Lã Mai Nương

Chương 23: Động lòng hiệp nghĩa, Cam, Lã ra tay cứu đồng đạo Uất hận ngập trời, dũng sĩ hạ sát kẻ tà gian



Vụ Hoàng Khôn bị bắt về tội thông đồng với thủy khấu được loan truyền
khắp huyện Ác Dương, khiến ai nấy đều công phẫn, thương cho cảnh ngộ nạn nhân oan ức.

Nhưng thiên bất dung gian!…

Ngay lúc Hoàng Khôn bị bọn trưởng sai dịch Sầm An, Kỳ Tường lừa mời uống rượu hòa sẵn thuốc mê ở tửu quán rồi đóng gông, cùm gọi sai dịch khiêng ra tù xa, thì có hai nam nữ thực khách mới từ xa đến ngồi dùng bữa
trong góc thực phòng trông thấy.

Thanh niên vóc người cao lớn, tóc búi ngược, diện mạo phương phi tuấn
tú, cổ to vai rộng, thoạt coi ai cũng thừa đoán là người kiêu dũng, sức
lực tiềm tàng. Thiếu nữ là một tuyệt sắc giai nhân, dong dỏng cao, dáng
điệu gọn gàng. Nàng có một sắc đẹp anh thư cân quắc, dịu dàng với khuôn
mặt trái xoan, chiếc mũi dọc dừa, nhưng nghiêm nghị với cặp mắt phượng
nhãn xếch ngược long lanh.

Cả hai cùng vận võ phục màu chàm, chân dận ủng đen, lưng gài trường kiếm mà hai mối tua xanh đỏ thỉnh thoảng lại nhẹ bay trước gió.

Thanh niên nói :

– Sư muội thử coi, câu chuyện có động trời không? Theo dư luận, tráng sĩ nọ không phải là kẻ gian ác hại người.

Thiếu nữ gật đầu :

– Tiểu muội cũng thắc mắc về vụ bắt tráng sĩ ấy quá, sư huynh thử mời chủ quán vào hỏi chuyện xem sao.

Thanh niên khen phải. Chàng liền hối bảo mời chủ quán đến nói chuyện. Chủ quán lật đật từ trong bước ra tiến đến chỗ hai người.

– Nhị vị quan khách có điều chi dạy bảo?

Thanh niên nói :

– Chúng tôi từ xa đến đây không hiểu phong tục xứ này thế nào, nhưng vụ
bắt người vừa rồi, tiên sinh nghĩ sao? Tráng sĩ bị bắt ấy là ai vậy? Coi có vẻ gã bị tội nặng lắm thì phải?

Chủ quán chép miệng thở dài :

– Tôi có ngờ đâu cơ sự xảy ra như vậy. Tưởng câu chuyện bắt bớ cũng chỉ
qua loa thôi, tôi có việc phải ra phố, dè đâu lúc trở về trông thấy phạm nhân mới hiểu là câu chuyện tày đình, bất ngờ. Nhị vị từ xa qua đây
không biết là phải, nhưng chúng tôi là người xứ này ai mà chẳng biết
Hoàng Khôn, một tay võ dõng, môn đồ Thiếu Lâm tự!…

Nghe ba tiếng “Thiếu Lâm tự”, hai thanh niên vội đưa mắt nhìn nhau trao đổi sự ngạc nhiên.

Thanh niên hỏi chủ quán :

– Tráng sĩ Thiếu Lâm tự ấy can tội gì thế?

Chủ quán lắc đầu :

– Nào tôi có biết. Nhưng sáng nay, lúc hai trưởng sai nha đến đây nói
trước với tôi rằng họ sẽ lừa bắt một tên thủy tặc lợi hại, cần phải giả
đò đãi rượu, dè đâu tên thủy tặc ấy là Hoàng Khôn, người nổi tiếng hiền
lành trong huyện Ác Dương này.

Thanh niên hỏi :

– Hoàng Khôn có gia đình không? Tiên sinh chắc chắn gã là môn đồ Thiếu Lâm tự?

– Trời ơi! Khắp vùng này người nào chẳng biết y là cao đồ của vị Thiền
sư trên Thiếu Lâm? Đồ đệ của y là Lâm Thắng còn mở nổi võ đường ở kế bên Trạng Nguyên đình trong huyện này, danh tiếng nổi như cồn, huống hồ họ
Hoàng?… Nhưng nhắc tới gia đình y, nghĩ thêm buồn!

– Sao vậy, thưa tiên sinh?

Chủ quán suy nghĩ giây lát, đoạn thuật lại gia đình Hoàng Khôn cho hai vị khách nghe, rồi kết luận :

– Tôi biết rõ Lâm Thắng cũng như Hoàng Khôn. Có lẽ nguyên ủy thế nào
ngoài sự hiểu biết của mọi người, chứ Lâm Thắng mà biết chuyện ấy, tôi
dám chắc y không tha bọn khốn khiếp…

Giữa lúc đó khách hàng vào quầy hỏi, chủ quán từ tạ hai người lật đật ra tiếp khách. Hai thanh niên nam nữ cũng trả tiền lên ngựa ra đi.

Họ là nhân vật nào mà khi biết Hoàng Khôn là môn đồ Thiếu Lâm tự, lại đặc biệt chú ý như vậy.

Thưa, họ không phải là người xa lạ. Thanh niên hảo hán chính là Thôi Sơn Thái Bảo Cam Tử Long và vị nữ anh thư là Trại Nhiếp Ẩn Lã Mai Nương.

Song hiệp vâng lệnh sư phụ Chiêu Dương thiền sư và Lã Tứ Nương xuống
vùng Giang Nam quan sát tình hình vụ đả Lôi đài ở Hàng Châu và sau nữa
tìm kẻ phụ thù của họ Cam.

Tới Hàng Châu, Song hiệp vào trọ ở Tam Thiên đại điếm, gọi tửu bảo hỏi thăm lối ra cửa Thanh Ba.

Mấy tháng trước đây vốn có nhiều viễn khách đến trọ xem đả lôi đài,
người nào cũng hỏi thăm đường ra Thanh Ba môn nên tửu bảo quen miệng hỏi Tử Long :

– Thưa, quý khách định ra cửa Thanh Ba xem đả Vô Địch đài?

– Phải!

– Thế thì không may quá, Vô Địch đài bị dẹp đi rồi, Mai Hoa Thung cũng vậy.

Cam Tử Long ngạc nhiên :

– Mai Hoa Thung? Ai đánh trên thung?

Tên tửu bảo nhanh nhẩu :

– Thưa, Ngũ Mai lão ni và Lý Ba Sơn lão sư.

– Kết quả thế nào?

– Thưa, Lý Ba Sơn bị táng mạng vì chông sắt. Con gái là Nữ Bá Vương Lý
Tiểu Hoàn đem quan quách đi từ lâu rồi. Con trông thấy họ khiêng quan
tài bỏ lên xe chở đi, đông lắm.

– Ngươi có nghe nói Lý Tiểu Hoàn đem thi hài thân phụ nàng đi đâu không?

– Thưa không, nhưng trông kiểu cách đem theo nhiều hành trang, con đoán là họ đi xa lắm.

– Còn Phương Thế Ngọc thì ra sao? Còn ở Quảng Đông hội quán không?

– Không ạ. Gia đình Phương gia đi trước Nữ Bá Vương.

Lúc về phòng, Mai nương nói với sư huynh nàng :

– Lúc đó ở Bạch Vân tự ra đi, tiểu muội biết ngay là thế nào cũng trễ,
nhưng hoàn toàn không ngờ có trận đánh trên Mai Hoa Thung giữa Ngũ Mai
lão ni và Lý Ba Sơn.

Trận Mai Hoa Thung tuy không lai rai như Vô Địch đài nhưng hậu quả xung đột sẽ lớn lao hơn vụ Thế Ngọc-Lão Hổ nhiều.

Cam Tử Long trầm ngâm :

– Thiền sư và Đại sư cũng không ngờ tới cuộc giao đấu đến lưu huyết giữa Ngũ Mai và Lý Ba Sơn. Tây Khương phái khi nào chịu nỗi nhục ấy. Chắc
chắn thế nào môn phái ấy cũng báo thù cứu vãn danh dự.

– Chúng ta đến Quảng Đông hội quán hỏi thăm tin tức Phương Thế Ngọc và hỏi rõ luôn thể về vụ Mai Hoa Thung?

Cam Tử Long đồng ý.

Song hiệp ra phố tìm đường đến Quảng Đông hội quán hỏi thăm Phương Thế Ngọc, mới hay gia đình họ Phương đã về bên Triều Dương.

Song hiệp không thăm thú đất Hàng Châu hoa lệ, sáng hôm sau theo đường
đi Triều Dương. Đến nơi, hai người đến Vạn Xương hiệu thì viên quản lý
cho hay gia đình họ Phương đã hồi hương về Triệu Khánh phủ ở Tây môn
ngoại. Cam, Lã giã từ viên quản lý Vạn Xương hiệu thẳng xuống Triệu
Khánh phủ.

Song hiệp theo đường bộ bỏ đất Giang Tây vào Phúc Kiến, chẳng bao lâu
đến Triều Châu, vào Vạn Thắng khách điếm dùng bữa, ngờ đâu lại gặp ngay
lúc Hoàng Khôn bị hai trưởng sai nha Sầm An, Kỳ Tường bắt, cùm xích đem
về huyện.

Động lòng trắc ẩn, Song hiệp dò hỏi Hoàng Khôn, biết được việc chị em
Mộng Ái thông gian với tên Giải Nguyên Mã Xuyên, liền sự đoán là chắc có ẩn tình gì trong sự bắt bớ này.

Nội khí xung thiên, Cam, Lã muốn can thiệp cứu bạn đồng đạo. Nhưng trước khi hành động, hai người muốn biết rõ nguyên ủy và gặp Lâm Thắng trước
đã, nên khi ra khỏi Vạn Thắng khách điếm, hai người hỏi thăm đường đến
Trạng Nguyên đình. Đến phố ấy, Song hiệp trông thấy ngay căn nhà rộng
rãi, mặt tiền có biển đề “Lâm Thắng Võ Đường”. Nhà ở gần cầu, cửa đóng
chặt.

Cam, Lã xuống ngựa, gõ cửa mãi cũng không thấy ai thưa.

Hai bên lối xóm thấy cặp thanh niên tráng sĩ, anh thư gọi mãi cửa nhà
Lâm Thắng, thì một lão trượng tiến tới, hỏi thăm rồi dắt vào nhà trình
cùng Lâm mẫu, mẹ của Lâm Thắng. Nghe Song hiệp hỏi thăm Lâm Thắng, Lâm
mẫu ngần ngừ giây lát :

– Con lão đi Quảng Châu không biết ngày nào về. Nhị vị có điều gì cần dạy bảo không?

– Thưa có một việc hết sức quan trọng, tiếc rằng Lâm huynh không có nhà.

Lâm mẫu lo lắng :

– Tráng sĩ có thể cho tôi biết việc gì không?

Mai Nương đỡ lời Tử Long :

– Nói thật với bá mẫu rằng sư phụ của lệnh lang là Hoàng Khôn bị bắt
giải huyện trưa nay rồi. Chúng tôi nghi ngờ không hiểu tại sao họ Hoàng
mang tội? Muốn biết rõ không gì hơn bằng hỏi lệnh lang và báo lệnh lang
biết tin ấy để lo liệu cho Hoàng Khôn.

Lâm mẫu giựt mình :

– Nhị vị có chắc rằng Hoàng tiên sinh bị giải huyện thiệt không?

Mai Nương nghiêm nét mặt :

– Chúng tôi mục kích việc ấy và nhiều người khác trông thấy. Thiên hạ
bàn tán rằng có lẽ Hoàng Khôn bị vợ y thông đồng cùng tên Mã Xuyến âm
mưu hãm hại. Họ còn nói hơn rằng chỉ có lệnh lang mới may ra cứu được
Hoàng tiên sinh mà thôi. Anh em tôi là khách qua đường, thấy điều oan
khuất không lẽ bỏ đi, nên hỏi thăm đường đến quý xá báo tin, nhân tiện
hỏi xem sự thể có thiệt như vậy không?

Lâm mẫu run rẩy :

– Trời ơi! Không ngờ cơ sự lại nguy hiểm cho Hoàng tiên sinh đến nước ấy ư? Thế mà con tôi không nói gì cho tôi biết cả. Nhị vị đã biết rõ sự
thể, tôi cũng xin nói thật.

Lâm mẫu thuật lại việc Hoàng Khôn đến tận Võ đường, tìm chém Lâm Thắng
và việc Thắng thuật vụ y bắt quả tang Mộng Ái, Ngọc Lan thông gian cùng
Mã Xuyến tại gia trung họ Hoàng cho Song hiệp nghe.

Lâm mẫu nói tiếp :

– Vì Hoàng tiên sinh đến đây gây lộn, Lâm nhi mới kể cho tôi biết vụ
Mộng Ái, Mã Xuyến. Chắc nó chờ Hoàng Khôn về mới mách vụ vô luân kia,
chẳng dè chị em Mộng Ái hành động trái ngược, xúc siểm họ Hoàng thế nào
đó nên y ngộ nhận, cả nghe nên tìm Lâm nhi gây sự.

Thiệt ra từ trước đến nay, thầy trò rất tương đắc.

Nghe Lâm mẫu kể chuyện, Song hiệp hiểu ngay nguyên ủy vụ án Hoàng Khôn.

Lã Mai Nương nhìn Cam Tử Long, đoạn bảo Lâm mẫu :

– Hoàng Khôn bị bắt oan rồi. Trước khi mắc mưu sâu độc của bọn gian phu, dâm phụ, Hoàng tiên sinh trúng kế “phản gián” của chị em Mộng Ái nên
mới tới đây chém lệnh lang.

Lâm mẫu nói :

– Hiện thời Lâm nhi không ngại thì giờ cuối năm, đường xa vạn dặm thẳng, mới ra đi sang Quảng Châu tìm Chí Thiện thiền sư nhờ phân giải vụ Hoàng tiên sinh hiểu lầm. Hiện thời không còn phương kế nào hơn là chờ Lâm
nhi trở về cùng Thiền sư.

Cam Tử Long trầm ngâm :

– Chờ Thiền sư và Lâm đại ca về đến huyện này không khéo mọi sự đã trễ
rồi. Trông kiểu cách Hoàng Khôn bị gông cùm cũng đủ hiểu bị ghép vào
trọng tội.

Lâm mẫu nói thêm :

– Nhị vị tất có lý do mới chú ý tới sự bất bình, oan khuất này, chi bằng xin tự ý hành động giúp kẻ hàm oan.

Hiện nay nhị vị đã cư ngụ nơi nào chưa, nếu không thì mời ở lại tệ xá
tiện nghi rộng rãi. Lâm nhi lúc này đi vắng, môn đồ cũng nghỉ cả, mình
tôi ở nhà lo sợ bất an, nhị vị ưng ý nán lại, nhờ đó tôi an tâm được
phần nào.

Song hiệp tính chuyện cứu Hoàng Khôn, trọ tại khách điếm không tiện bề hành động, nên ưng thuận nhận lời mời của Lâm mẫu.

Cam, Lã đặt hành lý xuống kỷ, ra cửa dắt ngựa theo nữ tỳ vào tàu ngựa ở
vườn sau, tháo yên cương cho hai tuấn mã ăn uống đàng hoàng rồi mới lên
nhà trên. Lâm mẫu đã cùng nữ tỳ dọn dẹp sửa soạn phòng và mời khách nghỉ ngơi rất đỗi mật thiết. Không để mất thì giờ, Cam Tử Long để Lã Mai
Nương ở nhà chuyện trò với Lâm mẫu, tự mình ra phố thăm dò tin tức về vụ án Hoàng Khôn.

Khi biết rõ đầu đuôi mọi việc, Tử Long thuật lại cho Mai Nương và Lâm
mẫu nghe, lão mẫu kêu trời luôn miệng. Nhân dịp ấy, Tử Long trao tiền
nhờ Lâm mẫu mua chuộc bọn cai ngục, xin cho vào thăm và gửi đồ ăn cho
Hoàng Khôn, luôn tiện hẹn ngày giờ vào cứu Hoàng Khôn thoát ngục. Hai
tên cai ngục là Vương Qua và Đặng Bách ham tiền, bằng lòng cho Lâm mẫu
vào thăm Hoàng Khôn.

Lâm mẫu cùng nữ tì đến nhà Vương Qua, rồi cùng họ Vương đi lối sau vào
ngục thất trong huyện. Tới ngục môn, Vương Qua bảo Lâm mẫu chờ chốc lát
để y vào nói với Trưởng ngục Đặng Bách. Hồi lâu, Đặng Bách cùng ra đưa
Lâm mẫu đi quanh co vào nơi giam trọng tội.

Vào đến căn ngục trong cùng, Lâm mẫu thấy ngay Hoàng Khôn ngồi ngay bên cửa gióng sắt, vẻ mặt chán nản, nghĩ ngợi.

Đặng Bách bảo Hoàng Khôn :

– Lâm mẫu vào thăm và cho thức ăn đây, có phước lắm mới được đặc cách
như thế đấy nhé. Chúng tôi mở gông cho tiên sinh được thoải mái ăn uống, nhưng đừng có nhân dịp làm càn để chết cho anh em tôi nhé.

Dứt lời, Đặng Bách mở khóa cửa ngục và tháo gông cho Hoàng Khôn.

Lâm mẫu nước mắt rưng rưng bước vào ngục thất, ngồi xuống bên Hoàng
Khôn. Trải giấy và đặt các món ăn cùng hồ rượu trong giỏ tre ra. Lâm mẫu nghẹn ngào :

– Mời tiên sinh ăn uống đi cho có sức. Lâm nhi không ngờ xảy ra vụ oan
khuất này nên đã đi Quảng Châu cầu Chí Thiện sư tổ về đây giải quyết nội vụ.

Hoàng Khôn thờ dài :

– Tôi ngu ngốc, nóng nẩy trúng kế phản gián của Mộng Ái, Ngọc Lan, ngờ
oan cho Lâm Thắng. Bây giờ suy nghĩ ra thì quá trễ rồi, thiệt đáng đời
cho tôi, ân nhân vào đây làm gì cho mất công?

– Sự lầm lẫn ấy không có gì đáng kể, mẹ con tôi không hề oán hận tiên sinh.

Lâm mẫu liếc nhìn thấy hai viên trưởng ngục đứng ngoài không chú ý đến câu chuyện của hai người, bèn nói lẹ nhắn Hoàng Khôn :

– Từ đêm mai trở đi tiên sinh nên chú ý, thế nào cũng có đôi thanh niên
nam nữ hiệp khách vào cứu. Chăm lo ăn uống, nghỉ ngơi cho có sức. Hoàng
Khôn toan hỏi danh tánh hai hiệp khách nọ nhưng thấy hai viên trưởng
ngục chú ý nhìn chàng, nên lại thôi, chỉ khẽ gật đầu tỏ ý đã hiểu.

Khôn lẳng lặng ngốn một chập như vòi voi cuốn lá hết nhẵn thức ăn. Lâm
mẫu thâu hết chén đĩa bỏ vào giỏ tre đậy lại sửa soạn ra về. Hai viên
trưởng ngục định vào đóng họ Hoàng lại như cũ nhưng Lâm mẫu nói ngay :

– Tôi đã có lời thưa với nhị vị rồi mà còn gông con người hiền lành kia làm chi? Cùm chân cũng đủ rồi!…

Đặng Bách bảo Hoàng Khôn :

– Tiên sinh nghe Lâm mẫu nói đấy chớ? Đừng để cho chúng tôi mang lụy
nhé! Bây giờ tối rồi không sao, nhưng sáng mai chịu khó đeo gông lại,
chiều tối mở ra cho, nghe?

Hoàng Khôn nói mấy lời cám ơn hai viên ngục trưởng, đoạn ngồi dựa lưng vào tường nhắm mắt lại suy tính.

Chàng giận mình đã quá hồ đồ nóng nẩy, không suy trước nghĩ sau.

Hoàng Khôn càng nghĩ càng bực bội, khó chịu.

Chàng muốn trở về nhà ngay hạ sát bọn dâm phu dâm phụ và đồng lõa của chúng.

Chắc trong lúc này, chúng tha hồ lộng hành. Chàng thì nằm tròn trong
thất, tội đáng giải ra phủ đường xử trảm, còn Lâm Thắng thì bỏ đi mất
dạng. Gạt hai người ra khỏi vòng rồi, lẽ nào chúng chẳng giao hoan?

Hoàng Khôn hé mắt nhìn hai chân bị cùm mà nực cười. Lúc này, hai tay
được tự do, chiếc cùm sắt và chiếc cửa gióng sắt kia có nghĩa lý gì đối
với chàng! Muốn về nhà giết mấy đứa khốn khiếp ấy không khó. Vượt ngục
thì dễ, nhưng Lâm mẫu đã dặn chàng rán chờ người tới cứu. Như vậy đỡ hại cho bọn ngục trưởng, ngục tốt khỏi bị huyện quan ghép vào tội bất cẩn
để tù vượt ngục.

Quái! Hai thanh niên hiệp khách nào định mạo hiểm vào đây cứu ta?

Chàng chưa từng quen nhân vật nào như vậy cả. Nhưng thôi! Mai hay mốt họ sẽ vào đây và chàng sẽ có dịp dự kiến.

Hoàng Khôn nghĩ miên man. Thỉnh thoảng, cơn gió mạng rít lên từng hồi
thê thảm. Trong phố, mọi nhà đóng cửa đi ngủ từ lâu, ngoại trừ những nơi ca lâu, kỹ viện.

Từ nhà họ Lâm, Song hiệp thoăn thoắt chạy ra khỏi khu phố, phi thân lên
nóc nhà chạy một mạch đến nhà họ Hoàng mà lúc ban chiều Cam Tử Long đã
hỏi dò địa chỉ và đi qua thăn thú.

Đứng trên nóc nhà kế cận. Tử Long chỉ căn nhà lầu rộng rãi của Hoàng Khôn cho Lã Mai Nương coi.

Nàng hỏi nhỏ :

– Nhà ấy còn đèn để sáng, anh le lói rọi qua kẽ cửa, Sang đó xem sao, sư huynh?

Cam Tử Long ghé tai Mai Nương :

– Chị em Mộng Ái giờ này còn để đèn sáng thế kia, có lẽ chúng đang ăn
mừng loại trừ được thầy trò Hoàng Khôn rồi chăng? Bọn khốn khiếp này coi trời bằng vung! Đáng ghét quá!

Cam, Lã lẹ bước, tiến đến nơi nhìn qua biết có sân sau, bèn chuyền xuống sân nhẹ nhàng không một tiếng động. Cánh cửa thông ra sân và cào bếp
còn hé mở, ánh đèn lọt ra ngoài. Song hiệp nhận xét không thấy ai dưới
bếp, liền nhón bước đến bên cửa ghé nhìn, nhưng vướng bức tường chéo xây nửa chừng nên không nhìn được vào thẳng gian phòng đang có tiếng người
cười nói luôn miệng. Hai người đang phân vân chưa biết tính thế nào thì
có tiếng chân từ căn phòng sáng đi ra phía cửa.

Cam Tử Long vội cầm tay Mai Nương chạy ra sân, phi thân lên hành lang
lầu tối om, nằm ép xuống sân ghé đầu nhìn xuống bếp. Thì ra người xuống
bếp là nữ tì, lấy mấy thứ vật dụng rồi lại lên nhà ngay.

Cam, Lã nhìn vào căn lầu thấy có cửa ra vào liền nhỏm dậy mở thử. Cánh cửa không khóa hé ra ngay.

Hai người đứng áp lưng vào hai bên mé cửa nghe ngóng không thấy động
tĩnh mới lẹ bước tiến vào. Bên trong là căn phòng ngủ ngăn đôi bởi vách
van móng và có lói thang lầu xuống nhà dưới. Tiếng cười nói từ dưới nhà
vọng lên lầu nghe còn rõ hơn cả khi Song hiệp nghe ở cửa ăn thông xuống
bếp.

Mai Nương chỉ tay ra lối thang lầu hất hàm tỏ ý hỏi Tử Long xuống lối đó xem sao. Tử Long gật đầu ưng thuận.

Hai người nhẹ bước xuống được non nửa thang có vách ván đóng dọc theo
lan can thang lầu thì trông thấy ngay bốn phụ nữ, hai già, hai trẻ đang
uống rượu mua vui, lả lướt, cười nói oang oang cùng một người đàn ông
trai lơ.

Qua câu chuyện đối đáp nhau của họ, Cam Lã biết thêm được hai tên trung
gian mai mối là Lý Tịnh Duyên và Trương Thiện Duyên ở Nga Mi am và tên
công tử gian dâm Mã Xuyến. Biết vậy, Song hiệp trở ra về.

Sáng hôm sau, Cam, Lã viếng Nga Mi am, tình cờ gặp và biết mặt Mã Xuyến trong khi y đến đấy để bàn chuyện Hoàng Khôn.

Tối hôm ấy trong ngục thất huyện Ác Dương, Hoàng Khôn ngồi dựa lưng vào tường bên gióng sắt, nhắm mắt dưỡng thần và nghe ngóng.

Thường lệ, đêm nào cũng vậy, dù mưa hay lạnh, bọn ngục tốt lúc một
người, lúc hai ba người, đi vòng một lượt kiểm soát trật tự rồi mới trở
ra vọng canh ngoài cổng ngục.

Trước mặt dãy ngục thất là một bức tường đá cao, mặt tường cắm đầy mảnh
kính. Bức tượng đá đó ngán đôi ngục thất và huyện đường. Phía sau ngục
là trại quân xây gạch, rải rác đến tận chân tường huyện thành.

Trời tối như mực, gió thổi xào xạc, khua những chòm cây um tùm quanh khu ngục tối. Các tội nhân, giấc ngủ nặng nề mệt nhọc, có kẻ ngáy pho pho,
thỉnh thoảng lại trỗi dậy mê hoảng, la hét khiến xích cùm sắt va chạm
loảng xoảng.

Cũng có kẻ nằm im không nhúc nhích khiến ngục tốt tưởng họ ngủ say nếu họ không thở dài sườn sượt.

Nhắm mắt định thần, Hoàng Khôn nghe rõ từng tiếng động nhỏ một. Từ chiều qua đến nay, chàng hoàn toàn bình thản, không hề buồn tức như mới bị
bắt oan uổng nữa. Chàng nghĩ đến hai thanh niên hiệp sĩ can thiệp đến vụ này. Chàng muốn biết hai người ấy là ai, thuộc võ phái nào? Chắc không
phải Thiếu Lâm vì nếu đồng phái, họ đã biết danh hiệu của chàng.

Theo lời Lẫm mẫu nói hôm qua, lát nữa hai nam nữ hiệp sĩ ấy sẽ tới đây cứu chàng và chàng sẽ có dịp biết mặt, khỏi thắc mắc nữa.

Canh hai gõ đã lâu rồi. Các vọng canh ở bốn góc huyện nha cầm canh từng khắc một, vì đã gióng mỏ tới ba lần.

Còn một khắc nữa sẽ tới canh ba. Giờ quyết liệt sắp điểm rồi. Theo kinh
nghiệm, Hoàng Khôn dự đoán hai thanh niên nam nữ hiệp sĩ nọ sẽ hoạt động vào khoảng canh ba, hay trước sau một chút ít. Đêm nay trời tối nhiều,
mây đen bao phủ lại không mưa, một đêm hoàn toàn đắc ý khách dạ hành.

Bỗng trên mái có tiếng lạch cạch rất nhỏ… Hoàng Khôn vội ngồi thẳng
người lên chú ý nghe ngóng. Nhưng ngay lúc ấy, tiếng động nhỏ chuyển
thành lớn, ngói xa động mạnh và tiếng mèo “ngao ngao” kêu gọi lên nhiều
lần với tiếng gầm gừ dữ tợn.

Hoàng Khôn thở dài, dựa lưng vào tường như cũ, lẩm bẩm :

– Khỉ quá! Mấy con mèo!…

Chàng chợt nhớ rằng chàng vẫn ghét nuôi mèo, vì giống vật ấy có tiếng kêu đáng ghét khi chùng tới kỳ biết lớn.

Tùng!… Tùng!… Tùng!…

Trống lầu đã điểm ba ngân vang trong đêm trường tịch mịch. Từ ngục môn,
tiếng mở then sắt dội vào: bọn ngục tốt vào kiểm soát theo thường lệ.
Hoàng Khôn nằm hẳn xuống chân tường, vờ ngủ, tay vắt ngang đầu cố ý che
mắt lim dim nhận xét.

Hai ngục tốt đao tuốt trần, một tên cầm đèn đi trước, tên đi sau cầm
chùm chìa khóa lớn đủng đỉnh giơ cao đèn soi từng căn ngục một.

Giữa lúc ấy tiếng cùm, xích loảng xoảng ở căn ngục kế cận ngục giam
Hoàng Không, tiếp theo là lời chửi rủa cục súc của Viên Tất Quý, tên
thủy khấu thiệt thọ đã cung khai cho Hoàng Khôn :

– Khuya khoắt thế này chúng bây còn vào đây nheo nhèo làm mấy giấc ngủ của lão gia? Bước ngay! Lão gia giết chết bây giờ!…

Tên ngục tốt cầm đèn rút ngọn roi da ở lưng ra nạt nộ :

– Tên tử tù này hỗn xược. Thủ cấp sắp rụng rồi còn muốn ngủ nhiều nữa hả!…

Viên Tất Quý nổi điên, vùng dậy lê ra cửa sắt lay rầm rầm :

– Bọn tham quan ô lại chúng bây tưởng lão gia sợ hả?

Tên ngục tốt giận quá quắt luôn mấy roi qua gióng cửa sắt :

– Đồ tặc đạo! Đồ tử tù!

Viên Tất Quý hai tay nắm lấy hai gióng sắt, cười ha hả :

– Quất nữa đi lão gia coi! Mỏi tay chưa con?…

Thấy động, ngục trưởng Vương Qua vội chạy vào :

– Việc gì ầm ầm lên vậy?

Ngục tốt ngừng tay roi, đáp :

– Tên tử tù này chửi bậy. Đánh chết nó đi cho rồi!

Viên Tất Quý cười :

– Ngục trưởng ơi, đêm hôm khuya khoắt thế này, chúng vào đây kiểm soát
còn léo xéo nói chuyện làm mất giấc ngủ của mọi người. Muỗi như ong thế
này ngủ được đã là chuyện vạn nan, nhưng cũng không xong, chúng còn phải khua người ta dậy mới vừa lòng! Không chửi sao được?

Vương ngục trưởng tiến đến sát bên cửa ngục thất :

– Viên Tất Quý! Không được nhiều lời. Đừng quên rằng ta đã rộng rãi
nhiều lần với ngươi. Biết điều ngủ ngay đi, không được lộn xộn nữa!

Trước khi quay vào, Viên Tất Quý nói :

– Có thế chứ! Ngục trưởng nói vậy còn nghe được, chớ bọn tiểu tốt vô danh kia khó thương quá.

Dứt lời, tên thủy khấu bướng bỉnh lê cùm xích trở vào cuối căn ngục. Vương Qua cũng bảo hai ngục tốt trở ra ngoài.

Sự yên lặng nặng nề trở lại như trước trong khu ngục thất. Lúc đó. Canh ba điểm đã lâu.

Hoàng Khôn nhẹ nhàng ngồi nhỏm dậy. Chàng bực mình về vụ lộn xộn vừa rồi.

Biết đâu hai bị hiệp khách đã chẳng đến rồi thấy trong ngục ầm ĩ nên bỏ đi chờ đêm mai.

Hoàng Khôn lẩm bẩm trong cổ họng :

– Tệ quá! Thằng Viên tặc này đáng chết, tánh tình hung hãn vẫn nguyên
chất. Mi làm ta phải kéo dài thêm một ngày nữa trong căn ngục hôi hám
này đó. Nếu mi không bị xử trảm thì sau này ta sẽ định cho mi!

Chàng thở dài nhìn mấy con chuột cống lớn lởn vởn trong ánh sáng lờ mờ
dưới rảnh nước ở chân tường đá. Bỗng một con moi được miếng mồi dưới
cống lên, loay hoay toan ăn thì mấy con khác xô tới tranh ăn. Chúng cắn
nhau chí chóe rồi đuổi nhau chạy ra phía ngục môn.

Tức bực, Hoàng khôn ngả mình nằm ngửa lên mảnh ván trên mặt đất. Từ xa,
tiếng mỏ điểm khắc vọng tới. Hoàng khôn nhìn lên mái nhà, lẩm bẩm :

– Canh ba một khắc…

Nhưng chàng bỗng ngừng lời ngay, đăm đăm nhìn lên mái đen tối.

Quái lạ! Hình như có một lỗ hổng, ánh sáng lờ mờ xuyên qua nếp mái phái
trong. Hoàng Khôn rùng mình: một luồng gió lạnh ngắn lọt qua lỗ hổng
trên mái lùa xuống ngục thất.

Tiếng chuộc rúc nhẹ trên mái khiến Hoàng Khôn chú ý nhìn hơn nữa.

Giữa lúc ấy, một vậy gì lóng lánh luồn qua lỗ bống tranh tối tranh sáng
trên mái, mà Hoàng Khôn nhận ngay ra là lưỡi trường kiếm.

Khôn mừng rỡ biết là cứu tinh đã tới. Chàng giơ tay ra tỏ rằng đã hiểu và ngồi nhỏm dậy.

Một bóng đen thả hai chân xuống trước, hai tay bám vào rui nhà đoạn nhảy nhẹ nhàng xuống căn ngục tối om.

Hoàng Khôn định thần nhận ra chàng thanh niên hiệp sĩ lực lưỡng uyển chuyển.

Chàng ta tiến đến bên tù nhân hỏi nhỏ :

– Hoàng Khôn?…

Họ Hoàng trả lời phải và hỏi lại vị kiếm khách là ai. Tráng sĩ đáp :

– Bắc phái Cam Tử Long đây. Bẻ được khóa cùm chân không?

– Được! Tôi chỉ chờ ân nhân tới mới hành động. Xin chờ một chút. Vị kia đâu?

– Lã sư muội chờ trên nóc ngục. Lẹ lên kẻo trễ rồi. Cần tôi giúp không?

– Được, mặc tôi.

Hoàng Khôn cúi xuống vận dụng toàn lực ra tay vặn mạnh, nhưng hết sức
thận trọng, chiếc khóa đồng cực lớn ở giữa chiếc cùm. Trước thần lực của hai bàn tay thép ấy, then khóa đồng vuột ra.

Khôn nhẹ tay bỏ chiếc khóa vô dụng đó xuống đất, nhất phiến cùm sắt và
rút hai chân ra. Chàng xoa nắn cổ chân, đoạn đứng thẳng người lên vái tạ ân nhân. Cam Tử Long khen thầm họ Hoàng dũng mãnh, chàng liền nói :

– Xin miễn lễ, thì giờ cấp bách. Tôi lên mái trước thò tay xuống kéo đại ca lên.

Cam Tử Long tiến đến dưới chỗ mãi ngói bị dỡ, nhún mình nhảy vút lên bám vào cây xà ngang, du người lên chui ra ngoài.

Càng lúc ấy, sau khi đã lượm bộ áo của Lâm Thắng do Lâm mẫu đem vào ngục cho chàng thay đổi hôm qua, Hoàng Khôn đến dưới lỗ hổng nhìn lên mái
ngói thì vừa lúc hiệp khách họ Cam đưa tay xuống đón.

Tin tưởng, Khôn nhún mình nhảy lên. Tử Long bắt trúng cổ tay Hoàng Khôn kéo từ từ ra khỏi mái.

Trong bóng đêm lờ mờ, họ Hoàng thấy một thiếu nữ dáng dấp đặc biệt, lưng đeo trường kiếm đứng trên mái ngục liền chắp tay chào, thiếu nữ đáp lễ, nói nhỏ xưng danh.

– Lã Mai Nương, nữ điệt của Đại sư Lã Tứ Nương.

Hồi nãy nghe hai tiếng “Bắc phái” và lúc này nghe danh từ Lã Tứ Nương,
lại nhận thấy lối hành động giản dị của hai kiếm khách, Hoàn Không biết
ngay là gặp trúng hai cao đồ của Bắc phái Sơn Đông và Nga Mi sơn.

Tử Long hỏi nhỏ Hoàng Khôn :

– Đại ca biết lối vào huyện đường không?

– Có. Bây giờ đi đâu?

– Dẫn tới huyện đường rồi mặc chúng tôi, đại ca về thẳng nhà Lâm Thắng tạm trú.

Hoàng Khôn gật đầu phóng mình vượt mái chạy trước. Song hiệp theo sau.

Ba bóng đen thấp thoáng trong màn đêm, lướt trên mái ngói không một
tiếng động nhỏ, ra khỏi khu ngục thất đáp xuống một khu đất trống, chạy
dọc theo chân tường đá một quãng dài.

Hoàng Khôn ngừng chân, thì thào :

– Bên kia tường là huyện đường, phía trước có cột cờ. Hậu trường tiếp
giáp ngay phía sau. Hai đầu tường đều có vọng lâu canh phòng. Lúc ra,
nhị bị vượt bức tường này chạy về hướng Đông nam đây sẽ tới huyện thành
và ra ngoài phố.

Tử Long đáp :

– Tôi biết lối ra rồi. Bây giờ đại ca về thẳng chờ chúng tôi ở nhà Lâm Thắng.

– Được lắm, tôi đi đây!

Chờ Hoàng Khôn chạy khỏi, Song hiệp phi thân vượt tường đá sang bên
huyện nha, theo lời chỉ điểm của Hoàng Khôn lần vào khu hậu đường.

Nằm rạp trên mái nhà, Song hiệp nhận xét xem phòng ngủ của huyện quan có thể ở nơi nào, Lã Mai Nương chỉ một mái lầu cao và tráng lệ hơn hết.
Cam Tử Long đồng ý.

Hai dạ hành khách vào tới nơi, đáp mình xuống mái ngói ống, leo qua lan
can vào hành lang. Đi quanh thượng lầu nhận xét một lượt. Cam Tử Long
nhảy lên thành của một cửa cuốn nhìn vào. May thay, cửa kính trắng trơn
nên chàng trông được vào trong phòng trần thiết sang trọng.

Trong ánh sáng mờ mờ của chiếc đền lồng treo trong góc tường, chàng nhân ra đó là căn phòng ngủ màn treo trướng rủ rất trang nhã. Trên mặt gạch
hoa, bên giường thất bảo có hai đôi hài thường để song song.

Không cần quan sát hơn nữa, Tử Long nhảy xuống hành lang ghé tai bảo Mai Nương :

– Chắc trúng phòng ngủ của y rồi, có hai đôi hài nam nữ bên giường. Ta thử coi.

Hai người kéo khăn choàng cổ che bắn lên mặt kín từ sống mũi đến cổ,
đoạn Tử Long leo lên thành cửa sổ rút mũi trủy nhẹ nhàng nậy theo. Lát
sau, cánh cửa bật ra, Tử Long ra hiệu cho Mai Nương rồi nhảy vào trong
phòng tiếng thẳng đến bên giường có người nằm. Lã Mai Nương khép cửa sổ
lại, theo sau.

Tử Long đưa mũi trường kiếm vén cửa màn lên. Trên giường, một người đàn
ông trạc tứ tuần, tóc dóc bím, miệng há hốc thở phì phò. Phía trong là
một phụ nữ xoay mặt vào trong tường không rõ mặt.

Tử Long mắc cửa mùng lên móc bạc, đoạn ép lưỡi kiếm sáng loáng lạnh giá
lên má người đàn ông khiến y giựt mình, trừng mắt tung mền vùng dậy toan kêu, như Tử Long nạt ngay :

– Điêu Tấn Bình! Biết điều thì ngồi yên nghe ta hỏi!…

Bị động, người đàn bà cũng hoảng hốt vùng dậy, ngồi lùi vào góc giường, len lét nhìn hai người lạ, kiếm tuốt trần lóng lành.

Điêu Tấn Bình – vì chính là y – run lập cập nói không thành câu :

– Người là ai, vào đây làm gì?

Tử Long dí mạnh lưỡi kiếm vào má huyện quan :

– Nghe ta hỏi và trả lời cho rành mạch. Mã Xuyến đã cho ngươi bao nhiêu tiền để bắt Hoàng Khôn?

Điêu Tấn Bình thất sắc :

– Thưa Đại vương quả tình tôi không hề quen biết người ấy. Còn Hoàng Khôn nhận tội hẳn hòi…

Tử Long ngắt lời, dằn giọng, liếc xoẹt lưỡi kiếm lên má tham quan :

– Lúc này nhà ngươi còn chối leo lẻo! Ta hãy mượn cái tai của ngươi trước đã! Quân này không trừng trị không xong!…

Điêu Tấn Bình vội ôm chặt lấy hai tai, lưỡi ríu lại :

– Thưa Đại vương, tôi xin nói thật…

– Chúng ta là Dạ Du Công Lý Thần chớ không đại vương đại bà gì hết. Nói đi ta nghe…

– Thưa, tôi có quen với Mã Xuyến thật, nhưng không ăn bạc chi của y. Họ
Mã đi lại với tôi đã lâu, nên mấy hôm nọ y mách rằng Hoàng Khôn thông
đồng với bọn thủy khấu, mà một tên trong nội bọn là Viên Tất Quý bị bắt
giam để điều tra tại bổn huyện từ lâu. Tôi muốn kết thúc vụ án ấy nên
cho sai nha bắt họ Hoàng về huyện. Hoàng Khôn tự cung khai, tôi không hề ép uổng chi cả…

Tử Long quắc mắt như hai tia lửa chiếu thẳng vào mặt viên tham quan khiến y chớp mắt lia lịa :

– Ngươi gian ngoa tột bực, ta điều tra rõ ràng rồi, chối sao được? Ngươi dùng kìm sắt nung đỏ uy hiếp và tự viết tội trạng đưa cho Hoàng Khôn ký vào đó. Ngươi thừa hiểu rằng Hoàng Khôn có thể bị xử trảm với cung
trạng ấy mà vẫn cứ xử án hồ đồ. Lương cao bổng hậu, phụ mẫu chi quan mà
ngươi xem rẻ tính mạng người ra thế ư? Nhất là Hoàng Khôn, trong huyện
này mọi người đều biết y đức độ thực thà, chỉ riêng có một mình ngươi
cho y là giặc thôi! Mã Xuyến đã đút lót bao nhiêu tiền, nói ngay!

Huyện quan cuống quít :

– Tôi không dám chối cãi những điều vừa rồi, nhưng quả tình tôi chỉ cốt
kết thúc vụ án chớ không hề nhận bạc của Mã Xuyến, xin người hiểu cho.
Từ nay tôi xin hối cải, nếu trái lời, người trừng phạt tôi cũng kịp thì
giờ.

Về khoản hối lộ này, Cam Tử Long biết là Điêu Tấn Bình nói thật, bèn hỏi :

– Ngươi đã gửi phúc trình lên Phủ chưa?

– Thưa chưa, sáng hôm nay hồ sơ mới bổ túc xong nên không kịp gửi đi sớm.

– Được lắm! Ngươi thân bút một bổn nhận Hoàng Khôn vô tội nên trả lại tự do cho y. Ta chờ đây lấy ngay.

Điêu Tấn Bình lật đật đi thẳng ra án thư thắp đèn, thảo một “phóng thích lệnh” đưa cho Cam Tử Long coi.

Họ Cam đón lấy đọc qua, đoạn bảo Tấn Bình :

– Đóng dấu vào đây cho đàng hoàng. Mau!

Điêu Tấn Bình vội vàng áp triện trên lệnh phóng thích và trả lại cho Cam hiệp sĩ.

Tử Long tiếp lấy tờ giấy nhìn qua, gấp lại bỏ vào túi bát bảo mà rằng :

– Muốn giữ nguyên vẹn thủ cấp thì hãy nghe ta nói đây: ta đã đưa Hoàng
Khôn ra khỏi ngục thất rồi. Ngươi và các bộ hạ tùy thuộc phải giữ việc
này cho thật kín đáo. Trong ba ngày nữa sẽ hiểu biết nguyên do tại sao
Mã Xuyến đá lập kế xúi ngươi hại Hoàng Khôn là người vô tội. Ngươi phải
thâu hồi trát truy nã Lâm Thắng bị ngờ oan như sư phụ của y. Nếu thi
hành lệnh này không trúng ý muốn của ta, dù ngươi có thăng thiên hay độn thổ cũng không thoát khỏi lưỡi kiếm công lý này, nghe?

Được lời như cởi tấm lòng, Điêu Tấn Bình mừng rỡ thoát chết vâng dạ luôn miệng.

Tử Long bảo :

– Cho ngươi đi vào giường, không được quay đầu lại, lẹ lên!

Viên tri huyện hành động theo lời, đi tới giường vén mùng ngồi xuống
nhìn ra phía sau thì chỉ thấy cánh cửa sổ mở toang, hai dạ du thần đã
biến đi đâu mất rồi, bèn quay lại hỏi nàng hầu hãy còn ngồi thùm lùm
trong mền chưa hết run rẩy :

– Họ đi đâu cả rồi?

– Thiếp thấy họ mở cửa sổ, lao mình ra ngoài như hai con én liệng, đi mất rồi.

Điêu Tấn Bình thở phào hú vía, đứng dậy lật đật đóng cánh cửa sổ và toan lên giường đi nằm nữa thì chợt nhớ ra câu hai kiếm khách vừa rồi nói là đã cứu Hoàng Khôn ra khỏi ngục thất. Y vội vàng xốc áo lại tử tế, toan
mở cửa phòng đi ra phái quân hầu xuống ngục thất xem tình hình thế nào
thì chợt có tiếng chân chạy sầm sập ngoài hành lang.

Tấn Bình lùi lại, với tay lên tường lấy thanh đao phòng thân thì vừa lúc người bên ngoài gõ cửa. Y hỏi lớn :

– Ai?

– Con, Phương Tam đây. Có viên ngục trưởng Vương Qua sang đây có việc cấp báo đại nhân.

– Vương Qua đâu?

– Thưa, y chờ ở dưới lầu.

Điêu Tấn Bình dự đoạn là Vương Quan sang cấp báo về việc Hoàng Khôn vượt ngục, bèn đi thẳng xuống lầu vào thư phòng tư, truyền lệnh cho Vương
Qua vào hầu.

Viên ngục trưởng họ Vương mặt tái ngắt, run lập cập, quỳ lại như tế sao, tường trình việc Hoàng Khôn vượt ngục.

Tường trình xong, Vương Qua yên trí thế nào cũng bị thượng quan nổi trận lôi đình hạ lệnh trói, hạ ngục thay tù nhân họ Hoàng, ngờ đâu chẳng
thấy huyện quan phán quyết gì cả. Viên ngục trưởng ngạc nhiên từ từ
ngửng đầu liếc nhìn lên án thấy thượng quan im lìm, thản nhiên, suy nghĩ hồi lâu mới chậm rãi hỏi :

– Ngươi đã báo động chưa? Có nhiều người biết không?

– Thưa chưa, con còn chờ lệnh đại nhân vì báo động cũng vô ích. Với bản lãnh ấy Hoàng Khôn đã đi xa rồi.

– Bây giờ canh mấy rồi?

– Thưa canh tư vừa đổ hồi được một lát.

– Thôi được, cho ngươi rút lui, nhưng phải bảo luôn mấy tên kia hoàn toàn giữ kín vụ này.

Vương Qua vâng dạ lùi bước, vừa đi vừa hú vía không hiểu tổ tiên nhà họ
Vương đã tu từ kiếp nào mà nay được hưởng phước lớn như vậy.

Nói về Song hiệp về đến nhà Lâm Thắng thì Hoàng Khôn đã được Lâm mẫu đun sẵn nước nóng cho tắm rửa sạch sẽ, lấy dao sửa lại bộ râu cho gọn gàng.

Thấy Song hiệp trở về, Hoàng Khôn đứng lên kính bái nói mấy lời cảm ơn.

Trông dáng điệu, cốt cách của Song hiệp và lối hành động vừa rồi Hoàng Khôn rất phục hai vị cao đồ Bắc phái danh bất hư truyền.

Phần Cam, Lã lúc này cũng trông rõ sắc diện, tướng mạo anh hùng của đệ
nhất cựu môn đồ Nam phái Thiếu Lâm tự, hai người đồng ý thầm khen.

Lâm mẫu lo lắng hỏi Song hiệp :

– Sáng rõ tất thế nào huyện quan cũng hạ lệnh khám xét toàn huyện vì vụ vượt ngục này.

Lã Mai Nương nói :

– Mọi sự đề được thu xếp ổn định, bá mẫu khá an tâm. Huyện quan không dám tra cứu vụ này đâu.

Nói đoạn nàng thuật lại việc vào hậu đường gặp tri huyện Điêu Tấn Bình
cho mọi người nghe. Cam Tử Long cũng lấy trong túi bát bảo ra tờ Phóng
thích lệnh trao cho Hoàng Khôn.

Hoàng Khôn tiếp lấy tờ giấy mà rằng :

– Trong khi chờ nhị vị, tôi đã được Lâm mẫu cho biết việc vô phúc xảy ra trong gia đình tôi mà vì quá tin tưởng một cách ngu xuẩn tôi xa lưới
gian phu dâm phụ. Từ nay, tôi mong rằng nhị vị vui lòng nhường lại cho
tôi nhiệm vụ công minh thưởng, phạt ấy đối với những kẻ dã tâm.

Lã Mai Nương nói :

– Anh em tôi cũng nghĩ như vậy, xin đại ca tùy nghi hành động.

Chiều hôm ấy, Song hiệp và Hoàng Khôn ngồi uống rượu suông đàm luận. Lã Mai Nương hỏi họ Hoàng :

– Đại ca định cư xử thế nào đối với bọn tội ngập trời ấy?

Hoàng Khôn suy nghĩ giây lát :

– Tôi tính tạm trừng phạt cho chúng phải kinh sợ, sau trao cho Điêu Tấn
Bình mời y xét xử những án phạm luân ấy ra sao. Nếu không được ông minh
ta sẽ liệu sau.

Cam Tử Long khen phải :

– Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Hoàng đại ca. Được như vậy dân toàn
huyện Ác Dương mới hiểu rõ vụ án lấy đó làm gương. Riêng phần Điêu Tấn
Bình, phải xử một vụ án trí ngược lại cũng là một hình phạt gián tiếp
cho y.

Đêm nay trong khi đại ca bận việc ở lệnh xá và bên Nga Mi am, chúng tôi cũng có chút việc phải tính toán cho xong.

Hoàng Khôn hỏi :

– Cam đại ca và Lã tiểu thư định đến nhà Mã Xuyến?

– Phải. Mượn tên cường hào ác bá ấy ít bạc chi dùng và cứu độ dân nghèo. Nó dư bạc vàng xài phí, hại lương dân, không lấy cũng uổng.

Nghỉ ngơi đến gần canh hai, ba người đai nịt dạ hành. Hoàng Khôn vận võ phục của Lâm Thắng vừa vặn như in.

Khôn về thẳng nhà, chàng phi thân lên nóc nhà, chuyền xuống sân trong
tiến thẳng đến cửa nhà dưới, nhẹ tay bẻ khóa rồi lẻn vào trong nhà khép
cửa lại như cũ. Trong góc nhà, một ngọn đèn dầu bấc hạ nhỏ tỏa ánh mờ
mờ. Nhìn qua căn phòng khách, Hoàng Khôn tiến thẳng đến tường đông với
tay lấy thanh đoản đao của mình đeo ra sau lưng.

Buộc giải đao xong, chàng toan lên lầu bỗng từ phía trên có tiếng cười
hú hí vọng xuống. Hoàng Khôn nhận ra là tiếng hai chị em Mộng Ái.

Cùng lúc ấy, chàng chợt thấy chiếc áo dài bông kiểu đàn ông treo trên
mắc áo và chiếc Tây qua mãi úa ngay trên đầu áo. Hoàng Khôn hiểu ngay.
Một là đến đây thông dâm cùng chị em Mộng Ái để áo mão lại, hai là hiện
thời tên dâm phu đang ở trên lầu. Mã Xuyến đến đây từ sớm, cùng hai dâm
nữa dùng bữa chiều, rượu chè no nên rồi mới lên lầu giở trò ân ái.

Không nhón nhén nữa, Hoàng Khôn đàng hoàng lên thang lầu và cảnh tượng
dâm loạn ngổn ngang trên giường ba cây thịt lõa thể giữa đống chăn mềm
khiến máu chàng sôi lên sùng sục.

Thấy Hoàng Khôn bỗng dưng lù lù về như ma hiện hình, Mộng Ái và Ngọc Lan tái sắc vội lùi lên đầu giường, ôm vội chiếc mềm nỉ che ngang ngực,
cùng thất thanh la :

– Hoàng lang!…

Trong lúc ấy, gian phu Mã Xuyến trần như nhộng, nhảy phắt xuống sàn lầu với chiếc ghế đẩu gần đó liệng thẳng vào mặt Hoàng Khôn.

Không tự chủ được nữa, trước cảnh dâm bôn ti tiện. Hoàng Khôn cười gằn khiến chị em Mộng Ái phát rợn tóc gáy :

– Mã Xuyến, liệu ngươi đã học được mấy thế quyền? Luyện tập được bao hơi sức, hả con? Chết này!…

Dứt lời chàng đưa tay tả gạt bể chiếc ghế đẩu, các mảnh vụn rớt bắn cả
lên giường nơi hai dâm nữ đang líu ríu run rẩy ôm chặt lấy nhau. Thấy
Hoàng Khôn lợi hại quá chừng, dũng mãnh hơn hùm beo, Mã Xuyến hốt hoảng
chưa kịp quay người chạy thì bị luôn Hoàng Khôn quạt cho một cái tát
trúng mặt như chầy sắt, giáng mạnh đến nỗi y bật hẳn người lên văng vào
tường gạch, chẳng may đầu chúi đi trước húc trúng góc tường bể nát óc,
phòi ra lênh láng, toàn thân giãy đành đạch.

Thế là hết đời tên ác bá chuyên hại người lành. Trước cảnh kinh khủng
ấy, chị em Mộng Ái quên cả mình đang lõa thể, buông mềm che thân ra chắp hai tay lạy Hoàng Khôn như tế sao. Mộng Ái bẻo lẻo :

– Trăm lạy Hoàng lang, thiếp bị người ta cám dỗ, mong Hoàng lang nghĩ
đến tình chăn gói tha cho lần này, thiếp nguyện cắn cỏ ngậm vành…
chung thủy hầu hạ suốt đồi.

Nghe lời giả dối trí trá của dâm phụ, Hoàng Khôn cười gằn :

– Hứ! Chị em khốn kiếp nhà mi có nghĩ dến ta khi chúng nó khai trên
huyện là ta liên lạc đồng lõa với thủy khấu không? Bọn mi tưởng hé lưỡi
rắn ra nhả độc là đủ đưa ta vào vòng tử tội, để được ngang nhiên thông
gian với Mã ác bá kia ư? Ta không thèm sát mạng cẩu trệ của chúng mi
đâu. Nhưng ta cũng ghi cho hai thể xác ô nhục của chúng mi một kỷ niệm
bất diệt, Dứt lời chàng rút phắt thanh đoản đao sáng loáng ra. Mộng Ái
và Ngọc Lan sợ hãi thụt lụi lại, nhưng Hoàng Khôn đã vươn tay túm Mộng
Ái vật ngửa đầu lên, đưa luôn hai nhát thiến rụng hai tai dâm phụ. Mộng
Ái sợ quá hét lên ngất lịm. Ngọc Lan cuống cuồng vùng xuống giường toan
chạy nhưng Hoàng Khôn túm Được tóc, dúi đầu dâm nữ xuống sàn lầu :

– Ta phục bạc gì chị em nhà mi? Hùa nhau thông gian, bây giờ nên theo nhau vào tử địa!

Hai lát đao loang loáng đưa rụng tai dâm nữ. Cũng như Mộng Ái, Ngọc Lan ngất lịm.

Hoàng Khôn xách hai chị em Mộng Ái để úp lên xác Mã Xuyến đoạn lấy dây lưng của chúng trói tròn lại.

Điềm tĩnh, chàng mở rương lấy mấy thứ y phục của chàng và tiền bạc, bọc
lại đeo lưng lên vai rồi xuống lầu. Hoàng Khôn không đi lối trước,
chuyền qua các nóc nhà ở phía sau chạy một mạch đến Nga Mi am. Treo bọc
áo lên một cành cây cao gần cổng am, Hoàng Khôn vượt tường đứng lên nóc
am nghe ngóng.

Trong phòng đèn sáng trưng, hai mụ tú bà đang ngồi trên trường kỷ kê
giáp tường, nét mặt nhớn nhác như vừa bị xúc động bởi một sự gì.

Rồi hai mụ cãi nhau về vụ tiền bạc để trong rương không cánh mà bay mất, uổng công trình dụ dỗ Mộng Ái và Ngọc Lan cho Mã Xuyến cũng như bày kế
cho Mộng Ái hại Lâm Thắng cùng Hoàng Khôn.

Đứng ngoài, Hoàng Khôn nghe rõ mồn một câu chuyện giữa hai mụ Trương, Lý. Thì ra chúng đã hợp lại bày mưa tính kế hãm hại chàng.

Không cần nghe hơn nữa, Hoàng Khôn đi thẳng ra lối cửa phòng khẽ gõ lên tấm cửa gỗ.

Trong phòng, hai mụ Trương, Lý lắng tai nghe. Mụ Trương lên tiếng hỏi :

– Ai đó?

Lát sau không thấy tiếng trả lời, mụ Trương liền đứng lên vào góc phòng
cầm dao găm bảo mụ Lý cầm đèn mở cửa phòng ra soi xem có sự gì không.

Thừa dịp hai người mở cửa soi đèn quanh nhà, Hoàng Khôn bám trên xà phía ngoài hiên nhảy xuống êm ru, lẻn vào phòng đứng úp sau tấm mùng.

Không thấy gì, Trương, Lý lẩm bẩm rủa độc mấy câu, lẹt xẹt trở về phòng cửa đóng then cài lại như cũ.

Mụ Trương dựng con dao quắm vào chỗ cũ trong khi Lý Tịnh Duyên để đèn
lên án thư, lúc quay lại cả hai cùng giựt mình, mặt tái mét. Chúng đành
đứng chết trân tại chỗ, toàn thân run lẩy bẩy.

Hoàng Khôn hai tay chống nạng lên sườn, mắt trợn trừng trừng, dữ dội tựa hung thần.

Lý Tịnh Duyên định thần, cố ra vẻ tự nhiên, thân mật.

Nhưng Hoàng Khôn mắng cho một hồi, rồi tiếp :

– Tên ác bá Mã Xuyến, chị em con Mộng Ái hại ta vì tham dâm. Còn hai đứa bây đội lốt thủ am, buôn thành bán thánh, hại ta vì tham bạc vàng châu
báu. Bọn bây dám hại người hiền lương để thỏa mãn thú tánh cá nhân. Tất
cả đều đáng tội chết mổ ruột phanh gan. Ta mới hạ bọn gian phu dâm phụ,
và bây giờ tới đây không ngoài mục đích muốn xem lá gan của hai đứa bây
lớn chừng nào?…

Nói đoạn Hoàng Khôn rút phắt đoản đao ra liếc đi liếc lại lưỡi đao sáng loáng trên bàn tay.

Trương Thiện Duyên và Lý Tịnh Duyên run như cầy sấy, sắc mặc trước còn
sạm lại, sau thành trắng bệch. Hoàng Khôn đã nhẹ nhạc tiến tới gần, đưa
mấy nhát đao loang loáng cắt rụng tai chúng, máu chảy vọt ra nhuộm đỏ cả mặt lẫn vai hai mụ khẩu phật tâm xà. Thiện Duyên, Tịnh Duyên phần đau,
phần sợ, ngất lịm không kịp la. Hoàng Khôn tìm dây, trói gò hai mụ lại
làm một, xách ra ngoài cổng am, móc ngay vào đầu máy ngói cong cong.

Không trở vào am nữa, Hoàng Khôn nhảy lên cành cây hồi nãy để lấy bọc y
phục, nhưng lạ thay, bọc ấy đã biến đi đâu mất Họ Hoàng ngẩn ngơ tưởng
mình lên lầm cây, nên chăm chú nhận xét.

Giữa lúc ấy một viên đất nhỏ ở đâu vay đến chọi trúng vai chàng.

Khôn giật mình nhìn thẳng về phía mà chàng nghe là có người liệng đất
tới. Bỗng có tiếng động nhẹ phía sau. Hoàng Khôn quay phắt lại thì vừa
kịp bắt bọc y phục của chàng do một bóng đen đứng trên mặt tường Nga Mi
am liệng tới. Chàng nhận ra bóng đen là Lã Mai Nương, bèn vừa đeo bọc áo lên vai vừa nói :

– Lã tiểu thư cợt mãi! Còn Cam đại ca núp tên cây nào đó, xuống đi!

Tử Long buông mình từ trên cây xuống đất, chàng hỏi :

– Xong việc chưa? Hai mụ bị treo kia sống hay chết?

Hoàng Khôn hỏi :

– Cho chúng sống mới nhục chớ! Chỉ lấy của mỗi đưa một cặp tai thôi.

Cam Tử Long chỉ chiếc bọc trên vai Mai Nương và bọc trên vai chàng mà rằng :

– Tên gian phu họ Mã không có nhà. Chúng tôi mượn gã ít bạc đây. Mượn luôn cả số bạc của Trương, Lý.

Hoàng Khôn phì cười :

– Thảo nào hai con mụ khả ố ấy than vãn mất bạc gần chảy máu mắt. Còn tên gian phu hết thở rồi.

– Ủa! Hoàng địa ca gặp nó ở đâu?

– Tôi trở về nhà định hành tội con Mộng Ái trước thì gặp luôn cả ba tên gian phu, dâm phụ…

Lã Mai Nương ngắt lời :

– Hoàng đại ca hạ luôn cả chị em Mộng Ái sao?

– Không. Chúng nó cũng rụng tai như hai mụ Trương, Lý. Bây giờ ta về chớ? Nhị vị còn đi đâu nữa không?

– Chúng tôi đã lên huyện, sau qua trang trại Mã Xuyến rồi trở về đây đón đại ca.

Hoàng Khôn ngạc nhiên :

– Nhị vị lên huyện làm gì?

Cam Tử Long đáp :

– Liệng thư cho Điêu Tấn bình biết để sáng hôm nay y phái nha dịch đến
từng nhà đem bọn gian tà về huyện. Về mặt luân lý, mỹ tục, vụ án này lớn lắm, huyện quan phải minh xét đặng làm gương cho dân chúng. Nếu y xử án mập mờ thì để tên tham quan giá áo túi cơm ấy sống làm gì?

Hoàng Khôn khen phải, cùng Song hiệp trở về nhà Lâm Thắng.

Sáng hôm sau, Mai Nương, Tử Long vận thường phục đến Nha môn xem động tĩnh.

Dân chúng khu phố trước cửa huyện túm năm, tụm ba, chuyện trò bàn tán,
ai cũng hài lòng về bản án rất công minh: Mộng Ái, Ngọc Lan và hai mụ tú bà bị lưu đày, Mã Xuyến chết là đáng tội.

Ngoài ra Điêu tri huyện còn tuyên bố Hoàng Khôn, Lâm Thắng vô tội, trả
tự do cho họ Hoàng và bỏ việc truy nã họ Lâm. Từ đó, Tấn Bình trở thành
một liêm quan chân thành công minh, được dân huyện Ác Dương rất mến
chuộng. Âu cũng nhờ công cảnh tỉnh của Song hiệp mà con người trước kia
hồ đồ bất công nay đã thành một vị lương quan.

Sau vụ án, Hoàng Khôn công khai ra phố. Chàng bán hết đồ đạc, thâu thập
mấy thứ vật dụng cần thiết trả lại nhà cho sở hữu, rồi trở về nhà Lâm
Thắng ở theo lời mời của Lâm mẫu.

Về phần Song hiệp, đáng lẽ đã đi Quảng Châu tìm yết kiến Chí Thiện thiền sư và sang Triệu Khánh phủ gặp Miêu Thúy Hoa, nhưng Hoàng Khôn ngăn lại chờ tin Lâm Thắng.

Song hiệp nghe lời Hoàng Khôn ở lại. Trong khi nhàn rỗi, Lã Mai Nương
giúp Lâm mẫu sửa soạn trong nhà hoặc ra phố mua các thứ cần dùng đón Tân Xuân, Ngoài ra, Song hiệp còn chia số vàng bạc lấy được ở nhà Mã Xuyến
và Nga Mi am ra làm năm phần. Giúp Hoàng Khôn một phần để tái lập gia
đình vì chàng thất ngẫu, tặng một phần bạc cho Lâm mẫu để đền công thiệt thòi về tinh thần cũng như vật chất xảy ra cho nhà họ Lâm vì vụ Mộng
Ái, nhưng Hoàng Khôn và Lâm mẫu đều từ chối.

Cam, Lã giữ lấy một phần bạc lấy của Mã Xuyến chỉ dùng hành hiệp còn bao nhiêu gói lại, ghi tổng số và biên mấy chữ gài vào trong bọc. Ngay đêm
hôm ấy, Song hiệp rủ Hoàng Khôn lẻn vòa nha huyện treo gói bạc lên xà
nhà trước công đường.

Sáng hôm sau, Điêu Tấn Bình đăng đường thấy vậy bèn sai người lấy bọc đó xuống mở ra coi thấy toàn bạc đỉnh và mảnh giấy đề:

“Ôi! Yêu cầu Điêu đại nhân phát ngay tổn số bạc vô nghĩa này cho dân nghèo trước tết.

Dạ Du Thần ký”.

Điêu Tấn Bình dự đoán là các hiệp khách can thiệp vào vụ án Hoàng Khôn,
đã lấy số bạc ấy tại nhà Mã Xuyến và Nga Mi am, bèn lập tức tổ chức cuộc chẩn tế ngay tại huyện nha.

Hành động này khiến dân Ác Dương ngạc nhiên không hiểu tại sao cuối năm
nay, không những vị quan phụ mẫu ấy đã xử nổi một vụ án công minh hài
lòng toàn dân trong huyện, mà còn làm một việc thật nhân đạo đối với dân nghèo trong dịp đầu xuân sắp tới.

Nói về Chí Thiện sư trưởng sau khi nghe Lâm Thắng trình bày tự sự và yêu cầu người cất công đi Ác Dương huyện khuyên can Hoàng Khôn, sư trưởng
cau mày suy nghĩ và bảo Lâm Thắng rằng :

– Hoàng đồ đệ xưa nay ít nói, nhu mì, sao lại có thể nóng nẩy hồ đồ đến
thế được! Không khéo y mắc mưu kế của bọn tà dâm và mắc vòng lao lung.

Nói đoạn, sư trưởng truyền tiểu đồ thỉnh Thái Trí hòa thượng bảo cho
biết vụ Hoàng Khôn, rồi cung ba anh em Phương gia và Lâm Thắng trở về
Tây Thiền tự sửa soạn đi Ác Dương cứu Hoàng Khôn.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.