cũng có nhiều màu sắc như thế giới của
chúng ta.
Hè năm 1999
Chu Hiển.