Mối Thù Tơ Lụa

Chương 2: Đính hôn



Mặc dù tôi không thể đi qua khu hầm mộ mà không nhớ lại nỗi hoảng loạn khi bị tống giam ở đây, nhưng những giấc mơ của toi không còn bị ám ảnh bởi gian hầm mộ tối om với những dãy quan tài và những bức tượng giống y như thật nữa.

Charles đi xa một thời gian. Thậm chí cả ngày Giáng sinh, hắn cũng ở nhà một người bạn, chỉ ghé về nhà vào hôm tặng quà một chốc lát rồi đi, không ngủ lại. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chúng tôi có phần hơi gượng gạo nhưng rõ ràng hắn chủ ý cư xử như thể cái sự cố đáng sợ kia không hề xảy ra và tôi cũng vui mừng làm y như thế. Hắn tỏ ra xa cách, lạnh lùng nhưng không phải là không thân thiện. Đó là cách đối xử hợp lý nhất.

Julia cũng bình tâm lại sau sự vỡ mộng đầu tiên bởi vì vào lễ Phục sinh, cô ra mắt xã hội thượng lưu và sự kiện này đã đòi hỏi cô phải tập trung toàn bộ sức lực. Tôi nghĩ rằng cô không đủ thời gian để nghĩ về Drake. Tên của anh không bao giờ được nhắc đến trừ một đôi lần phu nhân Sallonger có hỏi:” Này tên chàng trai dễ thương đã đến ở đây một dạo là gì nhỉ? Nelsson hay cái gì đấy phải không?”

“Một cái gì như vậy, thưa phu nhân”, tôi đáp.

“Lenore, ta muốn cháu đọc cho ta nghe một cái gì đó, đưa ta vào giấc ngủ. Đêm qua ta chẳng ngủ nghê gì được. Ta nghĩ ta cần một cái gối….không phải cái màu xanh lá cây, màu xanh da trời kia. Cái ấy êm hơn.”

Như thế Drake Aldringham đã biến khỏi thế giời của chúng tôi.

Mọi việc đã được quyết định là Julia sẽ ở lại London một tuần hoặc hơn, dưới sự giám hộ của bá tước phu nhân Ballender. Có quá nhiều cái cho một cô gái trẻ học hỏi và cô phải sẵn sàng về mọi phương diện cho một cơ hội lớn của đời mình.

Ngoại sẽ cùng đi với Julia, như thế bà có thể tiếp xúc với những mốt mới nhất đang thịnh hành, bởi vì công việc của bà mặc dù rất tốt trong đó vẫn có cái gì mà người Pháp gọi là “Je ne sais quoi” (4) và có thể là kiểu dáng của bà không theo kịp. Bà cũng có dịp làm quen với những mẩu vải khác ngoài những mẩu hàng đến từ Spitalfields. Miss Logan, người sành sỏi tất cả những chuyện xảy ra trong một gia đình quý tộc cam đoan với phu nhân rằng điều đó là rất cần thiết.

Tôi đang ở bên phu nhân, đnag làm một nhiệm vụ hàng ngày của tôi thì bà ngoại bước vào. Bao giờ tôi cũng kinh ngạc trước vẻ đường bệ của bà. Nó toát ra từ bên trong và đòi hỏi người đối diện phải kính trọng ngay lập tức. “xin thứ lỗi cho tôi vì đã quấy quý bà, thưa phu nhân Sallonger. Nhưng tôi phải thưa với bà một vấn đề quan trọng.”

“Ôi trời”, phu nhân Sallonger thở dài, bà rất ghét những chuyện quan trọng buộc bà phải giải quyết.

“Đó là việc tôi đi London. Phải, điều đó là cần thiết với cô nhà. Chúng ta cần phải hết sức quan tâm tới trang phục và cần phải cung cấp cho tiểu thư những bộ váy áo đẹp nhất…Đúng thế. Tôi rất thích làm những việc như thế nhưng tôi không thể ra đi mà không có cháu gái tôi. Đó cũng là một điều rất cần thiết.”

Phu nhân Sallonger mở to mắt. “Lenore à? Nhưng tôi cần nó ở đây. Ai sẽ đọc sách cho tôi nghe? Chúng tôi đang đọc cuốn East Lynne. Với lại tôi cần con bé chăm sóc tôi.”

“Tôi biết Lenore phục vụ phu nhân rất chu đáo; nhưng tôi không yên tâm làm việc nếu không có con bé bên cạnh… Với lại cũng chỉ có một tuần thôi mà… hoặc nếu có chỉ lâu hơn một hai ngày là cùng. Miss Logan cũng rất tận tình. Lại còn có cả Miss Everton nữa. Tất cả bọn họ đều có thể phục vụ phu nhân chu đáo.”

“Không thể được.”

Hai người trừng trừng nhìn nhau-cả hai theo cái cách của mình đều là những người không dễ gì bị khuất phục. Có một cái gì đó rất đnág kính trong tính cách của bà ngoại và có lẽ do địa vị khác thường của bà trong gia đình mà bà đã chiến thắng. Trong khi phu nhân là người ưa nhõng nhẽo hay làm mình làm mẩy nhưng bà cũng ý thức được tầm quan trọng trong lần ra mắt của Julia. Mọi việc rất rõ ràng, ngoại tôi cần phải đi London mà bà nhất định không đi nếu không có tôi.

Cuối cùng phu nhân mím chặt môi, kênh kiệu nói, “Tôi cho răng tôi phải ddder con bé đi, nhưng như thế thật ép tôi quá đáng.”

“Tôi biết phu nhân đnáh giá cao cháu gái tôi”, ngoại nói với một chút mỉa mai, “Nhưng tôi cần có nó, nếu không tôi sẽ không đi London.”

“Tôi không thấy lý do tại sao không…”

“Thưa phu nhân, không phải bao giờ cũng dễ dàng thấy rõ những lý do cần thiết đối với người khác. Tôi không hiểu tại sao Miss Logan lại không thể chăm sóc phu nhân và bởi vì Lenore là một nguồn an ủi của bà chắc bà cũng hiểu tại sao tôi không thể làm việc nếu thiếu Lenore, nhất là trong một trường hợp đặc biệt như thế này.”

Hôm ấy, bà ngoại là người chiến thắng.

“Đây là khoảng thưòi gian cháu được nghỉ ngơi”, bà nói khi còn lại hai bà cháu với nhau. “Càng ngày bà ấy càng đòi hỏi cháu nhiều hơn. Bà có thể thấy rõ, nếu không có chuyện gì xảy ra thì chẳng bao lâu nữa cháu cũng chỉ còn là người hầu hạ bà ấy. Đấy không phải là điều bà mong muốn cho cháu.”

Tôi rất phấn khởi trước viễn cảnh được đi London. Cassie thì buồn vì không được đi cùng với chúng tôi. Đã có gợi ý là cô cùng đi nhưng phu nhân cương quyết gạt đi, lấy cớ là bà cần cô chia sẻ một vài nhiệm vụ với Miss Logan.

“Chỉ có một tuần thôi mà”, tôi bảo Cassie, “rồi mình sẽ kể cho cậu nghe mọi chuyện lúc mình quay về”.

Thế là Julia và tôi cùng bà ngoại lên đường vào một ngày tháng Ba lộng gió. Chúng tôi đi bằng tàu hoả, tiện lợi hơn là đi bằng xe ngựa. Cobb đón chúng tôi ở nhà ga và đưa chúng tôi về nhà ở quảng trường Grantham. Tôi ở trong tâm trạng thật phấn khích trong lúc ngồi trên xe đi qua những thành phố ở London. Ai cũng có vẻ rất vội vã và không khí rộn ràng ở mỗi góc phố. Những cỗ xe ngựa các kiểu chạy trên đường phố với một tốc độ mà tôi sợ là họ sẽ chồm lên những người đi bộ. Nhưng dường như không có ai nghĩ những điều này có gì là bất thường vì thế tôi cho rằng những cảnh như thế này chẳng có gì là đặc biệt.

Khi chúng tôi đi vào đường Regent, bà ngoại trở nên linh hoạt hơn. Bà đọc to tên các cửa hiệu. Peter Robinson…Dickens và Jones…Jays. Tôi thấy thấp thoáng qua cửa sổ những tấm áo đẹp lộng lẫy. Bà ngoại có một cái vẻ sung sướng phởn phơ của một con mèo ngồi trước đĩa kem. Quảng trường Grantham là một trong những khu dân cư sang trọng nhất thành London. Nhà chúng tôi ở có kiến trúc theo kiểu Georgie rất trang nhã đẹp đẽ. Một hàng tam cấp dẫn đến một cái cổng có hai bình hoa lớn bên ngoài có tạc rất công phu hình các nữ thần xiêm áo lộng lẫy, trong bình là những đoá hoa tulip tươi thắm. Cobb dừng xe lại để chúng tôi xuống xe rồi đánh xe ra sân sau.

Ở đây có một quản gia, một người hầu bàn nam và một số người giúp việc – nhiều hơn số người mà chúng tôi có ở Nhà Tơ Lụa. Ngài Francis không có nhà do đó chúng tôi về phòng ngủ dưới sự hướng dẫn của một người giúp việc, người này yêu cầu chúng tôi cho bà biết bất cứ điều gì mà chúng tôi cần. Đó là một người đàn bà có vẻ có quyền lực trong bộ vải chéo go màu đen kêu sột soạt mỗi khi bước đi, bà có vẻ là một phụ nữ khó ai qua mặt nổi. Tên bà là Camden. Ngoại và tôi ở chung một phòng rất rộng rãi và thoáng mát, nằm ở tầng trên cùng. Trong phòng có ai chiếc gương và một chỗ hõm vào, trong đó có một bồn rửa mặt và bình đựng nước.

“Bà nghĩ bà cháu mình sẽ cảm thấy dễ chịu. Ít nhất thì chúng ta cũng được ở cùng nhau.”

Tôi mỉm cười với bà. Tôi biết bà chủ bụng không để tôi ở một mình một phòng trong cái nhà mà Charles có thể đến bất cứ lúc nào.

Đó là những ngày tuyệt vời. Hôm ấy ngài Francis trở về nhà vào lúc tối khuya. Ông rất trân trọng bà ngoại. Ông nói có việc sẽ về trễ và hy vọng chúng tôi đã ổn định chỗ ở. Bá tước phu nhân Ballader sẽ đến nhà vào ngày hôm sau và bàn bạc mọi chuyện với Julia.

Ông muốn đưa bà tôi đến xưởng dệt ở Spitalfields để khoe với bà những chiếc máy dệt mới với quy trình dệt hiện đại – một chuyện đnag gây nên những căng thẳng trong giiới thợ bởi họ bao giờ cũng nghĩ rằng những cái mới mẻ, hiện đại chỉ đe doạ trực tiếp đến nồi cơm nhà họ.

“Bao giờ cũng có những vấn đề rắc rối”, ông nói.

Bà ngoại khoe với ông những điều tôi đã làm giúp đỡ bà và năng khiếu bẩm sinh của tôi trong việc thiết kế thời trang.

“Cô bé sẽ lại theo gương của bà”, ông nói, nhìn tôi với đôi măt tán thưởng.

“Tôi nghĩ cháu nó còn khá hơn tôi”, ngoại đáp với vẻ tự hào.

Đêm ấy tôi mệt mỏi tới nỗi vừa nằm lên giường đã ngủ thiếp đi và sáng hôm sau tôi thức dậy với một niềm vui rộn rã trong lòng.

Ngày hôm sau nữa bá tước Ballader xuất hiện bắt tay vào thực hiện trách nhiệm với Julia. Bà ở lại suốt cả ngày. Có nhiều điều Julia cần học hỏi. Trong những lần hiếm hoi gặp cô – bởi vì bao giờ cô cũng phải trải qua những kỳ kiểm tra do bà bá tước không biết mệt mỏi là gì đặt ra – tôi nghe nói rằng vào cái ngày trọng đại cô sẽ được người ta chải tóc theo một kiểu sao cho nó có thể giữ được ba cọng lông chim và cô sẽ được che mạng. Điệu chào nhún gối của Julia dường như chưa bao giờ làm bà b á tước hài lòng, mặc dù bà không thể nói nó sai ở chỗ nào. Dù vậy chào như thế nào thì được coi là đúng cách? Mỗi cái việc khẽ nhún gối thôi mà sao lại khó học đến thế? Còn nữa, eo của cô không được thon thả cho lắm, cô sẽ phải lên người vào những chiếc áo tạo dáng mà cô biết là nó sẽ thít cô chặt đến nỗi nó làm cho cô đỏ nhừ cả mặt mũi, mà như thế thì làm sao cô có được dáng vẻ yêu kiều.

Tội nghiệp Julia! Bước chân vào xã hội người lớn xem ra là một nhiệm vụ nhọc nhằn hơn là một kinh nghiệm thú vị. Nhưng cô vẫn còn hào hứng lắm mặc dù cô thừa nhận cô có thể thất bại vào đêm vũ hội đầu tiên và cô sợ đến chết khi nghĩ đến chuyện có thể sẽ không có ai mời cô ra nhảy.

Thời gian ở London là những ngày hạnh phúc đối với tôi. Hai bà cháu được dịp khám phá thành London tráng lệ. Chúng tôi đi tham quan các gian hàng, dạo qua các cửa hiệu. Ngoại tôi ghi nhận những mốt mới nhất… không chỉ trong các cửa hàng thời trang mà còn trên người các quý bà quý cô thanh lịch đang dạo phố. Có vẻ như thiếu một cái chạm nhẹ của thẩm mỹ, bà nói. Bà không cần học thêm bất cứ thứ gì ở họ.

Bà mua một vài loại vải mới và bàn với tôi nên cắt may như thế nào.

Ngài Francis đưa bà đến Spitalfields. Tôi nhận thấy lúc trở về, bà có vẻ bận tâm một cái gì đó.

Thật là sung sướng khi được ở chung phòng với bà, bởi vì chúng tôi thường nằm trên giường và trò chuyện trước khi ngủ.

Bà nói “Tất cả mọi thứ đều rối tinh lên…với một cô gái trẻ. Có vẻ như đó là một phong tục kỳ cục phải không? Một cô gái không thể bước chân vào xã hội gặp gỡ những người cùng tầng lớp với cô ta cho đến khi cô ấy có một cái lễ ra mắt thật xôm. Mà chuyện đó là như thế nào? Động tác nhún đầu gối…và thế là qua. Tuy vậy cô gái còn phải mặc trang phục cung đình, cài lông chim và mạng che mặt…sau hàng tháng ròng chuẩn bị. Cháu nghĩ sao? Nó có làm cháu buồn cười không?”

“Cháu nghĩ có một cái gì đó thật dung tục trong chuyện này.”

“Dung tục? Thế là thế nào?”

“Phải, ý cháu nói trưng bày một cô gái…phô ra tất cả mọi điểm mạnh với hy vọng một người đàn ông sẽ nghĩ cô ấy đáng để trở thành vợ ông ta.”

“À, ra thế! Cháu nghĩ chuyện đó…Biết nói như thế nào nhỉ…là hạ thấp phụ nữ chúng ta”.

“Không phải thế sao?”

Ngoại tôi có vẻ suy nghĩ lung lắm cuối cùng bà nói: “Cưng à, có vẻ như là chúng ta cần phải đấu tranh rất căng để giành lấy chỗ đứng của mình ở trên đời. Để bình đẳng với một người đàn ông, người phụ nữa cần phải tốt đẹp hơn, thông minh hơn nhiều. Đó là một điều mà bao giờ bà cũng biết. Nói như bà đấy. Bà có khả năng đặc biệt về vải vóc…về kiểu dáng…và nhờ thế bà mới là khách hoặc gần như là khách trong Ngôi Nhà Tơ Lụa của ngài Francis Sallonger. Ông ấy bao giờ cũng tỏ ra rất tôn trọng bà. Bởi vì ông ấy chính là một quý ông thật sự. Nhưng chúng ta cũng đã thấy vị trí của chúng ta mong manh như thế nào qua những việc làm đáng ghét của Charles. Chúng ta cần đề cao cảnh giác. Phải, những chuyện như thế này về một phương diện nào đó có vẻ hạ thấp…Dựng lên một phiên chợ để đem tiểu thư Julia ra trưng bày như trong một buổi bán đấu giá…Quả có thế. Nhưng chúa yêu, bà vẫn cảm thấy mình nóng lòng làm tất cả những điều như thế này cho cháu gái của bà bởi vì nếu cháu được ra mắt xã hội theo cách ấy cháu sẽ có cơ hội được gặp gỡ những người mà nếu không có nó cháu sẽ không có cách nào mà gặp được. Đó là điều làm cho bà lo lắng khôn nguôi. Bà thường phải suy nghĩ về nó. Bây giờ…cháu đã an toàn. Có bà ở đây để bảo vệ cháu. Nhưng bà không còn trẻ nữa…và chẳng bao lâu cái ngày…”

“Không”, toi bật lên một cách vô thức. Ý nghĩ về cuộc sống không có Ngoại là một điều tôi không thể nào chịu đnựg nổi.

“Phải, bà vẫn òcn khoẻ mạnh lắm, vẫn còn sung sức…và chắc là còn nhiều năm được sống ở đời. Nhưng trước khi cuộc đời chấm dứt, ước mơ tha thiết nhất của bà là được thấy cháu có một cuộc sống hạnh phúc. Bà muốn cháu bà có một người chồng, không nhất thiết là phải giàu có…nhưng phải là người tốt. Cậu ta chắc chắn phahỉ là người nhân hậu. Bà còn muốn được thấy những đứa con của cháu. Cứ tin bà đi, cháu chắt là niềm an ủi lớn nhất mà một người đàn bà có thể có được. Bà đã có niêm an ủi ấy nhờ con gái của mình Maria Lousi. Ông ngoại cháu là một người tốt bụng, tử tế. Ông ấy chết trẻ để lại bà với một đứa con gái. Khi mẹ cháu chết, bà nghĩ bà cũng sẽ chết theo bởi vì cuộc đời này không còn gì để lại cho bà, rồi người ta đặt cháu vào tay bà…Và kể từ đấy chỉ có hai chúng ta chống chọi với cuộc đời”.

“Ngoại yêu quý, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện rời bỏ cháu.”

“Chỉ có một điều duy nhất trên đời khiến bà có thể làm chuyện đó. Trước khi điều đó xảy ra, bà muốn thấy cháu có một cuọc sông hạnh phúc… có người thay bà chăm sóc cháu. Bà muốn thấy điều đó trước khi ra đi.”

“Cháu có thể tự lo cho mình mà.”

“Phải… Cháu sẽ làm được điều ấy. Đó cũng là điều bà hằng nhắc nhở mình. Bà phải tự chăm sóc mình khi ông ấy ra đi. Bà làm việc cho nhà St.Allengere. Bà rất cần thiết đối với họ… Hiểu biết của bà về tơ lụa, khả năng tạo mẫu của bà và bà đã làm được nhiều việc.”

“Vậy mà họ lại để bà ra đi.”

“Phải, đó là bởi vì cháu. Bà không thể ở lại một nơi mà ai cũng thích dúng mũi vào chuyện của người khác. Họ biết trước sau gì bà cũng phải ra đi… thế là họ yêu cầu ngài Francis đưa bà cháu ta đi.”

“Và ông ấy đã làm thế .”

“Họ đã tiến hành một cuộc thương lượng. Ngài Francis biêt rõ tài nghệ của bà. Ông ấy chấp nhận những điều kiện do bên nhà St. Allengere đưa ra. Mặc dù giữa hai gia đình có một cuộc đối đầu gay gắt vì huyết tộc và những bất đồng tôn giáo…nhưng dù sao máu chảy ruột mềm, cách đây từ rất lâu, họ đã là người trong một nhà.”

“Thật lạ lung… hai chi trong một dòng họ… cùng làm một công việc… thỉnh thoảng vẫn gặp nhau, cho dù là đối thủ của nhau.”

“Đó là cái mà cháu có thể gọi là một biểu tượng. Trong lịch sử Kitô giáo có một cái gọi là sự ly giáo. Người ta chia thành hai hướng đi, và cuộc cải cách tôn giáo chia rẽ chính những người trong một gia đình. Bên này theo Kitô giáo, bên kia theo Tin Lành. Họ không chỉ trái ngược nhau trong niềm tin tôn giáo mà còn trong công việc làm ăn nữa – mặc dù sống ở hai đất nước khác nhau – họ ganh đua với nhau một cách quyết liệt. Ở Anh ngưồi ta không mộ đạo như ở Villera-Mure, chắc thế. Ồ, nhưng mà họ cũng kính phục nhau… dù thi thoảng mới đến thăm nhau và người này biết người kia đang làm gì. Họ là những kẻ thù thân thiện của nhau.”

“Thế còn ngoại thì sao, vì dù sao ngoại cũng là người Villera-Mure?”

“Tôn giáo của bà là chăm sóc cho những người mà bà yêu thương. Bà là một trong những ngừơi muốn dành tình yêu của mình cho con người hơn là cho một học thuyết. Có lẽ bà cũng không đúng đâu nhưng bà không quan tâm đến việc bà thờ Chúa theo cách này hay cách khác. Bà có cảm giác là rồi Chúa sẽ hiểu.”

“Cháu biết là Người sẽ hiểu. Và chúa dám nói rằng bà còn là một tín đồ Thiên Chúa tốt hơn nhiều ngưồi sùng đạo, ngày não cũng đi lễ nhà thờ.”

“Thật là một cuộc trao đổi nghiêm túc! Nó bắt đầu như thế nào nhỉ? Ồ bà biết rồi. Cuộc trưng bày của Julia. Bà hy vọng cô bé làm tốt mọi chuyện và tìm được một người chồng thoả mãn… một phần lớn những yêu cầu của nó.”

Có một quãng im lặng, ròi bà tiếp tục: “Bà đã có một buổi tham quan thú vị với ngài Francis. Họ đang có những loại máy dệt mới rất tuyệt. Ông ấy tỏ vẻ rất tự hào về chúng nhưng…”

Tôi chờ đợi và bà vẫn im lặng hồi lâu.

“Bà đang định nói một cái gì đó.”

“Ồ phải…ngài Francis có vẻ hơi… nói thế nào nhỉ… hơi lo lắng.”

“Ông ấy lo lắng cái gì ạ?”

“Có một chuyện. Bà tin là công việc không được phát đạt như trước.”

“Nhưng ông ấy rất giàu. Ông ấy còn có Nhà Tơ Lụa… ngôi nhà ấy… và tất cả những người đầy tớ.”

“Có quá nhiều cái cần phải chăm lo. Như chúa đã nói… Nhà cửa, đầy tớ, con trai, con gái và cả phu nhân Sallonger. Ông ấy có bao việc phải bận tâm, đúng không?”

“Chắc là ông ấy rất giàu, Ngoại ạ.”

“Thuyền lớn thì sóng lớn.”

“Vậy bà thực sự nghĩ ông ấy lo lắng về tiền bạc?”

“Bà dám nói là nếu ngày mai ông chủ thất bại trong kinh doanh thì ông ấy vẫn còn giàu chán. Ông ấy có điền sản và nhiều cơ sở vật chất khác. Nhưng cái chính là ông ấy lo lắng về triển vọng làm ăn sau này. Hình như có một lượng vải lụa lớn được nhập vào nước Anh. Vẫn còn tiếng vọng của Hiệp ước Fontainebleau. Cháu cũng biết đấy, người Pháo bao giờ cũng được đánh giá cao trong lãnh vực này và sự thật là vải lụa của Pháp có những ưu điểm so với hàng nội hoá.”

“Ông ấy có nói ra điều làm ông ấy lo lắng không ạ?”

“Không, nhưng ông ấy nói về mong muốn thiết tha một cái gì đó mới mẻ, một cái gì ra mắt công chúng như sự xuất hiện của vì sao lạ, một cái gì không quá đắt để có thể tới được tay quần chúng mà vẫn sang trọng quyến rũ… một cái gì có thể chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau… thật đặc biệt… Đắt với người này nhưng lại rẻ với người kia để ai cũng mong dược khoác nó lên người.”

“Và ông ấy sẽ làm điều đó?”

“Cháu Lenore thân yêu, điều trước tiên cần làm là tìm cho ra cái chất liệu màu nhiệm ấy. Ông tin là người ta đang làm ra nó ở Pháp. Cũng là người của ông ấy. Có lẽ đây là cuọc chạy đua nước rút. Ai sẽ là người làm ra nó đầu tiên và làm cho nó thành của mình?”

“Đó là điều làm cho ông ấy lo lắng không yên?”

“Bà chắc là việc này cần có nhiều hỗ trợ. Không tiến lên tức là thụt lùi. Bà hiểu như thế đấy. bà thấy ông ấy có phần nào mệt mỏi: mặt hay đỏ, hơi thở dốc… Ông chủ nói chuyện với bà với một vẻ hăng hái bất bình thường. Trời ơi! Con có nghe thấy gì không? Đồng hồ đã điểm nửa đêm rồi. Cuộc nói chuyện đêm nay vẫn chưa ngã ngũ nhưng chúng ta không thể tiếp tục đến ngày hôm sau. Ngủ đi, kho báu của ta.”

Chẳng mấy chốc tôi đã ngủ thiếp đi.

٭

٭ ٭

Hai ngày sau chuyện đó xảy ra.

Làm như Ngoại tôi biết trước chuyện gì sẽ đến. Ngài Francis mệt nặng. Ông bị một cú đột quỵ nhẹ có thể mau chóng phục hồi, nhưng không may ông lại không ở nhà tại quảng trường Grantham vào lúc đó, mà lại nhà bà Darcy ở St.John Wood. Bà chủ nhà hoảng quá bèn cho mời bác sĩ. Ông này khuyên là không nên chuyển ngài Francis đi đâu thế là ông phải ở lại nhà bà Darcy mấy ngày. Bác sĩ riêng của ông đến thăm bệnh ở đấy. Cả Charles và Philip cũng được gọi đến đấy. Nếu chuyện đó xảy ra ở quảng trường Grantham thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng điểm tế nhị khó nói ra ở đây là ông lại lên cơn huyết áp vào lúc hai giờ sáng. Charles nắm quyền điều hành một cách hiệu quả. Hắn nghĩ cha hắn phải về nhà riêng ngay không chậm trễ.

Mọi việc cũng được dàn xếp đâu vào đấy và mọi người thở phào nhẹ nhõm, nhất là khi ai cũng biết rõ ngài Francis sẽ mau chóng bình phục.

Bà bá tước được dịp múa ba tấc lưỡi với Ngoại tôi về chủ đề này. Tình bạn giữa họ được nhen nhóm và phát triển trong đó có cả tôi. Họ cùng nhau thảo luận không biết mệt về những gì cần thiết cho Julia và khi bà bá tước đồng ý là ngoại tôi có thể tạo ra những kiểu dáng vừa quyến rũ, gợi cảm lại sang trọng hơn bát cứ nhà tạo mốt nào mà bà biết thì giữa hai người đã thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp.

Bà nói bà muốn được “đỡ đầu” cho tôi. Bà nghĩ tôi có triển vọng hơn Julia trong khi Julia lại nôn nóng quá. “Quá cố gắng để chứng tỏ”, bà nói. “Đó là một sai lầm lớn có tính cách xã hội, trong khi bày tỏ lòng nhiệt tình quá độ đối với việc gì đó. Tất nhiên người ta không thể bỏ mất cơ hội, nhưng người ta cũng cần tỉnh một chút, có một cái gì đó như là bất cần. Không dễ gì có được thái độ này nhưng nó là chìa khoá của thành công”. Bà bá tước nghĩ tôi có thể làm tốt điều đó hơn Julia. Trong những buổi đàm đạo giữa chúng tôi, bà tỏ vẻ rất thành thật về bản thân mình và bà có một lối diễn đạt không phải theo cái cách mà chúng ta chờ đợi ở một bà bá tước phu nhân.

“Tôi không mang trong mình dòng máu quý tộc”, bà nói trong một tâm trạng tin tưởng. “Tôi chỉ đơn giản là một Dulcie Dorman. Nhưng tôi có một cái gì đó mà đàn ông rất thích, đặc biệt là những ông già. Một số người hấp dẫn được người trẻ tuôi, một số khác lại thu hút được những người trung niên còn tôi có được sức cám dỗ đối với người lớn tuổi. Tôi gắn bó với sân khấu. Đó là nơi thích hợp duy nhất đối với một cô gái như tôi… xinh đẹp và có ý thức khôn ngoan về bản thân. Bá tước gặp tôi. Chậm chạp như một con vịt… mỗi bước đi lại còn run lẩy bẩy nữa chứ, lớn hơn tôi 35 tuổi. Nhưng ông ấy say tôi như điếu đổ… và nếu như có điều gì làm tôi thích nhất trên đời thì đó là được si mê, được tôn thờ. Thế là tôi lấy ông ấy… và tôi chăm sóc ông ấy 5 năm liền. Tôi quý ông ấy lắm, tôi…với tư cách là bá tước phu nhân sống với ông bá tước lụ khụ của mình trong một toà lâu đài rộng như sân ga Paddington và cũng lộng gió như thế. Cuộc sống cũng không lấy gì làm đầy đủ, thoả mãn, nhưng tôi thích địa vị của mình. Khi ông ấy về chầu trời có cái gì để lại cho tôi? Nợ… những món nợ chồng chất và người em họ xa lắc xa lơ xuất hiện đòi chiếm toà nhà. Vậy tôi thì sao, tôi cũng còn đủ trang trải cho cái địa vị mới của mình, nhưng cũng chẳng dư dật gì, thế là tôi tính xem có thể làm được gì. Ít nhất thì tôi cũng còn cái mác là nữ bá tước Ballader và đó cũng là một lợi thế. Rồi tôi chọn công việc dạy dỗ các cô gái trẻ. Chẳng bao lâu sau tôi đã học được nhiều bí quyết trong nghề và có nhiều khách hàng xộp. Bây giờ tôi có thể cân bằng thu chi… tôi cảm thấy hài lòng lắm. Tôi đã từng là một cô Dulcie Dorman và tôi có thể với được cái tốt nhất… đã từng là vợ yêu của một ngài bá tước. Tôi nhìn cuộc đời từ hai phía. Điều đo có ích lắm đấy. Nó làm cho người ta hiểu được cái khó của người khác. Có một điều tôi học được ở đời là đừng bao giờ phán xét hoặc đổ lỗi cho ai… bởi vì dù sao cái mà bạn biết được cũng chỉ là một nửa câu chuyện. Tỷ như chuyện về ngài Francis chẳng hạn.” Bà nhìn chúng tôi mỉm cười một nụ cười hiểu biết. “Tôi quý ông ấy lắm. Tôi biêt chuyện gì đã xảy ra. Thật may mắn là mọi chuyện rồi cũng ổn thoả. Nếu ông ấy lại đột tử trên giường của người đàn bà ấy, thì cục mỡ sẽ cháy xèo xèo trên ngọn lửa. Sự ra mắt của Julia kể như bị huỷ bỏ. Tất nhiên không còn có những quy định ngặt nghèo trong triều kể từ ngày Albert chết. Ông ta đại diện cho lẻ phải, cho tiếng nói hợp đạo lý; ông ta khoái bơi móc những tội lỗi của ông bố đối với con cái. Nữ hoàng cũng không quá khắt khe trong chuyện này. Nhưng nếu ông Francis chết trên giường của tình nhân làm sao chúng ta đủ sức bịt kín tin tức không cho nó rò rỉ ra ngoài để cánh báo chí chộp được bởi vì đây là một tin giật gân nhất. Phải, như thế sẽ đi tong việc ra mắt của julia.”

“Mối quan hệ ấy tồn tại có lâu không?” Ngoại tôi hỏi.

“Bao năm rồi ấy chứ. Đấy là một mối tình nghiêm túc. Không có chuyện lăng nhăng gì ở đây, ông Francis là một quý ông nghiêm túc. Tội nghiệp bà Darcy, chắc bà ấy cảm thấy khốn khổ lắm.”

Chúng tôi phải ở lại London thêm một thời gian nữa có thể kéo dài đến một tuần vì tình trạng sức khoẻ của ngài Francis. Trong một cuộc trò chuyện vào ban đêm, ngoại tôi có nói với tôi về ông.

“Như bà bá tước đã nói, không ai có thể kết tội ông. Đó là một người tốt. Ông ấy yêu bà Darcy và được bà ấy yêu lại. Cũng có thể coi đây là một mói lương duyên.”

“Nhưng còn phu nhân Sallonger thì sao?”

“Bà ấy cưới căn bệnh tưởng của mình. Cháu biết chuyện này như thế nào rồi đấy. Sau khi sinh Cassie bà ấy không muốn có thêm đứa con nào nữa. Có những nhu cầu trong cuộc đời một người đàn ông… và nếu anh ta không thể có được ở nơi mà anh ta trông đợi thì anh ta đi tìm ở chỗ khác vậy.”

“Thế là ngài Francis đi tìm đến bà Darcy phải không ạ?”

“Có vẻ là như thế. Cũng không trách ông ấy được. Ông ấy vẫn chăm lo ch phu nhân thật đầy đủ. Mọi ý muốn của bà ấy đều được thoả mãn. Không có gì là tàn nhẫn ở đây cả… mà sự tàn nhẫn mới là tội lỗi thực sự.”

Một ánh chớp loé lên trong ký ức của tôi và tôi nhớ lại hình ảnh Charles quay lưng bỏ đi thật nhanh trên bậc thang, nhìn lại tôi đứng trong bóng tối hãi hùng. Tôi nghĩ đến những thằng nhóc đã giết hại con chó của Willie.

Bà ngoại tôi nói đúng. Sự nhẫn tâm mới là tội ác thực sự.

٭

٭ ٭

Charles đnag ở cùng một mái nhà với tôi, nhưng tôi không còn sợ hắn nữa. Gặp tôi, hắn xử sự một cáh lạnh lùng, xa cách, ngụ ý rằng tôi chẳng là cái gì đối với hắn và vì thế cũng không còn mối hiềm thù nào. Thật là khác xa Phillip. Anh rất mừng khi được gặp tôi.

Hai người con trai ở bên cha rất nhiều. Mặc dù ông vẫn phải nằm trên giường bệnh ít nhất một tháng nữa, ông cũng đủ sức tiếp khách và bởi vì ông quá nóng lòng muốn gặp con trai, bác sĩ đi đến một kết luận là mọi người phải hạn chế không được làm cho bệnh nhân căng thẳng.

Tôi cho rằng có nhiều chuyện cần thảo luận giữa cha và con. Ngoại nói rằng có những quyết định quan trọng sẽ sớm được đưa ra. Mặc dù Phillip có bao nhiêu chuyện phải lo, anh vẫn đặc biệt quan tâm đến tôi. Một sáng nọ tôi xuống ăn sáng và thấy một mình anh bên bàn ăn. Khuôn mặt anh sáng lên khi anh nhìn thấy tôi.

“Anh rất vui khi có em ở đây, Lenore ạ. Có biết bao chuyện đã xảy ra.”

“Anh muốn nói là vì chuyện của cha anh ư?”

Anh gật đầu rồi tặng tôi một nụ cười rất đáng yêu của mình. “Anh rất thíc tâm sự với em. Bao giờ em cũng hiểu hết mọi chuyện. Sẽ có những thay đỏi lớn trong thời gian tới. Cả Charles và anh đều sẽ không học tiếp nữa. Thật đúng thời điểm. Đó chính là điều anh muốn và anh đã khẩn khoản xin cha anh mấy lần rồi. Charles và anh sẽ bắt tay vào quản lý công việc ngay.”

“Phải, em cũng nghĩ là cần phải thế.”

“Cha anh sẽ bình phục nhưng không bao giờ còn là ông nữa. Bác sĩ nói ông cần một sự chăm sóc đặc biệt. Đó là một lời cảnh báo. Vì thế từ nay bọn anh sẽ thay thế vị trí của ông. Tất nhiên anh không muốn điều đó lại xảy ra bằng cách này. Tuy vậy, anh có chuyện muốn nói với em”. Anh nhìn quanh. “Nói chuyện này ở đây không tiện. Có lẽ chúng ta sẽ đi đến một chỗ nào đó.”

“Đi đâu ạ?”

“Chúng ta sẽ đến vùng Greenwich. Anh thích sông nước lắm. Anh biết có một khách sạn ở đó – tên là Vương miện và Vương trượng. Người ta nói món cá trích ở đây là ngon nhất London.” Anh nhăn mặt, “Anh muốn chúng ta đến đó một mình. Nhưng anh cho rằng làm như thế không tiện.”

Tôi im lặng không nói gì.

“Cần có một người đi theo tháp tùng. Hay như vậy lại có cái gì ngớ ngẩn qúa.”

“Nếu anh có chuyện muốn nói thì chúng ta có thể nói với nhau tại đây.”

“Chúng ta sẽ đi cùng với bà ngoại em. Bà sẽ biết anh định nói chuyện gì.”

“Thế thì tuyệt lắm.”

Julia đi vào phòng ăn.

“Chào em gái, đã sẵn sàng cho cuọc đua tai chưa?”

Julia ngồi sang bên kia bàn ăn. “Bà bá tước đúng là một con rồng thứ thiệt. Em chẳng được nghỉ lấy một phút.”

“Tất cả là để cho một chiến thắng vang dội” , Phillip nhẹ nhàng nói .

“Cậu thật là may mắn” , Julia phụng phịu , liếc nhìn tôi. “Cậu không phải chịu đựng khốn khổ như thế này. Mình sẽ không bao giờ xuống ký và những chiếc áo lót sẽ giết mình mất.”

“Anh sẽ không đụng đến món thịt hun khói nếu anh ở vào địa vị em.”

“Em cần phải giữ sức chứ. Này mình nghĩ miếng vải thêu kim tuyến màu hoa oải hương mà bà cậu mua rất dễ thương.”

“Đẹp lắm. Thế cậu đã thấy cái mẫu áo cho miếng vải đó chưa?”

“Chưa. Họ không nghĩ là cần tham khảo ý kiến của mình. Bà cậu và bá tước như một cặp phù thuỷ già âm mưu chuyện này chuyện kìa không bao giờ lộ ra cho mình biết.”

“Mình tin là bà mình sẽ cho cậu xem tất cả những mẫu nếu cậu muốn xem.”

“Đôi khi mình phát ốm với tất cả những chuyện này, chỉ muốn về nhà quách cho xong. Nhưng còn tất cả các buổi tiệc tùng và những chuyện…”

“Rồi cậu sẽ thích tất cả những chuyện đó Juila ạ. Cậu cũng biết đó là những điều bao giờ cũng khiến cậu khao khát mà.”

“Tôi nghĩ tôi thích… cho đến bây giờ.” Julia thở dài và tự lấy cho mình một miếng thịt xôngkhói nữa.

“Sẽ không có một tiểu thứ liễu yếu đào tơ được bà bá tước dìu dắt nữa, mà sẽ có một con voi”, Phillip nói với cái giọng bông đùa của một ông anh, vì không còn gì phải nghi ngờ nữa. Julia tiếp tục lên ký. Tôi nghĩ chính sự nôn nóng cho một tương lai rực rỡ khiến cho cô ních nhiều vào bụng hơn mức bình thường. Tôi để anh em họ ngồi lại với nhau nhưng Phillip đã đuổi theo.

“Có lẽ chiều hôm nay chúng ta sẽ đi em nhé. Chúng ta sẽ đến đấy vào lúc sáu giờ rưỡi. Em sẽ thích cho mà xem. Em hỏi bà đi nhé.”

Khi tôi kể cho bà nghe lời đề nghị của anh, bà có vẻ rất vui.

“Bà thích cậu ấy lắm. Đó là người khá nhất trong nhà.”

Bởi vì bà tôi vui như thế, tôi nóng lòng mong thời gian qua mau để đến buổi tối tuyệt vời ấy.

Phillip là một tay đua thuyền cự phách. Anh nói anh thích loại hình thể thao này và đã luyện tập rất nhiều ở trường địa học vì thế chúng tôi có thể tin tưởng ở anh.

“Từ nay cháu sẽ chủ yếu ở London. Sáng nay cháu có mặt ở Spitalfields. Cháu cần phải học hỏi nhiều thứ lắm.”

“Anh cậu không chia sẻ với cậu nhiệt tình trong công việc?”

“Dạ phải. Nhưng mà ở một phương diện nào đó cháu cảm thấy hài lòng. Cháu cho rằng như vậy cháu có quyền chủ động hơn. Cháu không thích có sự can thiệp của người khác.”

“Anh ta sẽ là một loại cộng sự mơ ngủ”, tôi nói

“Ngay cả một công việc béo bở nhất cũng không có chỗ cho một cộng sự mơ ngủ”, Ngoại nhận xét. “Tất cả mọi phía đều cần chia sẻ một mối quan tâm chung.”

“Cháu không nghĩ là anh ấy quan tâm đến vải vóc… hay công việc buôn bán. Charles nên tham gia vào Quốc hội hay ngành luật hay một cái gì đại loại như thế.”

“Em dám chắc là anh sẽ thành công”, tôi nói.

Khuôn mặt sáng sủa của anh chợt trở nên u ám. “Mọi người biết không, cháu nghĩ cha cháu đột quỵ là vì quá lo lắng.”

“Tôi cũng nghĩ có thể như thế lắm.”

“Có phải anh Phillip muốn nói cha anh lo lắng về công việc làm ăn?”

Phillip gật đầu. “Mọi việc diễn ra không theo nư ý muốn. Anh còn chưa nói điều này với ai, nhưng em bao giờ cũng thấu hiểu mọi chuyện, Lenore ạ. Còn về phần bà, Madame Cleremon, bà cũng tham gia vào việc làm ăn của gia đình. Không, mọi việc không diễn ra như ý.”

“Tôi cũng được cha cậu cho biết ít nhiều về chuyện này.”

“Do hàng nhập khẩu từ nươc ngoài vào.” Phillip giải thích, “Hàng của chúng ta bán ra rất chậm và rớt giá.”

“Anh có nghĩ cần phải đánh thuế hàng nhập khẩu không?”

Anh đăm chiêu suy nghĩ. “Tất nhiên, điều này có tác dụng. Nhờ vậy chúng ta có thể nâng gia mặt hàng của ta lên. Nhưng việc ngưồi ta nghĩ có tự do mậu dịch hay không lại là một vấn đề lớn. Việc lựa chọn mặt hàng này mà không lựa chọn mặt hàng kia là quyền tự do cá nhân. Vì vậy không thể bó tay ngồi chờ một biểu thế phù hợp với chúng ta. Chúng ta muốn đnáh thuế mặt hàng kụa bởi vì chúng ta đnag ì ạch với mặt hàng này ohải không?”

” Điều mà chúng ta cần”, Ngoại nói một cách rành rẽ, “là tìm ra một phương thức dệt mới… một cái gì có thể tạo ra một mặt hàng mới đẹp hơn, tốt hơn những cái chúng ta đã sản xuất về mọi phương diện.”

“Một phương pháp bí mật.” Tôi thì thầm.

“Chính xác!”, Phillip kêu lên, đôi mắt anh ngời sáng.

“Một phương pháp bí mật tạo ra những sản phẩm chưa từng có và không một ai biết nó được hình thành như thế nào.”

:Liệu họ có khám phá ra ngay không?”, tôi hỏi.

“Có thể, nhưng người ta sẽ không cho phép chúng ta sử dụng. Đó chính là cái được gọi là đặ quyền sáng chế, không cho phép người khác ăn trộm, sao chép sáng kiến của người khác.”

“Thật là một việc tốt.”

“Đầu tiên chúng ta phải tìm ra cái phát kiến ấy đã.”, Phillip nói vẻ tiếc rẻ, “Ồ, chúng ta đến nơi ròi.”

Chúng tôi cột chiếc xthuyền lại ròi theo bậc thang bằng gỗ đi lên.

“Greenwich bao giờ cũng có sức hút đồi với anh., Phillip nói với tôi, “bởi vì đây là một trong các địa điểm tập trung của những người tị nạn Tin Lành. Bao giờ anh cũng tự hỏi không biết tổ tiên của anh có đến đây trước Spitalfields không. Thậm chí họ còn có cả nhà nguyện ở đây. Anh không nghĩ là nó còn tồn tại cho đến bây giờ. Và đây là vương miện và Vương trượng.”

Quán ăn có những ô cửa sổ thấp giúp những người ngồi ăn có thể nhìn ra bờ sông.

“Ở đây họ nổi tiếng với món cá trích, vì thế chúng ta sẽ kêu món đó. Bà có thích món cá trích không, Madame Cleremon?”

“Còn tuỳ”, bà ngoại đáp. “Tôi tin là cá vừa mới được bắt lên.”

“Bà có thể tin vào điều đó.”

Bà chủ khách sạn đến chào đón chúng tôi. Bà biết Phillip, rõ ràng là anh ănng lui tới đây. Chắc là anh thích cái ý nghĩ tổ tiên của anh đã đến đây hàng trăm năm trước.

“Tôi cam đoan với khách của mình là cá ở đây rất tươi”, anh nói với bà chủ.

“Tại sao không chứ, mọi người thật may. Sáng nay cá còn bơi ở ngoài biển.”

“Và bà nắm được bí quyết chế biến cá trích phải không ạ?”

“Ôi, làm gì có bí quyết, bí mật gì đâu.Trong đầu tôi chỉ có một cách chế biến duy nhất. Tôi nhớ mẹ tôi nêm nó vào trong một lớp bột mì để bột làm thành một lớp áo, rồi lắc làm sao cho bột bọc toàn thân cá. Sau đó cá được cho vào chảo dầu nóng… chỉ một hai phút thôi rồi vớt cá lên và ăn nóng. Nhưng quý vị phải nhanh lên không thì cá sẽ mất giòn. Ăn với vài giọt chanh và tiêu Caynene, thế mới đúng cáh. Và cái món cá trích ấy phải đi với đúng cái chất lỏng cần thiết, rượu – rượu champane uống có đá hoặc không đá.”

“Sẽ là như thế.”

Chúng tôi quyết định uống rượu champane có đá. Trong bữa ăn, Phillip nói: “Hai anh em cháu sắp đi Pháp. Cha cháu hy vọng là mối quan hệ của gia đình với Viller Murre sẽ giúp công việc suôn sẻ một thời gian. Ong tin là chúng chúa sẽ học hỏi được nhiều thứ… Khám phá xem người ta đang làm gì… để có những ý tưởng mới trong công việc.” Anh nhìn ngoại tôi, “Đó là quê cũ của bà. Bà nghĩ sao ạ? Đó có phải là một ý kiến tốt không ạ?”

“Tìm hiểu người ta làm gì ở các nước khác bao giờ cũng có lợi cháu ạ.”

“Ước gì chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm hợp lý ngay từ đầu. Cháu thường nghĩ chúng ta nên cất công sang Ấn Đọ hoặc Trung Hoa, đó mới đúng là môi trường cần học hỏi. Ở một số vùng trên đất Trung Hoa, cháu tin là lụa tơ tằm bày ra cả ngoài cửa. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến những tiến bộ nhất định. Nếu thế chúng ta đâu phải nhập nguyên liệu thô.”

“Ngay ở Viller-Mure, người ta cũng cần phải có sức nóng nhân tạo cho con tằm”, Ngoại tôi nói, “như vậy rẻ hơn mua nguyên liệu mang vào trong nước và chỉ cần tập trung vào việc dệt.”

“Tất nhiên là bà đã đúng, Phillip nói. Anh qauy sang tôi, “Em có chán nghe tất cả những chuyện này không, Lenore?”

“Không chán một chút nào.”

“Lenore quan tâm đến tơ lụa và tôi nghĩ con bé có một cảm thức thực sự về quá trình làm ra sản phẩm.”

“Anh hy vọng từ nay em sẽ thowngf xuyên lên thành phố.”

“Tại sao?”, Ngoịa tôi hỏi.

“Bởi vì Julia ở đây.”

“Bạn ấy không cần hcúng em. Giừo đây bạn ấy chỉ quan tâm đến những hoạt động xã hội.”

“Mà Lenore lại không có phẩm chất tronglĩnh vực này”, Ngoại nói.

“Ồ, Lenore còn nhỏ mà.”

“Em sắp 16 tuổi rồi.”

“Thế mà trông cô ấy lại chững chạc hơn tuỏi phải không bà? Tinh tế và khôn ngoan hơn Julia nhiều.”

“Đó là nhờ cách nuoi dạy của tôi. Lenore không phải là Julia, vì thế không thể dạy dỗ nó theo kiểu của tiểu thư Julia được.”

“Cháu rất sung sướng về điều đó”, Phillip nói một cách nhiệt thành.

“Tại sao?”, bà tôi hỏi một cách bộc trực.

“Cháu không nghĩ… việc ra mắt ấy lại thích hợp với Lenore. Nó chỉ hợp với Julia… Em Lenore không cần đến thứ đó.”

“Cậu nghĩ Lenore không phải là người trong gia đình, vì thế…”

“Cháu cảm ơn Chúa vì cô ấy không phải là người trong gia đình.”

Anh cầm lấy tay tôi, xiết chặt và tôi thấy mắt bà tôi sáng lên, “Tôi nghĩ rằng…cậu cảm thấy… có một cái gì đó thật là… Biết nói thế nào nhỉ… đặ biệt về cháu gái tôi.”

“Bà và cháu, chúng ta đồng ý với nhau về hầu hết mọi chuyện, phải không thưa Madame Cleremon/”

Ngoại tôi ngả lưng ra sau ghế, nâng ly lên, “Chúc cho tương lai” bà nói và tôi có cảm tưởng hai người vừa ký với nhau một thoả ước.

Cả ba người đều có vẻ trầm tư trên đường về nhà và khi lên giường ngủ. Ngoại nói, “Phillip đã trở thành một thanh niên ưu tú biết bao.”

“Anh ấy bao giờ cũng tế nhị và tốt bụng.”

“Khác xa ông anh. Sao con người ta lại có thể khác xa nhau đến thế. Một số người bảo đó là do hoàn cảnh nhưng hhai anh em nhà này cùng nhau lớn lên… và coi xem chúng khác nhau đến nhường nào.”

“Đúng thế a”, tôi nói, nghĩ đến Charles trong hầm mộ.

“Bà tin là cậu ấy rất quý mến cháu. Bà muốn nói… bà biết cậu ấy có cảm tình với cháu. Phillip đã nói gì nhỉ?”

“Điều anh ấy nói… chỉ là anh ấy mừng vì cháu không phải là người trong gia đình.”

“Bà hiểu cậu ấy muốn nói gì. Cậu ấy đang yêu cháu. Cậu ấy đợi đến đúng dịp để nói ra điều đấy bởi vì cháu còn bé quá. Có lẽ khoảng một năm nữa… cháu 17 tuổi và…”

Tôi cười. “Ôi bà ngoại, bà lẵng mạn quá đi mất. Bà mong muốn gả phắt cháu đi cho nhẹ nợ phải không?”

“Hơn bất cứ điều gì trên đời này bà muốn cháu hạnh phúc. Bà muốn cháu vui vẻ suốt đời và được yêu. Đó là điều bà thiết tha mong mỏi nhất… trước khi bà ra đi.”

“Ước gì bà đừng nói về chuyện ra đi.”

“Bà ngoại đâu có ý định đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng người ta phải thực tiễn cháu ạ. Hãy coi ngài Francis ấy, mới hôm qua còn khỏe mạnh, hôm nay đã nằm một chỗ. Người ta nói ông ấy sẽ dần hồi phục nhưng sẽ không bao giờ còn là mình nữa. Bà sẽ hạnh phúc vô ngần nếu thấy mọi việc được sắp đặt cho cháu đâu vào đấy. Phillip bao giờ cũng sẽ yêu thương cháu. Bà biết rõ như thế mà. Cậu ấy lại có một nhiệt tình cao đẹp đối với công việc và cũng sẽ tận tình chu đáo với vợ con, với gia đình cũng như với công việc.”

“Ngoại ơi, cháu cảm thấy bà đnag sắp xếp hoàn cảnh cho phù hợp với điều bà mong muốn.”

Ngoại tôi lắc đầu. “Tối nay cậu ấy bày tỏ cảm xúc của mình rất rõ ràng. Đó gần như một lời cầu hôn.”

“Cháu không nghĩ như vậy. Chjáu cho rằng anh ấy chỉ cố tỏ ra chu đáo bởi vì anh ấy nghĩ cháu là kẻ ngoài cuộc trong chuyện làm ăn.”

“Không, không. Tối nay bà là người rất hạnh phúc. Bà thấy trước được mọi chuyện.”

“Nếu vậy cháu cũng rất vui với hạnh phúc của bà.”

“Ngủ ngon, cháu ngoan của bà, có lẽ Chúa sẽ phù hộ cho cháu.”

Tôi cứ nằm thao thức mãi về điều ngoại tôi nói. Tôi cố nhớ lại những khoảnh khắc của buổi ghé thăm Vương miện và Vương trượng. Điều Phillip nói có tiết lộ điều gì không?

Tôi biết anh rất quý tôi. Anh bao giờ cũng tốt lành, thân thiên cũng như Cassie, anh là người bạn tốt nhất của tôi.

Liệu có bất cứ điều gì có ý nghĩa trong câu chuyện hồi tối không – hay ngoịa tôi chỉ cố sắp đặt cho nó phù hợp với giấc mơ của bà? Tôi cho rằng thỉnh thoảng ngoại tôi vẫn thế.

Và tôi… làm đám cưới với Phillip! Hầu hết các cô gái đều tưởng tượng đến chuyện lấy chồng khi đến tuổi cặp kè. Họ mơ mộng về những trang hiệp sĩ, những anh hùng tuấn kiệt trong tiểu thuyết. Thánh George… Không, không ai cần một vị thánh. Ngài Lancelot còn đáng ao ước hơn. Chàng là một kẻ có tội nhưng lại là một người tình tuyệt vời. Một người yêu liều lĩnh còn hấp dẫn hơn một con rồng dũng mãnh. Người ta thích một Nelson… một Drake…

Tất nhiên tôi thích Drake. Ở anh có một cái gì đó đặc biệt lôi cuốn. Julia đã nhận ra điều đó. Nếu như Drake lại là người nói đúng cái điều Phillip nói tối nay tại Vương miện và Vương trượng thì trái tim tôi có rạo rực một niềm vui khôn tả không?

Nhưng chính lúc này tôi đang lâng lâng vui sướng. Phải, tâm hôn tôi bấy lâu nay như đoá hoa còn phong kín giừo tình yêu khơi dậy những ao ước, khic thích… Giả sử đó lại chính là điều Phillip nói với những lời đầy ẩn ý

٭

٭ ٭

Ngày tháng trôi mau, Charles và Phillip lên đường sang Pháp bởi vì ngài Francis đã hồi phục hoàn toàn và trở về với nhịp sống hàng ngày. Ngoại, Julia và tôi cũng trở về Nhà Tơ Lụa.

Phu nhân Sallonger làm mình làm mẩy ghê gớm khi gặp tôi, bà tha vãn là bà cảm thấy khổ sở, bực bội lắm lắm. Miss Logan thì đọc truyện quá nhanh còn Cassie thì không biết đọc một cách truyền cảm từng câu từng chữ như tôi. Chúng tôi đã kéo dài thời gian ở London, không về đúng hẹn. Ấy là chưa kể bà khổ sở cho sức khoẻ của ngài Francis.

“Nêu tôi đủ sức lên London tự tay chăn sóc sức khoẻ cho ông ấy tôi sẽ vui vẻ đi ngay. Nhưng mà… tôi chỉ là một kẻ bệnh hoạn đáng thương không có khả năng rời khỏi cái ghế bành… và tất cả mọi người bỏ rơi tôi. Không có ai nhận ra rằng tôi không thể di chuyển đi đâu được. Trời ơi, sao mà tôi lại lạnh bắn cả người lên thế này. Bấm chuông gọi người ta bỏ thêm than vào lò và xem người ta có để cửa sổ mở không? Phải, làm ơn đóng nó lại và mang cho tôi cái mền màu đỏ…tôi không thể chịu được cái màu xanh da trời…Ồ, quạt lửa lên Henry…Cái mền màu đỏ đâu Lenore, cái màu xanh này thô quá…mà da tôi thì quá mỏng. Coi xem cháu có thể tìm được cái gì đọc cho tôi nghe không?”

Thế là mọi việc diễn ra như cũ. Bà ngoại nói đúng, phu nhân Sallonger càng ngày càng đòi hỏi hơn bao giờ hết.

Bà bắt tôi phải có mặt bên bà bất cứ lúc nào tôi không phải đi học.

Tôi cũng đang cố gắng để ở phòng may của Ngoại nhiều hơn. Tôi thưa với phu nhân là tôi cần giúp một tay cho việc may áo xống cho Julia. Một điều mà chúng tôi đã làm được là nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc ra mắt của Julia. Cô tiểu thư nhà ta phải được “xuất hiện” dưới ánh sáng rực rỡ nhất và tất nhiên đó là vấn đề trọng đại trong những ngày hoàng thái tử Consort còn sống. Khi ấy mọi việc phải được thực hiện vượt qua yêu cầu một cái gì đàng hoàng, chững chạc…v…v…

Tôi thấy rằng đoạn hồi tưởng của phu nhân về những ngày ra mắt của bà trong xã hội cung đình ở Luân Đôn nghe còn thú vị hơn những lời ca cẩm miên man của bà về bệnh tình, thế là tôi cứ gợi ra để cho bà nói về nó và tôi biết được một điều là khi kể về những ngày xuân sắc của mình, các ký ức sống dậy bà phu nhân trở nên linh hoạt, tôi gần như có thể thoang thấy vẻ đẹp ngày xưa của bà. “ Vào những buổi dạ tiệc mọi người đều mặc lễ phục. Bữa tiệc của giới tinh hoa – người ta gọi là thế. Mọi người rời khỏi những căn phòng tối tăm kinh khủng ở lâu đài Thánh James, tập trung ở phòng Vương miện cung điện Buckingham. Bọn ta được tuyển lựa rất kỹ càng vào thời ấy. Trong một khoảng thời gian nhất định…phải học chào nhún gối và đi lưng thẳng tắp. Thật là một cơn ác mộng khi phải tập trong căn phòng chỉ ba, bốn mét là cùng. Rồi còn lại những lông chim với mạng che mặt nữa chứ. Lại bị lèn vào những chiếc áo trong chật như cứa vào da thịt. Chu cha, thật là một sự hành xác với một cô gái. Tất nhiên ta khác, chả cần cố gắng gì ta cũng có một vòng eo lý tưởng. Ôi tất cả những giây phút được diện kiến Nữ hoàng! Những ngày tuyệt vời đã qua! Ngài Francis theo sát gót ta không để cho ta có một lúc nào có cơ hội với người khác. Ta chắc rằng mình sẽ cưới một vị công tước nếu ta không bị chộp sớm như vậy. Ôi ngày ấy chúng ta cứ gọi là có những tiệc vui triền miên. Này, đôi chân ta lịa muốn ngủ rồi. Hãy xoa bóp chân ta một lúc, Lenore.”

Thế là chúng tôi lại trở về cuọc sống đơn điệu ngày nào và những giấc mơ về quá khứ oanh liệt xửa xưa cũng phai dần.

Dù vậy tôi cũng có nhiều thời gian bên bà ngoại. Hình nhân Emmeline thường xuyên được khoác lên người những tấm vải đắt tiền nhất. Cassie ngày nào cùng đến chỗ bà cháu tôi chơi cũng đâm ra khoái Emmeline. Cô bịa ra những câu chuyện và tin rằng khi mà đêm buông xuống, ba hình nhân cùng sống lại kể lại những chiến công mà chúng đã tận hưởng trước khi bị một bà phù thuỷ độc ác biến thành hình nhân. Cassie tin rằng Emmeline cười thầm trong bụng khi được khoác lên người tấm áo lụa thiên thanh. Lúc này Julia tỏ ra vui vẻ hơn. Cô đã trở về nhà, say sưa với những bài tập khiêu vũ mà tôi bao giờ cũng đóng vai kép nhảy và tôi cũng thích vai trò đó lắm. Cassie thường ngồi nhìn chúng tôi nhảy và vỗ tay tán thưởng. Nhưng điều mà tôi thích nhất là được ngồi trong phòng may và cảm nhận sự mượt mà của miếng vải lụa và ước gì nó được may cho mình.

Julia ngày càng mập mạp hơn. Rõ ràng sự lo lắng kích thích dịch vị của cô. Tôi tự hỏi bà bá tước sẽ nói gì khi biết số cân của Julia mỗi ngày một tăng lên. Ngoại tôi lo rằng lúc Julia cần mặc áo thì số đo lại không vừa nữa.

Khi mùa Phục sinh đến, Julia được chuyển giao từ tay Miss Everton sang tay bà bá tước và mùa ra mắt thực sự được bắt đầu.

Phòng may đồ trở nên vắng vẻ. Cassie nói rằng Emmeline xịu mặt xuống. Ngoại may hai chiếc áo – một cho Cassie, một cho tôi – từ chỗ vải còn lại của Julia. Chúng tôi gọi đó là những chiếc áo ra mắt của hai người.

Tháng Tám đến và mùa giao tế đã gần tàn. Chẳng có một vị công tước, tử tước, giao tước hoặc đơn giản là một hiệp sĩ nào hỏi cưới Julia. Cô sẽ xuống Epping nghỉ một vài tuần sau thời gian căng thẳng vừa rồi, sau đó lại quay lại London và dưới sự hướng dẫn không chê vào đâu được của nữ bá tước Ballender sẽ thực hiện một cuộc chinh phục mới vào xã hội quý tộc ở London.

Phillip và anh trai từ Pháp trở về nhà. Hễ có thời gian rảnh là Phillip lại về nhà, những lúc ấy anh bỏ phần lớn thời gian ở phòng may của ngoịa tôi. Cassie và tôi cũng thường xuyên tới đó nghe anh kể về những gì anh nhìn thấy ở nước Pháp.

Anh lo lắng cho sức khoẻ của cha. Ngài Francis cứ nhất định đích thân đến Spitalfields và ông rất dễ bị mệt. Phillip nghĩ ông cần nghỉ ngơi nhiều hơn – một điều mà ông không muốn.

Có rất nhiều tin tức kích động truyền đi từ London. Chính Charles đã làm một việc gần như là hoang đường. Hắn đã có một phát kiến vô giá đáp ứng được tất cả các mong muốn, đó là công thức dệt ra một loại lụa đặc biệt.

“Charles là người quảng giao”, Phillip nói không giấu vẻ khâm phục. “Ai cũng nghĩ là anh ấy không quan tâm đến công việc lắm. Anh ấy bịa ra một vài công thức rồi nói là đã mất nhiều thời gian mới nghĩ ra được. Thật kỳ cục. Anh ấy chẳng để lộ điều gì. Chẳng bao giờ anh nghĩ là anh ấy lại là một chàng trai bí mật… Giấu một cái gì đó về mình! Đầu tiên anh ấy có xu hướng giữ mồm giữ miệng… nhưng có vẻ là một mâu thuẫn cực kỳ đối với cái mà người của chúng ta đã làm ra hàng bao nhiêu năm qua. Thưa Madame Cleremont, cháu có một mẫu máy dệt đặc biệt và cháu sẽ mang đến đây cho bà xem nhưng đó sẽ là một chuyện bí mật cho đến lúc nó được lắp hoàn chỉnh. Cháu không muốn bất cứ đối thủ nào của ta xì xào về chuyện đó. Sẽ có một kiểu dệt vải mới tạo ra một sản phẩm đặc biệt… chưa từng có. Cháu nghĩ nó sẽ tạo ra một cái gì thực sự khác với tất cả những loại chúng ta đã làm trước đây. Và cứ nghĩ tác giả của sản phẩm hoàn hảo này lại chính là Charles…”

Chiếc máy dệt mới ra đời được mang đến và bà cháu tôi đêm nào cũng nói về nó không biết mệt.

“Phillip thật sự phấn khích. Bà nghĩ chẳng bao lâu chúng ta sẽ hoàn thiện nó. Ai có thể tin rằng Charles lại làm được một chuyện như vậy. Điều tức cười là bây giờ cậu ta đã trao cho chúng ta chìa khoá dãn đến sự hoàn thiện, dường như cậu ta lại mất hết cả hứng thú. Chỉ có Phillip là tràn đầy nhiệt tình và đam mê. Bà nghĩ chúng ta sẽ hoàn chỉnh trong ít ngày. Rồi chúng ta sẽ xin được bằng chức thực nó là con của nhà Sallonger.”

“Có phải là cái độc quyền sáng chế mà Phillip đã nói tại nhà hàng Vương miện và Vương trượng không ạ?”

“Đúng thế.”

Phillip ở lại nhà suốt hai tuần lễ, và anh say sưa nói về công việc như một người mới yêu.

“Sẽ là một cái gì độc nhất vô nhị”, anh luôn miệng tuyên bố như thế.

Rôi cũng đến cái ngày vĩ đại ấy. Phillip cầm miếng vải lụa mà ngoại tôi đưa cho anh, hai người nhìn nhau đôi mắt long lanh vui sướng.

“Eureka! Tìm ra rồi!” Anh hét lên vì sung sướng.

Rồi anh ôm lấy ngoịa tôi, ghì chặt. Xong anh quay sang tôi nâng bổng tôi lên xoay tròn. Anh còn nồng nhiệt hôn lên môi tôi.

“Nó sẽ được tung ra như một đợt triều vậy”, anh nói. “Chúng ta sẽ đi ăn mừng.”

“Ở Vương miện và Vương trượng”, ngoại nói, “với cá trích và rượu champane.”

Cassie đi vào. Cô tròn mắt ngạc nhiên nhìn chúng tôi.

“Đây là một giờ phút vĩ đại, Cassie”, tôi kêu lên. “Cái mà ta hằng khao khát đã được tìm thấy. Cassie sẽ ăn mừng với chúng ta.”

Phillip nâng niu tấm lụa đào, hôn lên như kẻ sùng đạo nâng niu áo thánh. “Nó sẽ mang thành công đến cho dòng họ Sallonger”, anh nói.

“Đừng quên bằng sáng chế, anh nhé”, tôi nhắc.

“Cô gái khôn ngoan”, anh hào hứng kêu lên. “Anh sẽ lo vụ đó ngay lập tức. Chúng ta cần đặt cho nó một cái tên.”

“Sao không phải là lụa Lenore? Con bé cũng góp tay vào đó”, ngoịa nói

“Không, không”, tôi kêu lên. “Như thế thật lố bịch. Đó là công của Charles, của anh nữa Phillip… cũng như của bà ngoại. Em chỉ đứng nhìn và làm mấy việc vặt. Hãy gọi nó là lụa Sallon. Đó là một phần của nhà Sallonger và như thế ta có một cái tên rất nghệ thuật.”

Chúng tôi cân nhắc hồi lâu và thấy đó là một cái tên rất phù hợp. Tối hôm ấy chúng tôi đi tàu đến Greenwich và như bà tôi gợi ý, chúng tôi đã ăn mừng sự kiện này bằng món cá trích và rượu champane.

٭

٭ ٭

Trong một thời gian, chúng tôi không nói gì ngoại chuyện lụa Sallon. Đó là một thành công vang dội và có mấy tờ báo đăng những mẩu tin nhanh về nó. Họ Sallonger được tán dương về thành tích đầu tư và sự đóng góp của nó cho sự thịnh vượng cuat Vương quốc Anh. “Không một thứ lụa nào sánh được với sự hơn hẳn của nó”, các nhà bình luận về thời trang viết, “không có thứ vải nào từ Ấn Độ, Trung Quốc, Italia hay Pháp có thể đặt cạnh nó. Sallon là một thứ vải kỳ tuyệt và chúng ta lấy làm tự hào là nó được khám phá bởi một công ty của nước Anh.”

Chúng tôi thường nói về lụa Sallon khi tụ tập trong phòng làm việc của ngoại. Phillip hào hứng bàn về các cách thức mới mẻ để biến sáng chế này thành một nguồn lợi. Vào thời điểm ấy, chi phí để sản xuất ra nó rất cao, và một chiếc áo đầm bằng lụa Sallon là một sản phẩm đặc biệt trong thị trường thời trang cao cấp của phụ nư. Vì thế mà Phillip muốn dùng phương pháp này để tạo ra những sản phẩm rẻ hơn, vừa túi tiền của số đông để nhiều người đẹp có thể có trong bộ sưu tập của mình mọt chiếc váy lụa Sallon.

Bây giờ thì nó được sản xuất đại trà tại nhiều nhà máy. Nhiều máy dệt mới đã được lắp đặt vì mục đích này và ngoại tôi sung sướng mày mò tìm ra phương pháp để hạ giá thành sản phẩm.

Bà ngoại, Cassie và tôi bị dự án này thu hút. Trong khi đó Julia ở London, tại ngôi nhà ở quảng trường Grantham và bà bá tước cũng đã dọn đến đóng đại bản doanh ở đây để trực tiếp chỉ đạo Julia trong chiến lược tìm chồng.

Một năm nữa lại trôi qua. Chẳng bao lâu tôi sẽ 17. Ngoại bao giờ cũng xa gần nói rằng đó là cái tuổi của những điều kỳ diêu.

Nhưng lại xảy ra một chuyện khác. Ngài Francis lại lên một cơn đau tim nữa và lần này thầy thuốc chịu bó tay.

Đó là một ngày tháng Giêng mưa sầu gió thảm và người ta mang xác ông từ Epping về chôn. Quan tài quản trong nhà hai ngày trước khi được đưa vào hầm mộ. Mọi việc đều được dịch vụ mai táng của nhà thờ lo chu tất và cuối cùng ngài Francis được mang vào nơi ông sẽ an giấc ngàn thu.

Cả dòng họ tập trung tại phòng tang lễ. Phu nhân thể hiện nõi đau vô bờ bến của người vợ goá đơn côi, một điều mà tôi phải đánh dấu hỏi bởi vì bà rất ít gặp chồng và chưa bao giờ tỏ ra nhớ ông. Bà nhất định đòi ra đến khu hầm mộ để được nhìn lần cuối cùng cái mà bà gọi là “Francis thân thương của tôi”. Bà được dìu lên xe ngựa, dáng mong manh yếu ớt trong bộ đồ tang với cái nón màu đen có cắm những cọng lông chim đà điểu cũng màu đen. Bà nắm chặt trong tay chiếc khăn mùi xoa trắng mà bà liên tục chặm lên mắt và khăng khăng yêu cầu hai cậu con trai lớn phải dìu bà hai bên.

Trong nhà thờ gió lạnh thổi hun hút qua các lỗ thông hơi. Cỗ quan tài nằm trên một bộ niễng trong suốt buổi lễ cầu hồn, rồi nó được mang lên xe tang và chúng tôi chầm chậm đi theo xe cho đén khu hầm mộ.

Đứng ở đây trong ngọn gió buốt mùa đông. Ký ức lại sống dậy trong tôi. Co một vài người đầy tớ đứng xa xa và tôi nhận ra Williie với con chó ôm trên tay.

Đứng ở ngoài rìa đám người đưa tang là một người lạ mặt. Một người đàn bà trong bộ đồ tang, khuôn mặt nấp sau chiếc mạng che mặt. Toàn thân người phụ nữ toát lên nõi đau thầm lặg.

Tôi biết ngay người đó là ai và thấy rằng ngoại tôi cũng biết.

“Người đàn bà tội nghiệp”, ngoại tôi thì thầm.

Đó là bà Durcy!

٭

٭ ٭

Hè về. Phillip thường xuyên ở Nhà Tơ Lụa hơn. Bà ngoại thường đỏ mặt lên vì sung sướng khi nghe giọng nói của anh. Bao giờ anh cũng nói với chúng tôi về công việc.

“Không còn nghi ngờ gì nữa”, anh nói, “sự phát minh ra lụa Sallon đã cứu chúng ta ra khỏi hoạ phá sản. Đúng thế, nhưng mọi việc vẫn còn rất xấu. Chính vì thế mà cha cháu lo lắng đén phát bệnh. Người Pháp giỏi hơn ta trong chuyện xoay chuyển tình thế. Họ có thể tạo ra những sản phẩm tương tự với giá thành thấp hơn và cháu ngờ rằng họ có thể bán phá giá chỉ để lạo chúng ta ra khỏi thị trường. Phải, chúng ta đã trả miếng. Lụa Sallon đã cứu chúng ta.”

“Chắc Charles lấy làm tự hào lắm.”

“Anh ấy hiếm khi có mặt tại văn phòng. Charles nói sẽ xuất hiện khi tìm ra một sáng chế nào đó có thể làm một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dệt lụa.”

“Thật lạ lùng”, tôi nói vẻ tư lự, “anh ấy không có vẻ gì quan tâm đến công việc, lại chẳng mấy khi nhúng tay vào việc – lại có thể có những khám phá màu nhiệm.”

“Quả có vẻ kỳ lạ thật. Anh bắt đầu nghĩ là anh ấy cũng quan tâm đến công việc thật. Bây giờ anh ấy đnag vui vẻ một chút. Anh phải nói là anh ấy xứng đáng được nghỉ xả hơi một thời gian, chừng nào anh ấy thấy đủ, chúng ta lại để cho anh ấy vào việc.”

Càng gần đến ngày sinh nhật thứ 17, tôi càng có vẻ xa rời phòng học hơn. Tôi thích cùng làm việc với ngoại hơn. Càng ngày tôi càng đắm mình vào không khí đầy kích thích của những phát hiện mới mẻ và tôi thích tự mình thiết kế những mẫu áo mới. Có một vài loại lụa mới ra đời sau phát hiện vừa rồi và Phillip tạo ra những gam màu phù hợp với từng chất liệu. Anh còn trực tiếp tham gia vào công đoạn nhuộm và khám phá ra rằng với nguồn nước trong vùng, chúng tôi có thể đạt đến những kết quả tốt nhất.

Tôi mong đợi những ngày anh tới và chúng toi ngòi trong phòng làm việc trò chuyện say sưa. Cassie cũng thường có mặt ở đây, một sự hiện diện lặng lẽ. Cô ngồi một chiếc ghế đẩu, hai chân bắt chéo, đôi tay đặt trên đầu gối. Cassie hào hứng lắng nghe, sung sướng được tham dự một phần vào sự kiện đầy kích động này.

Ngày sinh nhật của tôi vào tháng Mười Một. Không phải là thời gian thích hợp cho ngày sinh nhật, Julia thường nói, vì gần ngày lễ Giáng sinh quá. Ngày sinh nhật tốt nhất là vào giữa năm. Có thể là Julia đúng, nhưng dù sao tôi cũng nóng lòng mong đợi đén ngày này bởi vì nó đnáh dấu sự kiện là tôi đã vượt qua thời niên thiếu và trở thành một thiếu nữ trưởng thành.

Nếu tôi là con gái trong gia đình này sẽ có một lễ hội ra trò, nhưng tất nhiên là không có những chuyện như thế đoi với một đứa con gái ở địa vị tôi.

Cho đến nay, Julia vẫn chưa có vẻ làm được gì nhiều cho bản thân. Cô vẫn còn trong tình trạng, như ngoịa tôi chỉ ra một cách giễu cợt, “vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”. Julia có vẻ bất mãn và có phần nào hơi bẽ mặt vì chẳng có một ai ngỏ lời cầu hôn. Như đã có lần tôi nói với ngoại, điều này sẽ chỉ làm nản lòng các cô gái.

Còn về phía mình, tôi đã chuyển qua một giai đoạn mới. Phu nhân lấy làm hài lòng về điều đó. Bà nghĩ đến việc giao thêm nhiều trách nhiệm cho tôi. “Một cô gái bằng tuổi cháu mà còn đi học hằng ngày… nom chướng mắt thế nào ấy. Ta không nghi ngờ là cháu có thể học được ở Miss Everton một cái gì đó… nhưng ta muốn cháu coi lại khung thêu này. Ta nghĩ có một cái gì đó nhầm lẫn trong mẫu vẽ.” Điều đó có nghĩa là bà đã thêu sai vài mũi nhưng lại đổ lõi cho mẫu thêu. “Cháu có thể đến chỗ ta mỗi buổi sáng khi cháu thôi học. Ta cảm thấy cô đơn khi chỉ có một mình ta với ly cocktail. Ta muốn trò chuyện với cháu.”

“Ngoại à, phu nhân Sallonger đã tìm được cách sử dụng thời gian của cháu khi cháu nghỉ học.” Tôi về nói với ngoại.

“Ta sẽ nghĩ cách đánh bại bà ấy.”

Sẽ có một bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 17 của tôi. Ngoịa sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ trong phòng bà – chỉ có bà cháu tôi và Cassie. Ngoại sẽ nhắc cho Phillip biết nếu anh về qua nhà và có thể anh sẽ tham dự với chúng tôi.

Ròi ngày ấy cũng đến. Một ngày điển hình của tháng Mười một – một không khí bà tôi bao giờ cũng liên hệ đến sinh nhật của mình. Sương mù bảng lảng trong không gian và từ cửa sổ phòng tôi nhìn ra, cánh rừng có mọt vẻ bí ẩn thần tiên.

Phu nhân tặng tôi một chiếc khăn san bằng lụa từng quấn trên cổ bà. “Lẽ ra chúng ta nên tổ chức sinh nhật cho cháu, Lenore ạ, nhưng trong nhà đnag có tang.”

“Cháu hiểu ạ. Thực lòng cháu cũng không muốn tiệc tùng gì. Cháu rất sung sướng là đã 17 tuổi.”

“Mười bảy! Ta vẫn nhớ bữa tiệc sinh nhật mừng 17 tuổi của ta. Thật lag một ngày tuyệt diệu. Có một bữa tiệc lớn ở trang trại. Lúc ấy ta còn chưa ra mắt xã hội bên ngoài. Chắc cháu sẽ yêu thích trang trại ấy lắm. Đồ sộ, nguy nga, vương giả… gia đình ta là thế đấy. Tất nhiên có bao nhiêu sự rắc rối khi ta lấy Francis. Gia đình ta chống đối quyết liệt. Sallonger chỉ là thương nhân… buôn bán… Gia đình hy vọng ta sẽ lấy người sáng giá nhất. Ta có thể kể cho cháu nghe vài chuyện.”

“Cháu cũng biết là thế ạ”, tôi nói, không thể nén được mỉa mai. Nhưng bà không nhận ra cái giọng bất kính đó. Thực ra, tôi dám chắc là bà không bao giờ nghe một ai khác nói.

Tôi bảo với bà rằng chiếc khăn thật đẹp. Mà nó đẹp thật. Nó được vẽ bằng tay hình những con bướm xanh và hồng lượn lờ trên những chiếc lá xanh; nhưng tôi bắt đầu cảm thấy tuổi 17 sẽ không lấy gì làm tuyệt vời nếu tôi lại bị khoác lên cổ những nhiệm vụ mới.

Buổi chiều, phu nhân bị đau đầu – thật chứ không vờ – điều đó có nghĩa là bà sẽ ở trong phòng mình nghĩ trong bóng tối. Miss Logan và tôi dìu bà về phòng và để bà ở lại đấy. Vừa ra khỏi phòng bà thì tôi thấy Phillip lao lên cầu thang. Anh vừa về tới nhà.

“Ôi anh Phillip, tuyệt vời làm sao anh, trở về đúng vào ngày sinh nhật em.”

“Tất nhiên là anh sẽ về chứ. Mẹ anh đâu rồi?”

“Bà mới vừa vào giường. Bà bị đau đầu.”

“Thế là em được rảnh. Anh muốn nói chuyện với em.”

Anh mở cửa dẫn vào phòng tiếp khách của phu nhân. Anh đóng cửa lại, ôm toi vào lòng và âu yếm hôn tôi.

“Mừng sinh nhật em!”

“Cảm ơn anh, Phillip.”

“Cuối cùng thì em cũng đã 17 tuổi.”

“Vâng, em đã 17. Và dường như em phải đợi thật lâu để đến cái ngày này.”

Anh ấp mặt tôi vào trong tay anh. “Anh đã hứa với mình là anh sẽ dợi đến ngày hôm nay.”

“Vì cái gì ạ?”

“Anh có cái này cho em”. Anh cho tay vào túi lấy ra một cái hộp nhỏ bọc nhung.

“Cái gì vậy anh?”

“Tặng em. Anh hy vọng em thích nó. Nếu không vừa thì có thể chỉnh lại được.”

Tôi mở hộp, đó là một chiếc nhẫn. Nó sáng long lanh – một viên ngọc lớn được bao quanh bởi những viên kim cương.

“Anh nghĩ màu xanh lá cây hợp với em. Đôi khi mắt em có một ánh xanh biếc.”

“Cho em ư, anh Phillip?”

“Nó có một ý nghĩa khác em ạ. Đó là nhẫn đính hôn.”

Anh cầm tay trái của tôi lên là lồng hciếc nhẫn vào ngón giữa. Đoạn anh hôn lên tay tôi. “Đó là điều anh ao ước bấy lâu nay, em Lenore ạ/”

Tôi cảm thấy bồng bềnh như có thể bay lên được. Ngoại đã xa gần nói đến điều này nhưng có bao giờ tôi lại dám tin. Tôi nghĩ bà chỉ tưởng tượng ra cái mà bà muốn.

“Lenore”, anh tiếp tục, “anh yêu em đã từ lâu rồi và tất cả những sự kiẹn thú vị vừa rồi đã mang chúng ta gần nhau hơn. Em có cảm thấy thế không?”

“Sao ạ… Dạ có”

“Vậy thì…”

“Nhưng anh Phillip… em còn chưa nghĩ đến chuyện này. Em cảm thấy… em cũng không biết thế nào nữa… em thật ngu ngốc… chẳng hiểu gì cả.”

“Em không biết là anh chờ đợi ngày này sao.”

“Không ạ.”

“Anh nghĩ mọi việc rõ ràng thế rồi còn gì. Em có vẻ rất sững sờ. Đó chỉ là một sự ngạc nhiên, phải không? Ý anh muốn nói, em cũng có quan tâm đến anh chứ?”

“Tất nhiên là em rất quan tâm đến anh. Anh bao giờ cũng tốt và đối xử với em rất dịu dàng. Chỉ là… em cho rằng em chưa thật sự sẵn sàng cho chuyện này.”

Tôi tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay. “Phillip, chúng ta có thể chờ một thời gian được không?”

Anh lắc đầu. “Anh đã đợi thế là đủ lâu rồi. Anh muốn em ngay bây giờ. Anh muốn chúng ta kết hôn. Anh muốn chia sẻ tất cả những cái anh có với em. Chúng ta có cùng một mối quan tâm… em và bà ngoại em nữa. Anh không thể nói được điều đó có ý nghĩa như thế nào với anh đâu.”

Tôi đặt chiếc nhẫn vào hộp đưa lại cho Phillip.

“Chỉ một thời gian ngắn thôi mà Phillip.”

Anh mỉm cười tiếc nuối. “Không được lâu quá nhé… Hứa với anh em không để anh đợi lâu.”

“Không, sẽ không lâu đâu anh ạ.”

Anh đi về phòng mình không còn hồ hởi như lúc trước còn tôi đi xuống cầu thang.

Chợi ngoại bước đến gần.

“Phillip về à? Có chuyện gì thế? Coi cháu kìa… sao thế… Không giống như cháu chút nào.”

“Phillip vừa cầu hôn với cháu.”

Niềm vui bừng lên trên khuôn mặt bà, đôi mắt bà vụt sáng long lanh và một màu hồng ửng lên làm cho bà trẻ hẳn lại. “Ôi, bà sung sướng quá đi mất. Đó là điều bà hằng ao ước. Giờ phút này bà là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời.”

“Nhưng cháu còn chưa nhận lời, Ngoại ạ.”

Bà giật mình lùi lại, nhìn tôi kinh ngạc. “Có chuyện gì vậy”

“Phải. Nó đến bất ngờ quá. Cháu…”

“Cháu muốn nói cháu từ chối cậu ấy?”

“Không hẳn là thế.”

Bà thở phào như thể vừa sống lại.

“Chả là cháu quá ngạc nhiên.”

“Còn bà thì không. Tại sao nào, các cháu có quá nhiều ý nghĩa đối với nhau.”

“Nhưng cháu chỉ vừa 17 tuổi, Ngoại. Cháu cảm thấy mình chưa sống đủ lâu…”

“bà biết… và bà sống đủ lâu đê biết cậu ấy là một chàng trai trẻ tốt đẹp nhất. Cậu ấy sẽ là một người chồng đáng mơ ước. Một thanh niên sống có mục đích rõ ràng. Đêm nào bà cũng cầu xin chúa và các vị thánh thần làm cho điều bà mơ ước thành hiện thực. Thế cháu đã nói gì?”

“Anh ấy tặng cháu một cái nhẫn…”

Bà tôi vỗ hai tay vào nhau, cười rạng rỡ.

“Anh ấy đeo vào tay cháu nhưng cháu không thể… Còn quá sớm.”

“Không. Không, Đúng thời điểm đấy. Ngày sinh nhật cháu. Còn gì lãng mạn hơn? Ôi, Lenore, cháu không hành động ngu ngốc đấy chứ? Nếu cháu từ chối cậu ấy, cháu sẽ ân hận suốt đời.”

“Cháu không dám chắc…”

“Còn bà thì chắc và bà biết điều này chính là điều tốt đẹp nhất. Lenore, bà cầu xin cáu đừng có ngốc nghếch quá thế. Cháu sẽ không bao giờ tìm được một người tốt làn đến thế… sáng chói đến thế. Bà biết mà. Bà đã chứng kiến nhiều chuyện trên đời.”

Buổi tối hôm ấy sẽ mãi mãi sống động trong ký ức của tôi. Chỉ có bốn người : tôi, ngoại, Cassie và anh. Như thế là vừa đẹp.

Chúng tôi nói chuyện say sưa và tâm đầu ý hợp vô cùng! Sau này tôi thường nghĩ về buổi tối hôm ấy. Ánh mắt của Phillip thường saoi vào mắt tôi, chao ôi nó dịu dàng và tràn ngập yêu thương! Tôi cảm thấy mình được ban thưởng và mới hạnh phúc làm sao khi ở trong vòng tay của những người yêu thương mình hết mực.

Phillip kể chuyện về Villers Mure và câu chuyện mê hoặc bà ngoại tôi. Anh cũng chịu tác động sâu xa của vùng đất này không chỉ vì nó là quê lụa. Ngoại tôi lắng nghe, chốc chốc lại xen vào. Tôi có thể thấy bà quay lại tuổi thơ. Cassie im lặng lắng nghe, hai tay đặt trên đầu gối, hết ngước mắt nhìn người này lại sang người kia, thỉnh thoảng lại ngước nhìn những hình nhân như thể cô thật sự tin rằng ba hình nộm kia cũng là một phần trong câu chuyện giữa chúng tôi. Cassie là một cô gái giàu trí tưởng tượng. Cô sung sướng được tham gia vào nhóm nhỏ chúng tôi.

Phillip nói rằng Villers-Mure trông giống Italia hơn là một vùng của nước Pháp.

“Đó là đặc điểm của vùng gần biên giới”, Ngoại nói. “Có nhiều người Italia sống ở đây và chúng tôi cũng gần gũi với họ. Có một sự pha trộn với dòng máu Italia trong chúng tôi dù chúng tôi treo cờ của nước Pháp.”

“Người ở đây có tình cảm sâu sắc giành cho âm nhạc”, Phillip tiếp tục, “và cháu cảm thấy là nó đến từ Italia. Các vị biết không, có thể nghe người ta ca hát lúc làm đồng và một số người có giọng hát cực hay, hệt như giọng opera của người Italia. Tôi nhớ, có một lần đứng nghe hát như bị bỏ bùa mê bài La donna e mobile, một hôm khác lại nghe say sưa bản song tấu trích từ Trovatore.” Rôi fPhillip cất gịong hát. Chúng tôi vỗ tay tám thưởng và anh cười. “Mọi gười phải nghe tôi hát ngoài trời mới được.”

“Phải”, Ngoịa nói. “Dân ở đây yêu âm nhạc lắm. Họ thích hát hò và nhảy múa.”

“Vângm cháu đang định nói thế. Họ rất vô tư, vui vẻ nhưng lại nhanh chóng chuyển sang giận dữ với những chuyện cháu nghĩ là rất vụn vặt. Họ có thể trở nên rất nguy hiểm. Và đấy chính là những đặc tính của người Pháp… vừa thực tế vừa lãng mạn. Cháu không thể nói hết với bà cháu thấy vùng đất này quyến rũ như thế nào ngoại trừ cách thức dệt vải của cư dân ở đây.”

“Monsieur St.Allengere có thật lòng với các cậu không?”

Phillip bật cười. “Chính là điểm ấy. Họ hoàn toàn tự nhiên trong việc không lộ ra bất cứ một điều gì. Cháu tự hỏi không biết họ nghĩ gì trước trước sự đột phá lụa Sallon của ta.”

“Thế họ có biết về nó không?, tôi hỏi.

“Biết không à? Cả thế giới này nghe nói về nó. Đó là một bước đột phá trong ngành công nghiệp dệt. Anh cho rằng chắc họ phải nghiến răng nghiến lợi giận dữ bởi vì họ không phải là người đầu tiên nghĩ ra.”

“Thật tốt là anh đã đăng ký bản quyền”, tôi nói.

“Chắc chắn là họ sẽ làm một cuộc lật đổ nào đó”, Ngoại nói, “nhưng chúng ta có nó trước và đó là một ưu thế lớn.”

Phillip tỏ vẻ trầm ngâm. “Điều bí hiểm nhất là Charles lại là người nghĩ ra chuyện đó.”

“Chắc anh ấy vẫn giấu tài”, toi nói.

“Charles chưa bao giờ bộc lộ tài năng của mình. Ngay cả lúc này, trong khi mọi người đang sôi lên thì anh ấy vẫn bàng quan.”

“Phải, điều ấy cho thấy ai cũng có khiếm khuyết.”

“Anh muốn trở lại nơi đó biết bao. Anh muốn đi thăm một số thành phố ở Italia. Anh mới thoáng đi qua một hoặc hai nơi. Rome… Venice… và Florence. Thành Florence đã kích thích ttrí tưởng tượng của anh. Thật không có gì tuyệt bằng leo lên tháp Fiesole và nhìn xuống toàn cảnh thành phố. Một ngày gần đây anh sẽ quay lại đó.” Anh mỉm cười với tôi “Em cũng sẽ thích nó cho mà xem, Lenore ạ.”

Tôi thật hạnh phúc. Anh nhìn tôi mới âu yếm làm sao và tôi chưa thấy ngoại phấn khởi như thế bao giờ. Tôi biết đó là bởi vì Phillip mong mỏi được sống cùng tôi.

Có một cái gì thật huyền diệu trong buổi tối hôm ấy… Ngồi bên anh, nhìn đôi mắt rạng chiếu những ước mơ của ngoại và Cassie tỏ vẻ hài lòng về tất cả. Ngoại và Phillip trao đổi với nhau những cái nhìn như thể là có một âm mưu vui vẻ giữa hai người.

Tôi muốn đêm ấy ấy cứ kéo dài mãi mãi. Thật tuyệt vời tuổi 17 và khi người ta không còn là trẻ con nữa. Phillip cầm tay tôi, xiết chặt. Có một câu hỏi trong mắt anh. Ngoại nhìn hai chúng tôi chờ đợi, dường như ngoại nín thở, đôi môi mấp máy như tôi vẫn thấy trong lúc ngoại nguyện cầu.

“Em Lenore, em sẽ đồng ý phải không?”

Và tôi đáp. “Vâng.”

Thế là nièm vui chỉ chờ có thế để dâng đầy.

Phillip lấy chiếc nhẫn đeo vào ngón tay tôi. Ngoại có khóc chút ít, nhưng ngoại trấn an chúng toi ngay, đó là những giọt lệ vui sướng.

“Ước mơ tha thiết nhất của tôi đã trở thành hiện thực.”

Cassie ôm tôi vào lòng. “Bây giờ thì chị đã trở thành người chị thật sự của em rồi.”

Ngoại rót rượu champane ra ly, Phillip quang tay ôm chặt toi trong lúc ngoại và Cassie cụng ly với chúng tôi.

“Có thể Chúa sẽ phù hộ cho các con… bây giờ và mãi mãi.”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.