Ngày đi, đêm nghỉ, thầy trò Lã Tứ Nương theo đường cũ vào đất Trực Lệ về thẳng Mã Dương cương.
Ngót hai năm mới trở về chốn cũ, Song hiệp hồi tưởng lại cũng trên con
đường cũ ấy, mười mấy năm trước, hai người còn thơ ấu tung tăng cầm tay
nhau bò lên núi, ngây thơ chẳng biết thẹn thùng. Hơn mười năm qua! Thời
gian qua lẹ tựa tên bay, ngựa chạy. Hai đứa trẻ khi xưa ấy nay đa nghiễm nhiên thành đôi thanh nên quắc thước anh hùng.
Cam Tử Long kín đáo nhìn Lã Mai Nương đang lỏng cương song song đi kế
bên Lã đại sư. Chàng cố tùm những nét ngây thơ khi xưa trên khuôn mắt
trái xoan đều đặn tuyệt đẹp của cô bạn đồng môn.
Bất chợt Mai Nương nhìn lên. Hai luồng nhãn tuyến dịu dàng gặp nhau, cùng e lệ.
Lã đại sư mỉm cười hỏi :
– Nhị vị hiền đồ nghĩ gì thế?
Mai Nương nhỏ nhẹ thưa :
– Điệt nữ nghĩ tới hồi thơ ấy ở trên núi. Mới ngày nào mà thời gian mau lẹ thật!
Cảnh sắc vẫn y nguyên bất biến cùng vũ trụ, riêng có con người chuyển theo tiếng thời gian chẳng mấy lúc tóc bạc, da mồi.
Ba người vào gần tới cổng chùa thì Mạnh Sơn, Vô Sơn cùng chạy ra đón
mừng. Tử Long, Mai Nương nhảy xuống ngựa thi lễ cùng hai vị sư huynh.
N Về vóc dáng, hai người ấy là phản ảnh trái ngược với nhau. Mạnh Sơn
cao lớn nở nang như Cam Tử Long, thoạt trông ai cũng nhận ra là có dũng
lực phi thường. Trái lại, Võ Sơn dáng người mảnh khảnh tựa thơ sinh,
khuôn mặt dài thanh tú không ra dáng con nhà võ chút nào cả. Nếu nhìn
cặp mắt như sao băng, chiếc mũi dọc dừa, cái cằm vểnh ngược lên kia,
người ta mới biết Vô Sơn là con người đầy đủ nghị lực, võ dũng tiềm
tàng.
Tưởng Cam Lã thành công trở về, Mạnh, Võ Sơn vui vẻ chúc tụng. Cam Tử Long vội nói :
– Hai năm trời phiêu bạt khắp đó đây nhưng tiểu đệ chưa đạt chí nguyện.
Giờ đây gặp đại sư, theo về núi thăm nhị vị sư huynh và lão mẫu, sau đó
sẽ lên đường xuống Nam tiếp tục tìm kiếm kẻ thù.
Lã Tứ Nương bảo Mạnh, Võ Sơn :
– Có lẽ trong một thời gian nữa, hai đồ đệ cũng sẽ có nhiệm vụ xuống Giang Nam. Bây giờ Mai Nương, Tử Long đi trước.
Dứt lời, Lã đại sư bước vào sân chùa. Tử Long, Mai Nương dắt lừa, ngựa
toan vòng ra sau chùa cột vào trong tàu thì vừa lúc Cam thái thái và bà
thủ tự đi tới.
Tử Long vội vàng buông cương chạy tới quỳ lạy :
– Bất hiếu tử chưa thành công mà đã trở về, mong mẫu thân thứ tội.
Cam thái thái ôm chầm lấy con trai yêu quý, mừng rỡ đến chảy nước mắt :
– Con có tội tình gì. Chẳng chóng thì chầy, mẹ chắc thế nào con cũng
thành công. Tình chí hiếu của con được Thần, Phật, sẽ dẫn đường cho con
tới trước kẻ thù cha.
Hai năm xa cách. Cam thái thái sung sướng nhìn con thấy chàng nghiễm
nhiên là một trang hảo hán, từ bộ điệu đế vóc dáng y hệt Cam lão anh
hùng khi xưa.
Mai Nương trao cương ngựa cho Mạnh Sơn rồi tiến đến chỗ mẹ con họ Cam.
Thái thái dang hai tay đón Mai Nương :
– Lã điệt nữ ngày một thêm xinh đẹp! Bấy nhiêu lâu giúp Tử Long lận đận vất vả khiến tôi chẳng an tâm chút nào.
Tử Long, Mai Nương xoay lại chào bà thủ tự rồi cùng Cam thái thái vào trong phòng cất hành trang, thay áo lên đại điện lễ Phật.
Tử Long, Mai Nương kể chuyện Cam gia trại và Hoàng Sơn thôn cho thái thái nghe.
Trong thời gian nghỉ ngơi tại Bạch Vân tự, thái thái bảo hai người bỏ
các y phục cũ ra cho bà khâu mạnh lại, hoặc bỏ hẳn những thứ cũ quá, may các thứ mới thế vào.
Hai hôm sau, mọi người trong chùa dùng Ngọ phạn xong thì chợt nghe tiếng Kim Điểu ré vang trong không trung.
Mai Nương la lên :
– A, thiền sư đã về!…
Cam, Lã cùng mọi người theo Lã Tứ Nương ra sân. Tử Long bảo Mai Nương và Mạnh, Võ Sơn :
– Thiền sư đi bộ theo đường núi, ta ra ngoài suối đón đi!
Bóng người vừa đi được vài bước thì Chiêu Dương thiền sư đã đủng đỉnh đi Tới cổng chầu. Bốn môn đồ tiến tới lạy vào.
Thiền sư nói :
– Cho các hiền đồ bình thân. Tử Long, Mai Nương về chưa lâu chưa.
Tử Long thưa :
– Bạch sư phụ, chúng đệ mới về được hai hôm nay. Sư phụ du ngoạn Lao Sơn?
– Ờ, ta vân du nới miền duyên hải Sơn Đông, thăm Chu Thiên Võ ở Lao Sơn.
Nói đoạn, Thiền sư cùng Lã đại sư lên thẳng đại điện.
Lát sau Mạnh Sơn xuống phòng Cam thái thái tìm Cam, Lã :
– Thiền sư thỉnh sư đệ, sư muội lên thư phòng.
Hai người toan trình bày các hành động trong thời gian từ ngày xuống núi thì Thiền sư đã ngắt lời :
– Lã đại sư đã kể chuyện ta nghe rồi. Khi ở Lão Sơn, ta có gặp người đồ
đệ của Chu Thiên Võ là Tề Tưởng Bình về núi thăm sư phụ. Họ Tề hành nghề bảo tiêu tại Yên Châu trấn rất hay qua lại khu vựa Giang Đông. Nhân đó, ta tả diện mạo tên Tăng tặc đạo hỏi thăm y xem đã từng gặp lần nào
chưa. Tề Tưởng Bình quả quyết rằng đã hai lần gặp một người diện mạo y
hệt tên giặc họ Tăng trên đường xuống Giang Nam. Như vậy Tăng tặc đạo đã đổi khu vựa hoạt động rồi chăng? Cho nên hai hiền đồ thất công tìm kiếm y dọc theo Vạn Lý Trường Thành và chuyến mới đây ra Quan ngoại cũng
không gặp. Khi qua Yên Châu trấn các con nên tới thăm Tề Tưởng Bình hỏi
rõ lại câu chuyện xem thế nào.
Ta mòng rằng chuyến Nam du này, hai hiền đồ sẽ thành công. Hiện nay,
Giang Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông là nơi môn đồ các đại phái đang khởi sự tương tàn. Cũng may, cuộc tranh đua vô lý ấy chưa lan tràn lên Bắc,
nhưng không ai tìm đường dập tắt đi, thì một ngày kia e khó tránh nổi.
Ta tin ở tài sức hiền đồ, hai con hãy nhân một công đôi việc lãnh nhiệm
vụ trọng tài tùy theo trường hợp, hành động can gián giữa đôi bên. Vậy
hai hiền đồ cần phải ôn hòa khéo léo. Võ lực chỉ là hậu thuẫn, bần cùng
lắm mới được sử dụng tới và khi sử dụng tới võ lực, hai hiền đồ dù gặp
các bực Sư trưởng cũng đừng lo ngại. Ta biết người, biết mình mới quả
quyết dạy hai hiền đồ như vậy.
Tuy thế, bề ngoài vấn đề tôn ti thượng hạ, tiền văn, hậu võ, có thể hiền đồ không phụ công ta và Lã đại sư truyền dạy, y bát trên mười năm trời.
Nói tới đây, Chiêu Dương thiền sư suy nghĩ giây lát mà rằng :
– Việc các võ phái miền Nam hiện tại tranh giành cao thấp đây không do
lẽ tự nhiên. Cuộc tranh giành đã lan tới bực cao độ sẽ lôi cuốn Bạch Mi
đại sư và Bát Tý Na Tra Phùng Đạo Đức vào vòng tranh đấu.
Hai người ấy liên kết chống lại Nam Thiếu Lâm là một hiểm họa cực kỳ lớn lao cho các danh thủ Tung Sơn. Bạch Mi và Phùng Đạo Đức là hai người
hay cố chấp, gặp phải Chí Thiện sư trưởng Nam Thiếu Lâm giàu lòng tự ái
môn phái, có thể vì sẽ quá nghe các môn đồ quá mức dong túng cho họ được tự ý hành động.
Xét qua tánh tình của đôi bên, ta e cái sẩy nẩy cái ung, hai hiền đồ cần phải mềm dẻo khéo léo lắm may ra mới thành công. Vậy hiền đồ nghỉ ngơi
thêm vài ngày nữa rồi liệu bề lên đường.
Lã Mai Nương, Cam Tử Long từ tạ về phòng.
Mấy hôm sau, Song hiệp lạy từ Cam thái thái để lên đường.
Song hiệp đi khỏi, Chiêu Dường thảo hai lá đơn phái Mạnh, Võ Sơn xuống
Thiếu Lâm tự và Võ Đường đưa trình Chí Thiện thiền sư và Phùng Đạo Đức,
đại ý can gián hai đồng đạo nên bỏ qua những sự xích mích giữa các môn
đồ, giữ vẹn tình giao hảo môn phái.
Nói về Lã Mai Nương, Cam Tử Long ra khỏi Mã Dương cương, theo đại lộ qua Tế Nam phủ xuống thẳng Yên Châu, một thị trấn ở ngã ba đường, ranh giới ba tỉnh Sơn Đông, Hà Nam và Giang Tô.
Một hôm, đi còn cách Yên Châu độ hơn ngày đường nữa, lúc đó đã xế chiều
thì bỗng mây đen u ám kéo đầy trời, gió thổi phần phật từng cơn, cát bụi bay mù.
Mai Nương nói :
– Mưa lớn tới nơi rồi, tìm nơi tạm trúc thôi!
Hai người thúc ngựa chạy đến thôn trang xin trú mưa và nghỉ qua đêm.
Trang chủ trạc ngoại lục, hiền hậu, đứng trên hành lang nhìn ra phía cổng chờ khách.
Lão Trang chủ niềm nở :
– Mời nhị vị vào đại sảnh, trời mưa lạnh, tôi đã cho đốt lửa sẵn.
Cam, Lã theo lão ông vào khách sảnh, đặt hành lý xuống kỷ, tự xưng tên họ.
Tử Long nói :
– Thưa Trang chủ, trang môn có treo tấm biển đề Bát Thập trang, chẳng
hay chữ bát thập có liên quan gì đến khu vực vắng vẻ này không?
Trang chủ đáp :
– Lão hủ tôi họ Du tên Quảng Vân đời đời ở đấy này rồi. Cũng vì toàn thể gia đình từ trước đến nay, người nào cũng thọ quá tám mười tuổi nên các thôn xóm lân cận đây gọi là Bát Thập trang.
Ngoài trời, mưa vẫn đổ lớn. Vì mưa, trời tối sớm. Du Quảng Vân gọi gia
nhân bảo dọn phòng cho hai người nghỉ ngơi và cơm nước chu đáo.
Sáng hôm sau, Cam, Lã sửa soạn lên khách sảnh từ biệt Du Quảng Vân để
lên đường thì giữa lúc ấy, một gia nhân vác một cành trúc khẳng khiu dài thườn thượt vào trình với họ Du.
– Thưa Trang chủ, con vừa mở cổng trang quét dọn thì thấy cành trúc này
dựng ngay giữa mái cổng. Thấy Lạ, con cầm vào trình người coi.
Du Quảng Văn nói :
– Chắc người nào đi qua bỏ cành trúc vô dụng đó lại, lạ gì mà phải trình bày?
Tên gia nhân bị chủ nhân la bèn cầm cành trúc toan quay đi, nhưng Cam Tử Long đưa mắt ra hiệu cho Lã Mai Nương rồi gọi giựt y lại mà rằng :
– Ngươi chắc chắn là cành trúc này dựng ở giữa mái trang môn chớ?
Trước sự ngạc nhiên của Du Quảng Văn, tên gia nhân đáp :
– Dạ, dựng ngay chính giữa cổng.
Mai Nương bước xuống thềm cầm cành trúc nhận xét kỹ một hồi đoạn đưa cho Tử Long, nàng nói :
– Sư huynh ơi, cành trúc có đúng ba chục lóng và lóng thứ hai mươi ba có tiện một vệt dài, hai vệt ngắn đây này.
Quảng Văn hỏi :
– Câu chuyện vừa rồi nghĩa là thế nào, hảo hán và tiểu thư có thể giải thích cho tôi được không?
Cam Tử Long đáp :
– Có nhiều nghĩa lắm. Nếu Trang chủ hiểu chuyện tất không an tâm đâu.
– Xin tráng sĩ cứ dạy cho nghe.
Tử Long giải thích :
– Nguyên thứ trúc này có tên là Kê Cước Trúc vì đốt nó khẳng khiu như
cái xương đùi gà. Ba tiếng Kê Cước Trúc cũng không phải danh từ tự nhiên mà là bọn giang hồ đại đạo đã tạo ra nó.
Khi chúng định cướp một nơi nào mà đồng bọn không thuộc địa thế cho tiện bề hành động, tên đầu đảng thường hay cắm một cành Kê Cước Trúc ở nơi
ất, và phải đồng bọn đến tận nơi xem xét địa thế trước khi khởi sự, lấy
cây trúc này làm chuẩn đích. Theo như chúng tôi dự đoán thì ngày hai
mươi ba, đúng qua canh hai thế nào chúng cũng sẽ khởi sự đánh cướp Bát
Thập trang.
Du Quảng Văn hỏi :
– Làm thế nào mà hảo hán biết đúng ngày giờ hành động của bọn tặc đạo?
Trông vẻ mặt nghi ngờ của họ Du, Tử Long phát tức cười, chàng nói :
– Bọn tặc đạo có dấu hiệu riêng của chúng. Cành trúc này có ba chục đốt
tiêu biểu cho cả một tháng ba mươi ngày. Ở đốt hai mươi ba có dấu dao
cắt hai vệt dài, một vạch bằng phân nửa, có nghĩa là đêm hai mươi ba,
tới canh hai rưỡi sẽ hành động.
Mọi người trong trang nghe nói đều sợ cuống cuồng. Điềm Đạm hơn, Du Quảng Văn nói với Song hiệp :
– Xin nhị vị hãy hoãn giờ lên đường cho tôi được hỏi tường tận mọi việc, kẻo đêm mai là hai mươi ba rồi. Ta và khách sảnh nói chuyện cho tiện.
Hai người theo Quảng Văn vào nhà. Mai Nương nói :
– Trang chủ tánh tình hiền đức, anh em tôi sẵn lòng giúp đỡ nếu người thấy cần sai bảo.
Du Quảng Văn khẩn khoản :
– Thời gian cấp bách yêu cầu hảo hán và tiểu thư đã biết tìm ra bệnh ắt
cũng có phương cứu chữa. Toàn trang chúng tôi không bao giờ dám quên ơn.
Cam Tử Long niềm nở :
– Trang chủ khá an tâm, anh em tôi sẵn sàng giúp đỡ.
Trong quý trang có bao nhiêu trang đinh, Trang chủ hãy bảo họ sẵn sàng
khí giới, trữ mồi đuốc đêm mai dùng. Chúng tôi sẽ chỉ huy, điều động cho mà bắt cướp.
Nói đoạn Song hiệp cất hành lý về phòng rồi rủ nhau đi quanh phía ngoài
trang xem xét tình thế, đoạn tụ tập các trang đinh dặn cách phòng thủ.
Đêm hôm sau, trước canh hai, Song hiệp dẫn bọn tráng đinh phục trên sườn đồi, nơi gần Bát Thập trang.
Tử Long dặn mọi người :
– Mặc chúng tôi đối đầu với bọn cướp, chừng đánh được một hồi, mọi người sẽ reo hò kéo xuống vây đánh, có thể chúng mới e nể trang Bát Thập,
không bao giờ dám trở lại nữa, nghe?
Các tráng định thảy đều hăng hái nhất nhất vâng lời. Trời tôi như mực,
gió lạnh thổi từng cơn lùa xào xạc trong những khóm lá um tùm trên đồi,
côn trùng ầm ĩ thê lương. Bọn tráng đinh vì nghĩa vụ đối với sự an toàn
cho toàn trang, hăng hái thiệt, nhưng họ không khỏi hồi hộp trong khi
chờ giặc đến, nhất là chờ trong đêm tối âm u.
Quá nửa canh hai rồi, bọn cướp vẫn bặt tăm hơi.
Mai Nương nói nhỏ :
– Hay là chúng không tới? Nếu vậy ta cần phải ở lại bảo vệ Bát Thập trang liền mấy đêm nữa, mất thì giờ quá nhỉ!
– Không lý nào chúng không tới. Xưa nay bọn lục lâm nào đã dùng tới lối
Kê Trúc Sá thì dù mưa bão chúng cũng đến và liều mạng lắm.
Hai người đang bàn tán bỗng cùng im bặt nhìn về phía Đông bắc.
Một đoàn người khá đông, lặng lẽ im lìm kéo thẳng đến Bát Thập trang.
Tử Long khẽ gọi bọn tráng đinh chỉ cho xem :
– Cướp đến kia kìa. Sửa soạn nhé. Chúng tôi xuống đón đánh đây!
Bọn tặc đạo ngừng tiến, phân phát thành tiểu đội trước khi đột kích.
Cam, Lã chạy như bạt đến nơi, thấy rõ ràng năm tên tặc tướng chia đồng
bọn thành năm tiểu đội chừng mười lăm, hai mươi tên sửa soạn nhập trang.
Chúng không ngờ hai bóng đen từ hai bên chạy ập tới. Đã dặn nhau từ
trước, Mai Nương, Tử Long bất chợt nhảy vút qua đầu hai tặc tướng, chặt
luôn hai bàn tay cương đao vào gáy chúng khiến hai tên bất ngờ bị trúng
độc thủ té úp mặt xuống cỏ không động đậy được nữa.
Đồng bọn chưa nhận định được tình thế thì Song hiệp đã tuốt kiếm sáng
lòe lao mình vào giữa bọn tặc đạo xung sát dữ dội. Bọn lục lâm thoạt đầu tưởng bị trúng ổ phục kích nên đã có phần nhốn nháo, nhưng chúng nhận
ngay ra là chỉ có hai người xung trận, nên hò nhau vây đánh. Ba tên tặc
tướng rút đoản đao nhảy vào đánh tới tấp.
Tử Long vừa sát phạt vừa la lớn :
– Bọn tặc đạo quen giết người cướp của này đêm nay phải chết tại Bát Thập trận.
Chúng biết gặp phải hai tay hắc sát thần vô cùng dũng mãnh, nên ba tên
đầu đảng còn lại lúc nào cũng rình có cơ hội là đào tẩu. Đang cơn nguy
cấp, bọn lục lâm bị tử thương đến ngoài hai mươi tên, bỗng từ chân đồi,
tiếng reo hò vang dậy, đoàn tráng đinh ào ào kéo tới. Ba tên đầu đảng
hoảng hốt lùi dần, bị Song hiệp đưa cho mỗi tên một lát kiếm nhẹ trúng
bắp đùi té lăn ra mặt đất.
Bọn cướp còn lại vài ba chục tên vội vàng phân tán bỏ chạy tán loạn.
Các tráng đinh thắng thế đuổi theo một chặp rồi mới trở về.
Trong Bát Thập trang, Du Quảng Văn và các con hô hào mọi người đốt đền
đuốc ta bãi chiến soi sáng rực cả một vùng, lấy dây trói các tên cướp bị thương lại giải cả về trang để hôm sau trình quan giải huyện.
Du Quảng Văn vái Song hiệp mà rằng :
– Nếu nhị vị không ra tay thần vô cứu giúp thì toàn trang chúng tôi đêm nay bị san thành bình địa mất.
Quảng Văn giữ Song hiệp lại một hôm để khoản đãi. Cam, Lã đành nán lại
Bát Thập trang, sáng hôm sau mới lên đường đi Yên Châu tìm đến phiêu
cuộc Tề Tưởng Bình, Tưởng Bình đi vắng, Cam Lã lên đường vào địa hạt đất Giang Đông…