Năm giờ sáng, mặt trời mọc. Cư dân Oxford rất ít khi tỉnh dậy vào giờ này. Nhưng nếu chịu khó thức giấc, chắc chắn họ sẽ phải công nhận Magdalen là trường đại học đẹp nhất. Trường nằm trên bờ sông nên người ta dễ dàng nhận ra nó với kiểu kiến trúc gôtich. Đức vua Edward VII, Hoàng tử Herry, Cardinal Wolsy, Edward Gibbon và Oscar Wible đã từng theo học ở đây. Nhưng suynghĩ duy nhất đến với Stephen trong sáng nay, khi anh vừa thức giấc, lại là suy nghĩ về trình độ học vấn của Harvey Metcalfe.
Anh như nghe thấy từng nhịp đập, và đây là lần đầu tiên anh nếm trải những cảm xúc mà Robin và Jean- Pierre đã từng có. Họ mới quen nhau ba tháng nay, vậy mà anh có cảm giác như một thế kỷ đã trôi qua. Anh mỉm cười với ý nghĩ rằng họ đã thân thiết biết bao vì cùng có chung mục đích đánh bại Harvey Metcalfe. Mặc dầu vậy, Stephen, cũng giống như James, đang bắt đầu ngầm thán phục gã đàn ông tinh khôn này, thậm chí anh còn tin chắc rằng nếu anh không tỉnh táo, Metcalfe sẽ dễ dàng biến mất. Suốt hai tiếng đồng hồ, Stephen nằm bất động trên giường, trầm tư suy nghĩ về kế hoạch của anh. Mãi tới khi mặt trời nhô qua đỉnh ngọn cây cao nhất, anh mới ra khỏi giường, đi tắm, cạo râu, rồi chậm cạp mặc quần áo trong khi tâm trí vẫn mải mê với các công việc của một ngày mới.
Thật cẩn thận, anh hoá trang gương mặt sao đi cho già đi mười lăm tuổi. Công việc này ngốn khá nhiều thời gian, và anh tự hỏi liệu các quý bà có phải vật lộn trước gương như anh không, để đạt được kết quả trái ngược. Anh mặc vào người chiếc áo tiến sĩ triết học màu đỏ tươi của Đại học Oxford rồi tự ngắm mình trong gương.
” Nếu chiếc áo này không gây được ấn tượng với Harvey thì sẽ chẳng có gì có thể làm hắn choáng ngợp.”
Hơn thế nữa, anh có quyền mặc nó. Anh ngồi xuống bàn làm việc, đọc lại tập hồ sơ màu đỏ lần cuối. Anh đọc các trang đánh máy chi chít này nhiều lần tới mức đã thuộc lòng chúng.
Anh bỏ bữa sáng. Với dáng vẻ một tiến sĩ gần năm mươi tuổi, chắc chắn, anh sẽ khiến các đồng nghiệp xôn xao, tuy nhiên, các giáo sư già sẽ không nhận ra sự khác thường này.
Ra khỏi trường, Stephen đi thẳng về khu High, hòa nhập với hơn một nghìn sinh viên cao học khác cũng trong trang phục lụng thụng như các Đức tổng giám mục ở thế kỷ XVI. Tình trạng dấu tên dễ dàng này và sự tò mò của Harvey về những truyền thống lạ lùng của một trường đại học cổ là hai lý do chủ yếu khiến Stephen chọn ngày Encaenia để ra trận.
9 giờ 55 phút sáng, anh có mặt tại khách sạn Randolph, nói với người bồi rằng anh là giáo sư Porter tới đón ngài Metcalfe. Sau đó, anh ngồi xuống một chiếc ghế trong đại sảnh. Anh bồi vội vã đi làm nhiệm vụ, một lát sau đã quay lại cùng với Harvey.
– Thưa giáo sư Porter, ngài Metcalfe đã tới.
– Cảm ơn, – Stephen nói và đưa tiền thưởng cho người bồi, bởi anh biết, cử chỉ nhỏ này sẽ được Harvey đánh giá rất cao.
– Chào giáo sư. – Harvey nói và ngồi xuống bên cạnh Stephen. – Bây giờ, tôi sẽ được tham dự vào chương trình nào đây?
– Vâng, – Stephen nói, – lễ Encaenia sẽ chính thức bắt đầu kể từ lúc các vị quan chức của trường gặp mặt ăn sáng, uống rượu champagne với nho và kem ở Jesus College. Trường này vốn là quà tặng của nhà quý tộc Nathaniel Crewe.
– Ông Crewe này là ai vậy? Ông ta có cùng dự bữa điểm tâm không?
– Chỉ về mặt tinh thần thôi. Con người vĩ đại này đã qua đời từ ba mươi năm trước đây. Ông Nathaniel Crewe vốn là Tiến sĩ của trường Oxford và là Đức giám mục của xứ Durham. Ông đã để lại cho trường một khoảng tiền 200 bảng mỗi năm để phục vụ bữa điểm tâm và để chăm sóc hương hỏa ông ta. Lát nữa, chúng ta sẽ được nghe bài điếu văn dành cho ông ấy. Tất nhiên là với giá cả và nạn lạm phát ngày một tăng, số tiền trao tặng của ông ấy không đủ chi phí, vì vậy, nhà trường phải lấy một phần ngân sách để duy trì truyền thống này. Sau bữa ăn sẽ có một đám rước và một cuộc diễu hành tới nhà hát Sheldonia.
– Rồi sao?
– Sau cuộc diễu hành sẽ là một sự kiện sôi động nhất trong ngày : Lễ trao bằng tốt nghiệp danh dự.
– Cái gì? – Harvey hỏi lại.
– Danh dự, – Stephen nói, – Các nam nữ sinh viên xuất sắc nhất được hội đồng giáo sư lựa chọn để trao bằng tốt nghiệp Oxford. – Stephen nhìn đồng hồ – Chúng ta phải đi thôi, kẻo sẽ không thể tìm ra được vị trí thuận lợi để xem đám rước đâu.
Stephen đứng dậy, dẫn vị khách ra khỏi khách sạn Randolph. Họ đi dọc theo phố Broad vcà tìm được một chỗ đứng cực kỳ thuận tiện ngay trước cửa nhà hát Sheldonian. Hơn thế nữa, nhờ màu đỏ tươi của chiếc áo choàng Stephen đang mặc, cảnh sát đã dọn cho họ một khoảng trống nhỏ. Vài phút sau, đám rước xúât hiện, cảnh sát liền dựng các rào chắn lên để ngăn không ai đứng xuống lòng đường.
– Những người mang bộ bài chuồn đi ở hàng đầu là ai vậy? – Harvey thắc mắc.
– Đó là các đại diện Marshall và Bedel. Họ đang gương trên tay những cây quyền trượng để bảo vệ đám rước hiệu trưởng.
– Lạy chúa, tất nhiên là an toàn rồi. Đây có phải là công viên trung tâm ở New York đâu.
– Vâng, ngài nói đúng, – Stephen nói, – nhưng đó là ba trăm năm trước kia cơ. Ở nước Anh này, các truyền thống cũng bị lãng quên nhiều rồi.
– Thế ai đang đi sau các đại diện trường Bedel kia?
– Người mặc áo choàng đen với các dải thêu màu vàng kia là hiệu trưởng, theo sau là đoàn tuỳ tùng của ông ta. Ngài hiệu trưởng đã từng là thủ tướng nước Anh trong những năm cuối 50 và đầu 60 đấy.
– À, tôi nhớ ông ta rồi. Ông ta đã cố gắng tìm mọi cách đưa nước Anh gia nhập cộng đồng châu Âu, nhưng De Gaulle đã phản đối.
– Vâng, đúng vậy. Đi sau ông ta là ngài Habakkuk, phó hiệu trưởng phân viện Jesus. Mặc dù ngài hiệu trưởng là một con người xuất chúng, đã tốt nghiệp Oxford, nhưng ngài phó hiệu trưởng mới là người lãnh đạo thực sự, và thường được tuyển chọn từ các phân viện. Theo nguyên tắc, ứng cử viên phải là phân viện trưởng.
– Vâng, phải thế.
– Và bây giờ, sau khi ngài phó hiệu trưởng là ngài Caston, Trưởng phòng đào tạo. Sau đó là ngài giám thị, người già hơn là ông Campell đại diện của Worcester College, người trẻ hơn là tiến sĩ Benett, đại diện của New College.
– Giám thị à?
– Vâng. Hơn 700 năm nay, các ngài giám thị vẫn chịu trách nhiệm về lễ nghỉ và kỷ luật của nhà trường.
– Cái gì? Hai ông già này phụ trách 9.000 thanh niên ngỗ ngược à?
– Vâng, họ còn có trong tay một đội ” chó ngao”.
– À, thế chứ, tôi hiểu. Chỉ cần một miếng đớp của con chó già thôi là các anh sinh viên phải vào kỷ luật ngay.
– Không, không ! – Stephen phản đối. Phải cố lắm anh mới không bật ra tiếng cười. – “Chó ngao” là tên gọi cho những trợ lý Giám thị. Và bây giờ, đi cuối đám rước là mấy vị trong bộ đồ cá sấu. Họ đi theo thứ tự : Doctor kiêm phân viện trưởng, doctor, nhưng không phải là phân viện trưởng, và phân viện trưởng, nhưng chưa phải là doctor.
– Này, Rod, đối với tôi, doctor có nghĩa là đau đớn và tiền.
– Ồ, họ không phải loại doctor này. – Stephen trả lời.
– Thôi, quên chuyện ấy đi. Tôi yêu thíach tất cả mọi thứ nhưng tôi không hiểu gì cả.
Stephen chăm chú qua sát nét mặt của Harvey. Gã thực sự đang đắm chìm vào những gì đang diễn ra xung quanh.
– Bây giờ, đám rước sẽ đi vào nhà hát Sheldonian, tất cả những người trong đoàn rước sẽ ngồi ở vòng bán nguyệt.
– Xin lỗi, đó là cái vòng gì vậy?
– Đó chỉ là một vòng ghế ở bên trong nhà hát, nhưng nó lại đặc biệt nhất Âu châu vì quá thô ráp. Nhưng ngài đừng lo. Nhờ mối quan tâm nổi tiếng của ngài đối với trường Harvard mà tôi đã thu xếp được hai ghế ngồi đặc biệt. Chúng ta còn đủ thời gian đến đó trước đám rước.
– Vâng, vậy ngài dẫn đường đi, Rod. Ở đây họ cũng biết về những gì diễn ra ở Harvard cơ à?
– Tất nhiên là có chứ, ngài Metcalfe. Ngài nổi danh trong các trường đại học là một nhà hảo tâm , hào phóng.
– Ôi, vậy ngài biết những gì?
Rất ít thôi. – Stephen thầm nghĩ.
Anh dẫn Harvey tới ghế ngồi mà anh đã dặn trước ở ban công. Anh không muốn vị khách của mình nhìn rõ từng khuôn mặt trong đám rước. Nhưng thực ra, các vị lãnh đạo của trường có mặt tại vòng bán nguyệt này đều mặc áo choàng dài kín gót, đội mũ, thắt nơ bướm, rất giống nhau tới mức mẹ của họ cũng chẳng thể nhận ra con mình. Nghệ sĩ đàn organ đang chơi những hợp âm cuối cùng. Khách khứa bắt đầu ngồi xuống.
– Tay đánh organ này, – Stephen nói, – là người của phân viện tôi. Anh ta là đội trưởng đội hợp xướng và là phó giáo sư âm nhạc.
Harvey không thể rời mắt khỏi vòng bán nguyệt và những tấm áo choàng đỏ tươi. Chưa bao giờ trong đời gã được ngắm nhìn một cảnh tượng như thế này. Âm nhạc tắt hẳn, ngài hiệu trưởng đứng dậy chào các vị khách bằng tiếng Latinh.
– Causa hheyus convocation is est ut…
– Ông ta nói cái quái gì vậy ?
– Ông ta đang tuyên bố lý do tại sao ông ta có mặt ở đây,- Stephen giải thích. – Tôi sẽ cố gắng dịch cho ngài.
– Ite Bedelli. – Ngài hiệu trưởng tuyên bố; những cánh cửa lớn được mở ra, đại diện Bedel College đi vào. Hội trường im lặng, chỉ còn vang lên bài diễn thuyết của ngài J.G. Griffith đang giới thiệu với ngài hiệu trưởng về sự nghiệp thành tựu của từng người với những lời ca tụng bóng bẩy và trí tuệ.
Steohen dịch cho harvey nghe toàn bộ bài giới thiệu, tuy vậy, anh dịch tương đối phóng và cố ý làm cho Harvey hiểu rằnng các danh hiệu tiến sĩ không chỉ là kết quả của tài năng trí tuệ mà còn là kết quả của sự hào phòng về tài chính.
– Ông ta đã đóng góp bao nhiêu?
– Ông ta đã từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, và cuối cùng là nhà quý tộc Chacellor. Cả ông này và Amory đều được nhận bằng tiến sĩ luật.
Harvey nhận ra Dame Flora Bobson, một nữ nghệ sĩ, một người đã từng được ca ngơi vì những đóng góp cho ngành sân khấu.Stephen giải thích rằng bà ta đã được nhận bằng Tiến sĩ Thơ văn. Tay cầm một cuốn giấy màu đỏ, hiệu trưởng đọc to lời giới thiệu về mỗi người, rồi bắt tay và mời họ tới những chiếc ghế trong vòng bán nguyệt.
Vị khách danh dự cuối cùng là ngài George Porter, Giám đốc Học viện Hoàng gia. Ông này được nhận bằng danh dự Tiến sĩ Khoa học
– Trùng tên với tôi, nhưng không phải họ hàng. Ồ, sắp hết rồi, – Stephen nói, – Còn một bài diễn văn nữa của John Wain, Giáo sư Thơ ca, về các nhà tài trợ của trường.
Tiếp đó, ngài Wain đọc một bài diễn văn dài gần hai mươi phút. Stephen vô cùng biết ơn ông ta vì ngôn ngữ của ông ta thật sinh động và dễ hiểu nên harvey hiểu hết bài diễn văn. Gã chỉ không rõ lắm về thủ tục phát phần thưởng cho các sinh viên tốt nghiệp.
Ngài hiệu trưởng đứng dậy, dẫn theo đám rước ra khỏi hội trường.
– Họ đi đâu vậy ? – Harvey hỏi.
– Họ đi ăn trưa tại All Souls, sẽ có một số vị khách đặc biệt nữa cũng tới đây
– Lạy Chúa, tôi phải làm gì để được dự?
– Tôi đã thu xếp rồi. – Stephen đáp.
Harvey nhu choáng ngợp.
– Ngài làm thế nào vậy, Giáo sư?
– Ngài trưởng phòng đào tạo rất khâm phục sự quan tâm của ngài đối với Harvard. Tôi nghĩ là họ rất hy vọng vào một sự giúp đỡ nho nhỏ nào đó từ phía ngài, đặc biệt là sau chiến thắng kỳ diệu của ngài tại Ascot.
– Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Tại sao tôi lại không nghĩ ra nó nhỉ.
Stephen cố không tỏ ra quan tâm đến điều này. Anh đã có kinh nghiệm là không nên vội vàng. Thực ra, trưởng phòng đào tạo đâu có biết gì về Harvey Metcalfe. Thực tế, anh đã nhờ một người bạn phụ trách việc lập danh sách các vị khách ở All Souls.
Ra khỏi nhà hát Sheldonian, họ đi bộ tới All Souls nằm ở phía bên kia đường. Trên đường đi, Stephen cố gắng, tuy không mấy thành công, giảng giải cho Harvey nghe về bản chất của All Souls. Thực tế mà nói, nhiều thành viên của Porter cũng thấy phân viện này là một cái gì rất khó hiểu.
– Đó là một tên ghép. – Stephen bắt đầu.- Người ta xây dựng khu trường này với dụng ý lấy đó làm nơi chăm sóc các linh hồn. Hiện nay, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của giáo sư và sinh viên Oxford. All Souls là nơi hội tụ các nghiên cứu sinh tài giỏi, nổi tiếng, nhiều triển vọng, đã đạt được những thành tựu ở cả trong và ngoài nước. Phân viện này không có sinh viên và rất nổi tiếng trên thế giới cả về nguồn tài chính lẫn tri thức.
Stephen và Harvey tới ngồi bên một cái bàn dài trong thư viện cao cấp Codrington. Xung quanh họ là hơn một trăm vị khách đang chguyện trò rôm rả. Stephen tin chắc rằng không ai để ý đến Harvey. Anh biết thừa rằng trong những dịp thế này, người ta không bao giờ nhớ nổi mình gặp ai, hay nói gì, vì vậy, anh vui vẻ giới thiệu với tất cả mọi người xung quanh rằng Harvey là một nhà hảo tâm người Mỹ nổi tiếng. rất may mắn, anh lại được xếp ngồi gần vị phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo và viên thư ký của University Chest.
– Tuyệt hảo. Tôi sẽ đề nghị họ. Không phải ngày nào chúng ta củng được một nhà hảo tâm vĩ đại ghé thăm. Xin lỗi, tôi phải tạm biệt ngài, Metcalfe. Được biết ngài quả là một hân hạnh lớn. Hẹn gặp lại ngài chiều nay, lúc 4 giờ 30 phút.
Họ bắt tay nhau thật chặt, rồi Stephen dẫn Harvey đi về phía phân viện Exeter, còn Robin vội lao thẳng vào một căn phòng nhỏ dành sẵn cho anh gần đó, nặng nề thả mình xuống ghế.
– Bố không sao chứ? – William, đứa con trai lớn hỏi anh.
– Không, không sao.
– Thê chúng con có được kem và côca- côla như bô đã hứa nếu chúng con im lặng không?
– Có chứ.
Robin vội vàng bỏ các đạo cụ – nào là áo choàng, nơ bướm, dải băng, mũ, – và xếp chúng vào vali. Anh trở ra phô vừa lúc ngài phó hiệu trưởng thực, ngài Habakkuk, đang đi ra khỏi Jesus College ở phía bên kia đường, rõ ràng là ông ta đang đi về phía Garden Party. Robin liếc nhìn đồng hồ. Nếu họ chỉ chậm lại năm phút thôi là toàn bộ kế hoạch sẽ trở thành một thảm hoạ.
Trong khi đó, Stephen và Harvey đã đi hết một vòng các phân viện. Giờ đây, họ đang trên đường tới Shepherd Woodward, hiệu may vẫn cung cấp đồng phục cho trường. Tuy nhiên, anh vẫn mải miết tìm cách nhắn tin cho James. Stephen và Harvey dừng lại trước cửa hiệu may.
– Cái áo choàng này mới rực rỡ làm sao.
– Đó là trang phục dành cho Tiến sĩ Thơ ca. Ngài có muốn thử không?
– Có chứ. Nhưng họ có cho phép không?
– Tôi tin là họ sẽ không phản đối.
Cả hai vào hẳn trong cửa hiệu, Stephen vẫn mặc trang phục Tiến sĩ Triết học.
– Vị khách đáng kính của tôi muốn được mặc thử áo choàng Tiến sĩ Thơ ca.
– Vâng, thưa ngài! – Người bán hàng trẻ tuổi trả lời.
stephen biết không đời nào anh ta muốn tranh cãi với một giáo sư đại học.
Anh ta biến mất vào sau quầy hàng, rồi trở lại cùng với chiếc áo choàng đỏ rực rỡ có lốp phủ ngoài màu xám, và một cái mũ nhung gấm màu đen. Với vẻ bình thản, Stephen hôì Harvey thử áo:
– Ngài thử đi, Metcalíe? Trông ngài sẽ giống giáo sư lắm.
Người bán hàng hoi ngạc nhiên. Anh ta cầu mong ông chủ Venables sớm trở về.
– Mời ngài vào phòng thử quần áo.
Harvey vừa đi khuất, Stephen vội chạy ào ra ngoài phố.
– James, nghe tôi nói đây. Trời, trả lời đi, James.
– Bình tĩnh nào, ông bạn già. Cái áo ngớ ngẩn này đáng ghét quá. Nhưng dầu sao thì kê hoạch củng không kéo dài quá mười bảy phút đấy chứ?
– Huỷ rồi!
– Huỷ?
– Đúng thế. Báo cho Jean- Pierre nữa. Cả hai phải liên lạc với Robin ngay, càng nhanh càng tốt. Cậu ấy sẽ thông báo kê hoạch mới.
– Kê hoạch mói! Mọi việc ổn chứ, Stephen?
– On. Tốt đẹp hơn cả những gì chúng ta hy vọng.
Stephen tắt máy nhắn tin và lao nhanh trở lại hiệu may.
Harvey đã quay trở ra với trang phục Tiến sĩ Thơ ca, một hình ảnh mà có lẽ đã lâu lắm rồi Stephen chưa được tận mắt thấy.
– Thật là lộng lẫy.
– Giá bao nhiêu?
– Chừng 100 bảng.
– Không, không. Tôi phải trao tặng bao nhiêu?
– Tôi cũng không rõ. Ngài sẽ thảo luận vấn đề này với ngài phó hiệu trưởng sau lễ Garden Party.
Harvey ngắm nhìn trong gương thật lâu. Sau đó, gã quay trở lại phòng thử quần áo. Trong khi đó, Stephen cám ơn người bán hàng, yêu cầu anh ta gói áo và mủ lại rồi gửi chúng tới toà nhà Clarendon cho ngài John Betjeman. Anh thanh toán bằng tiền mặt. Người bán hàng lại càng tỏ ra bối rối.
– Vâng, thưa ngài.
Anh ta không còn biết phải làm gì, ngoài việc cầu nguyện ông Venables trở về càng sớm càng tốt. Mười phút sau, lời cầu nguyện của anh ta trở thành hiện thực, nhưng Stephen và Harvey đã mất hút. Họ đang trên đường tới viện Trnity College để dự lễ Garden Party.
– Ông Venables, người ta vừa yêu cầu gửi một bộ trang phục Tiến sĩ Thơ ca cho ngài John Betjeman.
– Quái lạ. Cách đây vài tuần, chúng ta đã
gửi cho ông ấy một bộ để mặc trong lễ kỷ niệm này cơ mà. Ồng ta cần bộ thứ hai để làm gì?
– Ông ấy trả tiền mặt.
– Thôi được, hãy gửi chúng tới Clarendon, nhưng phải đúng tên đấy.
Hơn 3 giờ 30 phút thì Stephen và Harvey tới Trinity College. Trên các thảm cỏ xanh tươi mượt mà, chật ních những người với người. Các thành viên của trường đều mặc trang phục cổ rất kỳ quái: áo đuôi tôm, hoặc váy lụa, mũ lưỡi trai. Chẳng mây chốc, những tách trà, những giỏ dâu, và bánh sandwich kẹp dưa chuột đã hết sạch.
– Thật là một bữa tiệc tuyệt vời, – Harvey vô tình nhái lại cách nói của Frank Sinatra
– Này, giáo sư, các ngài hay làm như vậy lắm hay sao?
– Vâng, Garden Party là một bữa tiệc vui vẻ và hoi buồn cười. Đây là hoạt động xã hội chủ yếu trong năm, thường được tổ chức vào cuối năm học, sau kỳ thi.
Rất cẩn thận, Stephen để ý quan sát ngài phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo và thư ký của trường, rồi dẫn Harvey tránh xa họ. Anh giới thiệu Harvey với các vị giáo già của trường, vì anh tin là họ sẽ không nhớ gì nhiều về các cuộc gặp gỡ này. Suốt bốn nhăm phút đồng hồ, họ đi hết từ người ngày sang người khác, Stephen có cảm giác như anh là thằng hầu của một nhà lãnh đạo cao cấp thiếu năng lực. Stephen thì đang rất lo âu, trái lại, Harvey vẫn cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ.
– Robin, Robin, nghe thấy tôi nói gì không?
– Có, James.
– Cậu ở đâu đấy?
– Nhà hàng Eastgate. Hãy đến đây ngay. Bảo cả Jean- Pierre nữa.
– Được. Năm phút nữa chúng tôi sẽ có mặt. Không, mười phút nữa. Với cái đồ hoá trang này, tôi phải tỏ ra từ tốn một chút.
Robin trả tiền. Hai đứa con của anh đã thanh toán sạch sẽ phần thưởng của chúng. Anh đưa chúng ra khỏi nhà hàng, dẫn tới bên một chiếc xe hơi, 3^êu cầu tài xế – anh nàv đã được thuê
dựng vào thê kỷ XVIII, rộng lớn tới mức các du khách có thể lầm tưởng nó với một phân viện đại học. Chỉ vài bước chân thôi bạn sẽ tới một hành lang rộng rãi, rồi bạn dễ dàng nhận ra dấu vết của một toà nhà cổ lộng lẩy, nhưng đã được sửa sang đôi chút để thành noi làm việc.
Khi họ tới nơi, người phục vụ chào đón họ.
– Ngài hiệu phó đang chờ chúng tôi, – Ste- phen nói.
Mười lăm phút trước đây, khi Robin tới và nói rằng ngài Habakkuk yêu cầu anh đợi ông ta tại phòng thì người phục vụ đã rất ngạc nhiên. Mặc dù Robin mặc toàn đồng phục, anh ta vẫn nhìn một cách xoi mói, vì cho rằng phải một giờ nữa ngài hiệu phó hay một nhân viên nào đó của ông ta mới rời tiệc Garden Party. Stephen xuất hiện làm cho anh ta tin tưởng hơn. Anh ta vẫn còn nhớ đồng bảng Anh được nhận khi dẫn Stephen đi thăm toà nhà này.
Người phục vụ dẫn Stephen và Harvey tới thẳng phòng của ngài hiệu phó, để họ lại đó, rồi nhét tờ một bảng khác vào túi áo.
Phòng làm việc của ngài hiệu phó không có vẻ gì là kiểu cách. Sàn nhà được trải thảm màu be, còn các bức tường được quét sơn màu xanh nhạt. Nếu không kể đến bức tranh của Wilson Steer vẽ một ngôi làng nhỏ của Pháp treo phía trên lò sưởi xây bằng đá cẩm thạch, thì căn phòng này không có gì khác hơn so vói văn phòng của một công chức bình thường.
Robm đang mải mê nhìn qua ô cửa sổ rộng về phía thư viện Bodleian.
– Xin chào ngài hiệu phó.
Robin xoay người lại.
– Ôi, mời giáo sư vào.
– Ngài còn nhớ ngài Metcalfe đây chứ?
ô, có chứ. Thú vị quá. – Robin rùng mình. Anh chỉ muốn về nhà thôi. Họ vừa trao đổi được vài câu thì có tiếng gõ cửa, Jean- Pierre xuất hiện.
– ô, chào ngài trưởng phòng đào tạo.
Vâng, chào ngài hiệu phó, chào giáo sư Porter.
– Xin hân hạnh giới thiệu vói ngài, ông Harvey Metcalíe.
– Chào ông.
– Ngài trưởng phòng, ngài có muốn dùng…
– Metcalfe đây sao?
Cả ba người giật mình, đứng lặng. Một ông
già chín mươi tuổi đang chống gậy bước vào. Ong ta ngật ngưỡng tiến về phía Robin, cúi gập người chào rồi nhíu lông mày cất giọng oang oang, cộc cằn:
– Chào ngài hiệu phó.
– Xin chào, Horsley.
James tiên về phía Harvey, chọc chọc cây gậy vào người gã như thể muốn kiểm tra gã có tồn tại thực không.
– Tôi biết râ’t nhiều về cậu đấy, chàng trai ạ.
Đã ba mươi năm nay chưa có ai gọi Harvey là chàng trai. Những người khác đứng lặng nhìn James một cách thán phục. Không ai trong bọn họ biêt rằng khi còn đi học James đã từng được vỗ tay nhiệt liệt nhờ vai diễn L.Avare. Thư ký University Chest chỉ là trò vặt. James tiếp tục vào vai:
– Cậu nổi tiếng là người hào phóng.
– Ngài cứ quá lời. – Harvey run run đáp với một thái độ hết sức thành kính.
– Này, đừng gọi tôi là ngài, chàng trai. Tôi thích cậu nhìn nhận cuộc sống. Hãy gọi tôi là Horsley.
– Vâng, Horsley, thưa ngài. – Harvey thốt lên,
Những người khác chỉ còn biết đứng yên.
– Này, ngài hiệu phó. – James tiếp tục. – Chẳng phải vô cớ mà ngài bắt tôi lê lết qua nửa thành phố đến đây chứ? Rượu cherry của tôi đâu?
Stephen ngại rằng James có vẻ hơi thái quá, nhưng khi quay nhìn Harvey, anh lại thấy gã rất say đắm với những gì đang diễn ra. Hoá ra, một kẻ lọc lõi trong lĩnh vực này, cũng có thể rất ngờ nghệch trong lĩnh vực khác. Anh bắt đầu hiểu tại sao hai mươi năm trước đây, đã có kẻ, cùng một lúc, bán được cây cầu West- minster cho bôn tay người Mỹ.
– Chẳng là chúng tôi đang muốn giới thiệu với ngài Metcalfe đây về trường Đại học của chúng ta, và tôi muốn ngài thư ký University Chest cùng tham dự.
– Chest là gì? – Harvey hỏi.
– Một kiểu ngân quỹ của trường đại học,- James đáp, giọng nói to, đầy tự tin. – Tại sao ngài không đọc thử cái này? – Dứt lời, anh giúi vào tay Harvey một tờ lịch hoạt động của trường. Harvey có thể mua nó tại hiệu sách Blackwell với giá hai đồng bảng như James đã làm.
Stephen còn đang không biết phải làm gì, thì thật may mắn, Harvey đã lên tiếng:
– Thưa các quý ngài, tôi muốn nói là tôi rất tự hào khi có mặt ở đây ngày hôm nay. Đối với tôi, năm nay quả là tuyệt diệu. Tôi đã chứng kiến người Mỹ đoạt giải Wimbledon, tôi đả mua được một bức tranh Van Gogh. Tôi lại được một bác sĩ tuyệt vời cứu sống tại Monte Carlo, và giờ đây, lại được có mặt tại Oxford trong một dịp trọng đại nhường này. Thưa các quý ngài, tôi sẽ lấy làm hân hạnh nếu được gia nhập trường đại học nổi tiếng của các ngài.
James lại là người lên tiếng trước cả bọn:
– Cậu muốn gì? – Anh quát hỏi Harvey, rồi sửa lại tai nghe.
– Vâng, thưa ngài, đòi tôi chỉ có một ước vọng là đoạt giải Ascot. Mới đây, tôi đã được toại nguyện – tôi đã chiến thắng trong cuộc đua King George và Elizabech và đã được nhận Cúp từ tay Nữ hoàng. Nhưng còn phần tiền thưởng, vâng, tôi muốn được tặng nó cho trường.
– Hơn 80.000 bảng đấy. – Stephen cướp lòi.
– Chính xác là 81.240 bảng. Nhưng các ngài cứ gói gọn là 250.000 đôla.
Stephen, Robin và Jean- Pierre chết lặng, chỉ còn một mình James làm chủ được tình thế. Đây là một cơ hội thích họp để anh thể hiện cho mọi ngưòi biết tại sao cụ nội của anh đả từng là một trong những vị tướng đáng kính nhất của Wellington.
– Chúng tôi đồng ý, nhưng cần phải giấu tên. – James nói. – Dĩ nhiên ngài hiệu phó sẽ thông báo với Harold Macmillan và hội đồng Hebdomadal, nhưng chúng tôi không muốn làm ồn ào. Và tất nhiên, ngài hiệu phó, tôi muốn ngài suy nghĩ về một tấm bằng danh dự.
Robin tin tưởng vào James tới mức anh chỉ còn biết nói:
– Thưa ngài, chúng tôi nên làm gì, Horsley?
– Đổi séc ra tiền mặt, thế là không ai có thể lần ra dấu vết của Metcalfe nữa. Chúng ta không thể để những thằng cha xấu tính Cam- bridge theo đuổi ông ta suốt phần đời còn lại. Tương tự như cách chúng ta đã làm với ngài David vậy – không ồn ào.
– Vâng, tôi đồng ý! – Jean- Pierre nói mà không hiểu James đang nói gì, cả Harvey cũng vậy.
James gật đầu vói Stephen, thế là anh rời khỏi phòng, đi về phía phòng phục vụ để hỏi về gói bưu kiện cho ngài John Betjeman.
– Vâng, có, thưa ngài. Tôi không hiểu tại sao họ lại gửi tới đây. Tôi không nghĩ là ngài John sẽ tới nhận.
– Không sao, ông ta nhờ tôi lấy hộ.
Khi trở lại phòng hiệu phó, Stephen thấy James đang nói liên chi hồ điệp về tầm quan trọng của món quà Harvey trao tặng.
Stephen mở hộp, lấy ra chiếc áo choàng Tiến sĩ Thơ ca lộng lẫy. Khi Robin choàng nó lên vai gã, Harvey đỏ mặt vì lúng túng, và tự hào.
– Xin chúc mừng. – James hét lên. – Đáng tiếc là chúng ta không kịp thu xếp trước để đưa tiết mục này vào buổi lễ ngày hôm nay. Nhưng thôi, vói một hành động hào hiệp nhường này, chúng ta khó có thể chờ tới sang năm.
Cừ thật, Stephen nghĩ, Laurence Oliver 1 củng không thể khá hơn.
– Với tôi thì không sao, – Harvey nói, rồi ngồi xuống viết một tấm séc. – Các ngài cứ yên tâm, sẽ không bao giờ tôi hở ra với bất cứ ai.
Nhưng không ai tin vào lời gã.
Khi Harvey đứng dậy trao tấmr séc cho James, tất cả đều im lặng.
– Không. – James giận dữ nhìn Harvey khiến gã khiếp hãi. – Ngài hiệu phó.
– Vâng, – Harvey nói. – Xin lỗi ngài.
– Xin cám ơn, – Robin nói, tay anh run run đón nhận tờ séc. – Quả là một món quà hào hiệp, ngài có thể tin rằng chúng tôi sẽ sử dụng nó một cách hữu ích.
Có tiếng đập cửa. Tất cả lặng người đi vì sợ hãi, duy chỉ James là vẫn bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận tất cả. Cửa mở. Hoá ra là tài xế của Harvey. James ghét cay ghét đắng bộ đồng phục trắng và chiếc mũ lưỡi trai mà anh ta đang mặc.
– À, anh bạn Mellor, – Harvey nói. – Thưa các quý ngài, đây là một con người tài ba, và tôi dám chắc là anh ta đã theo dõi từng bước đi của chúng ta.
Cả bốn người như hoá đá, nhưng rõ ràng là người tài xê không hề có một suy diễn hắc ám nào cả.
– Xe của ngài đã sẵn sàng. Ngài cần phải có mặt ở Claridge’s trước 7 giờ để kịp cuộc hẹn dùng cơm tối.
– Này anh kia! – James lại hét lên.
– Vâng, thưa ngài. – Người tài xế rên nhỏ. Anh ta hãi sợ.
– Anh có biết là anh đang đứng trước mặt hiệu phó txường này không?
– Xin lỗi ngài, tôi không biết ạ.
– Bỏ mủ ra ngay.
– Vâng, thưa ngài.
Người tài xê bỏ mủ, rồi đi ra ngoài xe, miệng lầm bầm.
– Thưa ngài hiệu phó, tôi thật chẳng muôn chia tay một chút nào, nhưng như ngài thấy đấy, tôi có một cuộc hẹn… – Harvey lúng túng.
– ô, tôi hiểu mà. Ngài là người luôn luôn bận rộn. Tôi xin trân trọng cám ơn ngài một lần nữa về món quà tặng hào phóng. Chắc chắn nó rât hữu ích cho các tài năng trẻ của chúng tôi.
– Chúng tôi hy vọng ngài sẽ trở về Mỹ an toàn và sẽ nhớ mãi chúng tôi, cũng như là chúng tôi sẽ mãi nhớ tới ngài. – Jean- Pierre nói thêm.
Harvey đi ra cửa.
– Tôi cũng phải về thôi, – James hét lên. – Phải mất 20 phút tôi mới xuống hết các bậc thang chết tiệt này. Cậu quả là người đáng mến, hào hiệp nhất mà tôi đã từng gặp.
– Không có gì, – Harvey nói một cách hào phóng.
Đúng thế, James nghĩ, chẳng là gì đối với ông, nhưng lại là tất cả đốỉ với chúng tôi.
Stephen, Robin và Jean- Pierre cùng tiễn Harvey ra tận cửa xe.
– Này, giáo sư, tôi thực không hiểu hết những điều ông bạn già vừa nói. – Harvey nói trong khi cẩn thận sửa sang lại chiếc áo choàng.
– Vâng, ông ta điếc nặng và lại rất già nhưng trái tim ông ta vẫn ở đúng chỗ. Ồng ta muốn để ngài biết đây phải là một món quà nặc danh, nhưng tất nhiên là toàn bộ các cấp quản lý của trường Oxíord sẽ được thông báo về điều này. Nếu như chuyện này được phổ biên rộng rãi thì tất cả những kẻ nào từ xưa tới nay chưa bao giờ quan tâm tới ngành giáo dục sẽ kéo tới đây vào ngày lễ Encaenia, xếp hàng để mua một tấm bằng danh dự.
– Vâng, tôi hiểu, – Harvey nói. – Ôi, Rod, hôm nay quả là một ngày tuyệt vời. Tôi rất cảm ơn ông, chúc ông luôn luôn may mắn. Thật đáng tiếc là ông bạn Wiley Barker không có mặt để chia sẻ niềm vui cùng chúng ta.
Stephen đỏ mặt.
Harvey lên xe và trong khi ba người đứng nhìn theo chiếc Rolls Royce nhẹ nhàng lăn bánh về phía London thì Harvey nhiệt tình vẫy tay chào họ.
Ba người đã thành công, chỉ còn một người tiếp tục cuộc chiến.
– James cừ thật, – Jean- Pierre nói. – Khi cậu ấy mới bước vào tôi không nhận ra là ai.
– Đúng thế, – Robin phụ hoạ. – Phải lên giải thoát cho cậu ta thôi – Cậu ta quả là một anh hùng.
Ba người chạy nhanh lên gác, mà quên mất rằng họ đang ở độ năm, sáu mươi tuổi. Họ lao như tên bắn vào phòng ngài hiệu phó để chúc mừng James. Nhưng anh ta đã nằm thẳng cẳng giữa sàn nhà, bất tỉnh.
Ở Magdalen, một tiếng sau, với sự giúp đỡ của Robin và hai ly rượu whisky, James đã lây lại được nhịp thở bình thường.
– Cậu cừ quá, – Stephen nói, – đúng vào lúc tôi hoang mang nhất.
– Chắc chắn cậu sẽ nhận được giải thưởng của viện hàn lâm, nếu chúng ta đưa vở này lên màn ảnh, – Robin nói. – Sau khi xem tiết mục này, cha cậu sẽ cho phép cậu lên sàn diễn.
– Anne. – Anh liếc nhìn đồng hồ đeo tay. –
6 giờ 30 phút. Ôi, lạy Chúa, tôi phải đi thôi. Tôi muôn nói là tôi có cuộc hẹn với Anne vào lúc 8 giờ. Hẹn gặp lại vào sáng thứ hai tới, trong phòng của Stephen. Tôi sẽ cố gắng hoàn tât kê hoạch của mình.
James lao như tên bắn ra khỏi phòng.
– James.
Anh ló mặt qua cửa ra vào. Cả ba người đồng thanh: “Rất cừ”.
James cười toe toét rồi lao nhanh xuông cầu thang, nhảy vội vào chiếc Alfa Romeo, rồi phóng nhanh về phía London với tốc độ cao nhất.
Sau 59 phút anh đã có mặt tại đường King’s Road. Con đường cao tốc mới này đã thay đổi rất nhiều kể từ ngày anh còn đi học. Hồi dó, để đi hết High Wycombe hoặc Henley, anh phải mât tới tiêng rưỡi hoặc hai tiếng.
Lý do của sự vội vã này là cuộc gặp gỡ cực kỳ quan trọng với Anne. Dù thế nào đi chăng nữa, anh củng không được phép muộn. Tối nay anh sẽ gặp cha nàng. James chỉ mới biết ông
ta là thành viên cao cấp của ngoại giao đoàn ở Washington. Các nhà ngoại giao luôn luôn đúng giờ. Anh quyết tâm tạo được ấn tượng tốt đẹp với cha nàng, nhất là sau khi Anne đã rất thành công tại Tathwell Hall. Cha anh đã quý mến nàng ngay từ phút đầu gặp gỡ và luôn luôn giữ nàng bên mình. Thậm chí, họ còn thoả thuận với nhau về ngày cưới, một vấn đề mà lẽ ra phải do cha mẹ Anne quyết định.
James tắm thật nhanh bằng nước lạnh, rửa sạch phấn hoá trang. Anh hẹn gặp Anne tại Les Ambassadeus ở Mayfair để uông chút gì đó trước bữa tối, và khi khoác lên người chiếc áo vét buổi tối, anh phân vân không biết liệu trong 12 phút, anh có thể đi hết đoạn đường từ King’s Road tới Hyde Park không: Phải có thêm một buổi Monte Carlo nữa. Anh lao vào xe, cài số rồi vọt như tên bắn về phía quảng trường Sloane, xuyên qua quảng trường Eaton, vượt qua bệnh viện St. George’s vòng qua góc công viên Hyde Park, vào phố Park Lane. Đúng
7 giờ 58 phút anh có mặt tại điểm hẹn.
– Xin chào ngài! – Miller, chủ nhân của câu lạc bộ đón anh.
– Xin chào. Tôi hẹn ăn tối với cô Summerton.
Xe tôi kia. Ồng để ý tới nó nhé! – James nói và tung chùm chìa khoá cùng một tờ một bảng cho người gác cổng.
– Xin ngài cứ yên tâm. Hãy dẫn ngài Brigsley tới phòng riêng.
James theo người bồi lên chiếc cầu thang trải thảm đỏ, đi vào một phòng nhỏ, bữa tối đã được dọn sẵn. Anh nghe thấy giọng Anne ở phòng bên. Cô ra đón anh, với chiếc váy dài màu lá mạ, Anne đẹp hơn bao giờ hết.
– Chào anh yêu. Vào đi. Em muốn anh gặp cha em.
James đi theo Anne vào căn phòng bên cạnh.
– Thưa cha, đây là James. James, đây là cha em.
Mặt James bỗng đỏ rực, rồi trắng bệch, sau đó lại chuyển sang tái mét.
– Thế nào, chàng trai. Rosalie kể cho tôi nghe rất nhiều về cậu, tới mức tôi chỉ muốn làm quen với cậu ngay.
1 Diễn viên sân khấu Anh, nổi tiếng.