Có thể khóc chẳng chút ngại ngần trư
ớc mặt người khác có phải là một cảm giác vô cùng tuyệt vời!
Nhưng chớ coi thường điều này, hãy nghĩ kĩ mà xem, trên đời này có được mấy người có thể khiến cho bạn có cảm giác này? Cho dù là trước mặt bố mẹ cũng chưa chắc có được cảm giác thoải mái
Đúng vậy, khi còn nhỏ, bị ngã rất đau có thể khóc òa lên trước mặt mẹ. Mẹ sẽ vội vàng chạy đến bôi thuốc, băng bó vết thương, tuy nhiên cũng khó tránh khỏi bị nghe vài câu cằn nhằn của mẹ, ví dụ như là: Sao mà bất cẩn thế? Lớn bằng ngần này rồi, làm gì cũng phải để ý chút chứ…
Còn bố?
Con gái con đứa gì mà suốt ngày chạy long nhong ở ngoài đường, có ngã cũng đáng đời! Còn dám mở miệng khóc à? Lần sau mà còn ngã nữa, xem tao có để ẹ mày bôi thuốc cho không?
Chất vấn, cảnh cáo, đe dọa…
Là con gái, có rất nhiều chuyện không được phép làm, có rất nhiều điều không được phép nói ra. Tại sao?
Bố chưa bao giờ giải thích cho tôi.
Bố không phải là một người thích giải thích mọi vấn đề, chỉ biết trách mắng, kết luận mà không bao giờ có một lời giải thích.
Ha ha ha… có đôi khi tôi cũng giống như vậy, chỉ biết trách cứ, kết luận mà không một lời giải thích. Là học từ bố đấy, mà chắc chắn là bố cũng học từ bố của bố, mà bố của bố chắc chắn cũng học từ bố của bố của bố…
Những người làm bố đều như vậy…
Bố là người sầm mặt mắng bạn chẳng giống con gái mỗi khi bạn bị ngã.
Bố là người quắc mắt hỏi bạn tại sao không giành được 100 điểm khi bạn mang 99 điểm về khoe.
Bố là người nghiêm mặt dặn bạn không được kiêu ngạo khi bạn giành được 100 điểm.
Bố là người mắng bạn mang nòi giống ngu dốt khi bạn không gi thành tích tốt.
Bố là người răn đe bạn đừng có lẳng lơ mỗi khi bạn muốn soi gương thêm một lần nữa trong khi bố lại ôm ấp những cô gái đáng tuổi con mình.
Bố là người mắng bạn từ lần thứ nhất đến lần thứ n rằng bạn yêu đương sớm mỗi khi bạn có bạn trai nhưng chính bố cũng là người giục bạn đến n+1 lần là hãy lấy chồng đi.
……
Lớn lên rồi, ngay cả cái quyền tự do khóc trước mặt mẹ cũng không còn.
– Phiêu Nhi, con sao thế? Con ốm à?… Không ốm sao tự nhiên lại khóc? Làm mẹ giật cả mình! Con nên lấy chồng sớm đi, cứ như vậy mẹ lo con sẽ…
– Cái cậu lần trước mẹ thấy cũng được, con đừng có kén chọn quá, cũng không còn ít tuổi nữa đâu. Con gái mà, lúc còn trẻ còn có cơ hội lựa chọn, lớn tuổi một chút cơ hội sẽ ít đi. Con mà cứ kén chọn mãi mẹ e là…
– Con không kén chọn!
– Con không kén chọn á? Người ta có điểm nào không xứng với con chứ?
– Không phải là vấn đề có xứng hay không…
– Thế thì là vấn đề gì?
– Dù sao cũng phải có một chút… cảm giác chứ!
– Con gái bây giờ càng ngày càng rắc rối. Lúc trước bố mẹ coi trọng chuyện tình cảm, giờ con lại coi trọng cảm giác. Tìm đối tượng là để sống với nhau chứ không phải chơi đồ hàng, mẹ với bố con…
– Mẹ đừng nhắc đến bố với mẹ nữa, như bố mẹ mà gọi là tình yêu
– Sao lại không phải là tình yêu? Mẹ thích bố con học giỏi, biết chữ nghĩa…
– Mẹ chọn cán bộ à? Bố thích mẹ ở điểm gì?
– Bố con thích mẹ… mẹ lúc ấy còn trẻ, xinh đẹp. Con nhìn thấy mẹ bây giờ, không nhìn thấy mẹ lúc ấy…
– Lúc ấy mẹ còn trẻ, còn xinh đẹp mà bố chẳng bao giờ hôn mẹ, thế còn yêu đương cái gì? Chẳng qua là hai người ghép lại với nhau sống tạm bợ qua ngày thôi.
– Thế chẳng phải sống thì là gì? Con còn muốn gì nữa? Hai người cho dù có yêu nhau như thế nào thì lúc về già cũng chỉ là cùng nhau sống qua ngày mà thôi!
– Đến già mới sống qua ngày, nhưng con chưa già, mẹ không muốn bắt con sống qua ngày như thế này từ bây giờ đấy chứ? Thôi bỏ đi, coi như con chưa nói gì.
Khoảng cách giữa hai thế hệ… không thế lấp đầy.
Trước mặt bạn gái cũng không được khóc sao?
Không phải là không được khóc mà là không muốn khóc trước mặt bọn họ.
– Phiêu, cậu làm sao thế? Có chuyện gì à? (Giả vờ như quan tâm hỏi han.)
– Không sao, không có chuyện gì!
– Ôi trời, cậu làm tớ hết hồn! Còn tưởng cậu có chuyện gì cơ đấy! (Ngụ ý: không có chuyện gì thì cậu khóc cái gì mà khóc! Đúng là dở hơi!)
Có thể khóc trước mặt anh, không cần tìm lí do, muốn khóc là khóc, chỉ đơn giản như vậy thôi.
Không hỏi, không khuyên, không không trách cứ, không nói chuyện, chỉ ngồi đó, nhẹ nhàng… nhìn bạn khóc, chờ bạn khóc hết, nghe bạn khóc, dường như bạn khóc bao lâu thì anh ấy ngồi nghe bấy lâu…
Khóc một hồi lâu, cuối cùng cũng bình tĩnh lại, sau đó lại mỉm cười.
– Có phải em rất ngốc nghếch không?
– Ngốc nghếch á? Tại sao?
– Bởi vì… em vô duyên vô cớ lại khóc.
– Con người không ai vô duyên vô cớ lại khóc cả!
– Thế anh có biết vì sao em khóc không?
– Anh không biết…
– Ngay cả vì sao em khóc anh cũng không biết? Anh còn… anh cũng không hỏi tại sao?
– Hỏi tại sao? Có khi chính bản thân em cũng không biết tại sao mình lại khóc.
– Hứ, anh…
Tôi định tát yêu anh một cái nhưng bị anh túm được tay. Bàn tay anh rất nhanh…
Kéo tôi vào lòng, ôm một cái rất nhanh, lập tức thả tay ra… có người bước vào.
Mẹ kiếp!
Ở Mỹ, nam nữ thường không còn là trai tơ, gái trinh khi bao nhiêu tuổi?
Mười lăm, mười sáu tuổi. Cái này là tôi xem ở trên ti vi chứ chưa bao giờ từng nói chuyện với ai.
Có khoảng bao nhiêu học sinh bạn khác giới?
Bạn khác giới… hợp thì chơi, không giống như lúc tôi còn ở trong nước, thích nhau còn phải giả bộ. Thực ra ai cũng đều muốn vượt ranh giới. Không biết xã hội lúc ấy đã đào tạo ra bao nhiêu con người biết chịu đựng.
– Ở cấp ba em đã có bạn trai chưa?
– Ừm… không rõ lắm. Có thể định nghĩa rõ ràng cho từ “bạn trai” được không?
Lúc ấy chẳng có ai nói chuyện giới tính với tôi, bởi vì ngại. Lần đầu tiên tôi làm việc này là vào năm tôi hai mốt tuổi. Tôi hoàn toàn không thể hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ khi còn học cấp ba. Lúc ấy tôi vừa đến Mỹ, tâm trạng rất u uất, lại rất cô độc, văn hóa Đông – Tây xung đột, thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ, thói quen sống hoàn toàn khác biệt…
Năm đầu tiên, ngay cả đối tượng để thầm thích tôi cũng không có. Năm thứ hai tôi từng hôn thử với một anh chàng đẹp trai người Ba Lan. Đấy coi như là lần đầu tiên tôi trải nghiệm một việc làm có liên quan đến vấn đề giới tính.
Anh chàng đẹp trai người Ba Lan ấy tôi quen trong lớp Gym Class (lớp thể dục). Chúng tôi bắt đầu gọi điện thoại, buôn chuyện suốt ngày suốt đêm. Lúc ấy tình bạn chúng tôi rất trong sáng, bởi vì chúng tôi thường ở bên cạnh nhau mỗi giờ thể dục, thường bị người khác hỏi rằng có phải chúng tôi thích nhau không. Lúc ấy tôi còn nổi nóng cơ.
Anh ấy rất đẹp trai, đẹp trai kiểu manly (đàn ông), trên mặt lúc nào cũng nở nụ cười. Có lần anh đến lớp muộn, thầy giáo nói đùa phạt anh chống đẩy năm mươi cái. Anh không nói nửa lời, nằm bò xuống nền đất thực hiện luôn.
Về sau anh tìm được việc ở một cửa hàng rồi giới thiệu tôi đến đấy làm. Về sau nữa tôi làm quen với bố mẹ anh. Bố mẹ anh đã từng sống ở Mỹ một thời gian. Cửa hàng làm việc cách nhà anh không xa nên thỉnh thoảng tôi có đến nhà anh ngủ qua đêm.
Một buổi tối nọ, chúng tôi đã hôn nhau. Đó là nụ hôn đầu của tôi, vô cùng ngọt ngào. Nhưng anh không coi tôi là bạn gái của anh. Tối đó anh đã nói mọi người toàn để ý đến cái vẻ bề ngoài của anh mà không coi trọng học thức của anh, cứ như thể ông trời đố kị với cái vẻ bề ngoài của anh.
Về sau, anh với một cô gái người Ba Lan đóng cửa hôn nhau trong nhà vệ sinh, tôi biết được liền bỏ chạy.
Ngày hôm sau anh đến cửa hàng tìm tôi, muốn tôi làm rõ nguyên nhân vì sao tôi lại bỏ về sớm như vậy. Tôi không nói cho anh biết.
Sau đó, lên đại học, chúng tôi học ở hai trường khác nhau. Anh ấy yêu một cô gái người Hàn Quốc. Bố của cô ấy là lãnh đạo trong lãnh sự quán. Hào quang từ hai người họ luôn tỏa ra rực rỡ. Cô gái đó khiêu vũ rất giỏi, rất yêu anh. Anh cũng rất yêu cô, trong nhà anh dán đầy ảnh của cô. Nhưng cô ấy rất hay ghen tuông vớ vẩn, chỉ đi xem với anh ấy một bộ phim thôi cũng khiến cho cô lo lắng anh sẽ yêu nhân vật nữ chính của bộ phim. Vài năm sau, anh không chịu nổi sự giày vò này nữa nên hai người chia tay.
Còn nhớ có một lần anh ở nhà tôi, mặc một chiếc quần yếm dài, nhìn rất đẹp trai. Tôi rất muốn cưa đổ anh. Giờ nghĩ lại, đó là ham muốn đầu tiên của tôi.
Bạn đã từng quan hệ tình dục khi còn học cấp ba chưa? (Có lẽ là chưa, hỏi nhỏ chút nhé, có tự sướng không?)
Không hề.
Nếu như khi học cấp ba không có bạn khác giới, bạn có cảm thấy bị áp lực không?
Lúc đó áp lực là gì? Làm gì còn có thời gian mà đi tìm bạn trai chứ.
Thái độ học hành của học sinh ra sao?
Cũng giống như học sinh Trung Quốc thôi, có đứa nọ, đứa kia. Nhưng người ta không đối xử với những học sinh có thành tích học tập kém quá tàn khốc như ở Trung Quốc. Ở đây thành tích học tập không tốt là chuyện của thành tích, còn ở trong nước, thành tích học tập không tốt thì đồng nghĩa với việc mọi mặt đều không tố
Học sinh có thái độ gì đối với sex (giới tính)?
Còn nhớ có một lần ở chỗ thay đồ nữ, có một cô học sinh kéo áo của mình lên để khoe với các bạn nữ khác chiếc áo ngực mới của mình. Lúc đó tôi vô cùng kinh ngạc, cảm thấy cô gái đó thật đúng là mặt dày!
Trong tiết thể dục, có một học sinh nam bảo bạn nữ đứng cạnh mát xa lưng cho cậu ta. Lúc ấy tôi thực sự không dám nhìn.
Nhà trường có dạy các kiến thức về giới tính không?
Ở cấp ba không dạy, hình như dạy từ hồi cấp hai.
Học sinh cấp ba ở Mỹ có gì giống và khác so với học sinh cấp ba ởTrung Quốc?
Nam nữ tự do kết bạn, trong ngoài trường đều có rất nhiều hoạt động. Nhà trường không quy định phải mặc quần áo như thế nào, rất tự do.
8.
Lần đầu tiên?
Lần đầu tiên cái gì? Lần đầu tiên có bạn trai? Hay là lần đầu tiên… làm tình?
Ha ha, chưa rút ra định nghĩa à? Vậy thì để tôi tự ý nói nhé!
Tôi có lẽ có thể coi là một đứa con gái hư ở trong nước. Ngay từ nhỏ tôi đã rất quan tâm đến chuyện nam nữ, mới học lớp sáu tôi đã có phản ứng sinh lí. Lần đầu tiên bị kích thích là khi tôi đứng trước gương, khi đó tôi mặc một chiếc áo phông, nhìn ngắm mình ởương, tôi thử kéo cổ áo xuống tận vai, sau đó tôi thấy mình bắt đầu có phản ứng, cảm thấy bản thân mình rất hấp dẫn, rất dễ chịu và cũng rất mê hoặc.
Sau đó tôi bắt đầu khỏa thân khi đi ngủ.
Có một lần mẹ phát hiện ra tôi khỏa thân khi đi ngủ liền mắng mỏ thậm tệ, nói là tôi không biết xấu hổ.
Có lẽ là bởi vì lúc còn nhỏ mắt tôi cận thị nên tôi không thể nhìn rõ chính mình ở trong gương. Cho đến hôm nay, tôi không thể nào nhớ nổi hình dáng của mình lúc đó như thế nào. Chỉ có điều lúc đó tôi không bao giờ tự sướng. Bởi vì tôi không biết phải tự sướng như thế nào.
Lúc còn học cấp hai, tôi có thầm thích một cậu bạn, nghỉ hè lúc nào cũng nhớ đến cậu ấy. Về sau, khi năm học bắt đầu, tình cảm ấy cũng từ từ biến mất.
Về sau nữa tôi cũng thầm thích hai cậu bạn trai (tất nhiên là vào các thời điểm khác nhau), không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ là lúc nào tôi cũng nhớ đến cậu ấy mà thôi. Lúc ấy chúng tôi cũng không được phép yêu đương.
Có một cậu trong số đó lúc gặp nhau trong buổi họp lớp đã nắm chặt lấy tay tôi. Tôi nghĩ rằng cậu ta chẳng tôn trọng mình gì cả! Về sau, cậu ta đã cùng tôi đi xe đạp trên đường về, nhưng tôi chẳng có chút cảm giác gì. Ở trong nước tôi chỉ thầm thích một ai đó, không ai biết chuyện này cả.
Lúc vừa đến Mỹ, tôi rất hụt hẫng, rất sợ hãi, cảm giác mình giống như một củ cải bị mọi người hợp sức nhổ lên và ném vào một vùng hoang mạc lạ lẫm. Tôi mong muốn biết bao có một người đào cho tôi một cái hố, giúp tôi cắm những cái rễ xuống lòng đất sâu để cho những cái lá của tôi vươn dài ra, để cho tôi có thể ra hoa.
Nhưng không có ai giúp tôi đào hố, tôi chỉ có thể dựa vào bản thân.
Mặc cho tôi vùng vẫy như thế nào, tôi vẫn không thể cắm rễ vào vùng đất ấy, lúc nào cũng bị nằm phơi nắng trên cát. Nhìn những cây củ cải khác ngày một tươi xanh, những cái rễ đâm sâu vào lòng đất, những phiến lá xanh tươi mỡ màng, sao mà tự do… tôi lại thầm ngưỡng mộ.
Tôi mong có thể đào hết bọn chúng lên, từng người từng người một rồi ném về Trung Quốc! Để xem chúng còn có thể sống vui vẻ như vậy được nữa không.
Nghĩ kĩ lại thì điều này cũng thật khó nói. Người Mỹ trời sinh đã rất tự tin, rất lạc quan, rất mạnh dạn, yêu mạo hiểm, yêu những câu chuyện li kì.
Người Trung Quốc rất sợ lạc loài chẳng giống ai, trong khi người Mỹ lại sợ không thể khác biệt so với mọi người.
Người Mỹ có thể thản nhiên nói “nin hao”[1] với một vẻ mặt hết sức “thành thạo” tiếng Trung. Mặc dù chỉ có thể biết dăm ba từ tiếng Trung nhưng họ vẫn đủ tự tin để chạy đến bắt chuyện với một người Trung Quốc. Một người như vậy làm sao có thể để mình mất mặt ở một quốc gia xa lạ chỉ bởi vì ngôn ngữ bất đồng đây? Hoàn toàn ngược lại, bọn họ sẽ cảm thấy vô cùng hưng phấn và hào hứng vì được ở trong một môi trường hoàn toàn mới mẻ.
[1] Câu chào bằng tiếng Trung Quốc.
Suy nghĩ của các bậc phụ huynh người Mỹ cũng rất thoáng. Con cái thành tích học tập chẳng ra làm sao nên phải đi học nghề, rồi thì nghiện ma túy, chưa kết hôn đã có con… các bậc cha mẹ vẫn có thể kiêu hãnh tuyên bố trong lễ tốt nghiệp của con là: “Tôi tự hào về con trai (con gái) tôi!”
Thật không hiểu bọn họ kiêu ngạo cái quái gì chứ? Nếu như tôi vì học kém mà phải đi học nghề, liệu mẹ tôi có chạy đến trường tôi mà tuyên bố: “Con tôi thi đỗ vào trường dạy nghề rồi, tôi tự hào về con gái tôi quá!” không?
Đừng có nằm mơ nữa!
– Mày xem xem con nhà người ta thi đỗ vào trường gì kia kìa? Havard, Yale, Princeton… toàn là những trường đại học danh tiếng! Mày nhìn mày đi, trường dạy nghề à? Thua kém người ta đến bao nhiêu bậc hả con? Mày bảo tao còn mặt mũi nào mà đi gặp bạn bè đây? Thế mà mày còn mong tao đến dự lễ tốt nghiệp của mày sao? Mày thấy tao chưa đủ mất mặt hay sao hả?
Rốt cuộc là ai làm mất mặt ai đây? Nếu như tôi ngu dốt, tôi vụng về, đầu óc tôi không dễ đào tạo… vậy thì là ai đã cho tôi những gen di truyền đó? Là ai đã lôi tôi đến Mỹ trong khi tôi đang học cấp ba?
Tàn khốc!
Kéo một đứa trẻ từ nền văn hóa quen thuộc dễ dàng như nhổ một củ cải rồi ném nó vào một môi trường hoàn toàn mới. Bản thân bọn họ còn mải mê với việc mưu sinh, cũng chẳng có thời gian chăm lo cho con cái, vì vậy việc thích nghi với môi trường mới đều phụ thuộc vào bản thân đứa trẻ.
Có lẽ những đứa trẻ còn ít tuổi sẽ thích nghi với môi trường mới dễ dàng hơn. Lớn như tôi lúc đó quả là khó khăn!
Đã quen với nền văn hóa Trung Quốc suốt mười sáu năm trời, “thể diện”… hai cái từ đó đã ăn sâu vào trong huyết quản… bảo tôi làm sao có thể bắt chước những người Mỹ đó, mặc dù ngôn ngữ bất đồng vẫn có thể hi hi ha ha cười đùa, bắt chuyện với những người xung quanh? Làm sao tôi có thể làm được?
Trong khi đó, bố mẹ tôi chỉ toàn làm cho sự việc càng trở nên tồi tệ hơn.
Vai trò của bố mẹ dường như chỉ là dốc hết sức tạo ra phiền phức cho con cái vậy. Con cái ở trường đã lo lắng đến phát sốt lên rồi, về đến nhà còn bắt chúng học thêm tiếng Trung.
Tại sao cứ phải học tiếng Trung? Chúng ta đã có thể định cư rồi, sẽ không về Trung Quốc nữa, tại sao cứ nhất định phải học tiếng Trung?
– Chớ nhiều lời, không học tiếng mẹ đẻ thì chẳng phải lãng quên văn hóa của mình hay sao?
So what (quên thì có sao)? Trên thế giới có biết bao nhiêu quốc gia không có nền văn hóa Trung Quốc, chẳng phải ở đó con người ta vẫn sống rất tốt hay sao?
(Nói không chừng có khi còn tốt hơn thế nữa. Nếu như bố mẹ không thấy Mỹ tốt hơn nước mình thì bố mẹ còn bỏ đến Mỹ làm gì? Lại còn định cư ở đây nữa chứ?)
– Mày… mày… cái con… mất dạy!
– Khi bị bố mắng mỏ, tuyệt đối không được cãi lại, đây là quy định
– Quy định của nhà nào? Pháp luật có quy định như vậy không?
– Không cần biết là quy định của nhà nào, nhưng nhà mình là như vậy! Mày không được phép quên tổ tiên, tao không cho phép mày… bán nước!
(Con đâu bán nước? Nếu như con bán nước thì con đã ôm mớ tiền khổng lồ ấy để phát tài từ lâu rồi! Đâu còn phải ở đây mà nghe bố giáo huấn chứ?)
– Ha ha, đừng giận mà! Chẳng nhẽ con nói không đúng? Ngày ngày kể lể lịch sử lâu đời, bốn phát minh lớn, khoác lác cái quái gì chứ? Bốn phát minh ấy có phải bố phát minh ra đâu?
Thật là kì lạ, Lỗ Tấn được người đời ngưỡng mộ ngần ấy năm trời, sao không ai phát hiện ra là ông ấy đã mỉa mai cái “lịch sử lâu đời” ấy từ lâu rồi nhỉ?
AQ của Lỗ Tấn: “Hừ, tổ tiên của tao giàu hơn mày nhiều!”
AQ của bây giờ: Chúng ta có bốn phát minh lớn, chúng mày có không? Chúng tao có năm nghìn năm lịch sử, chúng mày có không? Lịch sử của chúng mày mới có hơn hai trăm năm chứ bao nhiêu?
(Oa, một vận động viên chạy hơn năm nghìn năm bị một vận động viên mới chạy hai trăm năm đuổi kịp rồi! Đúng là thỏ rùa chạy thi!)
– Tao nói ày biết, kể cả xét trên góc độ kinh tế cũng nên học tiếng Trung Quốc. Hiện nay ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới ngày càng mở rộng, kinh tế Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc, mày học tiếng Trung Quốc có thể có thêm cơ hội tìm việc làm
– Lại nói quá rồi! Bố biết tiếng Trung Quốc mà sao chẳng có thêm một cơ hội tìm việc nào cả?
– Mày… quá là tự cao tự đại rồi đấy! Tao nói ày biết, những người không tiếp thu ý kiến khác nhau sớm muộn gì cũng sẽ ân hận!
– Tiếp thu? Tiếp thu đến mức nào? Hối hận? For what (vì sao phải hối hận)? Bởi vì con không học tiếng Trung? Tiếng Trung mà con cũng phải học sao? Trình độ của con thừa sức dạy mấy thằng người Mỹ cơ đấy!
…
– Thôi bỏ đi, bố đừng giận! Chẳng qua chỉ là học tiếng Trung thôi mà, bây giờ con sẽ đi viết một bài văn cho bố, bố đọc thử xem con có cần thiết phải học tiếng Trung nữa không nhé!
Văn viết xong rồi, không dài lắm, nhưng tôi tự cảm thấy cũng không tồi.
Rõ ràng là bài viết rất sáng tỏ vấn đề, bố không còn dữ tợn ép buộc tôi nữa nhưng vẫn lên tiếng cảnh cáo:
– Con người phải biết cẩn thận, khiêm tốn! Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu! Chớ có nằm ngủ quên trên thành tích, nếu không sẽ bị rớt lại phía sau đấy!
(Thành tích có phải là cái chiếu ngủ đâu? Tại sao phải nằm lên đó mà ngủ? Nằm ngủ trên thành tích sẽ lạc hậu ư? Ngủ một chút thôi có được không? Nằm trên thành tích ngủ một giấc đã đời có được không?)
Nói đến “nằm” tôi lại nhớ…
Ok, nói một chút đến mấy cái lần đầu tiên của tôi nhé!
Lần đầu tiên hẹn hò.
Sinh nhật hai mốt tuổi của tôi, ngày hôm đó anh nghỉ. Hết giờ làm việc của tôi, a đến nhà hàng đón tôi đi ăn mừng sinh nhật khiến ọi người trong nhà hàng đều biết anh thích tôi. Lúc ấy mặc dù miệng tôi nói rằng không thích anh công khai như vậy nhưng trong lòng lại cảm thấy rất ngọt ngào. Anh mặc một chiếc áo T – Shirt đồng phục của nơi anh nhận đưa báo, cùng tôi đến nhà hàng TJ Friday (một nhà hàng của Mỹ) để ăn tối. Đó có thể coi là lần hẹn đầu tiên của chúng tôi.
Chúng tôi đã nói những gì nhỉ? Không nhớ nữa. Thật đấy, chẳng nhớ gì nữa cả! Mặc dù là lần đầu tiên hẹn hò nhưng bởi vì ngày nào cũng chạm mặt nhau ở chỗ làm, vì vậy… cũng chẳng có gì khác biệt.
Lần đầu tiên đến nhà anh.
Nhà cửa vô cùng lộn xộn, lại bẩn nữa chứ, giống như một homeless (kẻ không nhà). Anh ở chung với hai người anh, để tiết kiệm tiền. Anh là con thứ tư trong một gia đình có năm anh em. Bố mẹ anh vẫn ở Indonexia, anh ở chung với hai anh trai. Hai người anh trai của anh đến đây để học, còn một người anh nữa của anh cũng đang học ở một vùng khác trên đất Mỹ. Về sau em trai anh cũng đến đây du học, học ở ngôi trường sau này tôi theo học.
Lần đầu tiên tôi đến nhà anh, tôi rất khó chịu về sự bừa bộn và bẩn thỉu, nhưng về sau tôi cũng quen dần.
Lần đầu tiên kiss (hôn).
Cũng không còn nhớ là đã bắt đầu như thế nào nữa. Bởi vì đó không phải là nụ hôn đầu của tôi nên tôi cũng chẳng nhớ rõ nữa.
Sau một thời gian hẹn hò, có một hôm ở nhà bố mẹ tôi, trong phòng của tôi, tôi ngồi quay lưng lại với anh, anh hỏi tôi có muốn xem một món đồ không. Tôi ngoảnh đầu lại, nhìn thấy anh đang nằm trên ghế sô pha, quần đã tụt xuống, khiến tôi giật thót cả người.
Về sau, lại một hôm anh ấy ngủ ở nhà tôi. Anh ngủ dưới đất, tôi ngủ trên giường. Nửa đêm tỉnh lại, nhìn dáng vẻ ngủ say vô cùng đáng yêu của anh, tôi thích thú kích thích anh (lúc đó chúng tôi vẫn chưa làm gì). Tôi ưỡn ngực bảo anh hôn vào đó, hơn nữa còn rên rỉ đầy hưng phấn. Anh cũng rất hưng phấn.
Lần đầu tiên làm tình
Là sáu tháng sau đó. Đã đủ dài chưa nhỉ? Có thể trong ấn tượng của mọi người, một cô gái lớn lên ở Mỹ như tôi đã lên giường với người yêu ngay từ lần đầu tiên hẹn hò. Nhất là khi tôi đã hai mốt tuổi đầu.
Nhưng thật sự phải đến sáu tháng sau chúng tôi mới làm tình thật.