Đồng Tử không phải là người có ý chí phản kháng. Cho dù sống trong nhà như trâu ngựa, nó vẫn không đủ can đảm chống đối quyền uy của phụ thân.
Người giống Đồng Tử thì xã hội Đại Tống rất nhiều, có thể nói là đếm không xuể.
Tổ tiên làm việc quần quật cả đời, sau đó truyền gia nghiệp cho con cháu. Con cháu không dám lười nhác, vẫn cần cù chăm chỉ nai lưng lao động, hy vọng lớn nhất là mong lúc mình chết thì có thể truyền lại gia sản lớn hơn nữa cho đám nhỏ…
Ở mảnh đất này, cách làm như thế đã kéo dài xuyên suốt mấy ngàn năm nay.
Dĩ nhiên, nguy cơ lớn nhất luôn đến từ nỗi sợ đói của mọi người, là một nỗi sợ hãi thâm căn cố đế. Cho dù trong nhà thừa lương thực, thế hệ trước vẫn giữ thói quen húp cháo loãng cho qua bữa.
Họ suy nghĩ rất chất phác, cho rằng nếu mình ăn ít đi một miếng thì con cháu đời sau của mình sẽ được ăn nhiều thêm một miếng.
Ở Đại Tống có rất nhiều gia tộc giàu sang được thành lập dựa trên nền tảng tích lũy từng li từng tí một như thế, điều này đã cho những người nghèo khó một tập gương để đứng lên phấn đấu. Dần dần, đã có thêm nhiều người bắt đầu quá trình bôn ba đầy gian khổ này.
Mặc dù nhà mình là hàng xóm đối diện với Đồng Tử, Thiết Tâm Nguyên lúc nào cũng xách băng ghế nhỏ ngồi trước cửa nhìn ra ngoài, nhưng hắn thấy cơ hội của Đồng Tư quá ít.
Cho dù có thấy được đi nữa, cũng chỉ thấy được cảnh Đồng Bản vĩnh viễn xem nó như một gã sai vặt đeo tạp dề, mặt mày bám đầy bụi bặm đen xì, năm ngón tay như cành cây khô cháy sém cố vịn vào khung cửa, lão liên tục quát tháo Đồng Tử vào làm việc…
Thiết Tâm Nguyên không cần phải tìm Đồng Tử. Ngoại trừ tới phế viên, nó không còn chỗ nào để đi nữa đâu. Nó lớn lên trong một cái vòng kim cô nên cực độ muốn hướng tới cuộc sống ở phế viên. Theo lời của nó thì nằm mộng cũng muốn!
Cuộc sống ở phế viên chính là động lực lớn nhất để Đồng Tư phản kháng lại chính sách tàn bạo của phụ thân. Tất nhiên, lời của Thiết Tâm Nguyên đã hỏi hắn ngày ấy: “Ngươi có muốn cả đời ở trong hiệu in sách hay không?”, cũng có tác dụng trọng yếu.
Lúc Thiết Tâm Nguyên đến phế viên thì nhìn thấy Đồng Tử đang tung tăng như một chú chim xổ lồng. Nó leo cây, nó trộm tổ chim… Mặc dù đang là mùa thu, bên trong tổ chim chả có quái gì nhưng nó dường như không biết mệt, trèo lên hết cây này đến cây khác.
Nhìn qua trông lại, phải nên lôi thằng này đi tắm một trận thật triệt để. Chả biết nó đã không tắm rửa bao lâu rồi, nhưng thấy từng vệt đen thui dày cộm uốn lượn trên người là biết nó thống hận kiếp sống ở hiệu sách của mình đến mức nào rồi.
– Đây mới chính là Đồng Tử nha!
Thiết Tâm Nguyên khá cảm khái. Nhiều năm lao động cực khổ đã khiến Đồng Tử đúc thành một cơ thể như sắt thép. Mặc dù chỉ là một đứa trẻ mười bốn tuổi nhưng làn da màu đổng cổ lấp lánh dưới ánh mặt trời rực rỡ, tràn đầy mỹ cảm.
Thiết Tâm Nguyên không định đưa Đồng Tử về nhà ngay lúc này. Chỉ cần trở về, cuộc đời sau này của nó đừng hòng mơ tưởng sẽ còn can đảm thoát ly hiệu sách một lần nữa.
Cứ cho nó một sung sướng một thời gian, gắng sức kéo dài càng lâu càng tốt. Đối với Đồng Tử mà nói, điều này đã đáng giá cho nó hoài niệm cả đời rồi.
Thiết Tâm Nguyên tin rằng thời gian vĩnh viễn là vũ khí sắc bén nhất. Nó chẳng những khiến cho hồng nhan thành bạch cốt, tướng quân bạc đầu, mà điều quan trọng hơn, nó còn khiến dũng khí của con người dần dần bị bào mòn hết sạch.
Đồng Tử chẳng qua chỉ ỷ vào dũng khí bốc đồng nhất thời. Đợi đến một thời gian nữa, sớm muộn phụ thân của nó cũng sẽ tìm được mà lôi nó về cái nơi âm u, ẩm ướt, sặc mùi người của hiệu in sách mà thôi.
Nếu so với phế viên, hiệu sách mới chính là nơi nó theo mệnh mà sinh ra.
Dương Hoài Ngọc đang luyện đao, Quân Trung Bát Thức, là tám chiêu đao pháp rất phổ thông mà các đao thuẫn thủ trong quân đều phải nắm giữ và thi triển rất thuần thục.
Nói là đao pháp nhưng kỳ thực chẳng qua là tám động tác rất binh thường, bao gồm: chặt, bổ, đâm, vung, chém, đỡ, chọc, đánh. Chính vì xuất phát từ đao pháp phổ thông dành cho khảm đao chân chính nên từ trước đến nay nó đã lan truyền rộng rãi trong quân. Từ quá khứ đến hiện tai, một mực chưa hề thay đổi.
Dương Hoài Ngọc sử bộ đao pháp này rất thuần thục, múa liền một mạch. Dưới mắt Thiết Tâm Nguyên, xem ra nó đã hoàn mỹ vô khuyết nhưng lão binh béo lại rống giận, mắng Dương Hoài Ngọc múa đao mà cứ như cô nương ở thanh lâu đang õng ẹo quyến rũ khách làng chơi vậy…
Mồ hôi không ngừng đổ xuống theo chóp mũi, cằm, cổ của Dương Hoài Ngọc. Gã thỉnh thoảng lắc mạnh đầu, mồ hôi lập tức lại bắn ra khắp nơi.
Về phần đám Tiểu Xảo Nhi, chúng nó luyện võ không có gì đáng xem cả.
Mỗi đứa đang giơ một cây búa gỗ lớn, ra sức giáng xuống chiếc cọc gỗ vót nhọn, đóng nó xuống đất. Mỗi một búa nện xuống đều phải nhả hơi tạo ra một tiếng hét lớn. Có thể do đã nện trong một thời gian quá dài, tiếng thét của chúng đã trở nên dịu dàng như mèo kêu.
Hoàn cảnh là như thế, không gian cũng là như thế.
Thấy bằng hữu của mình đang chịu đau đau khổ khổ nhưng vẫn vui vui vẻ vẻ, Thiết Tâm Nguyên bèn hài lòng mà bắt đầu đi chăn heo. Đây là một nhiệm vụ đầy gian khổ, trừ bản thân mình ra thì không ai khác có thể hoàn thành được.
Nói đến chăn heo, cao lâu đang xây phía đối diện thật ra cũng có một đám lớn.
Những con heo này chính là của Đồ Phu Bang. Họ mua mua những con heo béo tốt khắp nơi, từ đồng sâu đến núi thẳm. Sau một khoảng thời gian vỗ béo bằng thức ăn tinh thì sẽ mổ rồi bán cho những người thích ăn thịt lợn trong thành Đông Kinh để thu lợi.
Thiết gia mỗi ngày cũng phải bán hết cả một con lợn béo. Cho nên, đối với Đồ Phu Bang mà nói thì Thiết gia họ chính là một khách hàng không tệ.
Những gia đình ở thành Đông Kinh vẫn còn khá bài xích thịt heo. Nhưng kể từ khi Thiết gia thang bính điếm bắt đầu bán những món tuyệt ngon chế biến từ thịt heo, đã có rất nhiều nhiều tập thành thói quen ăn thịt heo rồi.