Nạp Thiếp Ký II

Chương 45: Từ Của Lý Thanh Chiếu



Dương Thu Trì nói: “Nương nương, Lý Dịch An đích xác là một nữ văn hào đáng nễ, đem so với những bài ứng ca điền từ triều trước mô phỏng theo nữ tử già mồm cãi láo với nam nhân thì từ của nàng ta tự nhiên thâm thúy, đương nhiên là không cùng một tầng. Ví dụ như đoạn ‘hòa tu tẩu, trù môn hồi thủ, khước bả thanh mai khứu’ (thẹn chạy vào, dựa cửa ngoái đầu, lại ngửi cành mai nhỏ) trong bài Điểm Giáng Thần gột tả hết vẻ thuần khiết, hoạt bát, thông minh, đa tình của một thiếu nữ ra. Nếu như bài này quả là bài từ của Lý Dịch An(*), quả nhiên là không tệ, chỉ đáng tiếc a…”

“Đáng tiếc cái gì? Ngươi nhận đây là ngụy tác?”

“Là ngụy tác (tác phẩm giả) hay không tại hạ không dám vọng ngôn, nhưng Lý Dịch An (tức Lý Thanh Chiếu) là danh môn khuê tú, từ nhỏ đã nổi danh về tài thơ, chỉ sợ không thể phóng đãng như vậy a!”

Trầm vương phi nhíu mày: “Phóng đãng thế nào vậy?”

“Hàm tu nghênh tiếu, ỷ môn hồi đạo (Thẹn thùng cười đáp, dựa cửa quay đầu) so với câu ‘Hạ diện tương phùng, cúi đầu gặp bạn’ trong “Nữ luận ngữ học lệ” có thể tương đương. Thử nghĩ, một vị thiếu nữ chưa xuất các, làm sao có thể ‘tựa cửa quay đầu’ còn giả tinh tinh ‘ngửi một cành mai’ làm chi? Hơn nữa, còn lại “Miệt hoa kim sai lưu” (đem giấu trâm vàng vào vớ), mang vớ mà trốn ở phía sau cửa lén nhìn nam nhân, như vậy là không đoan trang chút nào! Do đó, tôi thà tin rằng có người mượn danh Dịch An cư sĩ mà sáng tác bài này, hơn là của chính nàng ta.”

Trầm vương phi ngẩn ra, một lúc sau mới nói: “Cái này không đủ làm bằng chứng, có thể là Lý Dịch An tự thân đã sáng người sáng dạ, hoạt bát tiều sái, cho nên khác hẳn với các nữ tư khuê tú ‘học châm tạc, đao tiễn phùng (học rành thêu thùa, đao kéo vá may) vậy.”

Dương Thu Trì cũng không tranh biện, cười cười nói: Hôm qua nhìn thấy thư quyển bị mất của nương nương, vừa khéo nhìn thấy bài Nhất Tiễn Mai của Lý Dịch An. Bài từ này tình cảnh giao hòa, đem sự tương tư triền miên vì cái khổ biệt li dung nhập vào sen hồng, trúc ngọc, thuyền súng, hình nhạn, trăng và hoa. Có thể nói đó là sự thiết tha tận tâm tư, cái khổ vì sâu, si từ tình… tất thảy ẩn ước hiện đặc điểm từ tông của Lý Dịch An. Tương truyền trượng phu của nàng ta rời nhà rất lâu, Lý Dịch An khó giải được cái khổ vì tương tư, đã tả một bài từ gửi cho trượng phu xem. Trượng phu của nàng bị bài từ này cảm động, cộng thêm lòng háo thắng quá cao, không ngờ viết luôn một lúc năm chục bài hợp từ, định vượt qua bài từ này, nhưng không có cái nào thắng quá, chỉ còn biết cuốn gói từ chức trở về bồi bạn với kiều thê.”

Trầm vương phi điềm đạm nói: “Đúng a…”

Nàng ta chỉ nói được hai từ, không tiếp thêm được nữa. Dương Thu Trì đương nhiên không để cho trường diện này lạnh lẽo đi, liền nói tiếp: “Trong bài Lâm Giang Tiên của Lý Dịch An, tôi thích nhất có một câu ‘Đình viện thâm thâm thâm kỷ hứa’ (Đình viên sâu sâu sâu quá đổi. Thật ra đây là ý bài Điệp Luyến Hoa của Âu Dương Tu. Thanh Chiếu chỉ mượn ý rồi viết ra bài Điệp Luyến Hoa. Xem nội dung bài này ở chú thích **). Dùng luôn ba từ Thâm, đọc qua một lượt khiến người nhịn không được thứ u sầu nhè nhẹ từ từ trải khắp người. Còn có bài Thanh Thanh Mạn có câu “Tầm tầm mịch mịch, lãnh lãnh thanh thanh, thê thê thảm thảm thích thích” liên miên một chuỗi điệp âm, đem cái đau khắc cốt minh tâm nhập vào trong tâm khảm, sầu bị đều tận hiện ra ngoài. Loại tâm tình này chỉ có nữ nhân mới có được, và loại bút mực này chỉ có nữ nhân mới viết ra! Rồi còn bài Túy Hoa Dương của nàng ta, không có câu nào không nhã, đặc biệt là câu ‘Mạc đạo bất tiêu hồn, liêm quyển tây phong, nhân bỉ hoàng hoa sấu’ (Ai chẳng tái tê lòng, gió cuốn rèm tây, người gầy tựa hoa vàng), đọc xong gấp sách lại nghĩ, tưởng đến mô dạng người ấy vì khắc cốt ghi tâm, tư niệm người thương mà dung nhan tiều tụy, tội nghiệp động lòng người như hiện ra trước mắt, khiến người ngâm nga đi lại để hưởng dư vị lắng đọng.”

Thanh âm của Trầm vương phi biến thành nhu hòa, khe bảo: “Xem ra công tử quả là sùng bái Lý Dịch An vô cùng a.”

“Đúng vậy, từ của Lý Dịch An tùy tiện lạc bút mà tài khí tung hoành, chẳng úy kỵ, chân tình ngút ngàn, “Tuyết lý dĩ tri xuân tín chí, thử hoa bất dữ quần hoa bỉ’ (Trong tuyết mà đã hay xuân đã về, hoa này không thể so với quần hoa). Lý Dịch An có thể siêu quần hơn mai, cao khiết hơn cúc, thoát tục hơn hoa quế, sự thuần tịnh của ngân hạnh cũng không bằng.”

Trầm Vương Phi hơi lộ nét cười nhẹ: “Nếu như công tử tán thưởng Lý Dịch An như thế, trước đây sao lại có lời lẽ phê bình?”

Trầm vương phi này thích nhất là từ của Lý Thanh Chiếu, thì ra là nghe nha hoàn Tiểu Nhị nói Dương Thu Trì có lời phê bình với vị nữ từ này, lòng có vẻ không vui. Nhưng bà ta đã bị ghẻ lạnh nhiều rồi, cũng không cảm thấy là gì, chẳng qua là muốn nghe coi Dương Thu Trì rốt cuộc có lời bình gì, ai ngờ hắn chỉ nói bài “Điểm Giáng Thần” của Lý Thanh Chiếu dường như là ngụy tác, và lời bình hoàn toàn là tô đắp cho hình tượng của Lý Thanh Chiếu, nên thay vì nói phủ định, ngược lại khẳng định tài năng của người này, khiến người nghe chẳng có nửa điểm không thoải mái. Tiếp theo đó, Dương Thu Trì lại đề ra một lô một lốc từ ngữ tán tụng Lý Thanh Chiếu, lại chỉ toàn tập trung vào tác phẩm đại biểu của nàng, trong lời lẽ điểm bình có lời khen vừa đúng với ý, hơn nữa chỉ đều khen tới mức là dừng, không có nửa điểm vuốt mông ngựa, khiến cho Trầm vương phi nghe mà sướng tai vô cùng, nhịn không được lộ nụ cười mỉm, ngầm gật đầu, lòng nghĩ tên hộ vệ này quả là biết về tự, thật là hiểu rõ Lý Thanh Chiếu, nếu không không thể không biết mà nói loạn như vậy được.

Dương Thu Trì khi nghe Trầm vương phi xưng hô với mình là “Công tử”, liền biết cảm tưởng của nàng ta với mình đã cải biết, lúc này không được tiếp tục vuốt mông ngựa nữa, mà phải lấy chút gì có da có thịt đem ra, để miễn khỏi bị nàng ta cho hắn trước đó là hư trương thanh thế, mục đích chẳng qua là để gặp được nàng ta.

Do đó, Dương Thu Trì ho khan một tiếng, nói: “Đường thi Tống từ hàng van, danh gia thi từ đếm không suể, nhưng có thể làm đến bậc “Tông” thì chỉ có vài người. Lý Dịch An tuy là bậc ưu tú về tư, có thể tạm xưng là ‘Từ Tông’, nhưng theo tôi thấy chỉ xứng đáng một phần mà thôi. Nếu luận về nhất đại “tông sư” thật, thì có chút khiếm khuyết a.”

“Vậy sao?” Trầm vương phi nhíu mày, khẽ hỏi: “Thỉnh giáo công tử, phải làm sao mới có thể được tôn lên hàng ‘Tông’ này?”

“Từ cổ đến giờ có thể đạt đến chữ ‘Gia’ thậm chí ‘Tôn’, cần phải đạt đến ba cảnh giới: cảnh giới thứ nhất có thể xưng là ‘Tạc dạ tây phong điêu bích thụ, độc thương cao lâu, vọng tẫn thiên nhai lộ’ – (Chú: “Tối qua gió tây làm tàn cây biếc, lên lầu cao nhìn đường khắp chân trời.” Đây là câu của Yến Thù (991-1055), một nhà thơ từ nổi tiếng đời Bắc Tống. Nhờ những sáng tác của ông, từ thời đó vẫn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của từ phong Ngũ đại đã biến chuyển và khởi sắc. Do đó, Phùng Hú (1843-1927) trong sách Cảo Am luận coi Yến Thù là “Bắc Tống ỷ thanh gia sơ tổ” (Thủy tổ của các nhà điền từ thời Bắc Tống). Người dịch)); Tầng thứ hai có thể tính là ‘y đái tiệm khoan chung bất hối, vi y tiêu đắc nhân tiều tụy’ (Chú: Đai áo lỏng cài không hối hận, ôm tương tự héo úa cả thân gầy. Hai câu cuối của bài Điệp Luyến Hoa.). Tầng tối cao thứ ba là ‘Chúng lý tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi thủ, na nhân khước tại, đăng hỏa lan san xứ” (Đi khắp nơi tìm người ấy trăm nghìn lần, đột nhiên quay đầu, người ấy đang ở chỗ đèn lửa sắp tàn) rồi. Ba cảnh giới này từ mù tịt chả biết gì cho đến cầu trên khẩn dưới vô cùng thống khổ, đến cuối cùng ngộ được chân lý lại trở lại hư vô.

Những kẻ có thể đạt được ba tầng đó chỉ đếm trên đầu ngón tay! Từ của Lý Dịch An tối đa chỉ dừng lại ở cảnh giới thứ hai, người ta không cảm giác được cái hận vong quốc bằng ái tình của nàng, sự sầu khổ của nàng. Hơn nữa Từ của nàng dùng là nói thẳng ra, ý cảnh mỹ cảm còn chưa được kể là tuyệt đỉnh đang phong, vì hai điểm này, không thể tính là ‘Tông” rồi.”

Trầm vương phi ngẩn ra một hồi, u buồn nói: “Công tử cao kiến tuy có những chỗ cần phải bàn lại, nhưng một lời có thể xem là trúng đích, chỉ ra được từ của Dịch An là thế nào, nghe qua thụ ích không nhỏ a.”

“Không dám, vương phi quá khen rồi.” Dương Thu Trì vội khom người thi lễ.

Kỳ thật, những thứ này đều chẳng phải là quan điểm của Dương Thu Trì, toàn là tinh túy từ người cô trẻ giảng giải trong vòng một tuần. Tối qua hắn nằm ngữa nhìn ngẩn lên trần nhà, kỳ thật là hồi ức lại lời cô gái ấy giảng. Hôm nay hắn cứ đem y nguyên như vậy nói ra, kỳ thật những lời luận này là tinh túy rút ra từ lời bình dành cho Lý Thanh Chiếu, kinh qua rất nhiều vị danh gia trong lịch sử điểm bình rồi mới tập hợp ra tinh hoa. Trầm vương phi đột nhiên nghe thấy, đương nhiên nghe mà ngẩn cả ra, còn cho là Dương Thu Trì tự có kiến giải riêng, bội phục đến sát đất. Kỳ thật, nếu bảo Dương Thu Trì bình về từ của người khác, thì chỗ hở lập tức lộ ra ngay.

Quách Tuyết Liên thì mở to mắt nhìn Dương Thu Trì cao đàm khoát luận. Cô bé không biết vì sao Dương Thu Trì phải phí tận mọi trắc trở để đến đàm luận thi từ với Trầm vương phi, chẳng lẽ đây là xuất phát từ sự yêu thích với thi từ hay sao? E rằng chẳng phải đâu.

Chú thích:

(*) Lý Thanh Chiếu (chữ Hán: 李清照, 1084 – mất khoảng năm 1151), hiệu Dị An cư sĩ (易安居士), là nữ tác gia chuyên sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống, (Trung Quốc). Theo đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ Đường (林語堂), thì bà là nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa[1]. Lý Thanh Chiếu, người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Bà là con gái của học giả kiêm nhà viết tản văn Lý Cách Phi, mẹ bà cũng là người thông thạo văn chương. Năm 18 tuổi, bà kết hôn với thái học sinh Triệu Minh Thành (1801 – 1129), là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng và là con trai Tể tướng Triệu Đĩnh. Cưới xong, chồng bà đi làm thái thú ở Lai Châu, Truy Châu, bà được đi theo.

Trong cảnh giàu sang quyền quí, mỗi khi rảnh việc quan, hai vợ chồng cùng nhau xướng họa thơ văn, thu thập chỉnh lý sách vở, họa phẩm, các áng văn trên đá, trên đồng…

Năm 1127 quân nhà Kim chiếm Khai Phong, bắt giữ cả hai vua nhà Tống là Thượng hoàng Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân Kim, nhiều quan lại trong triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam, vợ chồng bà cũng chạy xuống phía nam Hoài Hà.

Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh Thành được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị cảm và chết ở Kiến Khang (nay là Nam Kinh). Chồng bà ốm chết mà quân Kim cứ tràn xuống tấn công, khiến bà cũng như triều đình nhà Tống cứ phải nay đây mai đó. Hàng châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa…là những vùng miền bà đã lần lượt trải qua, sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn cho đến khi già yếu rồi qua đời.

Sáng tác của bà có: Dị An cư sĩ văn tập (易安居士文集) và Dị An từ (易安词) nhưng đã thất truyền, người đời sau thu thập lại khoảng 70 bài từ soạn thành cuốn Sấu Ngọc từ (漱玉词) và Lý Thanh Chiếu tập hiệu chú (李清照集校注).

Ngoài từ, thơ Lý Thanh Chiếu hiện nay còn 15 bài, phần lớn là loại thơ cảm thán thời thế, vịnh sử, gửi gắm tấm lòng yêu đất nước.

Phong cách thơ của bà cứng cáp, hào phóng như bài Đề Bát Vịnh lâu (Đề lầu Bát Vịnh), Thướng Khu mật Hàn công thi (Thơ dâng lên ông Khu mật họ Hàn)…Trong số đó có bài Tuyệt cú (絕句)[2]. được nhiều người truyền tụng.

Ngoài từ và thơ, bà còn có bài văn xuôi Kim thạch lục hậu tự (Bài tựa đề sau cuốn Truyện vàng đá) kể lại quá trình vợ chồng bà biên soạn lại tập Kim thạch lục, với ngôn ngữ trong sáng, giản dị, phóng khoáng, sinh động, được cả hai mặt là tự sự và trữ tình.

Các sáng tác của Lý Thanh Chiếu được chia thành hai thời kỳ:

Trước sự kiện Tĩnh Khang (1127) phần lớn từ của bà biểu hiện những cảm xúc trăn trở về tình yêu, niềm vui thích đối với cảnh vật, như các bài: Như mộng lệnh, Điểm giáng thần, Túy hoa ngâm, Nhất tiễn mai, Phượng Hoàng đài thượng ức xuy tiêu…

Sau khi một số đại thần nhà Tống chạy xuống phía nam, lập Triệu Cấu lên ngôi, hiệu là Cao Tông (kể từ đó sử gọi đó là nhà Nam Tống), phần lớn từ của bà chứa đựng nỗi nhớ thương cố hương cùng niềm cô quạnh của mình, như các bài: Vũ Lăng xuân, Bồ tát man, Niệm nô kiều, Vĩnh ngộ lạc…Đặc biệt, bài Thanh thanh mạn được nhiều người yêu thích.

(Theo wiki)

(**) Điệp luyến hoa – Âu Dương Tu

蝶戀花

庭院深深深幾許

楊柳堆煙

帘幕無重數

玉勒雕鞍游冶處

樓高不見章台路

雨橫風狂三月暮

門掩黃昏

無計留春住

淚眼問花花不語

亂紅飛過秋千去

Điệp luyến hoa

Đình viện thâm thâm thâm kỷ hứa

Dương liễu đôi yên

Liêm mạc vô trùng số

Ngọc lặc điêu an du dã xứ

Lâu cao bất kiến Chương Đài lộ

Vũ hoạnh phong cuồng tam nguyệt mộ

Môn yểm hoàng hôn

Vô kế lưu xuân trú

Lệ nhãn vấn hoa hoa bất ngữ

Loạn hồng phi quá thu thiên khứ.

Dịch:

Đình viện sâu sâu sâu biết mấy?

Dương liễu mông lung như khói

Trướng rèm nhiều không biết bao nhiêu lớp

Hàm ngọc, yên chạm ở chốn lui tới chơi bời

Lầu cao không nhìn thấy đường Chương Đài

Mưa dữ, gió mạnh, cuối tháng ba

Cửa che kín hoàng hôn

Không có cách gì giữ nổi mùa xuân

Mắt đầy lệ hỏi hoa, hoa không nói

Màu hoa đỏ rụng tơi bời theo chiếc đu

Còn bài Lâm Giang Tiên của Lý Thanh Chiếu là:

临江仙二首

李清照

庭院深深深几许,云窗雾阁春迟,为� � �� � �憔悴损芳姿。夜来清梦好,应是发� � �� �� ��。

玉瘦檀轻无限恨,南楼羌管休吹。浓� � �� � �吹尽有谁知,暖风迟日也,别到杏� � �� �� ��。

庭院深深深几许?云窗雾阁常扃。柳� � �� � �梅萼渐分明。春归秣陵树,人老建� � �� �� ��。

感月吟风多少事,如今老去无成。谁� � �� � �憔悴更凋零。试灯无意思,踏雪无� � �� �� ��。

Lâm giang tiên

Lí Thanh Chiếu

Đình viện thâm thâm thâm kỉ hứa, vân song vụ các xuân trì, vi thùy tiều tụy tổn phương tư. Dạ lai thanh mộng hảo, ứng thị phát nam chi.

Ngọc sấu đàn khinh vô hạn hận, nam lâu khương quản hưu xuy. Nùng hương xuy tẫn hữu thùy tri, noãn phong trì nhật dã, biệt đáo hạnh hoa phì.

Đình viện thâm thâm thâm kỉ hứa? Vân song vụ các thường quynh. Liễu sao mai ngạc tiệm phân minh. Xuân quy mạt lăng thụ, nhân lão kiến khang thành.

Cảm nguyệt ngâm phong đa thiểu sự, như kim lão khứ vô thành. Thùy liên tiều tụy canh điêu linh. Thí đăng vô ý tư, đạp tuyết vô tâm tình.

Lâm giang tiên (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)

Đình viện bao la sâu thăm thẳm

Mây mù song các vắng tanh

Đài mai ngọn liễu thấy phân minh

Xuân về Mạt Lăng thụ

Người lão Kiến Khang thành

Vịnh gió ngâm trăng bao xiết kể

Bằng nay tuổi lão thôi đành

Ai thương tiều tuỵ vơi điêu linh

Thi đèn không ý vị

Đạp tuyết chẳng tâm tình

Lâm giang tiên – 临江仙, còn có tên là Nhạn hậu quy – 雁后归, Uyên ương mộng – 鸳鸯梦, Đình viện thâm thâm – 庭院深深, Thái liên hồi – 采莲回, Hoạ bình xuân – 画屏春, Tưởng phinh đình – 想娉婷, Thuỵ hạc tiên lệnh – 瑞鹤仙令, Tạ tân ân – 谢新恩, vốn là tên danh khúc của giáo phường đời Đường, sau dùng làm tên điệu từ. Trong “Hoa am từ tuyển” có viết: “Từ đời Đường phần lớn bắt nguồn từ phú, Lâm giang tiên là phú sơn thuỷ…” Bắt đầu thấy sáng tác điệu này từ Trương Bí – 张泌trong “Hoa gian tập – 花间集”

Toàn bài gồm 2 phiến, tổng cộng 10 câu 60 chữ. Các câu 2, 3, 5 của hai phiến hiệp vận với nhau, thường dùng thanh bằng. Thể cách như sau:

Lâm giang tiên nguyên khởi pha đa kì thuyết. Nhâm nhị bắc cư đôn hoàng từ hữu cú vân “Ngạn khoát lâm giang để kiến sa” vị từ ý thiệp cập lâm giang; Minh đổng phùng nguyên tập (Đường từ kỉ) Vị thử điều “Đa phú thủy viện giang phi” cố danh; Hoàng thăng (Hoa am từ tuyển) Quyển nhất vân “Đường từ đa duyến đề, sở phú (Lâm giang tiên) Tắc ngôn tiên sự……” Từ bài cách luật

Chính cách:

⊙ trắc⊙ bình bình trắc trắc,

⊙ bình⊙ trắc bình bình (Vận).

⊙ bình⊙ trắc trắc bình bình (Vận),

Bình bình bình trắc trắc,

⊙ trắc trắc bình bình (Vận).

⊙ trắc⊙ bình bình trắc trắc,

⊙ bình⊙ trắc bình bình (Vận).

⊙ bình⊙ trắc trắc bình bình (Vận).

⊙ bình bình trắc trắc,

⊙ trắc trắc bình bình (Vận).

Biến cách

Biến cách 01.

Trung trắc trung bình bình trắc trắc, trung bình trung trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc, trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung trắc trung bình bình trắc trắc, trung bình trung trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc trắc bình bình (Vận), trung bình trung trắc, trung trắc trắc bình bình (Vận).

——————–

Biến cách 2

Trung trắc trung bình bình trắc, trung bình trung trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc trắc bình bình (Vận), trung bình bình trắc trắc, trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung trắc trung bình bình trắc, trung bình trung trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung bình bình trắc trắc, trung trắc trắc bình bình (Vận).

——————–

Biến cách 3

Trung trắc trung bình bình trắc trắc, trung bình trung trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung bình bình trắc trắc, trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung trắc trung bình bình trắc trắc, trung bình trung trắc bình bình (Vận).

Trung bình trung trắc trắc bình bình (Vận).

Trung bình bình trắc trắc, trung trắc trắc bình bình (Vận).

——————–

Biến cách 4

Trắc trắc trắc bình trắc, trắc bình trắc trắc, bình trắc bình bình (Vận).

Trắc bình trắc, bình bình trắc trắc bình bình (Vận).

Bình bình (Vận).

Trắc bình trắc trắc, bình bình trắc, trắc trắc bình bình (Vận).

Bình bình trắc, trắc trắc bình bình trắc, bình trắc bình bình (Vận).

Bình bình (Vận).

Bình bình trắc trắc, bình trắc bình trắc bình bình (Vận).

Trắc bình bình bình trắc, trắc trắc bình bình (Vận).

Bình bình (Vận).

Trắc bình trung trắc, bình bình trắc, trắc trắc bình bình (Vận).

Bình bình trắc, trắc trắc bình bình trắc, bình trắc bình bình (Vận


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.