Mãnh Lực Tình Yêu

Chương 9



Karen trải qua nhiều giờ thao thức trên giường, tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu không chủ động cắt đứt nụ hôn giữa hai người. Càng thắc mắc nàng càng rối trí cho đến khi sự mòn mỏi quật ngã nó và nàng thiếp đi khi trời gần về sáng. Khi Karen thức giấc, nàng bắt đầu loay hoay với công việc, hy vọng thoát khỏi tâm trạng khó xử.

Về khía cạnh nào đó Karen thành công. Khi nàng đang đọc những bài viết hoặc trò chuỵên với Meg, Karen không bận tâm đến việc cần Brice. Nàng sợ hãi về việc gần gũi Brice tối qua, nhưng nỗi sợ đó vô căn cứ. Brice chẳng đề cập đến điều gì xảy ra đêm đó, thay vì anh hòa mình với nàng trong những cuộc thảo luận về những đề tài khác nhau phong phú và hữu ích, đề tài này tiếp liền đề tài khác một cách dễ dàng.

Karen khám phá ra, Brice rất giống nội anh trong khả năng này. Anh tò mò. Anh thích mở rộng sự hiểu biết. Vì nàng cũng thuộc mẫu người như thế, nên cuộc đối thoại rất tâm đầu ý hợp. Và khi đến giờ lên giường, nàng để anh lại một mình trước lò sưởi, đồng thời đủ mệt mỏi để tâm trí không nghĩ ngợi chuyện khác.

Ngày thứ Sáu, nàng soạn bài vở, rồi đi thăm bà Rowena. Tối thứ Sáu, Brice dẫn nàng đi xem một vở kịch diễn tại trường đại học. Cả hai đều không thích nội dung vở kịch, nhưng sau đó qua chầu kem trái cây, họ vui vẻ bên nhau phê bình nhà soạn kịch và các diễn viên phân vai.

Sang thứ Bảy, bảo nàng mình phải nghiên cứu, Brice chở Karen đến nhà hàng McDonald ăn sáng.

– Đây là loại nghiên cứu gì vậy?

Karen trầm ngâm hỏi sau khi anh đặt một bánh xốp trứng trước mặt nàng.

– Anh phải nắm bắt được các điều này vì những đứa trẻ của anh.

Karen trêu:

– Em nghĩ, chỉ vì anh lười thôi. Meg vắng mặt những ngày cuối tuần. Và anh ngại tự làm món điểm tâm.

– Không phải vậy. Có những nhà hàng phục vụ điểm tâm tuyệt hơn. Chúng ta đã chọn một.

Brice ngừng lại một lúc, ánh mắt xa xăm, rồi hỏi:

– Em có thích anh chọn địa điểm khác không?

– Không.

Điểm tâm tại McDonald là một trò vui. Karen thích phong cách phục vụ tại đây.

– Nhưng em phải về nhà để soạn bài sau chuyện này.

– Em không làm.

– Em phải làm chứ. Tuần này, em đã không soạn bài cho một tiết nào cả, vì thế em muốn theo kịp giáo trình. Tuần tới em sẽ mượn bài viết những buổi em thiếu và chép lại chúng. Điều đó có thể mất nhiều thời gian hơn những bài tập định kỳ.

– Em thật sự đâu có ý định ghi chép chúng bằng tay, đúng không nào?

Anh hỏi với giọng châm biếm Karen nghinh cằm:

– Anh có ý kiến hay hơn hả?

– Sao chụp chúng.

– À há. Hơn ba mươi trang, cộng thêm một tá tư liệu phụ cho mỗi bốn tiết học, với giá mười xu một…

– Sử dụng máy của anh.

Karen không thở kịp:

– Anh có?

Brice gật đầu. Ngồi thẳng lại, Karen tư lự, anh ấy giúp cuộc sống mình dễ chịu biết bao.

Máy của anh sẽ giúp nàng tiết kiệm thời gian rất nhiều.

– Có điều kiện nào không?

– Em không được trả tiền cho anh.

– Vậy thì để em nấu ăn tối nay.

Brice lắc đầu.

– Tại sao không?

– Bởi vì anh muốn chúng ta đi đến một tiệm anh mới nghe gần đây.

Karen chú ý đôi mắt anh. Nàng thấy một nét pha trộn kỳ lạ giữa sự cương quyết và mềm yếu nơi sâu thẳm trong chúng. Nàng nhận thấy anh đang khám phá nơi mình cùng một nỗi khao khát yêu đương thường tình. Trong quá khứ có thể cả hai thích sống cô đơn, nhưng có điều gì đó khác thường khi họ gần bên nhau.

Suốt ngày hôm đó, cả hai bận rộn những công việc lặt vặt. Brice tuyên bố tủ ướp lạnh giảm chất lượng, vì thế họ đến siêu thị. Sau đó đến cửa hàng đồ cổ tìm mua ghế dài kiểu Mỹ xưa để đặt trước cổng nhà. Tiếp theo họ đến tiệm máy ảnh mua phim và những vật dụng dùng trong phòng tối. Đó là ý tưởng chợt lóe lên của Karen khi nàng hiểu vì sao có một máy ảnh nằm đâu đó trong văn phòng anh.

Karen bị thu hút bởi việc anh còn là nhà nhiếp ảnh. Chưa người nào được xem ảnh anh chụp. Nhưng nàng muốn, và đã ỉ ôi với anh đến nỗi sau bữa ăn trưa tại khu phố buôn bán địa phương, Brice phải nhượng bộ. Khi họ trở về nhà, anh thảy vào lòng nàng một cái hộp để nàng tự xem phần chứa bên trong, còn anh bỏ đi loay hoay chuyện khác.

Karen đang trong tâm trạng tâm phục. Hoàn toàn bằng ảnh đen trắng, anh chụp các ngôi nhà, nhà thờ, cây cối, ngựa, hàng rào… Tất cả từ những góc độ khác lạ có độ sáng tối mà Karen thường khen ngợi khi xem trong sách nàng. Anh chụp những nơi anh đã viếng thăm, Alaska, New Zealand, đảo Aran, Madagascar… Nhưng hầu hết anh chụp đám trẻ. Dĩ nhiên có một phòng chờ ngoài sân, có riêng một khu chơi đùa suốt mùa xuân, hè và thu. Ở đó, anh đã “chộp” được những hình ảnh rất có hồn nàng từng xem.

Khi Karen nói thế, Brice chống chế:

– Anh không đáng ngợi khen đâu.

– Em biết. Nhưng dù sao em cũng đã khen rồi.

– À, thôi. Nó là thú tiêu khiển. Thế thôi.

– Nhưng anh giỏi về nó.

– Sao nữa?

– Như vậy có thể anh sẽ dạy em. Em chuyên ngành về lịch sử nghệ thuật, em từng tìm hiểu về độ sáng tối, hình thể và dáng vẻ hết vài năm. Nhưng em không biết họa. Có thể em sẽ làm được điều này.

Rõ ràng điều nàng trình bày là có lý, vì thần sắc Brice có vẻ tươi tỉnh, nhưng điều đó không có nghĩa là anh sẽ đưa nàng vào phòng tối ngày hôm sau. Anh có những chuyện khác trong đầu… như là đưa nàng đến buổi hòa nhạc chiều Chủ nhật, rồi xem phim tối đó.

Khi thứ Hai đến, Karen không có gì tiến bộ hơn trong công việc so với ngày thứ Sáu khi nàng tạm gác nó sang bên. Thật kỳ cục là điều đó không làm Karen bứt rứt như trước đây. Nàng đã hưởng một kỳ cuối tuần tuyệt vời. Nàng cảm thấy sung sức và phấn chấn hơn.

Và nàng đang yêu.

Đó là lý do tại sao Karen không thể chú tâm vào mục báo nói về thung lũng Kathmandu khi nàng thăm bà Rowena vào ngày thứ Ba. Có những chuyện thúc bách hơn nàng muốn thảo luận.

Bằng lối mở đầu ngắn gọn, giọng nàng nhỏ nhẹ:

– Kể cháu nghe về Brice.

Mặc dù chưng hửng nhưng bà Rowena không hề nháy mắt:

– Nó là cháu trai của bà. Nó là một bác sĩ. Nó ba mươi chín tuổi và đ… đ… độc thân.

– Anh ấy ra sao lúc còn bé?

– Hỏi nó!

– Anh ấy không thích nói về chính mình. Anh ấy sẽ nói vòng vo rồi thay đổi đề tài.

– Tại… tại sao cháu nghĩ nó như vậy?

– Bởi vì anh ấy đang che giấu điều gì đó.

Trong khi Karen chưa sẵn sàng tâm sự với bà Rowena nàng đang yêu,chẳng có gì thiệt thòi khi bày tỏ một cách chân thành những ý nghĩ và nhận xét của nàng:

– Có một việc xảy ra đầu ngày hôm nay. John Parker, bạn Brice, chở cháu ngược về Syracuse để tham dự hai tiết học. Cháu trở về quá bữa ăn trưa, nhưng Meg đi vắng và cháu cảm thấy buồn khi ăn một mình. Vì thế cháu đi tìm Brice. Anh ấy đang tiếp một bệnh nhân.

– Cháu biết nó sẽ vậy mà.

Bà Rowena nhận xét.

– Vâng. Cháu đoán… cháu đoán, cháu chỉ muốn nói với ảnh cháu vừa về.

Karen muốn gặp mặt Brice, chỉ đơn giản như thế, nhưng khi đến phòng mạch, nàng không có thời gian để hối tiếc.

– Anh ấy ở một trong những phòng xét nghiệm, nhưng cửa vẫn mở. Brice với một bé gái không hơn ba tuổi và mẹ nó. Brice đang ôm đứa bé và trò chuyện với nó.

Karen ngừng lại một chút để nhớ lại cảnh tượng. Nó khiến nàng dao động sâu sắc:

– Ảnh thật tuyệt vời… giọng nói, nét diễn cảm, đôi tay, tất cả đều dịu dàng. Không phải ảnh đang đùa giỡn với đứa bé, nhưng ảnh rất… rất “ngọt” với nó. Rồi mẹ đứa bé đặt câu hỏi và sự dịu dàng lập tức biến mất. Phong thái ảnh hoàn toàn thay đổi và trở nên cọc cằn. Anh ấy không quan hệ tốt với người lớn. Cháu rất để ý chuyện đó.

– Nó quan hệ với cháu.

– Bây giờ, nhưng chỉ vì biết cháu. Lúc đầu không phải vậy. Anh ấy công nhận một cách ngớ ngẩn rằng ảnh không thích người lớn. Phải có một lý do. Anh ấy chỉ quan hệ với người bệnh, nhưng có vẻ sẵn sàng đánh nhau với người mạnh.

Bà Rowena ngồi im lặng một lúc:

– Cháu… tinh… tinh tế lắm.

Nhưng tinh tế không đủ:

– Tại sao anh ấy làm thế?

– Bởi vì nó là người bệnh.

– Anh ấy trang kiện và dày dạn như bà và cháu hằng muốn như thế.

– Nó không phải luôn luôn như vậy.

Điều đó không lạ đối với Karen:

– Ảnh bệnh lúc còn nhỏ à?

Bà Rowena khẽ gật đầu.

– Anh ấy đã bị gì?

– Nó đã bị suyễn và viêm thấp khớp trẻ con.

– Chúa ơi.

– Đám trẻ cùng trang lứa không phải lúc nào cũng tử tế với nó. Hồi đó nó nhỏ con và khẳng… khẳng.. khiu. Nó không biết chơi thể thao. Bọn chúng chế nhạo nó. Vì… vì thế nó lánh xa bọn chúng. Nó đã khỏi khi trưởng thành.

Karen bắt đầu hiểu:

– Anh ấy đọc và nghiên cứu. Trong trường ảnh giỏi, rồi lên đại học, vào trường y. Trong suốt quá trình học tập, thể lực anh ấy dần dần tốt hơn.

– Ở năm cuối bậc trung học, nó là một anh chàng điển trai, nhưng không hạnh phúc. Nó muốn… tr… trả thù.

– Ảnh có làm được không?

Karen thận trọng hỏi.

– Ừm.

– Cách nào?

– Nó vụng trộm chiếm được các cô gái xinh đẹp từ những chàng trai khác, rồi bỏ rơi họ. Nó viết những bài xã luận cay độc trên báo trường. Nó gom hết những giải thưởng thành quả học tập mà những kẻ khác ao ước.

– Nhưng nếu anh ấy trả được thù, tại sao anh ấy chưa chịu dứt bỏ tất cả lại phía sau?

– Đó là một… ph… phần cá tính nó. Nó đã có từ khi lên ba. Qua nhiều năm trở thành định hình. Nó hay châm chích cay độc.

Karen bắt đầu vỡ lẽ. Việc hay gây sự đã bắt rễ từ lúc anh còn quá trẻ để hiểu, và vào thời điểm đủ lớn khôn anh không thèm quan tâm, cứ để nó phát triển. Anh đã có cuộc sống, có sự nghiệp. Anh chắc chắn không chịu ơn bất cứ ai.

– Lúc đó, cha mẹ ảnh không phát hiện điều gì đang xảy ra à?

Karen hỏi. Dường như đang đổ lỗi cho ai đó:

– Họ không khuyên nhủ anh ấy sao?

– Họ kết hôn trễ. Cha nó… con… con trai bà lo làm ăn. Mẹ nó ham thích giao du rộng. Cả hai đều bận. Họ thấy những gì họ muốn thấy.

– Brice kể cháu nghe về những mùa hè và những kỳ nghĩ phép anh ấy trải qua với bà.

– Bà đã làm những gì bà có khả năng. Điều đó không đủ.

Lảng ánh mắt nhìn ra cửa sổ, Karen suy ngẫm điều đó. Brice có một cuộc sống tạo ra của cải. Anh có nhiều hơn so với đại đa số quần chúng mơ tưởng có. Nhưng cuộc sống riêng tư thật đáng sững sờ. Nàng biết anh rất thích có nàng, biết anh thích tất cả những gì họ cùng làm.

– Cháu có thể giúp anh ấy.

Karen lẩm bẩm:

– Cháu biết cháu có thể.

– Đúng.

Bà Rowena khẳng định. Karen nhìn bà:

– Nhưng cháu không thể giúp nếu anh ấy không muốn, và cháu sẽ không giúp nếu anh ấy nghĩ cháu đền bù lỗi của cháu và trả ơn. Cháu cũng muốn một niềm hạnh phúc nho nhỏ ngoài chuyện này.

Nàng liếc sang nơi khác:

– Giá mà chúng cháu gặp nhau trong hoàn cảnh khác.

– Cháu không có lỗi.

– Cháu biết.

– Hãy tin nó, Karen.

– Cháu muốn thế.

– Hãy… tự.. tự tin.

Ánh mắt Karen hướng về bà, buồn bã:

– Bà có thể bảo đảm anh ấy sẽ không nhìn cháu một hai lần trong tuần và nhớ lại những gì cháu gây ra cho bà?

– Không phải lỗi tại cháu.

Bà lão nói bằng một sự phán quyết mà chỉ có bà và Karen chia xẻ nhau.

– Nhưng anh ấy có tin điều đó không?

– Hỏi nó.

– Không thể được. Cháu không thể hỏi.

– Tại sao không?

Tại sao không? Karen hồi tưởng hình ảnh Brice nàng gặp lần đầu tiên, người đàn ông mà ánh mắt rực lửa hận thù đã ám ảnh nàng suốt vụ xử án. Nàng nghe vang vọng sự cay nghiệt, mỉa mai, chỉ trích đích danh trong giọng nói anh… Tiếng vang vọng từ những ngày đầu tiên trong ngôi nhà anh. Tại sao nàng không hỏi anh, liệu, tận đáy lòng, anh còn giữ mối ác cảm không?

– Bởi vì…

Karen lẩm bẩm một cách tuyệt vọng:

– Bởi vì cháu sợ cháu sẽ không thích câu trả lời của anh ấy.

* * *

Karen đi đến quyết định, đây là vấn đề đòi hỏi sự tin tưởng. Karen tin Brice chăm sóc mình. Nàng tin anh không bao giờ xâm phạm thể xác nàng. Nàng tin anh có khả năng làm cho mình hạnh phúc. Nhưng nàng không biết liệu anh sẽ lựa chọn để thực hiện hay không và điều đó có đạt đến tầm mức tin tưởng của nàng không.

Cuộc trao đổi giữa nàng và bà Rowena rất có ích. Biết được những gì Brice đã trải qua lúc còn thơ cho phép nàng hiểu rõ hơn những gì cần thiết để giúp anh trở thành người đàn ông đúng nghĩa. Nó cũng giúp cho nàng thấy con đường anh đến với nàng quả thật cam go. Về lý thuyết, nàng không còn bị liệt vào danh sách người bệnh nữa, nhưng anh vẫn muốn có nàng với anh. Anh đã sử dụng toàn bộ thời gian rảnh để gần nàng. Và anh khát khao nàng.

Ồ đúng, anh khát khao nàng. Trong những ngày qua, anh không hôn nàng, nhưng anh rất muốn. Karen có thể hiểu qua cái cách đôi mắt anh trở buồn mỗi khi nhìn nàng… không phải buồn, có vẻ giận dữ, nhưng buồn, có vẻ đói và sốt. Mỗi lần như thế, anh nhanh chóng ngó lảng đi, nhưng không đủ nhanh để xóa đi nỗi thất vọng nàng. Bởi vì cho dù anh có nhìn nàng hay không, cho dù nàng có nhìn anh hay không, nàng không bao giờ rời xa tâm trạng cảm hứng, nơi mà Brice muốn.

Karen bỏ ra nhiều thời gian quan sát kỹ anh. Nàng đã liếc trộm khi họ tản bộ xuống phố, khi họ đứng chờ qua đường, khi họ quanh quẩn đâu đó trong nhà.

Nàng đã, thường xuyên cùng với sự vui thú thầm kín, hình dung từng phân cơ thể anh khi vô tình anh để trần. Nàng không còn cần nhìn gì nữa. Hình ảnh anh đã khắc sâu trong tâm trí nàng. Nàng muốn anh.

Sự nhận thức đó không bao giờ rời xa khỏi nàng suốt tuần lễ thứ hai trong nhà anh. Mỗi sáng Karen trở lại Syracuse, hoặc vào lớp hoặc làm việc trong thư viện. Mỗi trưa, trừ hai buổi đi thăm bà Rowena, nàng xem lại bài vở. Những buổi chiều nàng dành cho Brice.

Karen không phủ nhận nàng đã gởi trọn tình cảm mình cho Brice và muốn anh đáp trả. Tuy nhiên nàng không dám đơn phương thổ lộ và điều đó khiến nỗi xốn xang trong lòng càng lúc càng nặng trĩu.

Rồi, chẳng có gì lạ, khi Brice đề nghị mang bánh pizza thay cho bữa ăn chiều sớm vào ngày thứ Sáu và trải qua buổi chiều trong phòng tối, Karen rất nghi ngờ về ý định này. Một phòng tối thường nảy sinh rắc rối; sự ham muốn sẽ tăng gấp bội trong một môi trường chật hẹp như thế, và nàng không chắc mình có tự chủ nổi không. Nhưng theo cách hiểu riêng, anh quá hăm hở đến nỗi nàng không thể từ chối được.

Phòng tối trong căn nhà hầm dưới nhà và may thay nó không nhỏ như Karen sợ. Nó cũng không tối theo đúng nghĩa. Đầu tiên, Brice pha chế hóa chất, đổ đầy các khay, sắp xếp các âm bản anh muốn tráng, lấy những dụng cụ linh tinh, những bóng đèn thắp sáng căn phòng. Khi các bóng đèn được tắt đi, mắt nàng dễ dàng thích nghi với ánh sáng mờ ảo phát ra từ hai bóng đỏ dịu lủng lẳng phía trên bàn làm việc.

Brice không phải là ông thầy ham nói, dạy thực tập dễ hiểu hơn dạy lý thuyết. Không hé một lời, anh đặt âm bản đầu tiên vào trong khung phim, trượt nó vào máy phóng đại, điều chỉnh hình ảnh theo ý mình, đặt giấy tráng phim vào giá đỡ và chiếu sáng thử nghiệm. Vẫn không hé môi, anh nhúng giấy vào dung dịch tráng phim và bắt đầu lắc khay.

Mặc dù trước đây Karen chưa bao giờở trong phòng tối, nàng vẫn biết điều gì sẽ xảy ra, vì thế nàng không ngạc nhiên lắm khi một hình dạng bắt đầu xuất hiện trên giấy. Điều làm nàng ngạc nhiên là vẻ đẹp không thể tin nổi của bức hình.

Nín thở khi Brice chuyển tờ giấy sang khay hóa chất khác, Karen nhìn không chớp mắt tờ giấy chìm ngập trong đó. Đứa bé nàng thấy rất ít tuổi, rất nhỏ con, rất dơ bẩn và, quần áo rách rưới của nó đã nói lên nó rất nghèo.

– Một bệnh nhân?

Karen hỏi khẽ. Móc ngón trỏ dưới góc khay, Brice lắc nó vừa đủ nhẹ để bảo đảm nước phân giải tác động đều khắp mặt của dương bản.

– Bệnh nhân cũ. Gia đình nó đã rời khỏi địa phương này cách đây ba tháng.

Khi dương bản được rửa xong, Brice bật đèn sáng lên và xem xét nó:

– Anh nghĩ, cần thêm độ tương phản.

Anh chỉ vào một góc của tấm hình sáng hơn phần còn lại:

– Và thêm một ít thời gian ởđây.

Brice bỏ tấm hình vào chậu nước sạch, tắt đèn rồi lập lại quy trình tráng, sửa đổi những điểm anh muốn. Khi tấm hình đó được tráng xong và xem xét, anh quyết định anh muốn nó có hiệu quả hơn. Vì thế sau khi điều chỉnh độ cao của đầu máy phóng đại, anh thực hiện bản in thứ ba. Khi cả ba tấm nằm trong chậu đỡ, anh lấy một âm bản khác và thực hiện bản in thử.

Lần này Brice yêu cầu Karen thực hiện công việc. Từ tốn và ngắn gọn, anh giải thích mục đích của mỗi bước, hướng dẫn nàng về việc phơi ảnh và thời gian cần thiết để hiện ảnh. Khi điện thoại không dây anh đặt ở góc phòng reo, Karen đã lãnh hội được bài anh giảng và tiến hành trong vài phút trước khi anh quay lại.

– Có vấn đề?

Vừa hỏi nàng vừa bỏ bản in mới làm xong vào nước sạch rồi ngước nhìn anh. Brice không có vẻ hài lòng.

– Đúng. Anh sẽ phải đến bệnh viện gấp trong vài phút nữa.

– Có điều gì vậy?

– Tai nạn xe. Một đứa bé bị văng khỏi xe.

Mạch Karen đập nhanh hơn:

– Mấy tuổi?

– Năm.

– Đi đi.

Nàng hối.

– Chưa. Nó cần được chiếu X- quang, và chuyên gia chỉnh hình sẽ săn sóc nó. Cha mẹ nó gọi anh chủ yếu để yên tâm họ đã làm mọi việc họ nên làm.

– Một trong hai người lái hả?

– Không. Thằng bé trong xe với bà nó. Chỉ có nó bị thương, gãy một cánh tay, có thể một vài xương sườn. Nó sẽ tốt thôi, nhưng họ muốn giữ nó lại bệnh viện qua đêm, và mẹ nó nói nó sợ. Nếu anh ở đó khi họ đưa nó vào phòng, anh có thể giúp trấn an nó.

– Em nghĩ điều đó thật hay.

Karen nói kèm theo nụ cười thán phục. Brice nhíu mày và có vẻ hơi cáu:

– Anh không đi. Anh thật sự muốn làm việc ở đây thêm một chút nữa. Thôi nào. Hãy xem chúng ta có thể làm được gì trong hai hoặc ba mươi phút nữa. Sau đó anh sẽ đi.

– Anh có chắc bây giờ anh không thích bỏ đi không? Em sẽ…

– Anh không bỏ em lại một mình với những âm bản của anh.

Karen chăm chú nhìn gương mặt anh qua ánh sáng đỏ mờ mờ. Anh trông có vẻ nghiêm túc.

– Em không ăn cắp chúng đâu.

– Em có thể làm trầy chúng. Một vết trầy, và âm bản hết hay.

– Em có làm trầy tấm nào chưa?

– Em chỉ mới thao tác một tấm.

– Và em đã làm trầy nó hả?

Giọng nói bắt đầu gay gắt. Nàng không thích bị nói chuyện lép vế, nhất là khi nàng chẳng có gì sơ suất để biện hộ nó.

– Không.

– Vậy em không phải là nguyên nhân mất mát. Và vì anh đã cảnh báo, em có thể cẩn thận.

– Về các dấu tay. Đâu phải các vết trầy.

– Chà! Em nhất định không chịu thua, đúng không?

– Còn anh?

Một sự im lặng bao trùm lấy hai người chỉ vì cái gì đó bất di bất dịch trước khi Karen cuối cùng quay trở lại máy phóng, rất cẩn thận lấy âm bản ra, rất thận trọng cất nó vào bao đựng rồi lên tiếng:

– Tiếp theo là gì?

Brice với lấy bao đựng khác, nhưng tư tưởng anh vẫn còn lẩn quẩn điều anh vừa nói. Chà. Em nhất định không chịu thua, đúng không? Và đó là một trong những chuyện kéo anh lại nàng mãi mãi. Nàng không sợ dọa dẫm. Nàng không chịu bỏ đi khi anh tỏ ra suồng sã. Với ngoại hình mảnh dẻ, nàng là một phụ nữ cứng cỏi.

Trở về thực tại, đầu óc Brice quay sang việc bản in nào được rửa, anh thấy thế dãy âm bản vừa lấy ra bằng một âm bản khác. Karen hoàn toàn bất ngờ khi thấy chính gương mặt nàng hiện ra trên giá đỡ máy phóng.

– Anh chụp cái này khi nào vậy?

– Tại khu buôn bán.

– Em tưởng anh chụp vòi phun nước.

– Đúng rồi. Em đứng trong tầm chụp.

Karen ngắm nghía bức hình:

– Em trông ghê quá.

– Trông giống như em đang thích thú.

– Em trông giống còn mèo mập.

– Không phải mập.

– Vậy thì hả hê. Và lười biếng.

– Em trông rất thoải mái.

Hơi ấm của anh sát lưng nàng và hình ảnh trên giá đỡ mang lại những kỷ niệm đáng yêu, Karen cảm thấy mình bình tĩnh hơn trước những giây phút nàng trải qua trước đó.

– Em đang lắng nghe tiếng vòi nước phun. Nó nhắc em nhớ lại một dòng suối chảy róc rách, và em đang nghĩ thật là hay biết bao để ra ngoài, vào trong một khu rừng bên cạnh dòng nước và… ngồi. Thật hay khi ngồi tại đó, giữa nàng hàng cây cao bóng mát. Chỉ ngồi thôi. Không phải làm việc. Không nghĩ ngợi về việc làm. Không chạy đôn chạy đáo hoặc nghĩ đến việc chạy đôn chạy đáo. Chỉ ngồi thôi.

Karen cảm thấy người anh chạm vào nàng liền thả lỏng người tựa vào đó. Một cảm giác rất hay.

– Một giọng nói mơ hồ nằm sâu trong lương tâm em tiếp tục bảo em rằng lẽ ra em phải có cảm giác có tội, nhưng em không phải vậy.

– Hối cải hả?

– Không phải lúc hỏi. Hãy hỏi khi em mở sách vở ra để làm tất cả công việc đáng lẽ em phải làm tuần rồi.

Brice vòng tay quanh eo nàng:

– Bây giờ muốn hỏi.

Nhắm mắt lại, Karen đáp:

– Không. Bây giờ em không cảm thấy có tội.

– Em cảm thấy có tội về việc ở lại nhà anh không?

– Thỉnh thoảng.

– Tại sao?

– Em không phải là kẻ ăn bám.

– Nhưng em thích ở đây không?

Karen lưỡng lự vì rối trí bởi cảm giác của hơi thở anh phà vòa má nàng. Khẽ nhích đầu, nàng nhận thêm cảm giác mạnh mẽ của cằm anh trên da nàng.

– Vâng. Em thích ở lại đây.

Khi miệng anh chạm cổ, nàng ngước đầu lên cho anh tiếp cận tốt hơn:

– Em thích… ở đây.

Rồi thì thào:

– Nhưng không nên. Nó tạo thành thói quen. Và em sẽ phải ra đi sớm.

Brice yêu mùi hương nàng, yêu sự mịn màng của làn da nàng. Anh cố gắng giữ khoảng cách, nhưng bây giờ anh muốn chạm vào người nàng.

– Em có thể ở lại đây.

– Không phải mãi mãi. Cuộc sống của em là ở Syracuse.

Bàn tay anh di chuyển cao hơn:

– Điều đó không bắt buộc phải thế.

– Chắc chắn nó phải vậy.

Giọng nàng căng thẳng. Ngực nàng phập phồng chờ đợi:

– Căn hộ em ở đó, còn việc làm, các tiết học.

– Tại đây em đang xử lý tốt mọi việc rồi.

– Không…

Nàng nín thở khi tay anh chạm vào, rồi khe khẽ gọi tên anh theo cái cách mà

những từ khác không cần thiết nữa. Giọng Brice dịu dàng:

– Được rồi. Hãy thư giãn nhé.

Giọng nàng có vài nốt cao hơn:

– Anh không nên làm điều này. Anh phải đến bệnh viện.

Giọng anh khẽ khàng:

– Anh thích có em ở đây.

Nàng xoay đầu tựa ngực anh:

– Nhưng em không thể ở lại mãi mãi.

– Em đã hứa với anh đến khi kỳ nghỉ hè chấm dứt.

– Em biết.

– Vậy thì chẳng có gì để em trở về Syracuse.

– Không phải ngay bây giờ.

Karen rúm người. Đôi tay Brice bắt đầu lướt trên cơ thể nàng.

– Thư giãn… thư giãn.

Anh thì thầm khi nàng dường như gặp khó khăn bắt kịp nhịp thở. Hai tay nàng vòng quanh lưng anh và xiết chặt.

– Anh phải đến bệnh viện.

– Chưa tới lúc.

Anh cắn nhẹ vào vành tai nàng, rồi ngoạm lấy nó, và khi nàng chưa kịp hoàn hồn, bàn tay anh đã nằm phía dưới lớp áo len…

… Cơ thể Karen vẫn còn run rẩy, hơi thở hổn hển khi nàng lấy hai tay che mặt và phát ra những tiếng nấc nho nhỏ, tức tưởi.

– Đừng.

Brice ra lệnh qua hơi thở.

– Em ân hận. Điều đó đáng lẽ không nên xảy ra.

Giọng nàng nghèn nghẹt qua tiếng khóc.

– Đừng nói thế.

Brice lên tiếng có vẻ cáu gắt.

– Em bối rối quá.

– Bởi vì em là người phụ nữ lần đầu tiên trải qua giây phút đam mê.

Brice xoay nàng lại đối mặt mình, có lẽ dùng nhiều sức hơn cần thiết, nhưng anh không có ý định làm nàng mất đi cảm giác tuyệt vời như anh đang có. Nâng gương mặt nàng lên trong đôi bàn tay, giọng Brice trầm đục:

– Điều đó xảy ra bởi vì đúng lý nó phải vậy. Nó dần hình thành suốt những ngày qua.

Karen cố lắc đầu, nhưng anh chỉ cho phép nó hơi động đậy. Nàng vẫn có thể nói được.

– Không. Những gì đang hình thành suốt mấy ngày qua là chúng ta đang chung đắp tình yêu. Còn điều xảy ra ngay bây giờ là chỉ một mặt. Đáng lẽ em có thể dừng lại.

– Và anh đã không cho em là điều đó.

– Vậy là lỗi của anh.

– Lỗi anh vì điều gì? Có gì quá tồi tệ về chuyện đó à?

– Rõ ràng đầu óc anh chẳng có gì ngoài chuyện đó!

Câu nói khiến anh chưng hửng một lúc:

– Em… nghiêm túc chứ?

Karen cố vùng thoát ra, nhưng Brice dễ dàng xiết nàng trong vòng tay và giữ nàng sát hơn.

– Thấy chưa? Anh đâu có thỏa dạ. Em cảm thấy anh… cảm thấy anh… coi đó…

Thái độ nàng quá ngây ngô đến nỗi Brice phải bật cười khan.

– Anh vẫn còn.

Brice thừa nhận, nửa đùa nửa thật:

– Đúng. Anh chưa hả dạ. Và nếu không có vấn đề người ta đang chờ anh tại bệnh viện, anh chắc sẽ vác em lên lầu và tiếp tục yêu nhau.

Anh buông nàng ra rồi tiếp:

– Chúng ta sẽ có chuyện đó, Karen. Ít nhất là vậy, nếu em ở lại đây đêm khác. Vì vậy có lẽ hay nhất là bây giờ anh phải đi. Em nên dành một ít thời gian nào đó để suy nghĩ liệu em muốn điều anh làm không.

Brice quay đi bước ra.

– Anh đi?

Karen hỏi một cách ngờ nghệch. Giọng nàng vẫn còn run. Và anh dư âm vẫn còn.

– Phải.

– Anh không thể bỏ đi giống… giống như thế.

– Tại sao không?

– Nhưng còn những món này… Karen đưa mắt nhìn đầu máy phóng, vẫn còn chiếu hình chụp gương mặt nàng.

– Để nó đó. Anh sẽ dọn dẹp khi trở về.

Cùng với câu nói, và cũng không biết nên nói thêm điều gì, anh khuất dạng.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.